Xu Hướng 9/2023 # 7 Cách Làm Nộm Tai Lợn (Tai Heo) Ngon, Đơn Giản, Dễ Làm # Top 15 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 7 Cách Làm Nộm Tai Lợn (Tai Heo) Ngon, Đơn Giản, Dễ Làm # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Cách Làm Nộm Tai Lợn (Tai Heo) Ngon, Đơn Giản, Dễ Làm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Cách làm nộm tai lợn chua ngọt

Khẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Tổng thời gian

2-3 người ăn 40 phút 10 phút 50 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

Tai heo: 1 cái

Dưa chuột: 2-3 trái

Cà rốt: 1 củ

Rau thơm (húng bạc hà, rau mùi)

Sả, tỏi, ớt

Quất/chanh, đường, nước mắm

Đậu phộng (lạc) rang

Ảnh: Cookbeo

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, làm sạch tai heo

Bạn có thể thui, khò qua lửa hoặc dùng dao cạo (có thể nhờ người bán) làm sạch lông trên tai heo, sau đó xát qua muối hạt rồi đem rửa sạch

Dưa chuột, cà rốt thái miếng nhỏ, mỏng hoặc bào mỏng

Sả thái lát mỏng

Tỏi, ớt băm nhuyễn

Bước 2: Làm nộm tai heo

Đun sôi một nồi nước, cho tai heo vào chần trong 2-3 phút, vớt ra làm sạch chất bẩn ở tất cả kẽ nhỏ và rửa sạch

Bắc nồi nước lên bếp cho hành lá và 1 củ gừng vào nồi và đun sôi. Cho tai heo vào luộc trong 30-40 phút

Vớt tai heo đã chín ra bát nước đá. Có thể dùng thêm nước cốt chanh ngâm cùng tai heo để có màu trắng và thơm hơn. Sau khi ngâm 3-5 phút thì đem đi thái mỏng.

Ảnh: Thu Uyen

Pha nước trộn gỏi: 5 thìa nước mắm, 5 thìa đường, 5 thìa nước quất, rau mùi, 2 thìa ớt, 2 thìa tỏi băm.

Trộn tất cả nguyên liệu trên với nước trộn gỏi, thêm lạc rang giã nhỏ lên trên và thưởng thức

Ngoài các loại rau củ trên, bạn có thể cho thêm giá đỗ hoặc hành tây để món ăn thêm hấp dẫn. Giá đỗ rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Hành tây thái múi cau nhỏ, ngâm qua giấm cho bớt hăng sau đó ngâm qua nước đá cho giòn. Cuối cùng, bạn cho vào trộn cùng tai heo như trên để có món nộm tai heo giá đỗ hoặc nộm tai heo hành tây cực ngon.

Ảnh: Thu Uyen

2. Cách làm nộm tai lợn hoa chuối

Chuẩn bị nguyên liệu

Hoa chuối: 1 cái (khoảng 300-500g)

Cà rốt: 1 củ

Dưa chuột: 1 trái (có thể thay bằng giá đỗ)

Tai heo: 1 cái

Rau thơm, lạc rang

Tỏi, ớt

Nước mắm, quất/chanh, đường, tiêu

Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế tai heo

Tai heo rửa sạch với dấm hoặc rượu trắng để bớt mùi hôi. Chần qua nước sôi khoảng 2-3 phút, lấy ra rửa sạch lần nữa.

Đun sôi một nồi nước với gừng đập dập, cho tai heo vào luộc chín, sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá để tai heo giòn, trắng

Cuối cùng dùng khăn giấy thấm khô tai heo rồi thái miếng mỏng vừa ăn

Bước 2: Sơ chế hoa chuối

Hoa chuối bỏ vỏ già bên ngoài, dùng dao sắc thái mỏng và ngâm ngay vào chậu nước lạnh có pha nước cốt chanh hoặc giấm

Vớt ra rửa sạch lần nữa, để ráo nước

Ảnh: Sưu tầm

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Cà rốt, dưa chuột thái nhỏ hoặc bào sợi

Rau thơm rửa sạch, để ráo nước

Bước 4: Làm nộm tai lợn hoa chuối

Pha nước trộn gồm 5 thìa nước mắm, 5 thìa đường, 5 thìa nước quất, rau mùi, 2 thìa ớt, 2 thìa tỏi băm

Cho tai heo, hoa chuối, cà rốt, dưa chuột, rau thơm vào bát trộn đều với nước chấm vừa pha

Cuối cùng thêm lạc rang giã nhỏ và thưởng thức

Ảnh: Sưu tầm

Nộm hoa chuối tai heo có vị chua cay đậm đà, ăn mát ngọt giòn giòn rất hấp dẫn, đây là một trong những món ăn giải ngán ngon mà bạn nhất định nên thử đấy.

3. Cách làm nộm tai lợn xoài xanh/cóc xanh

Chuẩn bị nguyên liệu

Tai heo: 1 cái

Xoài xanh: 1 quả (hoặc cóc xanh non 4-5 trái)

Cà rốt: 1 củ

Củ sen ngâm chua (nếu có): 100g

Ớt sừng, tỏi

Lạc rang, rau thơm

Giấm gạo, đường, muối, nước mắm

Ảnh: Thu Uyen

Các bước thực hiện

Tai heo làm sạch và luộc chín như công thức trên

Xoài xanh gọt vỏ, bào sợi mỏng

Cà rốt tỉa hoa, thái miếng mỏng

Hành tím thái lát mỏng, phi thơm, vớt hành ra để ráo dầu

Pha nước trộn gỏi theo tỷ lệ: 3 thìa canh đường, 2 thìa canh nước mắm, 1.5 thìa canh giấm cùng ớt, tỏi băm nhỏ

Trộn tai heo, xoài xanh, cà rốt và nước trộn gỏi đã chuẩn bị

Cuối cùng cho lạc rang, rau thơm xắt nhỏ, hành phi thơm và thưởng thức

Ảnh: Sưu tầm

Lưu ý: bạn có thể thay xoài bằng cóc bao tử, cóc non giòn giòn chua chua cũng rất tuyệt vời. Cóc xanh chỉ cần thái miếng mỏng, trộn đều với 1 thìa canh đường và ⅓ thìa cà phê bột canh. Sau đó cho vào trộn với gỏi như công thức trên là hoàn thành.

4. Cách làm nộm tai heo với đu đủ kiểu Thái

Chuẩn bị nguyên liệu

Tai heo: 1 cái

Đu đủ xanh: 1/2 trái

Cà rốt: 1 củ

Me khô: 1 thìa nhỏ

Gừng, tỏi, ớt, quất/chanh

Đường, giấm gạo, nước mắm

Hành tím, rau thơm

Các bước thực hiện

Bước 1: Luộc tai heo

Tai heo làm sạch, luộc chín và thái mỏng (thực hiện tương tự như các công thức trên)

Ảnh: Thu Uyen

Bước 2: Làm gỏi chua ngọt

Đu đủ gọt bỏ lớp vỏ xanh, thái mỏng, ngâm vào thau nước lạnh cho bớt nhựa, sau đó vớt ra rửa lại lần nữa, để ráo nước

Cà rốt gọt vỏ, bào mỏng. Tỏi, hành tím thái lát mỏng

Cho vào nồi giấm và đường, đun sôi, để nguội. Bạn có thể gia giảm các nguyên liệu để tạo nên vị chua ngọt như ý muốn

Kế đến, cho đu đủ, tỏi, hành tím, cà rốt đã chuẩn bị và ngâm nước giấm đường khoảng 10-15 phút để làm thành gỏi chua ngọt ăn kèm

Bước 3: Làm nước sốt Thái

Cho me khô ngâm nước ấm, sau đó lọc lấy nước me

Bắc chảo lên bếp, cho lần lượt nước me, nước mắm, đường, ớt băm nhuyễn. Đun sôi và đảo đều một lúc rồi tắt bếp.

Cuối cùng, trộn đều tai heo với nước sốt Thái, gỏi đu đủ chua ngọt và thêm nước tắc, rau thơm và lạc rang giã nhỏ lên trên.

Ảnh: Sưu tầm

5. Cách làm nộm tai heo rau má

Chuẩn bị nguyên liệu

Tai heo: 1 cái

Rau má: 150g (1 bó nhỏ)

Cà rốt: 1 củ

Nấm kim châm: 1 gói

Ớt sừng, rau răm, tỏi, mè trắng

Bột chiên giòn

Gia vị: đường, nước mắm, giấm gạo, sốt Mayonnaise

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tai heo làm sạch, chần sơ trong nước sôi khoảng 2-3 phút

Rau má nhặt lấy lá, rửa sạch, để ráo nước

Cà rốt bào mỏng hoặc xắt sợi rồi ngâm với đường khoảng 10-15 phút, vắt ráo

Nấm kim châm cắt bỏ gốc, rửa sạch, xé nhỏ

Ớt, tỏi băm nhỏ

Bước 2: Làm nộm tai lợn

Tai heo luộc chín, vớt ra ngâm với nước đá lạnh có pha thêm chanh hoặc giấm, để ráo, thái mỏng

Pha nước trộn gỏi: 3.5 thìa canh giấm + 3 thìa canh đường + 3 thìa canh nước mắm + tỏi ớt băm. Trộn 1/2 nước trộn gỏi với tai heo cho thấm vị.

Chiên nấm kim châm: Pha 1/2 gói bột chiên giòn với nước theo tỷ lệ trên bao bì, nhúng nấm kim châm vào hỗn hợp bột chiên giòn, chiên chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

Cho tai heo, rau thơm, cà rốt, rau má vào bát, trộn đều với nước trộn gỏi

Xếp nấm kim châm chiên bên cạnh, thêm lạc rang, sốt Mayonnaise và thưởng thức

Ảnh: Sưu tầm

6. Cách làm nộm tai heo với sứa, xoài xanh

Chuẩn bị nguyên liệu

Sứa tươi: 1kg

Tai lợn: 1 cái

Xoài xanh: 1 quả

Cà rốt: 1 củ

Rau mùi, sả, húng tròn (húng bạc hà), đậu phộng rang

Gia vị: Chanh (quất), nước mắm, đường, ớt, tỏi, muối.

Tương bần, lá sung (có thể thay thế bằng đa nem để cuộn)

Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế sứa, tai heo

Sứa bóp muối hạt, rửa sạch nhớt. Chần qua nước sôi khoảng 2-3 phút, vớt ra ngâm vào bát nước đá lạnh khoảng 3 phút. Để ráo, thái nhỏ

Tai heo làm sạch, chần sơ qua nước sôi khoảng 2-3 phút, rửa lại lần nữa. Luộc chín tai heo với gừng, hành hoa cho thơm. Vớt ra ngâm vào bát nước đá lạnh, để ráo, thái nhỏ

Sả thái mỏng

Tỏi đập dập, băm nhuyễn

Rau thơm, lá sung rửa sạch, để ráo

Cà rốt, xoài xanh bào mỏng

Bước 2: Nước trộn nộm sứa

Pha theo tỷ lệ: 2 muỗng đường + 2 muỗng nước mắm + ½ muỗng muối + 2 muỗng nước cốt chanh/tắc. Khuấy đều cho đường tan hoàn toàn rồi thêm ớt, tỏi băm nhuyễn

Bước 3: Trộn nộm tai heo, sứa, xoài xanh

Cho sứa, tai heo, cà rốt, xoài xanh, sả, húng tròn vào bát lớn

Cho từ từ nước mắm vừa pha vào, trộn đều, thêm lên trên ít đậu phộng đập dập là hoàn tất

Bước 4: Thưởng thức

Tương bần cho thêm đường + chanh để làm tương chua ngọt

Cuộn nộm tai heo sứa với lá sung và chấm cùng tương bần và thưởng thức

Ảnh: Sưu tầm

7. Cách làm nộm tai lợn sa tế

Chuẩn bị nguyên liệu

Tai heo: 3 cái

Gừng, hành lá, hồ tiêu

Sa tế: 2 muỗng

Gia vị: muối hạt, bột canh, giấm đen, đường, nước tương

Hạt mè rang, hành lá, rau thơm

Các bước chế biến

Tai heo làm sạch, cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi cùng gừng, gốc hành lá, hồ tiêu. Luộc khoảng 20 phút với lửa lớn, sau đó vớt ra ngâm nước đá lạnh, để ráo, thái mỏng

Làm nước trộn gỏi: Cho vào bát tất cả nguyên liệu gồm 2 muỗng sa tế, 3 muỗng nước ấm, 1/2 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa giấm đen, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng nước tương, hạt mè. Trộn đều cho đến khi đường tan hết. (Bạn có thể gia giảm các gia vị để có đủ vị chua cay mặn ngọt như ý).

Trộn đều tai heo với nước sốt vừa làm, trang trí thêm rau thơm và thưởng thức.

Ảnh: Sưu tầm

8. Mẹo nhỏ khi làm nộm tai heo (tai lợn)

Một số mẹo, lưu ý sau đây sẽ giúp món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn.

Mẹo chọn, khử mùi hôi của tai heo

Tai heo tươi ngon là những tai heo có màu sắc sáng, hồng hào, không bị xỉn màu hay thâm đen.

Tai heo thường bám nhiều vết bẩn và có mùi hôi, do đó khi mua về bạn phải làm sạch thật kỹ. Hãy tham khảo một số cách làm sạch sau đây:

Cách 1: Dùng dao cạo sạch lớp lông, vết bẩn, rửa qua nước sạch. Dùng muối biển sát toàn bộ tai heo rồi ngâm với hỗn hợp chanh, giấm và rượu trắng. Rửa sạch, chần qua nước sôi (lưu ý không đậy vung nồi để mùi hôi bay đi). Sau đó rửa sạch lần nữa rồi mới luộc chín.

Cách 2: Pha hỗn hợp rượu trắng, nước chanh, gừng đập dập, nước ấm. Sau khi làm sạch tai heo thì ngâm với hỗn hợp trên khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

Cách luộc tai heo trắng hồng, giòn và thơm: Nước luộc tai heo nên cho thêm gừng đập dập và gốc hành hoa. Sau khi luộc chín, bạn ngâm tai heo vào bát nước đá lạnh có pha nước cốt chanh. Không nên cho giấm khi luộc tai heo vì sẽ khiến cho tai heo mất chất và mất đi vị thơm của thịt.

Ảnh: Cookbeo

Mẹo chọn rau củ tươi ngon

Cà rốt chọn củ nhỏ, tươi, dáng thẳng, vỏ ngoài sáng bóng

Xoài xanh chọn quả chua vừa phải, không nên chọn quả sắp chín

Chọn rau má cọng nhỏ, không quá già để món gỏi không bị đắng

Hoa chuối nên mua nguyên cái. Nếu mua hoa chuối đã thái sẵn, bạn nên ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch. Nên chọn hoa chuối sứ hoặc hoa chuối hột sẽ có màu trắng đẹp hơn hoa chuối tiêu.

Dưa chuột nên gọt vỏ để đảm bảo an toàn

Đăng bởi: Vĩnh Kiện

Từ khoá: 7 Cách làm nộm tai lợn (tai heo) ngon, đơn giản, dễ làm

Cách Làm Nem Thính Kiểu Miền Bắc Từ Tai Lợn Thơm Ngon

Nguyên liệu

Tai lợn: 300g

Da lợn: 150g

Chanh tươi: 2 quả

Tỏi băm: 3 – 5 tép

Thính gạo

Lá chanh

Làm thính gạo để trộn nem thính

Thính gạo cơ bản được làm từ gạo rang sau đó xay nhuyễn. Tuy nhiên nên kết hợp cả gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh để thính gạo có hương vị thơm ngon nhất. Tỉ lệ làm thính gạo là: 6 gạo tẻ : 2 gạo nếp : 2 đậu xanh.

Trước khi rang bạn ngâm gạo và đậu xanh trong nước khoảng 30 phút để gạo ngấm nước.

Sau khi rửa sạch, bạn rang gạo và đậu xanh làm 2 mẻ riêng biệt với lửa nhỏ đến khi các loại ngũ cốc này có mùi thơm bốc lên là chín.

Một thao tác rất quan trọng khi rang ngũ cốc xong chính là tắt bếp, hạ thổ rồi mới để nguội, sau đó mang đi xay nhuyễn mịn. Ta có được một mẻ thính tự làm vừa thơm vừa ngon.

Hiện nay cũng có khá nhiều loại thính bán sẵn, bạn có thể dễ dàng mua ở chợ hay siêu thị.

Chế biến tai lợn

Tai lợn và bì lợn chà sát với muối hạt, rửa sạch cho hết mùi hôi sau đó thái lát mỏng. Bạn có thể để tai lợn vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 – 20 phút cho thịt săn lại, khi cắt sẽ mượt tay hơn rất nhiều.

Bắc một nồi nước lên bếp. Khi nước sôi to cho vào một chút muối, chút bột ngọt, 1 củ hành khô đập dập. Tiếp đến cho tai lợn vào, dùng đũa đảo nhanh tay cho phần tai lợn chín đều.

Đậy nắp vung lại, đến khi thấy bốc khói thì tắt bếp vớt thịt ra. Lưu ý không nên để quá lâu làm thịt chín kỹ, nem thính sau khi hoàn thành sẽ mất ngon do tai lợn bị mất nước, khô và không giữ được độ ngọt.

Cách khác là bạn luộc tai lợn và bì lợn chín sau đó mới thái nhưng cách này sẽ khiến tai lợn chín hẳn.

Trộn nem thính

Cho tai lợn vào tô, bằm phần tỏi và vắt nước cốt chanh cho vào (tỉ lệ 300g thịt bạn dùng nước cốt của 1 -2 quả chanh tươi). Tuỳ vào độ chua của chanh mà bạn có thể cân nhắc. Chính vì có nguyên liệu chanh tươi nên nhiều người cũng gọi đây là món nem thính chua.

Đeo bao tay rồi trộn và bóp nhẹ cho tai lợn ngấm chanh và hương vị của tỏi, thịt sẽ được làm “chín” lần nữa nhờ tỏi và chanh nên bạn không cần lăn tăn vì thời gian luộc thịt phía trên quá ngắn. Vả lại đây là điểm đặc biệt của món nem thính, thịt phải hơi sống thì mới chuẩn.

Sau khi tai lợn đã thấm, bạn cho tiếp đường, nước mắm, tiêu xay và quan trọng nhất là da heo vào trộn cùng thịt. Lượng gia vị bạn có thể thay đổi tuỳ thích dựa vào khẩu vị của bản thân và gia đình.

Tỉ lệ gợi ý: 1 muỗng đường : 2 muỗng nước mắm.

Để phần tai lợn đã trộn khoảng 15 – 20 phút cho ngấm, sau đó chắt hết nước tiết ra từ thịt. Bạn có thể bỏ phần nước này hoặc dùng để pha nước chấm đều được. Cuối cùng, bạn cho thính gạo, lá chanh thái chỉ vào trộn đều, có thể thêm vài lát ớt để tạo vị cay đặc sắc cho món ăn.

Pha nước chấm nem thính

Cách 1: Nước mắm chua ngọt

4 muỗng nước lọc

2 muỗng đường

2 muỗng nước mắm

2 muỗng nước cốt chanh

Tỏi và ớt băm nhuyễn tuỳ khẩu vị

Cách 2: Nước mắm mặn

5 muỗng nước mắm ngon

1 chút bột ngọt

1 chút đường

Tỏi ớt đập dập cho vào tuỳ khẩu vị

Rau lá ăn kèm với nem thính ngon nhất là lá sung và đinh lăng. Nếu nhà bạn có 2 loại lá này thì món nem thính sẽ thơm ngon hơn gấp bội. Chỉ cần cho nem thính cuốn với lá sung, chấm với nước mắm. Món nem thính rất hợp với mùa hè, dành cho chị em ăn chơi hoặc để anh em nhậu với bia đều ngon.

Đăng bởi: Dũng Nguyễn

Từ khoá: Cách làm nem thính kiểu miền Bắc từ tai lợn thơm ngon

Cách Làm Dầu Dừa Bằng Nồi Cơm Điện Đơn Giản, Dễ Làm

Dầu dừa là dầu thu được từ trái dừa già, có 2 loại dầu là dầu dừa nấu nguyên chất và dầu dừa ép lạnh. Phương pháp ép lạnh không được sử dụng nhiệt và qua xử lý hóa chất. Dầu ép lạnh trong như nước. Dầu dừa nhiều khi có màu vàng đậm, vàng nhạt hoặc trong như nước.

Dầu dừa là một chất lỏng, đó là sự thật nhưng nó rất dễ trở thành một trạng thái rắn. Dầu dừa ở trạng thái lỏng khi nhiệt độ trên 25 độ C và trạng thái rắn ở nhiệt độ dưới 25 độ C, nhưng chúng ta có thể làm cho nó lỏng như đơn giản bằng cách đun nóng nó lên.

1. Nguyên liệu và dụng cụ cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện

– Dừa khô nạo sẵn 500 gr.

– Nước sôi 500 ml.

– Nồi cơm điện, rây lược hoặc vải mùng, thìa/đũa, lọ thủy tinh, bát tô, ….

2. Cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện ngay tại nhà

– Bước 1: Ngâm và vắt nước cốt dừa

Dừa nạo bạn đem ngâm với 500 ml nước sôi trong khoảng 15 – 30 phút cho dừa ngấm nước, giúp lấy được nhiều nước cốt và nước cốt đậm đặc hơn.

Sau thời gian ngâm bạn đem lọc và vắt thật kỹ phần dừa nạo để lấy nhiều nhất lượng nước cốt có thể, lược qua rây và chuẩn bị mang nấu.

– Bước 2: Cho lượng nước cốt dừa mới lấy được vào nồi cơm điện, bạn nhấn nút “Cook” trên nồi cơm điện và đun sôi lượng nước cốt dừa này.

Trong lúc đun sôi bạn không nên đậy nắp nồi cơm điện để tránh nước cốt dừa bị trào, và thi thoảng dùng thìa/đũa khuấy để cốt dừa không bị đọng dưới đáy nồi và mau khê khét.

Trong thời gian 40 phút chờ cho hỗn hợp cạn (cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện), bạn có thể làm thêm những việc khác mà không phải lo canh lửa như khi dùng bếp gas, cũng không bị cảm giác nóng nực bức bí do hơi lửa.

– Bước 3: Lọc lấy dầu dừa

Tiến hành tách chiết phần dầu dừa vào chén sạch/hũ đựng bằng thủy tinh. Lưu ý nên tách càng sớm càng tốt vì để càng lâu lượng dầu dừa sẽ thấm ngược lại vào phần xác làm giảm lượng dầu chiết được.

– Bước 4: Xem thành phẩm

Sau 1 giờ đun nấu khá nhàn hạ bằng nồi cơm điện, bạn đã có khoảng 100 ml dầu dừa thành phẩm rất sạch, trong phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, nấu nướng hay làm quà .…

3. Lưu ý khi nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện xong

Dầu dừa nấu bằng nồi cơm điện cũng có thể bảo quản được khoảng 6 tháng.

– Cách 1: Bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, để ở nơi thoáng mát. Lưu ý: Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên lau sạch những vết dầu vương trên miệng lọ. Tránh trường hợp chỉ bị oxy hóa ảnh hưởng đến cả lọ dầu dừa.

– Cách 2: Bạn có thể cho lọ dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản sau khi nguội chất lượng dầu không bị ảnh hưởng. Khi cho vào tủ lạnh dầu dừa sẽ đông đục lại, lúc sử dụng bạn chỉ cần hơ nóng muỗng cà phê rồi chạm vào lớp dầu dừa, dầu dừa sẽ chảy lỏng 1 lượng vừa đủ dùng. Như vậy sẽ không phải cho vào lò vi sóng hay ngâm nước nóng, dầu chảy lỏng nhanh chóng tiết kiệm thời gian và công sức của các bạn.

Thật đơn giản và nhanh gọn các bạn đã biết cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện ngay trong thời gian ngắn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Đăng bởi: Phùng Ngọc Hà

Từ khoá: Cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện đơn giản, dễ làm

Học Ngay 5 Cách Làm Sạch Lưỡi Heo Đơn Giản Giúp Món Ăn Ngon Hơn

1. Tại sao cần phải làm sạch lưỡi heo?

Lưỡi heo khi mua về thường sẽ có mùi hôi rất khó chịu. Nếu bạn không xử lý sạch thì sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất lượng của món ăn. Ngoài ra, trên lưỡi heo còn có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và bụi bẩn. Vậy nên cần phải sơ chế sạch sẽ để tránh trình trạng vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ảnh: Sưu tầm

2. Hướng dẫn 5 cách làm sạch lưỡi heo đơn giản hiệu quả

Lưỡi heo có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, tuy nhiên hương vị sẽ bị phá hỏng nếu bạn không biết sơ chế lưỡi heo đúng cách. Yên tâm hãy để Blog chúng mình bật mí cho bạn 5 cách làm sạch lưỡi heo hiệu quả ngay sau đây.

Dùng chanh và muối

Lưỡi heo sau khi mua về rửa sơ qua nước lạnh. Bắc 1 nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thì cho lưỡi heo vào trần sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra. Dùng dao cạo sạch lớp màng trắng bám bên ngoài rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.

Tiếp theo dùng muối hạt và nước cốt chanh bóp thật kỹ để loại bỏ sạch mùi hôi và làm trắng lưỡi heo. Sau khi bóp xong thì rửa lại thật sạch rồi để ráo.

Ảnh: Sưu tầm

Dùng sả và muối

Sả để nguyên cây, đập dập rồi cho vào nồi nước cùng 1 ít muối đun sôi. Kế tiếp, cho lưỡi heo đã rửa sạch vào trần sơ qua khoảng 5 phút rồi vớt ra. Cạo sạch màng trắng bên ngoài rồi xả lại dưới vào nước. Cách này sẽ giúp làm sạch và giảm đi mùi hôi của lưỡi heo một cách hiệu quả.

Dùng giấm

Ảnh: Sưu tầm

Dùng gừng và đầu hành Dùng rượu trắng

Lưỡi heo sau khi mua về thì dùng rượu trắng để rửa sơ qua. Sau đó dùng muối hạt bóp thật kỹ rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Tiếp tục cho lưỡi heo vào nồi nước sôi trần sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra cạo sạch màng trắng. Cạo xong thì rửa sạch là xong.

Ảnh: Sưu tầm

3. Gợi ý một số món ngon từ lưỡi heo

Lưỡi heo là nguyên liệu nấu ăn được yêu thích trong bởi độ giòn dai sựt sựt. Khi ăn cảm giác nhai rất thích, không quá ngấy như thịt mỡ và cũng không bị khô như thịt nạc. Bạn có thể sử dụng lưỡi heo để chế biến ra nhiều các món ăn ngon khác nhau. Từ xào, luộc, hấp, nướng, các món ăn hằng ngày hay các món nhậu, lưỡi heo đều “cân” hết.

Đối với các bữa nhậu lai rai thì lưỡi heo xào sả ớt, lưỡi heo nướng sa tế hay gỏi lưỡi heo chua ngọt chắc chắn là chân ái. Còn với thực đơn hằng ngày thì có vô số các món ăn ngon, tha hồ cho bạn trổ tài. Bữa sáng thì có bún lưỡi heo, bánh hỏi lưỡi heo, lưỡi heo luộc. Bữa trưa, bữa tối thì có lưỡi heo xào chua ngọt, lưỡi heo rim nước dừa, lưỡi heo xào lăn. Nếu muốn cầu kỳ hơn thì có lưỡi heo cà ri, lưỡi heo lagu, lưỡi heo hầm tiêu.

Ảnh: Sưu tầm

Có một lưu ý nhỏ là phần cuống họng ở cuối lưỡi heo có chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên khi nấu ăn bạn cần phải sơ chế thật kỹ hoặc nên bỏ luôn để đảm bảo an toàn.

Cách Làm Quẩy Nóng Giòn Ngon Đơn Giản Tại Nhà

Quẩy nóng giòn

Chuẩn bị nguyên liệu làm quẩy nóng

Bột mì: 250gram

Trứng: 2 quả

Bột nở: 4 muỗng cà phê

Sữa tươi: 15ml

Bơ mềm: 30gram

Nước lọc: 80ml

Muối: 2 muỗng cà phê

Dầu ăn

Cách làm quẩy nóng

Trộn và nhào bột

Đầu tiên, bạn hãy cho bột mì, trứng, muối, bột nở, sữa tươi, vào bờ theo định lượng đã chuẩn bị vào bát của máy trộn bột, có lắp phới đánh. Sau đó bạn sẽ bật máy ở tốc độ chậm để máy khuấy bột từ từ, vừa trộn vừa đổ thêm nước vào hỗn hợp bột.

Bạn cứ để máy trộn bột như vậy trong khoảng 15 phút, khi thấy bột mềm và không còn bị dính tay nữa thì tắt máy. Nếu như bạn không có máy trộn thì bạn có thể nhau bằng tay nhưng như vậy sẽ rất tốn thời gian và cũng không đảm bảo chất lượng bột.

Sau khi đã nhào bột xong bằng máy, bạn cho bột ra bát vào bọc màng bọc thực phẩm, ủ trong 10 phút. Sau đó khi hết thời gian thì lấy khối bột ra nhào nhau bằng tay một lần nữa khoảng 5 phút là được.

Ủ bột

Bước tiếp theo bạn sẽ đem khối bột đi ủ. Cho khối bột thu được lên 1 mặt phẳng sạch rồi cho ít bột áo lên để chống dính. Sau đó bạn tạo hình khối bột thành 1 khối hình chữ nhật có dộ dày khoảng 0,5cm.

Để khối bột trên đĩa rồi bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm, bạn để bột qua đêm ở ngan mát tủ lạnh. Hôm sau trước khi chế biến, bạn lấy bột ra để ở nhiệt độ phòng trước 2 tiếng để bột mềm và dẻo trở lại là được.

Tạo hình quẩy

Tạo hình quẩy

Qua một đêm, bạn lấy khối bột ra khỏi khay, để bột lên mặt phẳng có phủ 1 lớp bột áo để chống dính. Sau đó bạn cắt ngang miếng bột thành những đoạn nhỏ khoảng 2.5cm.

Bạn lấy 2 đoạn bột xếp chồng lên nhau, dùng đũa đặt lên giữa và dọc miếng bột đang được xếp rồi ấn mạnh xuống. Tay cầm 2 đầu miếng bột và từ từ kéo căng đoạn bột thành sợi bột có chiều dài khoảng 15cm. Bạn tiến hành tương tự với các đoạn bột còn lại.

Chiên quẩy nóng

Bạn cho một cái chảo lên bếp, hãy chọn chảo lòng sâu. Sau đó bạn đổ đầy dầu ăn vào chảo sao cho khi chiên quẩy được ngập dầu.

Bạn bật bếp và đun dầu đến khi dầu sôi thì bắt đầu thả từng miếng quẩy đã được tạo hình ở trên vào và chiên trong khoảng 1 phút, bạn có thể chiên nhiều miếng quẩy một lúc tùy theo kích thước của chảo.

Khi thấy quẩy có chuyển màu vàng nâu và giòn đều thì lấy ra rồi cho lên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu, khi ăn sẽ không bị ngán vì nhiều dầu mỡ.

Thưởng thức quẩy nóng

Topcachlam

Đăng bởi: Ngân Dương

Từ khoá: Cách làm quẩy nóng giòn ngon đơn giản tại nhà

7 Cách Làm Nước Ép Lê Thanh Mát, Đơn Giản Tại Nhà.

Nếu được hỏi với trái lê giòn, ngọt, mọng nước bạn sẽ ăn theo cách nào thì có lẽ phần lớn là cắt miếng rồi dùng trực tiếp. Song thực tế bạn có thể pha chế nhiều món nước ép lê hấp dẫn nữa đấy. Không chỉ là 1 loại nước ép ngọt thơm, dễ uống, mà nước ép lê còn bổ sung rất nhiều dưỡng chất quan trọng, góp phần duy trì trạng thái tốt cũng như cải thiện 1 số vấn đề sức khỏe. Vậy nên hôm nay chúng mình xin gửi đến bạn 1 số cách làm nước ép lê thanh mát, đơn giản dễ làm tại nhà.

Nước ép lê-củ năng

Nguyên liệu:

Lê: 1 trái

Củ năng: 5 – 7 trái

Đá viên

Cách làm:

Ngâm rửa củ năng với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn cũng như vi khuẩn, sán bám bên ngoài lớp vỏ. Để ráo nước rồi gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ.

Lê cũng rửa sạch, gọt vỏ, lọc bỏ lõi cùng hạt.

Chia hỗn hợp lê và củ năng làm hai phần, một phần đem ép lấy nước, một phần giữ nguyên để ăn kèm.

Nước ép lê-cà rốt

Lê: 1 trái

Cà rốt: 1/2 củ

Đường cát trắng

Đá viên

Rửa sạch vỏ lê, để ráo nước, sau đó gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ. Chú ý bỏ phần lõi và hạt để khi ép nước không bị đắng.

Cà rốt rửa sạch rồi nạo vỏ. Thái thành từng miếng nhỏ.

Ép nhuyễn cà rốt và lê để lấy nước.

Rót nước ép ra ly nếm thử vị và thêm đường, đá viên nếu muốn.

Nước ép lê-cà rốt

Nước ép lê táo

Lê: 1 trái

Táo: 1 trái

Gừng: 1 – 2 lát

Đá viên

Ngâm rửa táo và lê với nước muối loãng, sau đó gọt bỏ vỏ (có thể không gọt nếu muốn), bỏ phần hạt táo, hạt lê. Cắt táo, lê thành các miếng nhỏ.

Đem ép táo cùng lê lấy nước hoặc dùng máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã, lấy nước ép.

Gừng băm nhỏ, thêm vào ly nước ép.

Trước khi dùng hãy thêm đá viên để hương vị dễ uống hơn.

Nước ép lê-dưa chuột

2 quả dưa chuột

1 quả lê

10g lá bạc hà

10g đường

30ml nước lọc

Thái nhỏ lê và dưa chuột, có thể gọt vỏ chúng nếu muốn. Rửa sạch lá bạc hà.

Cho lần lượt lê, dưa chuột và lá bạc hà vào máy ép nếu không có máy ép có thể sử dụng máy xay sinh tố, sau khi xay xong thì lấy rây lọc bã, chỉ giữ lại nước ép.

Nước ép lê dứa

2 quả lê

1 quả dứa

½ quả chanh

Lê rửa sạch, dùng dao gọt bỏ phần vỏ, hạt và cuống, cắt thành từng miếng nhỏ để dễ ép lấy nước. Sau đó ngâm lê với nước muối pha loãng và đá viên để giữ cho lê không bị thâm đen khi tiếp xúc với không khí. Dứa rửa qua, gọt vỏ, có thể để cả mắt và cắt thành từng miếng vừa ép.

Lần lượt cho lê, dứa vào máy ép từ từ.

Rót nước ép ra ly, cho nước cốt chanh vào hòa tan ở công đoạn cuối cùng.

Nước ép lê dứa

Nước ép lê ổi

Lê: 1 trái

Ổi: 1 trái

Lá bạc hà

Đá viên

Rửa sạch lê, ổi, để ráo nước rồi gọt bỏ vỏ, hạt và cuống. Kế đến cắt thành các miếng nhỏ, mỏng để dễ ép lấy nước.

Lá bạc hà ngâm rửa sạch, ngắt từng lá nhỏ.

Cho hỗn hợp lê, ổi và lá bạc hà vào ép lấy nước. Nếm thử vị và có thể thêm đường hoặc một chút mật ong.

Đừng quên thêm đá viên trước khi thưởng thức.

Nước ép lê nguyên chất

Lê: 2 trái

Muối

Nước lọc

Nước cốt chanh

Đá viên

Ngâm rửa sạch lê bằng nước muối loãng, gọt vỏ, lọc bỏ lõi và hạt. Cắt trái thành các miếng mỏng, để trong nước đá lạnh khoảng 10 phút.

Đem ép nước lê, nếu không có máy ép có thể sử dụng máy xay sinh tố, sau khi xay xong thì lấy rây lọc bã, chỉ giữ lại nước ép.

Pha nước cốt chanh với nước lọc và một chút muối, hòa cùng nước ép lê. (Nước cốt chanh giữ cho nước ép lê không bị đổi màu).

Nên để ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá viên trước khi dùng.

Nước ép lê nguyên chất

Đăng bởi: Nguyên Nguyên

Từ khoá: 7 Cách làm nước ép Lê thanh mát, đơn giản tại nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Cách Làm Nộm Tai Lợn (Tai Heo) Ngon, Đơn Giản, Dễ Làm trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!