Xu Hướng 10/2023 # 10 Cung Đường Đèo Hiểm Trở Nhất Việt Nam, Mà Bạn Nên Đi Thử Một Lần # Top 13 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 10 Cung Đường Đèo Hiểm Trở Nhất Việt Nam, Mà Bạn Nên Đi Thử Một Lần # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 10 Cung Đường Đèo Hiểm Trở Nhất Việt Nam, Mà Bạn Nên Đi Thử Một Lần được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam

Đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 50km ở trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là một cung đường đèo đáng trải nghiệm cho các phượt thủ đấy.

Khi vượt đèo Ô Quy Hồ, bạn sẽ được trải nghiệm những ngày nắng đẹp trời không khí trong lành, đứng trên đỉnh đèo sẽ nhìn ngắm được bao quát cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng. Như thế vẫn chưa hết, cảnh sắc trên đèo thì phía Lào Cai sương mù giăng lối còn bên Lai Châu thì nắng ấm chan hòa.

Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ô Quy Hồ

Thời tiết nơi đây sẽ có nhiều biến đổi theo mùa, đảm bảo rằng khi bạn tham quan đèo Ô Quy Hồ ở mùa nào đi chăng nữa cũng có rất nhiều thứ để trải nghiệm.

2. Đèo Mã Pì Lèng

Đèo Mã Pì Lèng nổi tiếng với nhiều con đường quanh co nguy hiểm

Đèo Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong những cung đường nguy hiểm bậc nhất của các tỉnh phía Bắc. Con đường này dài 20km và nằm trong cung đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

3. Đèo Bắc Sum

Đèo Bắc Sum với những con đường ngoằn ngoèo quanh co

Đèo Bắc Sum cũng là một khung cảnh hùng vĩ với những con đường ngoằn ngoèo như muốn thách thức những người phượt thủ đến nơi đây. Đèo từ xã Minh Tân, Vị Xuyên lên đến xã Quyết Tiến, Quản Bạ.

Khi lên trên con đèo này bạn sẽ được tận hưởng không khí se lạnh hơn, ngắm nhìn thiên nhiên của thung lũng Tam Sơn tuyệt diệu cùng màu sắc xanh như những cánh đồng mạ non.

Đèo Bắc Sum và khung cảnh thiên nhiên trong lành

Nếu đi vào mùa đông thì bạn lại cảm nhận được những làn mây với làn khói trắng quấn quanh chân núi bồng bềnh đến tuyệt đỉnh khiến ai cũng phải ngất ngây và trầm trồ với vẻ đẹp của thiên nhiên.

4. Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ với độ cao từ 1.200m đến 1.500m

Đèo Khau Phạ là một con đèo ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Nếu bạn vượt con đèo Khau Phạ thì sẽ đến được ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải.

Ngắm nhìn cánh đồng lúa ruộng bậc thang từ đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo có độ dốc cao nhất Việt Nam, khi đi khám phá ở nơi đây thì đẹp nhất sẽ là tháng 9 hoặc tháng 10. Bởi lẽ không khí lúc này sẽ tuyệt diệu nhất, ngắm những đồng lúa chín vàng bên những thửa ruộng bậc thang khiến cho du khách mê mệt.

5. Đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục với những khối núi đá vôi lớn

Đèo Mã Phục được gọi tên như thế bởi vì hai bên đường quốc lộ có khối đá vôi lớn dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây chính là con đèo đẹp nhất trong các con đèo ở vùng núi phía Bắc.

Khung cảnh cánh đồng lúa tuyệt đẹp ở đèo Mã Phục

Khi chinh phục ngọn đèo này bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh hai bên đèo rất đẹp, không khí trong lành không quá khắc nghiệt. Không những thế bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô khi mùa hè tới.

6. Đèo Sa Mù

Đèo Sa Mù được phủ bởi mây phủ trắng xóa

Đèo Sa Mù là một ngọn đèo nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nó nối liền hai xã chính là Hướng Phùng và Hướng Việt của tỉnh Quảng Bình. Cung đèo này có độ cao khoảng 1400m. Nơi đây được mây phủ trắng xóa có độ dài khoảng 20km đường đi.

Khi chinh phục đèo Sa Mù, du khách sẽ được tận hưởng giao điểm của đất và trời bởi lẽ dù đi vào thời điểm nào trong năm đi nữa cũng tận hưởng được sương mù phủ hoàn toàn khung cảnh xung quanh.

Đèo Sa Mù là bức tranh thiên nhiên hài hòa

Điều đặc biệt nhất ở nơi đây chính là màu trắng của sương lẫn cùng màu xanh của cây cối, màu đỏ của đất hay màu xám của con đường. Tất cả tạo nên một bức tranh tổng thể màu sắc thiên nhiên hài hòa gây ấn tượng mạnh cho du khách đấy.

7. Đèo Đá Đẽo

Đèo Đá Đẽo vắt ngang qua đỉnh của ngọn núi đá vôi

Đèo Đá Đẽo là một con đèo dài 17km nằm trên con đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Đèo có tên như vậy bởi vì nó vắt ngang qua đỉnh một ngọn núi đá vôi với chiều dài hơn chục kilomet.

Không khí trong lành mát mẻ ở đèo Đá Vẽo

Khi các phượt thủ đi chinh phục con đèo này sẽ được tận hưởng khung cảnh của bức tranh xanh thẳm của rừng Trường Sơn phía Tây tỉnh Quảng Bình. Những khúc cua tay áo hay cánh rừng già nguyên sinh ở Đá Đẽo sẽ làm cho bạn u mê vì khung cảnh hùng vĩ cho mà xem.

8. Đèo Hải Vân

Thiên hạ đệ nhất hùng quan chính là đèo Hải Vân

Thiên hạ đệ nhất hùng quan được ví cho đèo Hải Vân, được nằm trên dãy núi Bạch Mã ranh giới của tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Đèo Hải Vân có chiều dài khoảng 21km và nơi cao nhất lên đến 500m.

Đây chính là cung đèo nổi tiếng là hiểm trở bậc nhất của Việt Nam. Đến với cung đèo này bạn sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp lặng lẽ và nên thơ, không khí mát mẻ dễ chịu.

Đèo Hải Vân có địa hình nguy hiểm nhưng cảnh vật thì đẹp tuyệt

Mặc dù có địa hình hiểm trở, chênh vênh và có phần hơi nguy hiểm nhưng đèo Hải Vân vẫn có lượng xe cộ đông đúc đi lại. Du khách sẽ được nhìn ngắm quan cảnh thiên nhiên “sơn thủy hữu tình” gắn liền với nhiều kiến trúc cổ nhiều dấu ấn lịch sử.

9. Đèo Cả

Đèo cả là một cung đèo lớn và nguy hiểm bậc nhất miền Trung

Đèo Cả cũng là một trong những cung đèo lớn và có phần hơi nguy hiểm bậc nhất của miền Trung. Thiên nhiên nơi đây gắn liền với một bên là đèo đá sâu thẳm, bên còn lại là đồi núi điệp trùng nối liền nhau. Chính vì thế nơi đây thu hút được nhiều du khách thích khám phá đến tham quan.

10. Đèo Phượng Hoàng

Đèo Phượng Hoàng với nhiều con đường đầy quanh co

Đèo Phượng Hoàng nằm trên quốc lộ 26 nối liền hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Nó có tên như thế chính là do cung đèo này như cánh chim giữa trời đưa những người lữ hành ngắm cảnh trời mây xinh đẹp.

Tuy địa hình nguy hiểm nhưng có nhiều khung cảnh núi rừng hùng vĩ tuyệt đẹp

Nơi đây từng là một địa danh ở vị trí đèo tử thần vì vị trí địa lý rất nguy hiểm. Tuy nhiên không khí nơi đây không quá khắc nghiệt, mát mẻ vào mùa hè với nhiều khung cảnh rừng núi hùng vĩ cuốn hút khách du lịch.

Chọn mua khẩu trang các loại bán tại chúng mình để phòng Covid-19:

Đăng bởi: Lê Hồng Phong

Từ khoá: 10 cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam, mà bạn nên đi thử một lần

Đèo Cù Mông Lọt Vào “Tứ Đại Đường Đèo” Ở Việt Nam

Đèo Cù Mông ở đâu?

Vẻ đẹp của đất trời, biển cả luôn là điều hấp dẫn với mọi người… Đến với Cù Mông – nơi sông núi giao hoà, biển cả mênh mông và những cảnh đẹp gắn liền với lịch sử… Đến đây du khách sẽ có được những cảm giác thật tuyệt vời.

Vẻ đẹp của đất trời, biển cả luôn là điều hấp dẫn với mọi người… Đến với Cù Mông – nơi sông núi giao hoà, biển cả mênh mông và những cảnh đẹp gắn liền với lịch sử… Đến đây du khách sẽ có được những cảm giác thật tuyệt vời.

Đèo Cù Mông là một trong những con đèo nổi tiếng nhất ở Việt Nam bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ, lý thú. Thu hút khách du lịch đến đây hằng năm. Đèo cù Mông là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A, Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chân đèo phía Nam thuộc xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đèo nằm trên núi cũng có tên là Cù Mông, một phần của dãy Trường Sơn Nam, hay còn gọi là dãy Nam Sơn. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên và đi vào các tỉnh miền Nam Trung Bộ.

Sự tích Đèo Cù Mông Phú Yên?

Du khách tới đèo Cù Mông thi thoảng vẫn được các cụ rêu rao câu ca dao :

Gốc tích của câu ca dao này có người nói rằng đó là một câu chuyện tình cảm động của người vợ tiễn chồng vào nam đi lính đánh giặc. Họ chia tay nhau bên đèo Cù Mông. Tiếng khóc nỉ non của người phụ nữ phải xa chồng réo rắt mà ai oán. Cũng có người kể lại rằng đây là tiếng khóc của những người phụ nữ trong cuộc hành trình “Nam tiến”. thời bấy giờ núi non còn hiểm trở chưa có giao thông như bây giờ đi lại còn khó khan vất vả. Muốn đến được miền nam phải trèo đèo lội suối.

Thời bất giờ ở Đèo Cù Mông núi non hiểm trở, dốc cao, hai bên là vách núi, nhiều thú dữ, hầu như khi qua đây những người phụ nữ đều không thể qua đây được, một phần vì bệnh tật, một phần bỏ mạng vì đường gian nan nguy hiểm. thế nên ở đây đã xuất hiện những tiếng khóc ai oán. Nhiều đêm thanh tịnh ở đây xuất hiện những tiếng nỉ non, réo rắt theo tiếng gió nơi núi rừng heo hút càng bay xa khiến cho những tiều phu gan dạ nhất cũng không giám ở lại núi đèo này vào buổi đêm. Để cho các linh hồn yên nghỉ người dân ở bên kia đèo( dân Bình Định) đã xây dựng một cái am gọi là am cô hồn. Từ đó về sau người ta hầu như không còn nghe thấy những tiếng khóc nỉ non này nữa.

Du lịch Đèo Cù Mông có gì?

Cù Mông là nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đó là một dãy núi lớn chạy dài theo hướng Tây Đông. Không gian ở đây bao la thoáng mát tạo nên một thiên đường rộng lớn có tiếng gió vi vu, có tiếng sóng vỗ rì rào và nếm trải những cảm giác mạo hiểm nhưng đầy thích thú.

Dãy Cù Mông bao gồm nhiều ngọn núi cao liền kề nhau tạo thành một đoạn đường đèo dài 254m, độ dốc 9% và nhiều khúc cua gấp nguy hiểm. Nhìn từ dưới đèo Cù Mông giống như một sợi chỉ trắng quấn quanh triền núi xanh lục. Trên đỉnh cao nhất của đèo, du khách sẽ bao quát toàn bộ cảnh vật, đẹp đến mê hồn của vịnh Cù Mông.

Đèo Cù Mông có chiều dài ngắn nhất Việt Nam với chiều dài 7km, đỉnh cao 245m so với mực nước biển, với độ dốc hiểm trở 9%, có nhiều khúc cua, hai bên là sườn núi cao. Đây là đèo có độ nguy hiểm và hiểm trở nhất nhì ở nước ta. Theo một vài tư liệu, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Ngọn núi bên cạnh Đèo Cù Mông có thế hình con rồng nằm ngủ vục đầu bên ngọn núi. Đuôi vươn mình níu giữ chân núi Ngọc Linh.

Vẻ đẹp Đèo Cù Mông

Đèo Cù Mông chạy dọc theo vách núi, phía bên kia là một thung lũng đứt gãy địa chất khá thẳng. Thế nên có thể nói đây là một con đèo thẳng nhất Việt Nam. Tuy cũng khá nguy hiểm nhưng con đèo này vẫn luôn thu hút được khách du lịch tới đây hằng năm bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. Dọc hai bên đường đèo là núi rừng đại ngàn xanh mát rợp bóng mát xuống những con đường. Mùi hoa rừng tỏa hương thơm ngào ngạt thanh mát. Bạn có thể cảm nhận được bầu không khí thoáng đãng trong lành, tiếng chim hót véo von, thật thanh bình, mộc mạc khác xa với sự ồn ào, tấp nập nơi phố thị.

Trên con đường ấy, du khách có thể thấy trại phong Tuy Hòa, được xây dựng cách đây hơn 80 năm, nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sống trong những chuỗi ngày cuối cùng. Sau khi chết, phần mộ của nhà thơ đã được xây dựng ở đỉnh dốc đèo Son gần Ghềnh Ráng, nơi có bãi tắm Hoàng Hậu, một bãi tắm đẹp nhất Bình Định. Bên cạnh là căn nhà nghỉ mát do vua Bảo Đại xây dựng đầy chất huyền thoại.

Cung đường đèo hiện nay rất đẹp. Có những đoạn quanh co khúc khuỷu có chút nguy hiểm nhưng đây lại là địa điểm check-in lý tưởng cho dân đi phượt.

Xa xa ở phía Đông là bán đảo Vĩnh Cửu với những dải cát trắng phau trải rộng tới chân trời, vượt ra tận biển. Ở phía Nam là bán đảo Hải Phú nhô lên với Hòn Tôm, Mũi Ông Diên, Hòn Nần… Giữa khung cảnh thơ mộng ấy xuất hiện một chiếc cầu nho nhỏ, cầu Bình Phú chạy từ phía Đông vịnh ra đến Quy Nhơn. Đi trên cầu du khách có thể bắt gặp những đồng cát trắng mênh mông và những bãi biển đẹp, hoang sơ nhưng đầy vẻ quyến rũ.

Từ phía ngọn đèo Cù Mông Phú Yên xa xa bạn có thể ngắm nhìn những bãi biển với triền cát trắng mênh mông, cảm nhận hơi gió biển cuộn theo gió núi rừng đại ngàn mang một hương vị rất riêng, rất thú vị. Ngay trên ngọn đèo ấy du khách sẽ đi qua cổng trại phong Tuy Hòa, nơi được hình thành cách đây hơn 80 năm. Tới đây bạn có thể ghé vào thăm khu vườn hoa Hàn Mặc Tử nơi Hàn mặc Tử đã từng sống những ngày cuối đời. Vườn hoa như am hiểu thơ Hàn Mạc Tử đẹp như những vần thơ của ông. Đèo Cù Mông đẹp một cách thú vị, không khí trong lành thoáng đãng cuốn hút và níu chân khách du lịch khi tới nơi này.

Cù Mông có lẽ là con đèo duy nhất ở Việt Nam có đến 3 tuyến quốc lộ đi qua. Nó được ví như một con đèo se duyên nối liền giữa 2 tỉnh và nối liền Nam Bắc. “ Anh đi xuôi về Nam hay anh ngược ra Bắc, anh mang theo tình em qua đèo Cù Mông”.

Đèo Cù Mông lọt vào “tứ đại đường đèo” đẹp nhất Việt Nam

Đăng bởi: Tùng Hà

Từ khoá: Đèo Cù Mông Lọt Vào “Tứ Đại Đường Đèo” Ở Việt Nam

Can Đảm Thử Ăn Một Lần Đi Bạn Sẽ Nghiện Đấy!

Nhắc đến xứ sở Đồng Tháp Mười, không ai còn xa lạ gì với các món ăn từ thịt chuột, nó vừa mang hương vị độc đáo vừa đậm chất miền Tây Nam bộ. Nhưng chính loại đặc sản này khiến nhiều bạn trẻ sợ hãi, nhiều người ghé nhìn thôi đã nổi da gà chứ đừng nói đến can đảm thử ăn một lần.

Thịt chuột là món ăn đặc sản của Đồng Tháp. Ảnh: Báo Thanh niên

Thịt chuột – Món ăn thuộc hàng đặc sản của người Đồng Tháp

Thịt chuột ở Cao Lãnh, Đồng Tháp luôn được coi là loại đặc sản đứng top đầu. Từ thịt chuột có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon cho chuột nướng, chuột hấp cơm, thịt chuột quay lu…

Thịt chuột được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Ảnh: Báo Thanh niên

Đối với người dân địa phương các món ăn được chế biến từ thịt chuột từ lâu đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi dịp tụ họp gia đình, bạn bè. Không chỉ vậy nó còn là món ăn chiêu đãi khách quý tới thăm nhà, chính bởi vậy khách du lịch đến Đồng Tháp không thể bỏ lỡ đặc sản này.

Thịt chuột gắn bó với nét văn hoá ẩm thực độc đáo của người dân Đồng Tháp. Ảnh: Báo Thanh niên

Chắc chắn rằng, món ăn này xưa và nay luôn gắn bó mật thiết với người dân Đồng Tháp, đi vào từng câu ca dao tục ngữ truyền miệng trong dân gian:

“Có chuột nào ngon bằng chuột Cao Lãnh

Có gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”

Với những bác nông dân ở xứ miền Tây này, trông đợi nhất là vào mùa nước tràn bờ đê, ngập đồng ngập ruộng bởi đây là thời điểm loài chuột đồng mập mạp, béo ú xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết.

Và lúc này cũng là thời gian nhàn rỗi của người dân địa phương, việc săn bắt và mua bán chuột đồng giúp nông dân cho thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Người dân Đồng Tháp bắt chuột đồng. Ảnh: Báo Người Lao động

Cảnh mua bán chuột tấp tập dễ dàng bắt gặp ở các địa điểm chợ, thương lái lựa chọn và thu gom chuột sau đó sẽ bỏ mối cho các điểm tham quan, du lịch, nhà hàng, quán ăn.. để phục vụ du khách thập phương. Giá mua bình quân các loại chuột đồng ở đây khoảng 50.000 đồng/ký, có khi lên tới 70.000/ký.

Những món ăn từ thịt chuột ngon lành và đơn giản lại rẻ tiền. Ảnh: Báo Người Lao động

Chuột đồng thường to như những con chuột cống, tuy nhiên ở Đồng Tháp chuột đồng sống thành từng đàn trong những hang đất thông nhau. Chúng rất tinh khôn và có khả năng sinh sản mạnh mẽ, trung bình mỗi con chuột đồng cái đẻ 50 – 100 chuột con/năm.

Chuột đồng thường ăn các loại bắp, loại lúa gạo, khoai mì… hoặc các loại thức ăn tự nhiên như ốc, cua… Do đó, những món chế biến từ chuột đồng có mùi vị thơm ngon, béo ngậy hấp dẫn người dùng.

Các món ăn hấp dẫn từ thịt chuột

Với cách chế biến đơn giản bạn đã có thể thưởng thức các món ăn từ thịt chuột Đồng Tháp thơm ngon, bổ dưỡng rồi. Tuy nhiên, nói vậy chứ không hẳn là quá dễ, để chế biến món ăn đặc biệt này thì ngay cả đầu bếp giỏi cũng chưa chắc làm ngon bằng bác nông dân Đồng Tháp thứ thiệt.

Để mua được những con chuột đồng béo ú cần phải đi chợ từ sáng sớm để lựa, càng đi muộn thì chuột “xịn” để chọn sẽ càng ít.

Với cách chế biến dễ dàng bạn đã có thể thưởng thức nhiều món ăn độc đáo từ thịt chuột. Ảnh: Báo Người Lao động

Những món ăn từ thịt chuột đồng được yêu thích nhất vẫn là chuột quay, rồi chuột nướng… Ngoài ra, nếu có thời gian bạn có thể thưởng thức thêm các món như chuột hấp cơm, chuột xào xả ớt, xào lăn, xé phay…

Món ăn chuột quay mỡ màng, béo ngậy. Ảnh: Báo Người lao động

Với món chuột quay lu, nên lựa chọn chuột lớn vừa phải, nhúng vào nước sôi để vặt lông để da chuột giữ nguyên không bị rách. Rửa sạch và cắt kỹ phần móng, để cho ráo nước, sau đó tiến hành ướp cùng với các loại gia vị trong khoảng 15 phút cho ngấm đều. Tiếp theo sau công đoạn sơ chế, cho chuột vào lu hay còn gọi là mái đầm để quay.

Chuột Đồng Tháp nướng trong lu. Ảnh: chúng tôi chuẩn bị sạch sẽ từ trước đó có đủ độ nóng, khi quay sử dụng ngọn lửa để có được lớp da giòn ngậy, hấp dẫn và kết hợp quay trở đều cho thịt chuột chín ngon. Quay khoảng 30 phút cho chuột gần chín, người ta thường phết lên da chuột một lớp mật ong nguyên chất đã được thắng vàng cho màu đẹp mắt và dậy hương thơm.

Có rất nhiều cách bày trí cho món ăn từ thịt chuột thêm hấp dẫn. Ảnh: Việt Fun travel

Để kích thích sự ngon miệng thì món này thường được bày thêm với cà chua, rau càng cua trộn giấm, chấm cùng nước mắm giằm chung xoài sống… chỉ cần tưởng tượng qua thôi là muốn đến Đồng Tháp thử ngay lập tức đúng không nào.

Trần Hoàn

(Theo Báo Thể thao Việt Nam)

Đăng bởi: Nguyễn Quốc Thái

Từ khoá: Thịt chuột Đồng Tháp – Can đảm thử ăn một lần đi bạn sẽ nghiện đấy!

Top 6 Phiên Bản Lạ Miệng Từ Món Bánh Canh Sài Gòn Mà Bạn Nên Thử Một Lần

Bánh canh cua

Cách đây không lâu, cộng đồng mạng bỗng chú ý đến một phiên bản bánh canh Sài Gòn mới – bánh canh cua. Đặc trưng của món ăn này là nước dùng sền sệt hòa quyện với sợi bánh canh, ngọt lịm và đậm đà, khiến thực khách phải thưởng thức đến giọt cuối cùng.

Phiên bản bánh canh Sài Gòn mới – bánh canh cua. Ảnh: baomoi

Những tưởng cua biển khi đem đi nấu thì sẽ có vị tanh. Song bánh canh cua lại rất thơm vị cua mà không hề tanh, bởi thịt cua được gỡ riêng và cho vào nấu sau cùng. Cua dùng để nấu là cua biển.

Vì vậy, món ăn này được truyền miệng là có nguồn gốc từ miền Tây vì có cua Cà Mau, hay các tỉnh miền Trung gần biển. Nhưng dù có nguồn gốc từ đâu, bánh canh cua đã trở thành món ăn quen thuộc vào cả bữa chính và bữa phụ khi lưu lạc đến Sài Thành.

Cua được dùng để nấu là cua biển. Ảnh: tin247

Đây cũng là món ăn được nhiều tín đồ mê hải sản, đặc biệt là cua, ưa thích. Vì cua biển cũng có giá khá cao, nhưng khi được biến tấu thành bánh canh cua thì giá bán hợp lý và ngon miệng.

Trong cua biển có khá nhiều canxi và vitamin A cùng các khoáng chất cần thiết. Thịt cua thường ngọt và mùi thơm riêng biệt. Nhờ đó, bánh canh cua cũng có hương vị thơm ngon đặc trưng mà khó có món ăn nào so sánh được.

Đây cũng là món ăn được nhiều tín đồ mê hải sản, đặc biệt là cua, ưa thích. Ảnh: tin247

Nước dùng bánh canh cua được nấu từ xương heo, thêm tôm khô hoặc mực khô để nước dùng ngọt hơn. Thịt cua, huyết heo, sẽ được cho vào sau cùng, tạo độ sánh bằng bột năng, tạo màu bằng dầu điều.

Nhiều nơi cho cả bánh canh vào nấu cùng để bánh luôn mềm, thấm vị và giúp nước dùng có độ sánh mịn hơn. Các món ăn kèm bánh canh cua mới thật đa dạng: trứng cút, tôm sú, thịt nạc heo luộc, chả cá, chả cua. Một số nơi còn có thêm bánh quẩy ăn kèm rất lạ miệng.

Nước dùng được nấu từ xương heo, tôm khô, mực khô nên rất ngọt. Ảnh: travelmag

Nhờ nước súp sánh mịn, hòa quyện các nguyên liệu mà người ăn khó lòng bỏ sót và phải thường thức đến… miếng cuối cùng. Sợi bánh dai dai thấm vị ngọt thanh, đậm đà từ nước dùng, loáng thoáng thịt cua ngọt lịm, tôm sú sần sật hòa quyện.

Chỉ cần một tô bánh canh đầy ắp vào bữa trưa là đã đủ năng lượng cho buổi chiều làm việc. Món bánh canh cua cũng là món mà nhiều thực khách khi du lịch Sài Gòn lựa chọn vì là món ăn nước, các nguyên liệu mềm, dễ tiêu hóa.

Chỉ cần một tô bánh canh đầy ắp vào bữa trưa là đã đủ năng lượng cho buổi chiều làm việc. Ảnh: yan

Địa chỉ:

+ Bánh canh cua 14 – Quận 5, TP Hồ Chí Minh

+ Bánh canh cua Trần Khắc Chân – Quận 1, TP Hồ Chí Minh

+ Bánh canh cua Út Lệ – Quận 10, TP Hồ Chí Minh

+ Bánh canh cua mẹ Pu – Quận 3, TP Hồ Chí Minh

+ Bánh canh cua Bà Ba – Quận 5, TP Hồ Chí Minh

+ Bánh canh cua Út Thảo – Quận 6, TP Hồ Chí Minh

Giá bán: 40.000 đồng – 70.000 đồng/phần.

Bánh canh ngọt

Khi nhắc tới ẩm thực của 3 miền, miền Bắc thường được biết đến với thói quen ăn nhạt và thanh, miền Trung lại thường ăn mặn và cay, còn miền Nam sẽ gắn liền với thói quen ăn ngọt. Vì vậy mà đến cả bánh canh – một món mặn đặc trưng lại được người dân miền Nam biến tấu thành món… chè ngọt kì lạ nhưng siêu ngon.

Món bánh canh ngọt – Lạ nhưng siêu ngon. Ảnh: tgdd

Để làm được một mẻ bánh canh ngon, bột gạo phải được chọn cẩn thận, là loại thơm và dẻo nhất. Sau đó được trộn chung với một ít bột năng theo tỉ lệ 10:1. Hỗn hợp bột phải được khuấy với nước sôi cho đến khi hoà quyện lại thành một khối dẻo, trắng phau. Một ít muối sẽ được thêm vào để làm dịu vị ngọt của nước đường xuống.

Bột gạo được dùng để làm món bánh canh ngọt. Ảnh: tgdd

Sau khi được tỉ mỉ cắt thành từng sợi nhỏ và đem luộc chín, bột bánh canh sẽ được nấu lại trong nước đường phèn cùng với gừng sợi và lá dứa để tạo mùi thơm. Trong lúc đó, dừa nạo sẽ được vắt lấy cốt rồi nấu lên cùng với lá dứa và một ít muối. Để đảm bảo độ sệt và béo của nước dừa thì không nên cho thêm nước hoặc bột năng vào.

Khâu chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Ảnh: tgdd

Bánh canh ngọt thường được ăn như một món chè vặt, múc ra chén ăn nóng kèm nước cốt dừa và một ít mè rang. Mùi thơm của lá dứa, vị ngọt thanh nước đường phèn, sự ấm nồng của gừng sợi, vị béo của nước dừa cùng sợi bánh canh dai sần sật chính là sự hoà quyện hoàn hảo và đầy ngọt ngào.

Bánh canh ngọt thường được ăn như một món chè vặt. Ảnh: travel

Địa chỉ: khu ẩm thực chợ Tân Định hoặc có một gánh hàng rong ở bên hông chợ.

Giá bán: 6.000 đồng – 10.000 đồng/ chén.

Bánh canh tôm nước dừa

Ngoài bánh canh cua và bánh canh ngọt kể trên thì danh sách bánh canh Sài Gòn còn có thêm một món mới đó là bánh canh tôm nước cốt dừa.

Bánh canh tôm nước cốt dừa là đặc sản của người dân miền Tây Nam bộ. Ảnh: global

Đây là một đặc sản của các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhưng ở Sài Gòn chỉ có lác đác vài quán bán món ăn này. Bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần và cách nấu đơn giản hơn so với các loại bánh canh khác. Thành phần chính của món ăn này là tôm và nước cốt dừa.

Thành phần chính của món ăn này là tôm và nước cốt dừa. Ảnh: jinsuma

Tôm tươi được người bán mua về, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Sau khi làm xong, bắt chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.

Bánh canh tôm nước cốt dừa: Mộc mạc hương vị quê hương. Ảnh: celeb

Bát bánh canh tôm nước cốt dừa đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của người bán là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo nhưng lại không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Ăn một thìa bánh canh nước cốt dừa, cảm nhận cái vị ngọt của tôm, cái vị béo cùng hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa.

Tô bánh canh nóng hổi đầy hấp dẫn. Ảnh: sanchimvamho

Địa chỉ: 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Giá bán: 40.000 đồng/ tô.

Bánh canh hẹ

Bánh canh hẹ – một món ăn nổi tiếng của các tỉnh miền Trung và nó được xem là đặc sản Phú Yên cũng đã xuất hiện trong menu những món bánh canh Sài Gòn nổi tiếng.

Bánh canh hẹ được xem là đặc sản của Phú Yên. Ảnh: luhanhvietnam

Điểm nhấn quan trọng nhất trong món ăn này chắc chắn là lá hẹ. Màu xanh của lá hẹ bao trùm lên tô bánh canh, nhìn qua thôi sẽ tưởng như bạn ăn cả tô hẹ vậy. Điều này sẽ khiến ‘team’ ghét hành hẹ chắc chắn phải chạy dài.

Màu xanh của lá hẹ bao trùm lên tô bánh canh. Ảnh: dulichvietnam

Tuy vậy, bánh canh hẹ hấp dẫn du khách bởi hương vị đậm đà và ngon miệng, trong một tô bánh canh hẹ gồm có chả cá, bánh canh làm từ bột gạo và trứng cút. Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại yêu cầu người làm phải cực kì cẩn thận và tỉ mỉ. Sợi bánh được làm từ bột gạo và so với sợi bánh canh thông thường thì bánh canh hẹ sẽ nhỏ hơn. Sợi bánh có độ mềm dẻo nhất định để khi nấu không bị gãy vụn mà vẫn đảm bảo được độ dai và không bị bở.

Một tô bánh canh hẹ gồm có chả cá, bánh canh làm từ bột gạo và trứng cút. Ảnh: luhanhvietnam

Chả cá ở đây ngon ngọt tự nhiên bởi người nơi đây mang thịt cá tươi đem đi giã nhuyễn, hấp chín rồi mới chiên. Đặc biệt phần tinh tuý của món ăn này chính là phần nước dùng. Họ ninh nước dùng bằng cá, hương vị ngọt thanh đậm đà và không hề gây ngán như vị béo ngậy của nước dùng xương ống. Điều tạo nên điểm đặc biệt cho món ăn này đó chính là hương vị nồng đượm của hẹ.

Tô bánh canh với hương vị nồng đượm của hẹ. Ảnh: luhanhvietnam

Địa chỉ: Bánh canh hẹ Cô Mai – 54 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Giá bán: 35.000 đồng/phần.

Bánh canh mực

Bánh canh mực cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho bánh canh Sài Gòn. Bánh canh mực gây ấn tượng với thực khách với nước dùng hơi sệt, có màu vàng nhạt, cọng bánh trong veo được đặt làm riêng và những miếng mực một nắng trắng, dày cho cảm giác dai mềm.

Người không quen nhìn có vẻ lạ, thậm chí không hài lòng nhưng khi nhấp nháp, sẽ cảm thấy vị ngọt của thịt, vị cay của hành tím, vị béo ngậy của cua đưa đẩy cùng những vân trứng mềm mại tạo nên món nước dùng hơi sệt với độ mặn, ngọt, béo vừa phải.

Bánh canh mực cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho bánh canh Sài Gòn. Ảnh: eva

Ngoài những yếu tố trên, nước chấm đi kèm của món ăn này cũng mang đến cảm giác thích thú không kém, bởi nó không được chế biến từ nước mắm mà gia giảm các loại nguyên liệu như muối, ớt, chanh, đường theo tỷ lệ nhất định tạo nên món chấm chua, cay, mặn, ngọt khá lạ.

Hương vị thơm ngon. Ảnh: kenh14cdn

Song nếu chấm những lát mực trắng non, tươi ngọt lại thấy chúng hòa hợp tuyệt đối, ăn rất đã miệng. Nếu ăn hết phần mực trong tô mà vẫn thòm thèm, bạn có thể kêu thêm chén mực ăn riêng.

Địa chỉ: quán 3K – đường Đinh Công Tráng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bánh canh bò viên

Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. thuần túy chỉ là phối hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự lôi cuốn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.

Bánh canh bò viên Sài Gòn. Ảnh: grab

Để chế biến được món ăn này, đầu tiên phải kể đến chất lượng của bánh canh. Bánh được làm từ loại gạo Neang Nhen, có mùi thơm đặc biệt. Đây là loại gạo nổi tiếng của vùng Bảy Núi và được xay ra làm bánh theo công thức gia truyền, chế biến qua nhiều công đoạn. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm, được xay nhuyễn rồi vắt cho ráo nước. Sau đó người ta nhồi bột, cán, cắt mỏng tạo nên sợi bánh nhỏ trắng phau mềm, dai.

Những sợi bánh được cắt nhỏ. Ảnh: grab

Nước dùng để chế biến bánh canh cũng phải ninh từ xương heo, kết hợp cùng với xương gà, một chút tôm khô, cá… tạo nên một hương vị riêng, ngọt đậm đà, là sự pha trộn của rất nhiều nguyên liệu. Đây chính là bí quyết tạo nên hương vị riêng của món ăn.

Nước dùng được nấu theo bí quyết riêng tạo nên vị ngon khó cưỡng. Ảnh: grab

Bò viên, chân giò heo phải hầm cho đến khi thịt mềm, sau đó nêm các loại gia vị theo công thức cho vừa ăn.

Bò viên, chân giò heo phải hầm cho đến khi thịt mềm. Ảnh: grab

Khi có khách, tô bánh canh được dọn ra với những sợi bánh mềm mượt, bò viên được cắt làm đôi lộ bên trong một màu đỏ hồng rất hấp dẫn. Điểm lên trên bánh canh một vài miếng giò heo vừa gắp, thêm chút hành lá, mùi, hành phi mỡ thơm lừng rồi chế nước lèo ngập bánh.

Những viên bò viên to tròn. Ảnh: vietnamnet

Cho miếng bò viên vào miệng, thịt vừa dòn dai, thơm ngọt đậm đà của bò sơn cước. Húp muỗng nước súp nóng, mồ hôi tuôn ra, bao nhiêu mệt nhọc bụi đường tan biến, cảm nhận tô bánh canh ngọt ngào, lan toả trong khoang miệng.

Thưởng thức tô bánh canh bò viên hấp dẫn. Ảnh: grab

Địa chỉ: Nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Giá bán: 30.000 đồng/ tô.

Bánh canh là một phần không thể thiếu trong các món ẩm thực Sài Gòn. Đến đất ăn chơi này, bạn nhất định phải thưởng thức bánh canh Sài Gòn tại top địa điểm ăn uống Sài Gòn trứ danh trên một lần. Chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu!

Hồng Ánh

Đăng bởi: Trân Đào

Từ khoá: Top 6 phiên bản lạ miệng từ món bánh canh Sài Gòn mà bạn nên thử một lần

10 Đỉnh Núi Cao Nhất Việt Nam Dành Cho Ai Thích Khám Phá Những Địa Hình Hiểm Trở

1. Đỉnh núi Fansipan

Đỉnh núi Fansipan

Đỉnh Fansipan với độ cao là 3143m và thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nổi tiếng là đỉnh núi cao nhất Việt Nam được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Fansipan đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Bạn sẽ leo núi theo cung đường Trạm Tôn – Fansipan – Trạm Tôn, tổng chiều dài cung đường là 11,6 km. Thời gian đi liên tục khoảng 9 tiếng, mất 3 giờ để lên điểm nghỉ 2.200m và 4 giờ để lên điểm nghỉ 2.800m và 2 giờ để lên đến đỉnh.

2. Đỉnh núi Tà Xùa

Tà Xùa là địa điểm lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của biển mây và thích hợp với du khách muốn phiêu lưu mạo hiểm, chinh phục những cung đường đèo. Đây là một trong những điểm săn mây đẹp, vô cùng chill, hấp dẫn tại Bắc Yên nói riêng và Tây Bắc nói chung.

Tà Xùa có ba đỉnh: Đỉnh 1, đỉnh 2 và đỉnh 3. Trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh 3. Từ thị trấn Bắc Yên theo tỉnh lộ 112 vượt 14km sẽ đến xã vùng cao Tà Xùa, đường đi với nhiều con dốc cao và những cua tay áo khá nguy hiểm. Nhưng với dân “phượt”, thì cung đường này có nhiều điểm hấp dẫn riêng cần chinh phục.

3. Đỉnh núi Tà Chì Nhù

Đỉnh núi Tà Chì Nhù

Đỉnh Tà Chì Nhù với chiều cao là 2979m được mệnh danh là nóc nhà của Yên Bái. Thuộc một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Đoạn đường chinh phục Tà Chì Nhù cũng có nhiều địa hình dốc, hiểm trở. Tuy nhiên với những người đam mê leo núi thì nó lại là một trải nghiệm khá thú vị. Lối mòn đất đỏ và dốc đá ẩn hiện sau mỗi đường đi làm cho đam mê khám phá của bạn sẽ trỗi dậy và hăng hái hơn trên từng bước chân vững chãi.

Đi từ Trạm Tấu vào điểm bắt đầu leo (Mỏ Chì) cũng không xa. Nếu chưa quen với việc leo núi, bạn phải mất ít nhất khoảng 5-6 giờ để leo lên từ Mỏ Chì mới đến được nơi cắm trại cao 2600m. Leo thêm khoảng 2 giờ đồng hồ nữa để lên đến đỉnh núi.

Đến với đỉnh Tà Chì Nhù trải nghiệm cắm trại và săn mây chắc chắn sẽ là một cảm giác tuyệt vời khi cùng người thân hay bạn bè đến nơi đây.

4. Đỉnh núi Tả Liên

Đỉnh núi Tả Liên

Tả Liên Sơn còn có tên gọi khác là núi Cổ Trâu với chiều cao là 2996m. Nơi đây có sức hút rất lớn đối với những người yêu thích và khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.

Khung cảnh núi non hùng vĩ, thảm thực vật rừng nguyên sinh của dãy Tả Liên Sơn với những cây đại thụ lớn bằng vài người ôm, dây leo quấn quanh phủ đầy rêu phong. Như một khu vườn cổ tích đã thu hút các bước chân ưa khám phá.

5. Đỉnh núi Pu Si Lung

Hành trình để lên đến đỉnh núi Pu Si Lung khoảng 40km, Pu Si Lung thuộc vào khu vực gần biên giới nên nếu muốn khám phá nơi đây bạn sẽ phải xin giấy phép để đảm bảo an ninh.

Khi khám phá nơi đây bạn sẽ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên của suốt hành trình. Cảnh đẹp thơ mộng với những đồi lau, đồi hoa trắng toát từ thân đến ngọn, hoa leo phủ trắng cả vạt rừng, hoa đỗ quyên, khu rừng phong, khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng. Thân cây đều phủ trên mình một màu xanh ma mị của rêu phong. Tiếng chim hót líu lo, tiếng suối róc rách, bầu không khí trong lành tất cả tạo cho Pu Si Lung thật lung linh, huyền ảo, thơ mộng đẹp ngoài sức tưởng tượng.

6. Đỉnh núi Pu Ta Leng

Sau khi di chuyển đến chân núi Pu Ta Leng bạn sẽ phải vượt qua một đoạn đường vô cùng khó khăn và gian nan bằng việc phải leo qua 3 con dốc cheo leo, với dốc thẳng đứng để có thể đạt đến mốc 2.500m đầu tiên. Tiếp đó di chuyển từ độ cao 2.500m đến đỉnh núi Pu Ta Leng sẽ mất khoảng tầm 3 – 5 tiếng đồng hồ.

Nơi đây vẫn còn nguyên vẹn là một cánh rừng nguyên sinh đúng nghĩa. Do đó, nó mang trong mình vẻ đẹp vừa hùng vĩ lại hoang sơ khiến ai đặt chân đến đây đều đắm say. Đặc biệt, ở Putaleng còn có những gốc cây hoa đỗ quyên cổ thụ rừng nở rộ trên nền xanh đặc trưng của rêu và địa y như muốn tô điểm thêm nét đẹp độc đáo, mộng mơ cho đỉnh núi ấy.

7. Đỉnh núi Lùng Cúng

Để lên được đỉnh Lùng Cúng phải mất 45 phút đi xe máy từ bản Lùng Cúng men theo con đường quanh co, hiểm trở và 11km phải đi bộ leo dốc lên đỉnh.

Khi mà càng lên cao bạn sẽ cảm nhận được quang cảnh Lùng Cúng càng trở nên hùng vĩ. Khi mà những khu rừng già đầy ma mị hiện ra trước mắt, khi mà tiếng suối róc rách giữa rừng hòa lẫn tiếng côn trùng kêu vang vọng.

8. Đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn

Để lên đến đỉnh núi bạn phải băng qua 9km đường rừng, địa hình khá dốc và nhiều vách núi. Ngũ Chỉ Sơn sở hữu khí hậu trong lành và mát mẻ, bạn sẽ được đắm chìm vào những tầng mây lơ lửng bao quanh khắp núi. Thiên nhiên phong cảnh hữu tình của vùng núi Ngũ Chỉ Sơn sẽ khiến ai nấy đều muốn một lần chinh phục được nó.

9. Đỉnh núi Pờ ma Lung

Để chinh phục được đỉnh núi hùng vĩ này hành trình đi và về khoảng 40km đường rừng. Điểm nổi bật thu hút các phượt thủ đến đây chính là hệ sinh thái rừng nguyên sinh đa dạng và phong phú.

Ngọn núi này còn sở hữu vô số các con suối, thác lớn nhỏ vô cùng đẹp mắt. Đến với Pờ Ma Lung bạn sẽ được lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên đất trời, hòa mình vào những dòng nước trong mát.

10. Đỉnh núi Nhìu Cồ San

Bạn bắt đầu từ Sàng Ma Sao bạn phải đi mất 7km qua con đường toàn sỏi và đá để đến với bản Nhìu Cồ San. Quá trình chinh phục được Nhìu Cồ San ít nhất cũng phải mất 8 tiếng.

Nhìu Cồ San là một ngọn núi còn khá mới mẻ, chưa được khai phá nhiều. Chính vì thế mà vẫn còn được lưu giữ nét hoang sơ và mộc mạc của thiên nhiên núi rừng. Đường lên núi Nhìu Cồ San trập trùng, hiểm trở nhưng đây lại là điều thú vị với những bạn đam mê khám phá và phiêu lưu.

Đường lên đỉnh Nhìu Cồ San

Bên trên là tổng hợp 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam cho ai thích khám phá những địa hình hiểm trở mà chúng mình đã tổng hợp được. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Chọn mua khẩu trang các loại bán tại chúng mình để phòng Covid-19:

Đăng bởi: Quốc Hiếu

Từ khoá: 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam dành cho ai thích khám phá những địa hình hiểm trở

Băng Rừng Trên Cung Đường Trek Đẹp Nhất Việt Nam

Những ai từng đi cung đường Tà Năng – Phan Dũng qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ không ngần ngại thốt lên: không nơi nào có tuyến đường trek đẹp hơn được nữa.

Tổng hành trình cung đường là 55km bao gồm băng rừng, leo đèo, vượt suối. Di chuyển từ độ cao 1100m xuống còn 500m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền trung.

Khoảnh khắc dạo bước dưới những tia nắng vàng đầu tiên rải đều trên ngọn cỏ và từng làn sương mỏng bay lãng đãng bên sườn đồi khiến người đi như có cảm giác đang lạc vào thiên đường nơi hạ giới.

Một chút xanh xanh của cây cỏ, một chút vàng óng của những tia nắng mai xuyên qua màn sương mỏng để ta có thể chạm tay vào cái thuần khiết của thiên nhiên.

Giữa rừng sâu thẳm mọi thứ như chậm lại, nơi này chỉ có cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất trời giao hòa, không gian và thời gian hoàn toàn tách biệt với nhịp sống hối hả thường ngày. Ở đây, sóng điện thoại là thứ xa xỉ.

Ngày mới được đánh thức bằng tiếng chim hót véo von. Cánh cửa lều mở, những đồi cỏ xanh rì nối tiếp nhau dài vô tận, kết nối nhau bởi con đường mòn.

Đôi khi chúng tôi thấy choáng ngợp trước sự hùng vĩ của núi đồi trùng trùng điệp điệp. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây kỳ vĩ, thật sự khác nhiều so với những vùng đất Tây Nguyên khác.

Con đường mòn dẫn lên ngọn đồi cao với lác đác vài cây thông đứng lẻ loi và màn sương mỏng càng làm cho không gian thêm huyền bí, phiêu du.

Một điểm không thể bỏ qua trong hành trình là mốc tam giác, nơi giao nhau giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khi đôi chân đã mỏi, gương mặt lấm tấm những giọt mồ hôi, dòng thác Yavly nước trắng xóa xuất hiện trước mắt chúng tôi, xua tan mệt nhọc của hành trình dài.

Ngọn thác hùng vĩ nổi bật giữa màu xanh đại ngàn.

Đây là cung đường lý tưởng dành cho những ai đam mê trekking, muốn tìm chốn bình yên, hòa mình với thiên nhiên.

Cung trekking Tà Năng – Phan Dũng đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Điểm xuất phát từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cách thành phố Đà Lạt 60 km về phía Nam, điểm kết thúc là xã miền núi Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Hành trang:

– Thời tiết, trang phục: Mùa này, sau 14h trời thường mưa, vì vậy cần chuẩn bị áo mưa cho người và balo. Buổi trưa trời nắng. Về khuya, trời khá lạnh nhất là khoảng 2-3h. Vì vậy bạn nên mang áo khoác dài tay, khăn rằn vừa chống nắng vừa chống lạnh.

– Thức ăn, nước uống: Đây là cung đường từ 3 ngày trở lên, cần chuẩn bị thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng gọn nhẹ. Ngày thứ 2 trekking trên những đồi trọc không có suối, cần chuẩn bị nước uống đầy đủ, ít nhất 3 lít nước.

– Lều: khu vực hạ trại là đồi trọc nên gió thổi khá mạnh, cần chuẩn bị cọc cắm lều chắc chắn.

– Túi y tế: Rừng rậm có nhiều bò sát như rắn, bò cạp; nhiều côn trùng – nhất là ong vò vẽ – rất độc.

Theo Zing News

Đăng bởi: Bùi Ngọc Quyết

Từ khoá: Băng rừng trên cung đường trek đẹp nhất Việt Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Cung Đường Đèo Hiểm Trở Nhất Việt Nam, Mà Bạn Nên Đi Thử Một Lần trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!