Xu Hướng 9/2023 # 11 Công Trình Bị Bỏ Hoang Có Vẻ Đẹp ‘Ma Mị’ Trên Thế Gian # Top 13 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 11 Công Trình Bị Bỏ Hoang Có Vẻ Đẹp ‘Ma Mị’ Trên Thế Gian # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 11 Công Trình Bị Bỏ Hoang Có Vẻ Đẹp ‘Ma Mị’ Trên Thế Gian được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mọi sự trên đời không có gì là bất biến. Những thứ mất đi rồi sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng, nhưng cũng có nhiều thứ dù đã cũ, đã không còn sử dụng nhưng vẫn đặc biệt bởi vẻ đẹp và những câu chuyện lịch sử xung quanh nó.

Trên thế giới có nhiều công trình bị bỏ hoang, không còn được sử dụng. Phần lớn chúng đều nằm ở những nơi xa dân cư như ngoài biển, trên núi hay trong rừng rậm.

Dù bị lớp bụi thời gian phủ lấp, nhưng ẩn giấu dưới lớp cỏ cây, gỉ sét dày đặc là những giai thoại, những câu chuyện lịch sử về quãng thời gian chúng còn được giá trị.

Ở những công trình này, người ta cảm nhận được nhiều nét đẹp trong sự hoang phế, đổ nát.

Hình ảnh bên trong tháp làm mát nhà máy nhiệt điện IM, Bỉ. Ảnh: Brokenview

Tháp làm mát nhà máy nhiệt điện IM, Bỉ:

Tháp làm mát IM là những gì còn sót lại của một nhà máy nhiệt điện được xây dựng từ năm 1921. Vào thời điểm đó, nhà máy điện là nguồn cung cấp năng lượng chính cho khu vực Charleroi.

Hiện tại, thị trấn Kolmanskop trở thành một điểm đến ưa thích của khách du lịch và các nhiếp ảnh gia. Ảnh: Chris Gray

Thị trấn Kolmanskop, Namibia:

Kolmanskop là một thị trấn nhỏ ở miền nam Namibia, nơi từng là kinh đô của kim cương vào đầu những năm 1900. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, thị trấn Kolmanskop phát triển rất mạnh mẽ, là nơi những thương gia và người khai thác kim cương tụ tập về khi một người Đức phát hiện khu vực này rất giàu kim cương.

Tuy nhiên, sau Thế chiến I, sản lượng kim cương bắt đầu suy giảm và người dân dần bỏ đi, để lại một thị trấn hoang vắng không một bóng người kể từ những năm 1950.

“Rừng nổi” hiện đã 102 năm tuổi. Ảnh: Bruce Hood

“Rừng nổi” ở Sydney, Australia:

“Khu rừng” nằm ngay trên thân của SS Ayrfield, một con tàu hơi nước cỡ lớn được đóng vào đầu thế kỷ 20, được quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến II. Sau khi hết thời gian hoạt động, con tàu được đưa về Vịnh Homebush, Australia để tiến hành tháo dỡ.

Khi bãi tháo dỡ tàu ngưng hoạt động, con tàu và một số “bạn bè” của nó bị bỏ rơi ở đó. Hiện tại, SS Ayrfield trở nên đặc biệt ấn tượng bởi một hệ thực vật tươi tốt, phát triển bên trong thân tàu rỉ sét. Đây là một minh chứng về khả năng sinh tồn của thiên nhiên.

Thoạt nhìn qua những pháo đài Maunsell khiến người xem liên tưởng đến cảnh trong phim viễn tưởng. Ảnh: Jelltecks

Pháo đài Maunsell, Anh được xây dựng tại vùng cửa sông Thames và sông Mersey để bảo vệ nước Anh khỏi các cuộc tấn công của không quân và hải quân Đức quốc xã trong Thế chiến II.

Sau khi ngừng hoạt động vào năm 1950, pháo đài từng bị nhiều tổ chức và cá nhân chiếm đóng bất hợp pháp trong đó có một đài phát thanh tư nhân, thậm chí có hẳn một “quốc gia” tự tuyên bố độc lập nhưng không được công nhận.

Ngôi nhà này từng là một phần của một hòn đảo nhỏ đã từng rất thịnh vượng ở vịnh Chesapeake giữa thế kỷ 19. Ảnh: Baldeaglebluff

Ngôi nhà cuối cùng trên đảo Holland, Mỹ:

Vào thời đỉnh cao, đảo Holland là một cộng đồng thịnh vượng với gần 70 công trình kiến trúc bao gồm nhà cửa, cửa hàng bách hóa, trường học, bưu điện, và một nhà thờ, thậm chí họ còn có cả một đội bóng chày.

Tuy nhiên, do sự xói mòn nhanh chóng của bờ biển rất nhiều công trình trên đảo bị biến mất dưới những con sóng và “The Last House” chính là ngôi nhà cuối cùng trên đảo Holland trước khi nó sụp đổ vào năm 2010.

Vẻ đẹp ám ảnh của thành phố Pripyat, Ukraine. Ảnh: Barry Mangham

Thành phố bỏ hoang Pripyat:

Pripyat được thành lập vào ngày 4/2/1970, nằm ở phía bắc Ukraine, gần biên giới của Belarus. Đây từng là nơi ở của rất nhiều công nhân làm việc ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần đó.

Sau thảm họa Chernobyl năm 1986, cư dân của Pripyat được di tản toàn bộ, bỏ lại thành phố hoang tàn, tràn ngập phóng xạ.

Hiện nay, du khách muốn đến thăm thành phố bắt buộc phải thông qua một số công ty tổ chức được cấp phép.

Thiết kế lạ mắt của trụ sở Đảng Cộng sản Bungaria. Ảnh: Dimitar Kilkoff

Trụ sở cũ của Đảng Cộng sản Bulgaria:

Tòa nhà này được thiết kế khá kỳ lạ cả ở bên ngoài lẫn bên trong. Tổng thể tòa nhà giống một chiếc đĩa bay và là một biểu tượng về kiến trúc trong giai đoạn còn được sử dụng từ 1981-1991.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, tòa nhà bị bỏ hoang và đang xuống cấp nhanh chóng. Hiện tại, chính quyền Bulgaria đang có kế hoạch khôi phục lại công trình này.

Công viên Nara Dreamland từng được chọn làm địa điểm quay nhiều phim kinh dị của Nhật Bản. Ảnh: Suspiciousminds

Khu vui chơi bỏ hoang Nara Dreamland:

Nara Dreamland được lấy cảm hứng từ Disneyland ở California (Mỹ), mở cửa vào năm 1961 tại tỉnh Nara, Nhật Bản.

Vào thời kỳ hoàng kim, Nara Dreamland rất được du khách yêu thích do có nhiều nét tương đồng với Disneyland ở Mỹ.

Tuy nhiên, do gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh, khu vui chơi này dần ít khách đến thăm và buộc phải đóng cửa vào năm 2006.

Nhà mái vòm ở Florida:

Những cấu trúc mái vòm độc đáo được xây dựng vào năm 1981 trên đảo Marco, Cape Romano, ngoài bờ biển Florida (Mỹ).

Đây từng là căn nhà nghỉ mát của ông trùm sản xuất dầu mỏ Bob Lee trước khi rơi vào tình trạng đổ nát.

Hiện nay nhà máy này nằm trong số những điểm thu hút khách du lịch của Sorrento. Ảnh: Dale Tennyson

Nhà máy bỏ hoang, Italy:

Ở thị trấn Sorrento gần Naples, miền nam Italy, có một hẻm núi sâu, còn được gọi là “Thung lũng của các nhà máy”.

Tại đó, giữa thảm thực vật xanh tươi có những nhà máy cũ, hoạt động từ đầu những năm 900 và được sử dụng để nghiền bột.

Nhà máy bị bỏ hoang vào năm 1866 khi việc xây dựng quảng trường Tasso làm cô lập nhà máy, khiến độ ẩm gia tăng, và bị buộc phải đóng cửa.

Nhà ga trung tâm Michigan, Detroit, Mỹ. Ảnh: Chris Luckhardt

Ga trung tâm Michigan được xây dựng vào năm 1913 tại Detroit nhằm tạo ra một trung tâm vận tải công cộng mới.

Tuy nhiên, một số kế hoạch giám sát sai lầm đã dẫn đến sự suy giảm dần dần và đóng cửa năm 1988. Số phận của tòa nhà vẫn đang được quyết định, nhưng trong thời gian đó, đài đã xuất hiện trong một số bộ phim và video, bao gồm bộ phim 8 Mile của Eminem.

MINH HẢI (Theo boredpanda)

Đăng bởi: Huỳnh Tuấn

Từ khoá: 11 công trình bị bỏ hoang có vẻ đẹp ‘ma mị’ trên thế gian

Khám Phá Vẻ Đẹp Hoang Sơ Của Bản Ý Linh Hồ Sapa

Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn của núi trời, mây bay thì khi đi du lịch Sapa còn được trải nghiệm nét đẹp văn hóa mới mẻ của người dân vùng cao. Nổi tiếng cho nét đẹp về cuộc sống, văn hóa con người Sapa chính là bản Ý Linh Hồ – một bản yên bình, hoang sơ tĩnh lặng đến lạ thường.

Bản Ý Linh Hồ Sapa

Đường vào bản Ý Linh Hồ

Con đường dẫn vào bản Ý Linh Hồ quanh co với hai bên là những bông hoa dại nhưng vẫn muôn màu sắc. Nằm dưới chân núi Hoàng Liên hùng vỹ, hoang sơ. Ý Linh Hồ thơ mộng với tiếng suối chảy róc rách từ đầu nguồn chảy về.

Đến với bản Ý Linh Hồ khi đi tour du lịch Sapa, du khách sẽ cảm thấy thích thú với sự e thẹn của các cô gái H’mông xinh đẹp, những em bé vùng cao ngây ngô cùng vẻ đẹp thơ ngây. Từ thị trấn Sapa đi xuôi về phía Lao Chải, du khách sẽ nhìn thấy bản Y Linh Hồ dưới chân dốc, hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ.

Ý Linh Hồ là bản mà người dân tộc Dao sinh sống

Nguồn gốc tên gọi bản Ý Linh Hồ

Theo người ta kể lại, từ thời xa xưa thì đây là bản mà người dân tộc Dao sinh sống, do một người đàn ông có tên là Lý Lình Hồ khai phá. Sau dần một thời gian người Dao chuyển đi nơi khác, người Mông chuyển đến nơi đây để định cư nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi để tưởng nhớ người xưa.

Bản nằm cách xa đường chính, mà con đường vào bản lại phải cua gấp qua dốc, khúc khuỷu nên khác với những bản khác, nơi đây không có những tiếng ồn ào của xe cộ mà khung cảnh nơi đây lại thanh bình.

Bản Y Linh Hồ chia làm 2 bản nhỏ

Phân chi bản Ý Linh Hồ

Bản Y Linh Hồ chia làm 2 bản nhỏ: Ý Linh Hồ 1 và Ý Linh Hồ 2. Mỗi một thôn có 100 hộ dân. Người dân nơi đây sống chủ yến về trồng lúa, ngô , khoai sắn dần dần nơi đây được phát triển thay đổi  thu hút du khách, Ý Linh Hồ luôn nổi bật thu hút ánh nhìn bên dòng suối Mường Hoa xinh đẹp.

Từ đầu nguồn chảy về, dòng suối đã đổ đầy nước cho ruộng, đem cá tôm nuôi dưỡng cho cuộc sống con người nơi đây. Không những vậy, giờ đây vẻ đẹp của Mường Hoa đã tô điểm thêm nét quyến rũ cho Ý Linh Hồ trong lòng khách du lịch Sapa.

Khám phá bản khi đi du lịch Sapa

Khám phá bản trong chuyến du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm, du khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên, cảm nhận được cuộc sống yên bình, những ngôi nhà đơn sơ, những ruộng bậc thang xảnh thẳm, ngả vàng óng ánh khi lúa chín vào. Vào mùa lúa chín, Y Linh Hồ thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan và chụp ảnh cùng ruộng lúa chín.

Phong cảnh thiên nhiên ở bản Ý Linh Hồ

Vẻ đẹp hoang sơ của phong cảnh thiên nhiên ở bản Ý Linh Hồ không chỉ có ruộng bậc thang mà còn có núi Hoàng Liên Sơn, dòng suối Mường Hoa hiền hòa xinh đẹp. Dòng suối Mường Hoa chảy qua bản Ý Linh Hồ mang đến sức sống mới cho thiên nhiên nơi đây.

Hằng Nga

Đăng bởi: Út Nhỏ

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của bản Ý Linh Hồ Sapa

Loài Củi Mục Trên Miền Xứ Bỏ Hoang

Nhưng những gì tươi sáng sẽ là câu chuyện về sau. Còn trong giai đoạn đầu sống với B’lao, ngao du Dran, Đà Lạt, phải rời xa người tình nơi đất thần kinh thơ mộng và con đường sự nghiệp âm nhạc đầy hứa hẹn (năm 1959, ca khúc Ướt mi đã được Thanh Thúy trình bày khá nổi tiếng) xem ra là cực kỳ khó khăn với Trịnh.

Chàng trai 25 tuổi tự ví mình như “loài củi mục trên miền xứ bỏ hoang”.

Trong những bức thư tình gửi cho người tình Ngô Vũ Dao Ánh (tập Thư tình gửi một người[1]), chất chứa đầy ắp những dòng bi đát, đôi khi sướt mướt kể lể về những ngày mây mù, mưa dầm ở B’lao.

Phải thường xuyên lên xuống Đà Lạt vào những dịp cuối tuần hay các dịp tết Trung thu, Giáng sinh để tìm khuây, Trịnh Công Sơn thường dành hết thời gian để du ngoạn, đến phòng trà, la cà quán xá, sống hết mình trong thế giới rộn ràng để “cho bõ những ngày nằm dài-bị-hắt-hủi ở B’lao-sương-mù”.

Trong bức thư gửi Dao Ánh đề “Đà Lạt, 19-9-1964”, tức, 2 tuần sau khi đến thành phố cao nguyên, Trịnh viết:

“J’entends siffler le train[2] quấn chặt cổ anh như một loài rắn, quấn chặt thân anh, quấn chặt ngực anh – anh co mình ngồi im, tiếng hát Khánh Ly thả xuống, trải dài, chạy quanh vùng bóng tối Night Club, trói gọn anh vào một j’ai failli courir-vers-toi, j’ai failli – crier-vers-toi[3] và một tiếng hát khác nhỏ hơn – âm thầm lôi phăng anh đi về một vùng cao hơn, xa hơn có tiếng đàn guitare rất đục và vùng lá xanh non buổi chiều trong con mắt đốt bằng lửa mặt trời. Xin một chút trầm hưng cho cuối mùa hạ. Anh đã một phút quên đi những người bên cạnh Kim Vui – Đặng Tiến – Trịnh Cung.

Anh đưa Khánh Ly ra vùng đồi Đà Lạt mưa rơi nhỏ rồi Khánh Ly cũng mất dần trong khoảng tối trước mặt. Kim Vui lái DS 19 đưa chúng anh về. Trời Đà Lạt đã lạnh rồi đó Ánh. Trịnh Cung lên đón anh ở B’lao rồi cùng có mặt ở đây buổi chiều. Kim Vui lái Austin décapotable đưa chúng anh đi suốt những vùng đồi ở đây, uống cà phê và ăn cơm trên một quán lạ

lùng nằm vùi trong tận cùng thành phố. Cho bõ những ngày nằm-dài-bị-hắt-hủi ở B’lao-sương-mù (…)

Ánh ơi,

Đêm đã khuya khoắt như thế này tiếng hát vẫn còn đuổi theo. Ngày mai Khánh Ly sẽ hát những bản nhạc của anh mà Ly đã thuộc. Anh cũng sẽ nhờ Ly hát lại J’entends siffler le train để anh mang về vùng B’lao kể lại với sương mù ở đó. Hoa ở đây đẹp lắm nhưng anh không thể nào gửi về cho Ánh được.

Tiếc cho những dịp đi như thế này.

Trung Thu ở Đà Lạt người ra phố thật đông. Con gái ở đây má hồng.”

Có cả đời sống trôi dạt, tâm trạng khắc khoải quen thuộc của lớp thanh niên thời chiến, trôi dạt vô hướng. Thư đề ngày 28-9-1964:

“Thành phố ồn ào dưới kia. Căn phòng của anh Cung đầy những tranh, đĩa hát, sách báo, giấy tờ, mùng màn, quần áo. Chúng anh sống như thế đó, buồn phải không Ánh. Anh còn nhiều chuyện sẽ kể cho Ánh nghe nếu Ánh thấy thích về những ngày chúng anh sống chuồi mình về phía trước vừa rực rỡ vừa hẩm hiu. Lắm chuyện để tạo dựng nên mình buồn thảm.”

Những bức thư tình gửi cho Dao Ánh trong thời điểm này, Trịnh Công Sơn bộc bạch rõ nhất, chân thật nhất cái nhìn của một thanh niên có tâm hồn đa cảm, những rung động nghệ sĩ thực sự với Đà Lạt, một ý thức kiếm tìm nơi vùng đất này vừa là chốn lánh xa thời cuộc chiến tranh nhiễu loạn, vừa là một nơi để trốn thoát sự cô đơn và nỗi sợ lãng quên vây bủa.

Khoảng năm 1964, trên chuyến xe từ Đà Lạt trở về B’lao sau những ngày lang thang cùng bè bạn, chàng nhạc sĩ 25 tuổi viết Còn tuổi nào cho em, có những ca từ đầy ám ảnh về thời gian, tuổi trẻ: “Xin cho cô đơn vào tuổi này” hay “Còn tuổi trời hư vô”… Trên bản nhạc viết tay, thay vì ghi thuật ngữ tổng phổ thì tay nghệ sĩ si tình lại ghi: “dao ánh – sương mù”. Hay trong Tuổi đá buồn, một ca khúc khác cũng được viết ra trong thời điểm này, cũng mang cảm thức tương tự: “tuổi buồn như lá/ gió mãi cuốn đi/ quay tận cuối trời”…

Thời này, Trịnh Công Sơn còn viết cả truyện ngắn. Trong truyện, kẻ tình si có vẻ như dự cảm được cái kết không có hậu của cuộc tình mình đeo đuổi.

Ảnh 1: Chân dung Trịnh Công Sơn năm 1964. Đinh Cường ký họa.

Nhưng Đà Lạt lại mang đến cho anh một định mệnh khác. Trịnh Công Sơn gặp cô ca sĩ phòng trà có tên Nguyễn Thị Lệ Mai (nghệ danh Khánh Ly) để từ đó tân nhạc Việt Nam “không còn như cũ nữa”.

Tháng 3 năm 1965, trong một lần trở lại Đà Lạt để thu âm bản Xin mặt trời ngủ yên, do Khánh Ly hát, Trịnh viết: “Bản này thu băng để xem vào vở kịch Quê hương chúng ta của Bửu Ý hôm nào sẽ trình diễn ở đài. Vở kịch là một độc thoại của một người con trai trên chuyến xe lửa băng qua những miền đất chiến tranh của quê hương này và kể về một tình yêu đã mất, người con gái chết trong bom lửa của thời cuộc. Tiếng hát sẽ cất lên trong không khí đó”.

Trận mưa đá chiều 21-3 năm ấy khiến thành phố như bị phong kín trong màn tuyết trắng. Còn chàng trai si tình thì lại đang phân vân trước một chọn lựa mới của cuộc đời – anh vừa hay tin mình có tên trong khóa 20 của trường Bộ binh Thủ Đức:

Trịnh Công Sơn và bạn bè nghệ sỹ cùng thời tại Đà Lạt, mùa đông năm 1965. Ảnh: Tư liệu

Suốt hai năm 1964 và 1965, Trịnh Công Sơn hoàn toàn thuộc về cao nguyên. Đó là giai đoạn hạt giống ẩn mình trong đất, đầy khó nhọc để chịu thối rữa, rồi từ những góc đồi lạnh lẽo của ngày mù sương, đơm cho đất đai thêm một mầm xanh.

Hè năm 1966, những đêm nhạc Trịnh đầu tiên với những Ca khúc Da vàng mang tình tự dân tộc được cất lên trong không gian những trường học. Bắt đầu là sân trường Tư thục Việt Anh, sau đó là Viện Đại học Đà Lạt. Trịnh Công Sơn bấy giờ đã là một hiện tượng của âm nhạc miền Nam.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

(Lược trích từ cuốn Đà Lạt, một thời hương xa của Nguyễn Vĩnh Nguyên, NXB Trẻ ấn hành, 2023)

[1] NXB Trẻ, 2011.

[2] Tạm dịch: Đợi tiếng còi tàu của Richard Anthony, nổi tiếng giữa thập niên 1960, được nhiều thanh niên đô thị miền Nam yêu thích.

[3] Tạm dịch: “suýt nữa anh đã chạy về phía em/ suýt nữa anh đã khóc với em”

Đăng bởi: Võ Hồng Phong

Từ khoá: Loài củi mục trên miền xứ bỏ hoang

Vẻ Đẹp Của Bán Đảo Sơn Trà Và Những Nơi Không Thể Bỏ Qua

1. Tổng quan Bán Đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là “viên ngọc quý” mà thiên nhiên ban tặng cho miền trung Đà Nẵng. Với nhiều điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn Cờ, cảng Tiên Sa, bãi đá Obama, nơi check-in bậc nhất được giới trẻ ưa thích, cùng nhiều điểm đến hấp dẫn khác, nơi đây mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị như lặn ngắm rạn san hô, lướt ván, nhảy dù… hay lên núi cao nhìn xuống cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đỉnh Ốc cao nhất bán đảo gần 700m cùng đèo Hải Vân và vịnh Đà Nẵng.

Mảnh đất của bán đảo được phủ một màu xanh thẳm của rừng nguyên sinh rộng 4.439ha đất liền, dài 13km, cao trung bình 350m, hoà cùng màu xanh ngọc bích của nước biển Đông bao quanh. Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là lá phổi xanh khổng lồ của thành phố Đà Nẵng.

Bán đảo Sơn Trà nằm ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, cách trung tâm khoảng 10km. Nó sở hữu một vẻ đẹp rất huyền ảo trong làn sương lúc bình minh. Đi xe máy theo con đường ven biển Hoàng Sa, bạn sẽ khám phá toàn diện vẻ đẹp bán đảo Sơn Trà.

2. Cách di chuyển đến Bán Đảo Sơn Trà từ Đà Nẵng

Đường đến bán đảo Sơn Trà vô cùng thuận tiện và dễ dàng. Bạn có thể đi bằng phương tiện xe máy, xe taxi, hay xe ô tô nếu đi gia đình hay nhóm bạn. Hoặc bạn có thể đi theo tour để đến nơi. Nhưng dù đi phương tiện gì thì cũng có nhiều cung đường để đến bán đảo.

Nếu xuất phát từ miền Bắc, bạn có thể đi theo đường biển Nguyễn Tất Thành, qua cầu Thuận Phước sẽ đến được bán đảo Sơn Trà.

Nếu xuất phát từ miền Nam, bạn có thể đi dọc theo đường biển Trường Sa, đến Võ Nguyên Giáp. Tiếp tục chạy thẳng theo đường Hoàng Sa là có thể đến Sơn Trà bán đảo.

Ngoài ra, còn có nhiều cung đường khác để đến được nơi bán đảo. Bạn có thể xuất phát từ trung tâm thành phố, đi qua cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý hoặc cầu sông Hàn tới ven biển. Sau đó, đi dọc đường Võ Nguyên Giáp về phía Đông Bắc là có thể gặp được điểm đến tại đó.

CГі thб»ѓ di chuyб»ѓn theo Д‘Ж°б»ќng biб»ѓn HoГ ng Sa, TrЖ°б»ќng Sa Д‘б»ѓ Д‘бєїn bГЎn Д‘бєЈo SЖЎn TrГ

Bán đảo Sơn Trà là nơi có giao thông vô cùng thuận tiện, vừa giáp thành phố, vừa giáp biển nên ngoài phương tiện xe máy, oto, du khách còn có thể khám phá Sơn Trà bằng đường sông, đường biển. Vừa có thể đi, vừa có thể khám phá vẻ đẹp của biển Mỹ Khê  hùng vĩ nơi đây.

Nếu đi bằng đường thủy, bạn sẽ xuất phát từ các bến tàu sông Hàn đi theo hướng về cảng Tiên Sa. Trên đường đi bạn có thể “một công đôi chuyện” được khám phá Bãi Đá Đen hay khu du lịch Bãi Cát Vàng với ánh nhìn cận nhất.

Một trong những cảm giác thú vị nhất khi tham quan ở đây là du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của bán đảo Sơn Trà bằng trực thăng. Nhìn từ trên cao xuống, toàn cảnh Sơn Trà như thu gọn hết vào tầm mắt một màu xanh của núi rừng.

3. Nên đi Bán Đảo Sơn Trà vào thời điểm nào?

Khí hậu ở bán đảo Sơn Trà rất rõ rệt 2 mùa khô và mùa mưa. Mùa khô ở Đà Nẵng thường bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 8. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để tham quan bán đảo, vì là mùa du lịch và mùa cao điểm Đà Nẵng. Bạn có thể lên kế hoạch cho cả gia đình, nhóm bạn để đến đây thư giãn sau những ngày làm việc, học tập mệt mỏi.

Thời gian này, thời tiết có nắng đẹp, khô ráo, mát mẻ, thoáng đãng, ít có bão. Những tháng từ cuối tháng 9 đến tháng 11 sẽ là những tháng của mùa mưa, thường có bão, sương mù nhiều, gây khó khăn khi di chuyển. Nếu bạn đi vào thời điểm này sẽ là một bất tiện cho bạn vì không thể đi chơi tham quan được mà chỉ mãi nằm trong khách sạn thôi.

4. Những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Bán Đảo Sơn Trà

Sơn Trà thuộc đất miền trung, nơi có rất nhiều những danh lanh thắng cảnh có vẻ đẹp hữu tình, nên thơ, con người miền trung thân thiện mà nhiệt tình cũng tạo nên một bức tranh đẹp toàn diện. Bán Đảo Sơn Trà được bao bọc bởi những dãy núi xanh ngắt, như cái tên mà nó được đặt là “viên ngọc quý”. Bởi sự có mặt của Sơn Trà như góp một phần công to lớn trong việc tạo nên một bức tranh thiên nhiên say đắm lòng người.

4.1 Chùa Linh Ứng

Tọa lạc tại khu vực Bãi Bụt của bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 18km, là địa điểm linh thiêng nổi tiếng nhất của Đà Nẵng.

Chùa Linh Ứng có kiến trúc rất tinh xảo, rộng lớn, bao gồm nhà tổ, tăng đường, thư viện, chánh điện, giảng đường … Ngôi chùa là được kết hợp hài hoà giữa nét đẹp trung cổ và hiện đại.

ChГ№a Linh б»Ёng khu vб»±c BГЈi Bụt, SЖЎn TrГ

Điểm nhấn quan trọng và nổi bật nhất chùa Linh Ứng chính là tượng đài Phật Quan Thế Âm cao 67m. Đây được phong là bức tượng lớn nhất Việt Nam. Tượng Phật Quan Thế Âm ở chùa Linh Ứng có lưng hướng vào núi, đôi mắt hướng ra biển khơi rộng lớn, một tay bắt ấn, tay kia cầm bình nước cam lồ ban phước lành cho nhân gian. Đây cũng là một trong những nơi được du khách ưa chuộng nhất khi đến đảo Sơn Trà để cầu bình an, đồng thời ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao.

Tượng đài Mẹ Quán Thế Âm ở chùa Linh Ứng

4.2 Đỉnh Bàn Cờ

Điểm tiếp theo là đỉnh Bàn Cờ, không chỉ nổi tiếng với tương truyền về các tiên nữ thời xa xưa hay giáng trần để tắm, chơi đùa và gắn liền với truyền thuyết ván cờ của 2 tiên ông. Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, có 2 tiên ông ngồi trên đỉnh núi Sơn Trà đánh cờ, nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng bại. Rồi đến một ngày nọ, do lơ là ngắm nhìn những tiên nữ giáng trần xuống bãi biển để tắm, một tiên ông đã đi sai một nước cờ, tranh thủ cơ hội này tiên ông còn lại chốt nhanh nước cờ thắng và vui vẻ bay về trời. Để lại tiên ông là Đế Thích ngồi trầm ngâm suy nghĩ mãi chẳng tìm ra lý do thua ván cờ đó. Từ đó người dân đặt tên nơi đây là đỉnh Bàn Cờ.

Đỉnh bàn cờ như chốn bồng lai tiên cảnh như đúng trong truyền thuyết mà không thể dùng từ ngữ nào có thể diễn tả được nét đẹp của nó . Đứng trên đỉnh Bàn Cờ, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Sơn Trà Đà Nẵng một cách trọn vẹn nhất. Thả mình bay bổng cùng thiên nhiên rực rỡ, bao la đến bất tận, không nỡ rời mắt. Đỉnh bàn cờ không chỉ đẹp huyền ảo vào lúc sáng tinh mơ, sương còn phủ mà còn biến đổi nét mê hoặc lúc chiều buông…

4.3 Cảng Tiên Sa

Cảng Tiên Sa nằm trong vịnh Đà Nẵng, nằm ngay chân cầu cảng Tiên Sa, cách thành phố chừng 10km. Đây là cảng biển nước sâu tự nhiên ở mức sâu nhất là 12m; có bến đỗ container với hệ thống kho bãi, đê chắn sóng, thiết bị chuyên dụng hiện đại, phục vụ giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế, du lịch. Khu du lịch sinh thái Tiên Sa là một điểm đến hấp dẫn và thú vị mà bất cứ ai đến đây đền không thể bỏ qua. Cảng Tiên Sa là cửa ngõ chính ra biển Đông. Chính vì vậy mà cảng luôn tấp nập hoạt động giao thương ra vào. Đứng trên bến cảng, du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, tham gia những  trò chơi vô cùng hấp dẫn. Đây cũng là một trong những địa điểm lý tưởng ở bán đảo Sơn Trà để tổ chức cắm trại.

Cảng Tiên Sa – Nơi giao thương kinh tế

4.4 Trạm Rada 29 – Mắt thần Đông Dương

Rada 29 là trạm Rada kiểm soát không lưu và cảnh báo trên bán đảo Sơn Trà, bao trùm toàn bộ vịnh Bắc Bộ, không phận của Lào và Campuchia. Nằm ở độ cao 621m so với mực nước biển, trên đỉnh Mắt thần Đông Dương luôn được che phủ bởi mây trắng.

4.5 Cây đa cổ ngàn năm

Cây đa ngàn năm hay còn gọi là “Bách niên đại thụ” là một trong những điểm đến tuyệt vời ở núi Sơn Trà mà du khách không nên bỏ lỡ. Cây cổ thụ này nằm ngay trên lối rẽ khác cùng tuyến đường lên đỉnh Bàn Cờ tại tiểu khu 63 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Theo báo cáo của ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà, cây đa ngàn năm có số tuổi đến hơn 800 năm, là cây đại thụ lớn nhất Việt Nam có chu vi 10m thân cây, có 26 rễ phụ và chiều cao mỗi rễ khoảng 25cm. Cây đa này được coi như một di sản của thành phố Đà Nẵng. Với những tán lá khổng lồ xoè rộng, cây đa ngàn năm là nơi nghỉ chân tựa lưng của du khách sau những giờ tham quan mệt mỏi.

Bên cạnh đó còn có các hoạt động thể thao chơi ở biển như lặn ngắm rạn san hô, lướt ván, nhảy dù,… cùng thêm nhiều hoạt động trải nghiệm mạo hiểm khác.

Lбє·n ngбєЇm rбєЎn san hГґ б»џ bГЈi biб»ѓn bГЎn Д‘бєЈo SЖЎn TrГ

Vẻ đẹp của bán đảo Sơn Trà qua lăng kính khách du ngoạn mang nét mênh mông, hùng vĩ mà cũng không kém phần hấp dẫn, huyền ảo, mê hoặc khi nhìn từ trên cao. Tạo hóa thật “có tâm” khi ban tặng cho bán đảo Sơn Trà một vẻ đẹp như thế, luôn hút lòng người đặt chân đến. Hãy dành 1 chút thanh xuân để trải nghiệm, khám phá mạo hiểm ở nơi đây bạn sẽ có một tuổi trẻ thật đáng nhớ. Nếu mệt mỏi quá giữa thành phố sống chồng lên nhau thì cùng xách ba lô lên và đi nào!

Đăng bởi: Hân Hân

Từ khoá: Vẻ đẹp của bán đảo Sơn Trà và những nơi không thể bỏ qua

Những Mùa Hoa Bị Bỏ Lỡ

Dịch bệnh khiến hoạt động du lịch buộc phải hủy bỏ, trong khi những mùa hoa khắp trong, ngoài nước vẫn khoe sắc theo vòng quay của đất trời.

Du lịch khắp Việt Nam ngắm những mùa hoa bị bỏ lỡ

Hoa sưa gắn liền với thời gian chuyển mùa, từ đông sang xuân. Năm nay, do thời tiết thất thường, nắng ấm sau những ngày lạnh giá nên hoa sưa nở từ cuối tháng 2, sớm hơn hàng năm. Hoa sưa mọc thành chùm, kích thước mỗi bông 7 – 9 mm, mùi thơm nhẹ. Mỗi năm, sưa chỉ nở một lần, kéo dài khoảng một tuần. Hà Nội hiện có hơn 1.400 cây sưa, được trồng nhiều ở trên đường Trần Hưng Đạo, Thanh Niên, hồ Giảng Võ, công viên Thống Nhất… Ảnh: Giang Trịnh.

Tháng ba, trên nhiều con phố ở Hà Nội lại thơm nhè nhẹ mùi hoa bưởi từ những quầy, gánh hàng hoa chậm rãi đi khắp phố phường. Hoa bưởi mang vẻ ngoài mộc mạc nhưng hương thì nổi trội, chưa thấy hoa nhưng đã có thể cảm nhận được mùi thơm thanh khiết. Người Hà Nội có thói quen mua hoa bưởi về đặt lên đĩa thắp hương, cắm trong lọ nhỏ, ướp trà, nấu chè hoặc gội đầu. Ảnh: hachi8.

Hoa ban là một trong những biểu tượng của vùng Tây Bắc. Địa phương nổi tiếng với những rừng ban nở trắng đồi núi trong tháng 3 là Sơn La và Điện Biên. Du khách có thể bắt gặp mùa hoa khi chạy xe trên nhiều tuyến đường ở hai địa phương này. Năm nay, lễ hội hoa ban (Điện Biên) cũng bị dừng tổ chức vì Covid-19. Ở Hà Nội, hoa ban được trồng nhiều nhất là khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số tuyến đường như Điện Biên Phủ, Thanh Niên, Trần Phú. Ảnh: Ngọc Thành.

Hoa gạo rất quen thuộc với các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, thường được trồng ở đầu làng hay giữa cánh đồng. Trong mùa hoa, cây rụng hết lá, chỉ có những bông hoa đỏ rực trên cành, nổi bật trên nền trời. Hoa gạo nở có 5 cánh, mùa hoa kéo dài gần một tháng và rụng dần trước khi cây ra lá non. Còn có tên gọi khác là mộc miên hay pơ lang, nhiều địa phương khác cũng nổi tiếng với mùa hoa gạo như Hà Giang (ven sông Nho Quế), Sơn La, Huế, Quảng Ngãi. Ảnh: Kelvin Long.

Phượng tím thường nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, mang đến vẻ đẹp dịu dàng, man mác buồn ở Đà Lạt. Đây cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam trồng phượng tím trên đường phố. Địa điểm được nhiều người “săn hoa” tìm đến nhất là cây phượng cổ thụ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, gần chợ Đà Lạt. Các điểm du lịch nổi tiếng khác của phố núi có hoa phượng tím là hồ Xuân Hương, Thiền viện Trúc Lâm và thung lũng Tình yêu. Ảnh: Trần Quang Anh.

Hoa cà phê là nét đặc trưng của Tây Nguyên. Mỗi năm hoa thường nở khoảng 2-3 đợt, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mỗi đợt dài từ 7 đến 10 ngày nên không phải khách du lịch nào cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng. Nhiều nơi trồng cây cà phê, nhưng Pleiku (Gia Lai) và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là nơi có những rừng hoa cà phê lớn nhất. Chỉ qua một đêm, những cánh rừng cà phê xanh chuyển hoa trắng dưới bầu trời trong xanh và cái nắng dịu nhẹ. Hoa cà phê nở thành từng chùm, mùi hương dịu nhẹ lan toả, quyến rũ ong bướm khắp nơi bay về hút mật. Ảnh: Phong Vinh.

Theo Kiều Dương/ Vnexpress

Đăng bởi: Phương Nguyễn

Từ khoá: Những mùa hoa bị bỏ lỡ

Khám Phá Khách Sạn Bỏ Hoang Đầy Ám Ảnh Ở Indonesia

Khách sạn không tên được xây dựng trên vùng cao nguyên của đảo Bali, gần ngôi làng Bedugul cách TP. Denpasar, Indonesia khoảng 50 km.

Khách sạn không tên được xây dựng trên vùng cao nguyên của đảo Bali, gần ngôi làng Bedugul cách thành phố Denpasar, Indonesia khoảng 50km.

Nhiếp ảnh gia người Pháp Romain Veillon đã ghi lại hình ảnh về một khách sạn bị bỏ hoang hơn một thập kỷ trên cao nguyên ở Bali, Indonesia. Những bức ảnh này nằm trong bộ ảnh “Khách sạn ma quái” được thu thập từ những địa điểm bị bỏ hoang khắp thế giới.

Theo nhiếp ảnh gia, khách sạn này chưa được đặt tên vì chưa bao giờ được xây xong và đi vào hoạt động.

Khách sạn này nằm gần ngôi làng du lịch nổi tiếng Bedugul, cách thủ phủ Bali là Denpasar khoảng 48km.

Bên trong khách sạn mang một bầu không khí đáng sợ. Nội thất của khách sạn đã xuống cấp do bị bỏ hoang lâu ngày. Người dân địa phương cũng không biết nhiều thông tin về công trình này.

Một trong những câu chuyện kể rằng tất cả khách tại khách sạn đột ngột biến mất trong một đêm, và hiện giờ những hồn ma của họ đang ám nơi này.

Hướng dẫn viên địa phương đã đưa Veillon tới khách sạn, nhưng anh bị bỏ lại tại cổng và phải khám phá công trình bỏ hoang một mình.

Các công trình của khách sạn đã bị thiên nhiên xâm lấn. Cây dại mọc khắp nơi tạo ra bầu không khí lạnh lẽo trong khuôn viên khách sạn.

Nhiếp ảnh gia Romain Veillon nói: “Dù không thể biết sự thật về khách sạn, nhưng bạn vẫn có cảm giác có chuyện gì đó từng xảy ra ở đây”.

“Mùi, bụi, cây dại và mốc khiến chúng ta cẩm thấy mọi thứ ở đây đã kết thúc và trở về với đất”, Veillon nói.

Veillon từng đi nhiều nơi trên thế giới để ghi lại hình ảnh về những công trình hoang phế. Anh giải thích rằng mình luôn bị những hình ảnh đó mê hoặc. Anh cho rằng những nơi bỏ hoang bị thời gian đóng băng, và cho phép ta tưởng tượng ra cuộc sống từng diễn ra như thế nào ở đó.

Khách sạn với nhiều chi tiết trang trí kỳ dị, bầu không khí ma mị, và thảm thực vật bao phủ khắp mọi nơi, khiến Veillon bị choáng ngợp

Sau nhiều năm bị lãng quên, khách sạn đã trở nên xuống cấp trầm trọng. Khách sạn rộng lớn bị cỏ dại lấn chiếm và bầu không khí kỳ lạ bao trùm khắp không gian.

Ngay khi Veillon rời khỏi khách sạn, một lớp sương mù dày đặc nuốt chửng lấy khu vực. Nhiếp ảnh gia đã tận dụng sương mù để chụp thêm vài bức ảnh đẹp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Veillon đã không nhìn rõ mọi thứ ngoài khoảng cách 5 bước chân.

Romain Veillon nói: “Những hồn ma đã quay về nhà của chúng và đã đến lúc tôi phải rời đi”.

Đăng bởi: Thủy Tiên Nguyễn

Từ khoá: Khám phá khách sạn bỏ hoang đầy ám ảnh ở Indonesia

Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Công Trình Bị Bỏ Hoang Có Vẻ Đẹp ‘Ma Mị’ Trên Thế Gian trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!