Xu Hướng 10/2023 # 4 Sai Lầm Cần Tránh Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt # Top 15 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 4 Sai Lầm Cần Tránh Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 4 Sai Lầm Cần Tránh Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không nên cho trẻ bị sốt uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ. Nhiệt độ ở khoảng  37,5-38,5 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch nên chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Việc bù nước và điện giải là rất quan trọng cho trẻ bị sốt. Tuy nhiên đã có trường hợp trẻ bị ngộ độc muối, rối loạn điên giải khi uống phải dung dịch Oresol pha quá đặc. Khi pha quá đặc, người lớn uống thấy mặn có thể nhổ ra ngay nhưng trẻ nhỏ thì vẫn uống bình thường nên phụ huynh khó phát hiện.

Vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha của gói thuốc về lượng nước phù hợp. Cụ thể, nếu gói bột hướng dẫn pha với 200ml, cần pha đủ 200ml nước; hướng dẫn pha với 500ml, phải pha đủ với 500ml nước hoặc pha 1 lít phải đủ 1.000ml mới đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ. Lưu ý là không nên chia gói bột điện giải ra làm nhiều phần. Pha như vậy sẽ làm sai lệch tỷ lệ các chất có trong gói thuốc.

Ly dung dịch điện giải sau khi pha chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ. Dung dịch đã pha quá 24 giờ dù không uống hết cũng nên bỏ đi

Nên dùng nước đun sôi để nguội để khuấy tan hoàn toàn gói bột trong nước.

Không pha gói bột điện giải trong nước khoáng, bởi vì trong các loại nước khoáng đã có sẵn các thành phần muối làm sai lệch nồng độ của thuốc.

Có 2 loại thuốc phổ biến dùng để hạ sốt hiện nay là paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên không nên dùng ibuprofen để hạ sốt khi chưa biết nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Nếu trẻ bị sốt xuất huyết, việc dùng ibuprofen sẽ làm tình trạng xuất huyết nặng thêm. Tốt nhất vẫn nên dùng paracetamol để hạ sốt ở trẻ.

Phụ huynh cũng nên tuân thủ khoảng cách liều của thuốc hạ sốt. Với paracetamol, dùng 4-6 tiếng 1 lần, trong khi ibuprofen là 6-8 tiếng.

Không tự ý dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 10-15mg/kg cân nặng, còn ibuprofen là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Cũng không được xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng co giật khi trẻ bị sốt vì không đem lại hiệu quả mà còn gây nhiều tác dụng phụ. Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc.

Chườm lạnh có thể khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi, làm bệnh trầm trọng thêm. Thay vào đó khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ. Đặc biệt nên lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn. Hạn chế lau ở ngực vì tăng nguy cơ nhiễm lạnh và viêm phổi.

Cứ cách 2-3 phút thay khăn một lần để lau cho trẻ hạ nhiệt. Phụ huynh phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước, tránh để nước nguội lạnh.

Trẻ bị sốt có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nếu các bậc phụ huynh không có cách chăm sóc đúng cách. Bài viết trên giới thiệu đến các bạn 4 sai lầm thường gặp mà các bạn cần tránh khi trẻ bị sốt để bạn có cách xử lý hiệu quả, an toàn đối với trẻ. 

Những Sai Lầm Khi Ăn Trái Cây Mà Có Thể Bạn Không Biết

Trái cây rất cần thiết cho sức khỏe của con người nhưng nếu như mắc phải những sai lầm khi ăn trái cây sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi vậy chúng ta cần phải cẩn thận.

Không ăn quá nhiều trái cây

Ăn trái cây nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như: tuổi tác, thể trạng, loại trái cây,… Nhưng thông thường chúng ta có thói quen ăn nhiều trái cây một lúc, nhưng đó là thói quen không tốt, theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn khoảng 2 phần trái cây, mỗi phần bằng khoảng 1 chén. Nhưng con số đó không hề quy chuẩn cho bất cứ một ai bởi vì số lượng tiêu thụ trái cây còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Lựa chọn trái cây không phù hợp

Cách lựa chọn loại trái cây phù hợp quan trọng, nếu như ăn trái cây không phù hợp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày. Chẳng hạn như có một số loại trái cây không phù hợp khi đang đói bụng. Chẳng hạn như không nên ăn chuối lúc đói bụng sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Không mua trái cây hữu cơ

Trái cây hữu cơ có giá thành hơi đắt nhưng trái cây hữu cơ ít sử dụng thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Vì vậy nên mua trái cây hữu cơ để không bị ngộ độc và cung cấp đủ chất dinh dưỡng tích cực.

Không ăn vỏ

Có một số loại trái cây nếu như bỏ vỏ thì giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm xuống. Chẳng hạn như vỏ táo có chứa nhiều Vitamin A, C và chất xơ, cho nên những ai có thói quen ăn táo bỏ vỏ là sai lầm.

Không để quá lâu sau khi gọt vỏ

Hoa quả đã được gọt và bổ xong phải sử dụng ngay, nếu không trái cây sẽ bị chất dinh dưỡng và Vitamin.

Ăn kèm trái cây với một số loại thực phẩm bị kỵ nhau

Có một số loại trái cây mà khi ăn kèm với một số loại thực phẩm khác sẽ gây đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ví dụ như không nên ăn quýt trước và sau khi uống sữa khoảng một giờ đồng hồ vì rất có thể sẽ làm cho dịch quýt bị đông lại và dĩ nhiên việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng gặp khó khăn.

Chỉ sử dụng nước ép

Nhiều người cho rằng việc uống nước ép có thể thay thế cho việc ăn trái cây tươi nhưng thật ra không nên như vậy vì nước ép đã mất đi một lượng chất xơ khá dồi dào. Các bạn nên kết hợp giữa uống nước trái cây và ăn trái cây tươi để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhiều người ăn trái cây thay cơm

Đó là sai lầm trong khi ăn trái cây vì trong trong cây có chứa 85% nước, protein chỉ chứa 1% và chất béo thì lại rất hiếm có. Như vậy không thể nào có thể đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể được. Vì vậy mà không nên có ý định ăn trái cây thay cho cơm.

Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm

Lượng đường và chất xơ trong có trong trái cây gây nên cảm giác no và đầy hơi, khó tiêu. Sau khi ăn cơm no mà lại ăn thêm trái cây sẽ làm khó tiêu, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường thì lại càng không nên ăn trái cây ngay sau bữa cơm.

Chỉ nên ăn trái cây đã chín

Trái cây chỉ thật sự ngon, ngọt và thơm khi chín muồi, vì vậy các bạn nên để trái cây thật chín rồi mới ăn, không nên ăn khi quả còn xanh hoặc chưa chín hẳn. Có những loại quả nếu như ăn khi còn xanh sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng nguy hiểm.

Theo Dinhduong.online tổng hợp.

12 Sai Lầm Trong Cách Dạy Con Có Thể Làm Hỏng Tương Lai Của Trẻ

Tất cả chúng ta đều muốn con cái mình lớn lên trở thành một người hạnh phúc và thành công. Vì vậy, trong hành trình nuôi dạy con, chúng ta dùng nhiều biện pháp giáo dục, áp dụng nhiều quan điểm để hi vọng mục tiêu của mình sẽ thành hiện thực. Thông thường, chúng ta dạy con cái lắng nghe lời người lớn, tập trung vào việc học… Nhưng có lẽ không nhiều cha mẹ hiểu được rằng đôi khi chính điều bạn đang dạy con lại mang lại tác hại xấu nhiều hơn là tốt trong tương lai. Sau dây là những sai lầm trong cách dạy con có thể làm hỏng tương lai của trẻ bố mẹ nào cũng nên tránh.

Cha mẹ thích đàm phán

Cha mẹ luôn có thói quen để những đứa con của mình “mặc cả” về hình phạt khi chúng phạm lỗi. Sau nhiều lần như vậy, chúng sẽ không còn sợ về hậu quả cho hành vi của chúng, đó chính là lúc chúng đã “bắt thóp” được bạn.

Đừng để  trẻ thay đổi qui tắc hay đàm phán về những hình phạt mà bạn đưa ra, sự rõ ràng và cương quyết của bạn buộc bọn trẻ có trách nhiệm với hành vi của chúng.

Cha mẹ hay la mắng con

Cha mẹ thích đàm phán

Sự mệt mỏi từ công việc và những mối quan hệ hằng ngày làm bạn cảm thấy khó chịu và áp lực, khiến bạn dễ dàng tức giận, hét lên, thậm chí quát mắng con vô cớ. Bạn đang mất kiểm soát với chính mình và khi đó trẻ sẽ “học tập” sự nóng giận và mất kiểm soát của bạn .

Nếu bạn mắc phải lỗi này thì bạn cần học cách tiết chế cảm xúc của mình lại. Mọi thứ xung quanh từ công việc cho đến những đứa trẻ của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho chính mình tốt hơn.

Cha mẹ hay la mắng con

Không quan tâm đến việc học của con

Cha mẹ hay la mắng con

Trường học là nơi bọn trẻ dành nhiều thời gian hơn bất cứ nơi đâu khác ngoài gia đình, đây chính là nơi chịu trách nhiệm không nhỏ trong việc định hình nhân cách con trẻ. Vậy tại sao bạn lại dửng dưng, không quan tâm đến những gì diễn ra tại đó? Vì bạn mệt, vì bạn không hiểu về sư phạm, vì bạn bận, vì công việc của bạn quá căng thẳng?

Thiếu kỷ luật

Không quan tâm đến việc học của con

Bố mẹ lười biếng trong việc đặt ra kỷ luật dạy dỗ con mình cũng có nghĩa họ đã tạo ra một “tên quỷ nhỏ” cho người thân, thầy cô và bạn bè của bé. Đừng để con xem ngôi nhà như một “hành tinh nhảy” cả, bởi như thế, bé sẽ đối xử với ngôi nhà chẳng khác nào một đồ chơi của mình và mặc sức mà quậy phá tanh bành. Trẻ con nên được dạy dỗ để đối xử tốt không chỉ với mọi người mà còn với cả đồ vật. Có những đứa bé ngỗ nghịch đến mức thường xem chiếc ghế so-fa đắt tiền trong nhà như tấm bật lò xo và trêu chọc bạn bè bằng những từ ngữ rất tệ… Nếu bạn không răn đe, kỷ luật con mình, thì một ai khác sẽ làm điều đó và như thế chẳng hay chút nào.

Không thực hiện đúng lời hứa

Thiếu kỷ luật

Khi răn đe con rằng chúng sẽ bị phạt nếu cứ làm việc A hay việc B, hoặc đã hứa hẹn gì với con, bạn hãy theo đến cùng lời nói của mình. Cả việc hứa thưởng lẫn hứa phạt, nếu không được thực hiện thì đều không hay. Hãy để con hiểu thế nào là “đã nói là làm”, thế nào là chữ tín. Nếu bạn không giữ lời, con sẽ cho rằng những gì bạn nói chẳng có gì là nghiêm túc cả, và thế thì làm sao bạn dạy được con mình đây?

Không thực hiện đúng lời hứa

Chiều con quá mức

Không thực hiện đúng lời hứa

Không có gì phải nghi ngờ việc cha mẹ luôn yêu thương con cái và mong muốn cho con những điều tốt đẹp nhất mà họ chưa có được. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp, mục đích tốt đẹp ban đầu “cho con yêu tất cả” đã kết thúc bằng việc làm hỏng đứa trẻ, đến mức chúng chẳng bao giờ hài lòng về những gì mình đang có, lúc nào cũng đòi hỏi và không bao giờ chịu cố gắng hay suy nghĩ vì người khác.

Áp đặt con

Chiều con quá mức

Trẻ con dù còn bé nhưng vẫn đã là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước, và một tương lai riêng. Cha mẹ không nên hướng cách ăn mặc như người lớn lên trẻ con. Chỉ vì giấc mơ được giàu có của cha mẹ, không có nghĩa là họ để đứa con gái bốn tuổi của mình ăn mặc như một “quý bà thành đạt”; tương tự như việc đàn hay, vẽ giỏi – đó là thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc đã phải là ý thích của con. Tất nhiên bạn hãy dạy con về đam mê, giới thiệu cho con về cuộc sống, nhưng hãy tôn trọng lựa chọn của con chứ đừng nên chủ quan nghĩ điều gì là tốt mà bắt con mình phải theo.

Áp đặt con

Mong muốn quá mức

Áp đặt con

Nếu nhà bạn ra ngoài dùng bữa tối, và bạn mong muốn đứa con mới hai tuổi của mình ngồi yên và ăn nghiêm túc như người lớn, bạn đã tự tạo nên thất vọng cho mình. Cũng như thế, nếu bạn mong con trở thành một ngôi sao bóng đá trong khi bé chỉ cân nặng 45kg và thích chơi đàn, thì hãy điều chỉnh lại kỳ vọng của mình. Đừng đặt ra cho con và cho chính bạn những kỳ vọng không thực tế. Sự kỳ vọng duy nhất cha mẹ nên có là: Mong muốn các con được hạnh phúc..

Không biết cách dạy con tính tự lập

Mong muốn quá mức

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình đến tận răng, và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ việc dọn phòng ốc cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương… Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn, mà ngược lại, bạn đang yêu con rất nhiều.

Không giúp con hiểu về trách nhiệm

Không biết cách dạy con tính tự lập

Không nên để trẻ có suy nghĩ bé sẽ nhận được tiền khi làm các việc lặt vặt trong nhà. Một số ý kiến cho rằng tiền thưởng là một cách rất hay để… khuyến khích trẻ làm nhiều việc hơn. Nhưng nhà không phải là khách sạn, bố mẹ nên giúp con ý thức được rằng bé là một phần của gia đình và cần đỡ đần bố mẹ. Nếu một đứa trẻ đã sớm không có trách nhiệm, làm sao có thể hi vọng khi chúng lớn lên có thể giữ được công việc hoặc thậm chí hoàn thành việc học tại trường? Vậy nên hãy giao cho con những việc phù hợp với tuổi của bé như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát… Bố mẹ hãy đảm bảo rằng con không phải làm việc quần quật như nô lệ nhưng cũng không thảnh thơi như chỉ là khách trong nhà.

Không làm một người chồng/ vợ tốt

Không giúp con hiểu về trách nhiệm

Cách cha mẹ đối xử với nhau rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ ở một đứa trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang lớn. Nếu các bạn đối xử không tốt với nhau, hoặc nếu các bạn chọn cách giải quyết mọi việc bằng cách gào thét vào mặt nhau, đồng nghĩa với việc các bạn đang đẩy con mình vào cách giải quyết tương tự. Con trẻ thường học bằng cách nhìn việc bố mẹ làm hơn là nghe nói suông. Vậy nên bạn, với tư cách là người làm bố mẹ, hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và sự tôn trọng, để đứa trẻ cảm nhận được giá trị và tình cảm gia đình, giúp bé cảm thấy gia đình là một tổ ấm an toàn cho bé.

Khen ngợi con quá mức

Không làm một người chồng/ vợ tốt

Bố mẹ nào cũng đều muốn giúp con mình sống tốt và tự tin, nhưng điều này đôi khi thường bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ sự tự tin là tốt, nhưng không phải bằng cách khen ngợi quá lên mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Bạn hãy thể hiện sự công nhận những cố gắng và kết quả tốt mà con đạt được, nhưng hãy có chừng mực đủ để con có động lực tiếp tục phát huy chứ không phải cảm thấy mình hơn người.

Khen ngợi con quá mức

Bạn được cuộc sống trao tặng một món quà – con bạn! Giữa những bộn bề của cuộc sống, đôi khi chúng ta quên mất rằng niềm vui đến từ những đứa con của mình. Hãy làm cho thời gian bên nhau của bạn và con thật đặc biệt, và hãy biết cách để hướng con bạn đến một tương lai tốt đẹp nhất.

Đăng bởi: Xuân Thành Nghiêm

Từ khoá: 12 Sai lầm trong cách dạy con có thể làm hỏng tương lai của trẻ

Chăm Sóc Sau Khi Xăm Hình Để Vết Thương Mau Lành Và Không Bị Mủ

Xăm hình là một trào lưu làm đẹp ngày càng được yêu thích nhưng bạn đã biết cách chăm sóc sau khi xăm hình để vết thương mau lành và không bị mủ chưa? 1. Cách chăm sóc khi mới xăm Tuân thủ hướng dẫn của thợ xăm Không tháo băng gạc từ 2-4 giờ sau khi xăm

Sau khi xăm, người thợ sẽ làm sạch vùng da xung quanh, thoa thuốc mỡ chống vi khuẩn và dùng băng gạc hoặc màn che phủ hình xăm lại để bảo vệ vết thương sau xăm khỏi vi khuẩn và bụi bẩn. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ lời khuyên của các thợ xăm đó là không tháo lớp băng gạc là từ 4 – 6 giờ đồng hồ khi xăm xong.

Chăm sóc nhẹ nhàng khu vực xăm sau khi gỡ băng gạc

Khi gỡ băng gạc, bạn nên rửa lại vết thương bằng nước ấm với loại xà phòng loại nhẹ, công dụng kháng khuẩn và không chứa hương liệu. Sau đó, bạn gạt đi những vết máu, huyết tương, vết mực nhẹ nhàng bằng tay và lấy khăn sạch thấm khô.

Hình mới xăm cần được chăm sóc

Bạn thực hiện bước này 3-5 lần/ngày cho tới khi vết xăm lành hẳn là được. Ngoài ra, nhất định không trực tiếp rửa hình xăm dưới vòi nước nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến chất lượng mực.

Bôi thuốc mỡ sau khi vùng xăm khô

Sau khi hình xăm khô, bạn bôi 1 lượng thuốc mỡ thật mỏng sao cho đủ bóng hình xăm, sau đó thoa đều đến khi phần kem thẩm thấm vào da. Bạn thực hiện bước này 3-5 lần/ngày cho tới khi hình xăm bắt đầu bong vảy.

2. Cách chăm sóc khi hình xăm bắt đầu lành lặn Hạn chế để hình xăm tiếp xúc với ánh nắng

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến cho da bạn bị phồng rộp và hình xăm dễ phai màu. Bạn nên che hình xăm trong ít nhất từ 3 đến 4 tuần để giúp cho hình xăm trông đẹp và lên màu tốt.

Hạn chế các vận động mạnh

Kiêng cử các vận động mạnh

Đối với các hình xăm ở gần ngực, bả vai, tay hoặc chân, bạn nên hạn chế tập thể dục, chạy bộ hoặc chơi thể thao ngay sau khi xăm. Những cử động mạnh sẽ khiến cho da bị căng, gây tổn thương, chảy máu, rách da. Vì thế, nên hạn chế vận động mạnh sau khi xăm.

Hạn chế đi bơi hoặc ngâm mình trong nước Mặc quần áo thoải mái

Mặc quần áo thoải mái

Quần áo quá chật và bó sát khiến vùng da mới được xăm sẽ dễ bị cọ xát khó lành hoặc làm bong lớp vảy mới hình thành. Vì vậy bạn hãy mặc quần áo thoải mái để vết xăm mau lành.

Kiên nhẫn đợi hình xăm lành lặn 3. Hướng dẫn chăm sóc hình xăm trong 30 ngày từ khi xăm

Ngày đầu tiên

30 ngày đầu mới xăm chăm sóc như thế nào?

Bạn nên cố định băng gạc từ tiệm xăm cho đến khi về nhà. Tùy vào hình xăm, thợ xăm sẽ cho bạn biết thêm về thời điểm thích hợp để có thể tháo băng gạc. Có lẽ bạn sẽ nhìn thấy một ít máu, huyết tương hoặc một ít mực xăm chảy ra từ hình xăm khi tháo băng. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy đau rát hoặc hơi ấm khi chạm vào vết xăm.

Nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng quá vì đó là một tình trạng rất bình thường. Rửa vết xăm bằng nước ấm và xà phòng không mùi, dùng thuốc petroleum sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Ngày thứ 2 đến ngày thứ 3

Lúc này, da sẽ từ từ hồi phục lại nên hình xăm của bạn cũng dần trở nên xỉn màu hơn. Đồng thời vết thương sẽ bắt đầu kết vảy. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm loại không mùi và không chứa cồn để rửa hình xăm 1-2 lần mỗi ngày. Khi rửa thì bạn có thể sẽ thấy một ít mực chảy ra do lượng mực dư đang được đẩy ra thông qua lỗ chân lông trên da.

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 6

Chăm sóc hình xăm khoảng 30 ngày

Da bạn sẽ dần dần bớt đỏ tấy, trên vết xăm cũng sẽ có thêm một vài vết xước nhẹ. Các màng vảy sẽ không dày như vảy thông thường mà sẽ trồi lên trên da, khi đó bạn nên chú ý tránh lột vảy ra vì chúng sẽ để lại sẹo. Hãy rửa hình xăm 1-2 lần mỗi ngày để giữ vệ sinh và thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần rửa.

Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14

Hãy thoa kem dưỡng ẩm vài lần mỗi ngày để giảm ngứa. Nếu vết xăm bị sưng và đỏ tấy thì hãy đến gặp thợ xăm hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không và nhận những lời khuyên đúng đắn trong việc chăm sóc.

Ngày thứ 15 đến ngày thứ 30

Tuyệt đối không được gãi trong giai đoạn vết xăm đang lành

Đây là giai đoạn hồi phục cuối cùng, các vết thương sẽ bong vảy gần hết và bạn nên nhẹ nhàng gỡ bớt các miếng vảy ra. Các mảng da chết cũng sẽ dần bong ra sau đó, vùng da xung quanh hình xăm sẽ bị ảnh hưởng đôi chút như khô ráp, xỉn màu,…

Trong quá trình chăm sóc, nếu bạn thấy có một số dấu hiệu bất thường với da của mình, hãy đến tìm bác sĩ da liễu để có thể được từ vấn và điều trị ngay lập tức.

4. Sau khi xăm nên ăn gì để vết thương mau lành Quả lựu

Ăn lựu giúp vết thương mau lành

Với hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào cùng với các các chất chống oxy hóa tự nhiên, lựu sẽ giúp giảm viêm nhiễm và sưng tấy sau khi xăm, giúp vết thương mau lành, cho bạn một làn da căng bóng, hồng hào, ngăn ngừa lão hóa sớm và giúp bạn trẻ đẹp hơn.

Quả dứa

Dứa

Dứa chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau như folate, đồng, kẽm,… giúp nhanh chóng hồi phục vết thương.

Tỏi

Tỏi

Tỏi chứa các thành phần tự nhiên có thể giúp tiêu diệt nhiều loại virus, vi trùng và nấm. Khi mới xăm, nếu không được vệ sinh kỹ, làn da vùng xăm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Tỏi sẽ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, đồng thời cũng giúp bạn có một hễ miễn dịch tốt hơn.

Cá hồi

Cá hồi

Thịt cá hồi rất giàu đạm và các chất béo tốt như omega – 3, giúp chống viêm, giảm sưng tấy, bồi bổ cho cơ thể của bạn.

5. Sau khi xăm cần phải kiêng ăn gì? Thịt bò Thịt gà

Thịt gà

Việc ăn quá nhiều thịt gà sau khi xăm sẽ kích thích các tế bào sản sinh quá mức, gây nên sẹo lồi và khiến vết xăm lâu lành hơn. Hạn chế ăn thịt gà cũng giúp bạn đỡ ngứa hơn.

Trứng

Trứng gà

Trứng cũng là một thực phẩm nên tránh ăn sau khi xăm hình. Việc ăn trứng nhiều sẽ làm màu xăm mờ nhạt, không được sắc nét. Các thợ xăm thường sẽ khuyên bạn nên hạn chế ăn trứng trong 3 ngày đầu tiên.

Rau muống

Rau muống

Nếu bạn không muốn có những chiếc sẹo lồi xấu xí thì rau muống là một trong số các thực phẩm bạn nên tránh. Trong rau muống chứa nhiều madecassol, giúp thúc đẩy quá trình lên da và gia tăng biểu mô. Việc ăn rau muống sẽ giúp da bạn mau lành hơn nhưng lại dễ tạo nên sẹo lồi.

Rượu bia

Đăng bởi: Bình Hoàng

Từ khoá: Chăm sóc sau khi xăm hình để vết thương mau lành và không bị mủ

Trẻ Bị Sốt Nên Làm Gì? 6 Cách Hạ Sốt Tại Nhà Nhanh An Toàn

Bị sốt là một tình trạng thường thấy ở trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sốt, biểu hiện và cách xử lý khi trẻ bị sốt qua bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây bệnh sốt ở trẻ?

Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sốt của trẻ như sốt do virus hoặc sốt do nhiễm trùng. Trẻ bị sốt do virus thường là một trong những trường hợp như sốt xuất huyết, cảm cúm, bị sởi, bị bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu,…

Phần lớn trẻ bị sốt thường là do nhiễm trùng vì các bệnh như viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn não – màng não, nhiễm trùng máu,… Ngoài ra còn có trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm chủng hoặc sốt do mọc răng.

Dấu hiệu bệnh sốt ở trẻ

Dấu hiệu đầu tiên để phát hiện trẻ bị sốt đó là nhiệt độ cơ thể tăng cao. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của bé. Bên cạnh đó, sốt thường đi kèm với các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau nhức toàn thân, chán ăn, da dẻ nhợt nhạt, khó thở, buồn nôn,…

Có một số dấu hiệu tùy theo nguyên nhân sốt như:

Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục từ 2 – 6 ngày, sau đó xuất hiện những mảng xuất huyết dưới da và khỏi dần.

Sốt do bệnh cúm: Trẻ sốt và nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, ho, ho có đờm,….

Sốt do virus sởi: Sốt cao liên tục, ho nhiều, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau mắt đỏ.

Sốt do bệnh chân – tay – miệng: Trẻ bị sốt và xuất hiện những nốt phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, quanh miệng và trong miệng của trẻ từ đó dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên và bỏ ăn.

Sốt do bệnh thủy đậu: Virus gây bệnh thủy đậu sẽ khiến trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu.

Ngoài ra một số biểu hiện do sốt nhiễm trùng như:

Nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ sốt cao, ho có đờm, khó thở, đau ngực, ho nhiều và thậm chí là ho ra máu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Thường sẽ có dấu hiệu là sốt cao kèm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau thắt lưng,…

Nhiễm trùng gan – mật: Trẻ bị sốt kèm theo những dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, đau tức phần gan mật.

Nhiễm khuẩn não – màng não: Ngoài sốt cao thì trẻ còn bị đau đầu kéo dài, buồn nôn, hoặc nặng hơn là sốt li bì, co giật,…

Xử trí thế nào khi trẻ bị sốt?

Thường khi trẻ sốt cao trong 1 – 2 ngày thì bạn cần cho trẻ uống thuốc đồng thời giúp bé đổ mồ hôi nhiều để mau hạ sốt. Nếu sau thời gian này mà trẻ vẫn không hạ sốt thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện. Ngoài ra cha mẹ đừng quên thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Trẻ bị sốt nên làm gì, ăn gì?

Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh nên phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh cơ thể bị kiệt sức. Bên cạnh đó thì khi bị sốt trẻ sẽ chán ăn nên cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, loãng như cháo, súp, canh rau củ,… cũng như thường xuyên uống các loại nước ép trái cây, rau củ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng mát cũng như uống thuốc hạ sốt ở một liều lượng phù hợp. Cha mẹ có thể coi liều lượng trên hướng dẫn sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của y bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.

Trẻ bị sốt không nên làm gì, ăn gì?

Cha mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày, quá nhiều khi đang sốt cao vì sẽ khiến trẻ cảm thấy ớn lạnh. Thay vào đó phụ huynh nên cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát giúp tỏa nhiệt tốt hơn, giúp hạ sốt nhanh hơn.

Bên cạnh đó thì khi trẻ đang sốt, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những món nhiều dầu mỡ, khó tiêu và nên cho trẻ hoạt động nhiều thay vì nằm một chỗ để giúp cơ thể toát mồ hôi, tỏa nhiệt tốt hơn.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh nhà cửa để giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách sử dụng xà phòng khi rửa tay, trước khi ăn uống, che chắn mũi miệng khi hắt hơi hay ho, rửa sạch thực phẩm ăn uống,…

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch của khu vực, địa phương, nhà nước.

Bổ sung chất xơ, vitamin cho cơ thể đầy đủ.

Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.

Khi trẻ bị sốt kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm, hoặc sốt kèm theo các triệu chứng như phát ban, ho nhiều, ho liên tục, mắt đỏ, biếng ăn, đau nhức cơ thể, buồn nôn,… thì khả năng cao là trẻ bị sốt do phát ban hoặc do nhiễm trùng. Vì vậy mà lúc này phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi bác sĩ ngay thay vì tự điều trị tại nhà.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Bị sốt nhưng trẻ vẫn chơi đùa, ăn uống tốt, đi tiêu đi tiểu bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng mà vội cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Cách đơn giản để hạ sốt là khi trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ các mẹ nên cho trẻ mặc loại quần áo rộng rãi giúp cơ thể tỏa bớt nhiệt độ.

Chườm ấm cho bé

Bạn nhúng khăn vào nước ấm, nhẹ nhàng lau ở vùng trán, nách, bẹn của bé, lưu ý phải luôn giữ nhiệt độ nước khăn hơi ấm, không được để quá lạnh.

Khi chườm cho bé, bạn cần đảm bảo giữ khăn ở nhiệt độ từ 33°C – 35°C. Nhiệt độ này sẽ bốc hơi làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể, tiếp tục làm cho đến khi nhiệt độ hạ xuống mức bình thường (37 độ C).

Lưu ý: Bạn chỉ nên chườm mát cho bé bằng khăn có nhiệt độ vừa phải, nếu chườm khăn quá mát thì có thể làm se khít lỗng chân lông, khiến bé bị sốc nhiệt, cảm lạnh.

Lau mát bằng giấm táo

Phương pháp này khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao vì axit có trong giấm sẽ giúp giải phóng nhiệt độ qua da. Bạn chỉ cần ngâm khăn trong giấm táo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi đắp lên trán, bụng hoặc quấn quanh lòng bàn chân cho trẻ.

Bổ sung vitamin C và nước

Các loại nước giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt,.. giúp tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài và làm dịu cơ thể. Ngoài ra khi bị sốt trẻ thường mất nước vì vậy nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, đặc biệt là chế phẩm có chất điện giải như Pedialyte, hydrat hóa,…

Dùng thuốc giảm sốt

Nếu trẻ bị sốt trên 38.5 độ C, bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt để không nguy hiểm. Thuốc hạ sốt cho trẻ em có 3 loại chính: thuốc Paracetamol, thuốc Ibuprofen và thuốc Aspirin.

Với thuốc Paracetamol: Khoảng cách an toàn giữa mỗi lần uống là từ 4 – 6 giờ, tuy nhiên nếu trẻ bị suy thận thì nên kéo dài thời gian mỗi lần dùng thuốc lên 8 giờ. Về liều lượng uống cụ thể như sau:

Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: 40mg/lần

Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: 80mg/lần

Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 120mg/lần

Trẻ từ 2 – 3 tuổi: 160mg/lần

Trẻ từ 4 – 5 tuổi: 240mg/lần

Trẻ từ 6 – 8 tuổi: 320mg/lần

Trẻ từ 9 – 10 tuổi: 400mg/lần

Từ 11 trở lên: 480mg/lần

Với thuốc Ibuprofen: Đây cũng là thuốc hạ sốt nhưng có nhiều rủi ro hơn, do đó nên được dùng theo liều chỉ định của bác sĩ. Với thuốc Ibuprofen dạng dung dịch uống, bạn có thể tham khảo liều lượng sau đây:

Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 5ml, dùng 3-4 lần/ngày

Trẻ từ 3 – 7 tuổi: 10ml, dùng 3-4 lần/ngày

Trẻ từ 8 – 12 tuổi: 20ml, dùng 3-4 lần/ngày

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Với thuốc Aspirin: Từ nhiều năm nay, aspirin đã rất ít được khuyến cáo dùng cho trẻ em, nếu muốn dùng, bạn nhất định phải nghe theo hướng dẫn và liều lượng của bác sĩ tùy theo thể trạng, cân nặng và độ tuổi của bé.

Do tiêm chủng: trẻ nhỏ thường phải tiêm rất nhiều loại vắc xin và đôi khi sẽ bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng

Sốt xuất huyết: biểu hiện của loại sốt này rất phức tạp và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ở giai đoạn đầu sẽ có các triệu chứng sốt cao đột ngột, trẻ thường xuyên quấy khóc và có thể quan sát thấy chấm xuất huyết dưới da. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng có thể bị như chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Sau khoảng 3-7 ngày, bệnh sẽ tiến đến giai đoạn nghiêm trọng nên các bậc phụ huynh phải chú ý đến biểu hiện sốt ở giai đoạn đầu để đưa trẻ kịp thời đến bác sĩ.

Advertisement

Tham khảo: Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Ngoài ra sốt có thể là dấu hiệu ban đầu của các loại bệnh nguy hiểm như: sốt rét, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,... Khi gặp các loại bệnh này trẻ thường sốt rất cao và kèm theo các triệu chứng như rét run, co giật, xuất huyết, nôn, tím tái, ngủ li bì hay hôn mê nên các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tham khảo: 5 mẹo trị sốt mọc răng cho bé hiệu quả, an toàn tại nhà

Không chườm lạnh để hạ sốt cho bé

Không đắp chăn, ủ ấm khi bé sốt cao

Khi bé bị sốt quá cao sẽ xảy ra tình trạng rét run, tay chân lạnh đi và lúc này, nhiều bố mẹ lại đắp chăn kỹ cho bé. Điều này là cực kỳ nguy hại bởi có thể khiến thân nhiệt không thể thoát ra ngoài, khiến thân nhiệt tiếp tục tăng cao, trẻ có thể bị co giật.

Không kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh

Việc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tác dụng phụ bởi các loại thuốc có thể chứa các thành phần không hợp nhau. Bên cạnh đó, việc hạ sốt nhanh đột ngột có thể gây nên nguy hiểm cho bé. Chính vì thế, nếu bé bị sốt cao, bạn nên đưa bé đến bác sĩ và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định.

Sốt tuy là tình trạng bệnh thường xuyên gặp phải ở trẻ nhưng các phụ huynh vẫn nên chú ý để có những giải pháp kịp thời giúp trẻ mau hạ sốt và khỏi bệnh.

Nguồn: Vinmec

Bí Quyết Chăm Sóc Tóc Khi Đi Bơi

Nỗi ám ảnh lớn nhất của mùa hè luôn là ánh nắng gay gắt. Vì vậy, lựa chọn của nhiều người để giải tỏa cái nóng oi bức là đi tắm biển hoặc đến bể bơi để tắm biển. Tuy nhiên, mặt trái của nó, bơi lội có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho mái tóc của bạn. Hàng tấn chất khử trùng bể bơi và nắng nóng mùa hè sẽ khiến tóc bạn trở nên khô xơ, xỉn màu, về lâu dài có thể bị chẻ ngọn và rụng nhiều. Có thể nói, nếu không biết cách chăm sóc tóc đúng cách thì việc đi bơi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài của bạn. Sancy sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các cách bảo vệ và chăm sóc tóc khi đi bơi, để bạn có thể thỏa mãn nhu cầu, sở thích và đảm bảo an toàn cho mái tóc của mình.

Trước khi bơi

Thoa một lớp mỏng dầu dừa hoặc dầu ô liu lên tóc. Lớp dầu này sẽ đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ tóc vô hình, ngăn tóc khỏi tác động của quá trình oxy hóa đồng và clo bám trên tóc nhuộm sau khi đi bơi, bảo vệ tóc không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, đồng. Thời gian dưỡng ẩm cho tóc. Tuy nhiên, tránh thoa nhiều kem dưỡng da vì chúng tạo ra đặc tính trơn trượt khiến mũ bơi của bạn bị tuột ra.

Lưu ý rằng bạn nên tắm luôn trước khi xuống hồ bơi. Đây là cách tuyệt vời để dưỡng ẩm cho cơ thể, không chỉ cho tóc mà còn cho lớp biểu bì trên cùng của da trước khi xuống hồ. Nếu bạn không tắm trước khi xuống bể bơi, cơ thể bạn sẽ hấp thụ rất mạnh các hóa chất trong bể bơi ngay khi bạn xuống nước. Ngược lại, khi tóc đã bão hòa với nước ngọt, lượng nước trong bể sẽ ít hơn. Trước khi bơi, bạn nên làm ướt tóc và cơ thể bằng nước sạch có khử trùng bằng clo khoảng 5-7 phút. Bạn cũng có thể thực hiện trước khi tắm để da và tóc bớt ảnh hưởng bởi muối.

Trước khi xuống bể bơi, bạn nên để tóc ngậm nước khoảng 5 – 7 phút

Tuy nhiên, tắm trước khi bơi không có nghĩa là bạn phải tắm kỹ vì sẽ khiến tóc và da mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên. Chỉ cần để tóc ngậm nước trong khoảng thời gian ngắn, bạn có thể ngâm mình trong hồ bơi và tự do vẫy vùng.

Trong khi bơi

Trong khi bơi, hãy đội mũ bơi và đảm bảo vừa vặn với đầu của bạn, tránh trường hợp mũ quá chật sẽ làm bạn khó chịu, hoặc ngược lại, nếu mũ quá rộng sẽ bị tuột ra dưới lực cản của nước, nước. vào trong và làm ướt tóc. Clo có trong nước hồ bơi có nhiều tác động xấu đến tóc của bạn.

Mũ bơi sẽ giữ an toàn cho mái tóc của bạn

Sau khi bơi

Bạn cần gội đầu sạch để tránh nước hồ bơi thấm vào tóc. Tuy nhiên, bạn nên tắm lại bằng nước sạch với các loại dầu gội, sữa tắm trung tính, dịu nhẹ. Mỹ phẩm có chất tẩy rửa mạnh sẽ cộng hưởng nhiều hơn khiến tóc bạn khô hơn.

Trong trường hợp bạn không muốn dùng dầu gội, hãy dùng cồn giấm táo và nhỏ vài giọt lên tóc. Điều này sẽ giúp rửa sạch các hóa chất còn sót lại trong từng chân tóc và giúp tóc bạn mềm mại, bóng mượt hơn.

Sau một thời gian dài, thường xuyên để tóc tiếp xúc ít nhiều với nước bể bơi, bạn nên đặc biệt lưu ý đến thực đơn của mình. Bạn nên bổ sung vitamin, omega3 vào thực đơn hàng ngày và dành nhiều thời gian để dưỡng tóc, hấp tóc. Ngoài ra, bạn có thể ủ tóc với mayonaise mỗi tuần để tăng độ bóng và hút ẩm cho tóc.

Ngay sau khi bơi, tóc của bạn bị ảnh hưởng một chút bởi clo nên rất dễ gãy rụng. Vì vậy, nếu bạn sử dụng một chiếc lược răng dày ngay bây giờ, khả năng tóc bị gãy càng nhiều. Dùng lược có răng thưa cho đến khi tóc khô.

Đừng để sở thích bơi lội ảnh hưởng xấu đến mái tóc của bạn

Đăng bởi: Lê Như Quỳnh

Từ khoá: Bí quyết chăm sóc tóc khi đi bơi

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Sai Lầm Cần Tránh Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!