Xu Hướng 10/2023 # Bạn Nghĩ Mình Đã Giảm Cân Đúng Cách?. Có Thể Là Ngược Lại Đấy # Top 17 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bạn Nghĩ Mình Đã Giảm Cân Đúng Cách?. Có Thể Là Ngược Lại Đấy # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bạn Nghĩ Mình Đã Giảm Cân Đúng Cách?. Có Thể Là Ngược Lại Đấy được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn có đang chắc chắn là mình giảm cân đúng cách hay chưa. Liệu nó đã chuẩn và khoa học hay chưa. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức giảm cân đúng cách khác hẳn với suy nghĩ lâu nay của nhiều người đấy.

Bạn đã biết cách giảm cân đúng cách hay chưa

Giảm cân đúng cách tuy đơn giản nhưng gây khá nhiều lầm tường cho mọi người, đã đến lúc phải sửa chữa chúng lại ngay rồi! Tinh bột nào cũng khiến bạn mập 

Không phải tinh bột nào cũng làm bạn mập đâu

Đường nâu thì ít calo hơn đường trắng

Đường nâu và đường trắng cái nào cũng làm bạn mập cả

Thực tế thì cả 2 loại đường này đều có lượng Calo tương đương và như vậy thì chúng đều khiến bạn mập lên như nhau thôi.

Nấu ăn với dầu oliu thì sẽ giảm cân nhanh

Dầu Oliu không giúp bạn giảm cân đâu

Bạn chắc thường được khuyên là nên nấu ăn bằng dầu Oliu để giảm cân, thực tế thì dầu oliu không giúp bạn giảm cân mà nó giúp bạn có sức khỏe tốt hơn thôi.

Chất béo là nguyên nhân bạn bị béo phì

Chất béo không làm bạn mập đâu

Lâu nay hầu hết mọi người vẫn còn suy nghĩ là chất béo là nguyên nhân gây nên vấn đề béo phì, nhưng nghiên cứu về béo phi mới đây thì chỉ ra rằng ăn chất béo tốt không làm bạn tăng cân mà còn có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả nữa cơ.

Muốn giảm cân thì cần uống nhiều nước

Uống nước nhiều hơn nhu cầu của cơ thể có thể gây độc cho bạn đấy

Ăn ít thì sẽ giảm cân nhanh

Ăn nhiều bữa nhỏ mới làm giảm cân tốt

Giảm cân không phải cứ ăn ít là nó giảm đâu, mà bạn hãy chia nhỏ nó ra để ăn. Không tin thì bạn hãy đọc chia sẻ cách giảm béo bụng của HLV Nhật Linh đi, cô ấy cũng đã áp dụng và thành công đấy.

Ăn Socola gây béo phì

Ăn Socola không có bị béo đâu

Mỗi ngày ăn một thanh Socola đen thì bạn không nhưng không bị mập mà còn khỏe hơn và đốt mỡ “trâu” hơn nữa cơ.

Uống nhiều nước trái cây càng nhiều càng tốt

Nước trái cây chỉ nên uống 3 cốc/ngày thôi

Không nên ăn tối sau 6 giờ

Ăn đúng giờ và trước khi ngủ 3 tiêng là tốt nhất

Đây là lầm tưởng mà ai cũng nghĩ là mình giảm cân đúng cách rồi, chắc bạn cũng đang áp dụng cách này đúng không nào. Nhưng lời khuyên cho bạn là thay vì ăn trước 6 giờ thì bạn chỉ cân ăn lượng vừa phải và trước khi ngủ 3-4 tiếng là được. Việc ăn quá sớm có thể gây hiện tượng đói về đêm và gây ra chứng khó ngủ. Mà khó ngủ thì lại mập đấy.

Buổi sáng thì ăn sau cũng được

Ăn sáng phải đủ chất thì mới tốt

Một bữa ăn sáng không chỉ thích ăn gì là ăn, mà cần phải có đầy đủ Protein, tinh bột, chất béo và chất xơ thì mới gọi là bữa ăn chất lượng được.

Ăn trái cây không cũng tốt rồi

Ăn trái cây không thay thế hoàn toàn được các thực phẩm khác

Trái cây không thể thay thế hoàn toàn khẩu phần ăn của bạn được, vì bạn còn phải cần nhiều dinh dưỡng khác từ thịt và rau củ nữa.

Chỉ có đi tập luyện thì mới đốt cháy calo 

Không chỉ tập Gym mới đốt cháy calo

Với việc đốt cháy calo thì không chỉ khi bạn tập luyện nó mới đốt cháy, khi bạn suy nghĩ nhiều, cười nhiều, nói chuyện nhiều thì nó cũng phải tốn kha khá calo đấy.

Ăn sushi rất tốt cho sức khỏe

Ăn sushi khiến bạn tăng cân chóng mặt

Trong Sushi chứa rất nhiều Calo chứ không phải là ít như bạn nghĩ đâu, đó chính là lý do những người thích ăn sushi thường khá là mũm mĩm.

Ăn trái cây hay rau củ cũng như nhau Ăn bánh mì đen sẽ giảm cân tốt hơn

Ăn bánh mì nào cũng được cả

Thực tế ăn bánh mì đen hay trắng thì lượng Calo trong chúng cũng tương đương nhau cả. Trong 100g bánh mì thì bánh mì đen có 74 Calo còn bánh mì trắng là 84 Calo

Đăng bởi: Thảo Lê

Từ khoá: Bạn nghĩ mình đã giảm cân đúng cách?. Có thể là ngược lại đấy

6 Sự Thật Về Giảm Cân Khiến Bạn Nghe Xong Phải Giật Mình

6 sự thật về giảm cân bạn cần biết 1. Không ăn sáng không phải là nhịn ăn gián đoạn

Nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting) là một chế độ ăn kiêng dựa trên chu kỳ của con người. Nó sẽ hoạt động đơn giản là giai đoạn hoạt động bạn sẽ không ăn, giai đoạn nghỉ ngơi thì sẽ ăn.

Về cơ bản thì bạn sẽ không ăn vào ban ngày và sẽ ăn vào lúc gần tối khi bạn nghỉ ngơi. Bạn sử dụng thức ăn (hay tình trạng thiếu thức ăn) để đưa cơ thể vào trạng thái sinh lý/thần kinh cần thiết.

Ngày nay, nhiều người thực hiện một phiên bản dễ dàng hơn (nhưng kém hợp lý hơn) của việc nhịn ăn gián đoạn là họ sẽ tính thời gian ngủ là thời gian không ăn. Ví dụ họ sẽ không ăn sau 8 giờ tối và ăn lại vào 12 giờ hôm sau, vậy là đủ chỉ tiêu 16 tiếng “nhịn ăn”.

Tuy nhiên, đây chỉ đơn giản là không ăn sáng theo quan điểm của nhiều người và nó thật sự không hiệu quả. Đây là lý do

Bạn không thực sự “nhịn ăn” trong 16 giờ, bạn đang chỉ thực hiện “không ăn” trong 16 giờ. Nó có sự khác biệt lớn đấy. Bạn có thể thấy rằng, bữa ăn cuối có thể cần 3-6 tiếng để tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Chỉ sau lúc đó mới gọi là “Nhịn ăn”.

Việc nhịn ăn vào ban đêm không có tác động tương tự như bạn nhịn ăn ban ngày. Nhịn ăn khi bạn vẫn vận động dẫn đến kích hoạt AMPK lớn hơn nhiều, điều này mới thúc đẩy hầu hết lợi ích của việc nhịn ăn.

Ăn từ trưa đến 8h tối đi ngược lại với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bạn. Nếu bạn tuyên bố bạn đang áp dụng nhịn ăn gián đoạn để giảm cân và tối ưu hóa sức khỏe của bạn thì hãy thực hiện nó với toàn bộ logic của mình.

Nhịn ăn khi bạn cần hoạt động và ăn lại khi bạn cần phục hồi chứ không phải làm ngược lại.

Chắc chắn không ăn từ 8h tối đến trưa hôm sau sẽ dễ thực hiện hơn nhiều nhưng nó không được gọi là nhịn ăn gián đoạn. Nó đi ngược lại với quy tắc của nhịn ăn gián đoạn thật sự. Lợi ích duy nhất mà bạn nhận được đó là cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn muốn thực hiện nhịn ăn gián đoạn, hãy thực hiện nó nhưng hãy nhớ đừng ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn (hoặc lúc gần lặn) ăn vào cuối ngày để nhận được lợi ích từ nhịn ăn gián đoạn.

2. Ketosis là tham khảo cuối cùng, không phải là phong cách sống

Bác sĩ Mathieu Bouchard đã từng nói “Kotesis là một cơ chế tồn tại của cơ thể để đảm bảo sự quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong thời gian nhịn đói hoặc cơ thể bị thiếu hụt tinh bột.” (1)

Đó là điều mà mọi người không hiểu. Mục đích của Ketosis là bảo vệ cơ thể khỏi bị đói khi năng lượng nạp vào cơ thể không đủ.

Cơ thể chúng ta không muốn rơi vào trạng thái Ketosis, hãy nhớ điều đó. Nếu Ketosis là một hệ thống năng lượng được ưu tiên thì nó sẽ là hệ thống chính được cơ thể sử dụng mọi lúc. Đúng hơn thì quá trình đường phân và oxy hóa chất béo mới là những hệ thống năng lượng chính. Ketosis chỉ có mặt để giúp bạn tồn tại khi bạn không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn.

Keotsis giống như lốp xe dự phòng của bạn. Nó có thể hoạt động nhưng nó không phải tối ưu để sử dụng lâu dài.

Điều này đã được chứng minh bằng nghiên cứu xác định khả năng làm việc (đặc biệt là trong môi trường cường độ cao) thì áp dụng chế độ ăn keto sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của bạn.

Đối với việc xây dựng cơ bắp, bạn không thể tăng cơ bắp một cách tối ưu khi áp dụng cơ chế sống sót cuối cùng của cơ thể.

Mặc dù chế độ ăn kiêng keto có thể giúp giảm cân hiệu quả nhưng nó không tốt cho việc tăng cơ và sức mạnh cơ thể. (2)

Hãy luôn giữ tỉnh táo, đừng để cảm xúc của bạn thúc đẩy quyết định của mình.

3. Ketosis và sử dụng chất béo làm năng lượng không giống nhau

Bạn vẫn có thể sử dụng chất béo để làm năng lượng cho cơ thể mà không cần phải đưa cơ thể vào trạng thái ketosis. Trên thực tế, bạn vẫn có thể ăn 1000g carb mỗi ngày và vẫn có thể sử dụng chất béo để làm năng lượng.

Hãy nhớ, ketosis là một cơ chế an toàn được cơ thể kích hoạt để cung cấp năng lượng cho não trong trường hợp cơ thể thiếu glucose. Đúng là cơ thể sử dụng axit béo để sản xuất xeton, về mặt kỹ thuật thì ketosis sử dụng chất béo làm năng lượng. Nhưng không phải tất cả việc sử dụng chất béo làm năng lượng đều phải thông qua ketosis.

Hầu hết các mô cần năng lượng có thể sử dụng quá trình oxy hóa chất béo hoặc đường phân để làm năng lượng. Ngoại lệ chính là não bộ. Não chỉ có thể sử dụng glucose hoặc xeton để làm năng lượng, không trực tiếp dùng từ axit béo.

Miễn não có đủ năng lượng cần thiết thì không cần phải dùng đến ketosis phức tạp hơn so với dùng glucose. Glucose có thể đến từ nguồn tinh bột bạn sử dụng, nhưng nó cũng có thể tạo ra từ việc phân hủy các protein thành axit amin, gan cũng biến một số chúng thành glucose.

Đó là lý do tại sao nếu lượng protein của bạn thật sự cao, ngay cả khi nguồn carb của bạn thấp bằng 0 bạn vẫn có thể không bị đưa vào trạng thái Ketosis vì bạn có đủ axit amin cần thiết để sản xuất glucose cung cấp năng lượng cho não.

Cơ thể bắt đầu sản xuất xeton một cách đáng kể khi cơ thể không nhận đủ lượng carb và protein cần thiết cho não hoạt động. Đó là lý do tại sao nó được gọi là cơ chế sinh tồn. Nó chỉ xảy ra khi não bạn không đủ năng lượng vì việc não bộ hoạt động bình thường là rất quan trọng.

Nhiều người bảo rằng họ đang thực hiện “chế độ ăn kiêng keto” có thể không thực sự thực hiện chế độ ăn này. Các khuyến nghị cho keto thực sự bao gồn tiêu thụ ít nhất 60-70% lượng calo của bạn từ chất béo.

Ketosis KHÔNG phải là “thích nghi với chất béo” (mặc dù nghe có vẻ hấp dẫn). Bạn có thể sử dụng chất béo làm năng lượng cũng được. Những gì được gọi là “thích nghi với chất béo” chỉ đơn giản là cơ thể bạn sản xuất đủ xeton để cung cấp năng lượng cho não – không cần phải phá vỡ mô cơ để tạo ra glucose cung cấp năng lượng cho não do thiếu xeton.

Tóm lại, bạn có thể hoạt động trên một cơ chế dự phòng, nhưng nó không phải là cơ chế tối ưu.

4. Low Carb đồng nghĩa với Cortisol cao

Điều này là sự thật, Low Carb hay Keto và các chế độ ăn hạn chế tinh bột khác đều làm tăng mức Cortisol cao hơn, đặc biệt là trong tập luyện.

Nghiên cứu cho thấy Cortisol tăng cao trong 2 ngày đầu áp dụng Low carb và trở nên “ít tệ” hơn sau 2 tuần, nhưng so với chế độ ăn nhiều carb thì nó vẫn tệ hơn nhiều. (3)

Tại sao lại như vậy? Bởi vì 2 chức năng chính của Cortisol là:

Huy động năng lượng dự trữ ra để làm năng lượng

Tăng đường huyết khi quá thấp

Số 1 phụ thuộc nhiều vào lượng calo và số 2 phụ thuộc vào bởi lượng carb. Chế độ ăn kiêng low carb dẫn đến lượng đường trong máu thấp (mọi chế độ ăn ít carb đều vậy) sẽ làm tăng Cortisol và glucagon cao hơn để vận động glucose dự trữ (dưới dạng Glycogen) hoặc phá vỡ mô cơ thành axit amin để gan chuyển chúng thành Glucose.

Vậy vấn đề là gì?

Khi Cortisol tăng cao, bạn sẽ khó xây dựng cơ bắp hơn, đây là điều không một anh chàng tập gym nào mong muốn.

Theo thời gian, cortisol cao liên tục sẽ giảm chuyển đổi T4 (tiền chất của hormone tuyến giáp) thành T3 (hormone hoạt động kích thích sự trao đổi chất) khiến sự trao đổi chất của cơ thể giảm xuống.

Cortisol cao cũng làm Testosterone và estrogen giảm xuống mức thấp hơn.

Chưa kể, chế độ ăn kiêng ít tinh bộ còn khiến khả năng vận động và làm việc giảm sút khi làm việc trong môi trường cường độ cao. Và tất nhiên, chế độ ăn kiêng keto cũng làm sự phát triển cơ bắp kém hơn. Cortisol cao là một phần của lý do, không phải là lý do duy nhất.

“Nhưng tôi thấy keto rất hiệu quả với tôi mà!”

Tôi không nói nó không thể cho kết quả. Tất nhiên, có rất nhiều người cảm thấy như vậy nhưng một lần nữa đừng để cảm xúc làm mờ đi tính khách quan của bạn.

5. Giảm cân không chỉ là Calo In và Calo Out

Đây là một sự thật về giảm cân khá nhiều người lầm tưởng. Một điều chắc chắn rằng thâm hụt calo thì sẽ giảm cân – với điều kiện lượng protein của bạn cao và bạn tập luyện chăm chỉ – hầu hết là giảm mỡ cơ thể. Nhưng nó vẫn chưa phải là tất cả.

Tiêu chí calo in và calo out khiến bạn cảm thấy không cần phải sử dụng một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào (như low carb, nhịn ăn gián đoạn, keto, thuần chay….) để giảm mỡ, tôi hiểu bạn cũng nghĩ như vậy.

Điều này cũng dẫn đến việc bạn có thể không cần phải ăn kiêng quá nghiêm ngắt và bạn có nhiều lựa chọn thức ăn để ăn hơn, tuy nhiên suy nghĩ này có thể khiến bạn dẫn đến việc tuân thủ kém hơn.

Nhiều người cho rằng ăn sao cũng được, miễn là thâm hụt calo từ đó dẫn đến việc lựa chọn thức ăn không lành mạnh để sử dụng. Điều đó có thể giúp bạn giảm béo nhưng giảm béo không phải là thứ duy nhất ảnh hưởng bởi những gì bạn đưa vào miệng.

Lipid máu, huyết áp, lượng đường trong máu, tình trạng viêm nhiễm toàn thân, sức khỏe đường ruột….đều bị ảnh hưởng bởi những gì đi qua miệng của bạn và tất nhiên nó có thể gây nên vô số tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, thức ăn còn ảnh hưởng đến thần kinh, điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, khả năng phục hồi và sức khỏe của bạn.

Ăn uống không chỉ để giảm cân hoặc tăng cân. Sức khỏe, mức độ hạnh phúc của bạn mới là ưu tiên hàng đầu. Hãy luôn ghi nhớ, giảm mỡ cơ thể không phải là mục tiêu duy nhất trong kế hoạch dinh dưỡng của mình.

6. Tinh bột thật sự là thiết yếu 

Bạn sẽ nghe những người ăn keto hoặc low carb lập luận như thế này “Bạn có axit béo thiết yếu, axit amin thiết yếu, nhưng không có carb thiết yếu!”

Đây là trường hợp thường gặp về một cái gì đó không có ý nghĩa nhưng người theo keto lại cho là nó có ý nghĩa. Theo đó, những người theo keto sẽ cho rằng tinh bột là không thiết yếu và không cần có trong bữa ăn và cho rằng nó là chất kém dinh dưỡng.

Đó KHÔNG phải là “không thiết yếu” trong khoa học dinh dưỡng.

Không thiết yếu có nghĩa là cơ thể bạn có thể tạo ra bằng cách chuyển đổi dinh dưỡng khác thành nó.

Thiết yếu ở đây có nghĩa là cơ thể bạn không thể tạo ra được và bạn bắt buộc phải nạp vào cơ thể thông qua ăn uống.

Đối với carb (glucose) cơ thể tạo ra nó bằng cách chuyển các axit amin thành gulose – gluconeogenesis. Cơ thể cũng có thể chuyển hóa lactate (axit lactic) thành glucose.

Chính vì thế tinh bột mới được gọi là “không thiết yếu”, chứ không phải nó không thiết yếu với ý nghĩa không quan trọng đối với cơ thể.

“Đúng là vậy, nhưng tôi có thể tự sản xuất glucose từ protein, tôi không cần phải ăn tinh bột, tôi sẽ chỉ bù đắp những chất thiếu tôi cần!”

Cơ thể chúng ta chỉ có thể chuyển đổi axit amin thành glucose với hiệu suất tối đa là 30%. Nói đơn giản là để tạo 160g glucose năng lượng cần thiết hằng ngày cho các cơ quan, chưa tính hoạt động thể chất thì bạn cần phải nạp tới 530g protein hoặc nhiều hơn thành glucose.

Tưởng tượng trong 100g ức gà có 31g protein thì bạn sẽ cần ăn khoảng 1.7kg ức gà (hoặc hơn) mỗi ngày, liệu bạn có nghĩ được mình sẽ ăn như vậy nổi không?

Điểm mấu chốt là bạn hoàn toàn có thể sản xuất glucose từ chất khác và điều đó khiến tinh bột trở thành “không thiết yếu” nhưng điều đó không có nghĩa biến tinh bột thành không cần thiết, đặc biệt là khi bạn đang nói về một người tập luyện chăm chỉ và muốn xây dựng cơ bắp hoặc tầm cao hơn nữa.

Chưa kể, tinh bột còn có tác dụng sinh lý khác như tăng IGF-1, kích hoạt mTOR giảm cortisol….và nó sẽ không thể làm việc nếu cơ thể chuyển đổi các chất khác thành tinh bột.

Tóm lại, carb tuy “không thiết yếu” nhưng vẫn là chất dinh dưỡng quan trọng cần phải nạp vào cơ thể hằng ngày dù bất kể lý do của bạn là gì.

Pilla R (2023) The Ketogenic Diet and its Clinical Applications in Type I and II Diabetes. Int J Diabetes Clin Res 5:092.

Source: Valenzuela PL, Castillo-García A, Lucia A, Naclerio F. Effects of Combining a Ketogenic Diet with Resistance Training on Body Composition, Strength, and Mechanical Power in Trained Individuals: A Narrative Review. Nutrients. 2023; 13(9):3083

Terink R, Witkamp RF, Hopman MTE, Siebelink E, Savelkoul HFJ, Mensink M. A 2 Week Cross-over Intervention with a Low Carbohydrate, High Fat Diet Compared to a High Carbohydrate Diet Attenuates Exercise-Induced Cortisol Response, but Not the Reduction of Exercise Capacity, in Recreational Athletes. Nutrients. 2023; 13(1):157

Đăng bởi: Vũ Trường

Từ khoá: 6 sự thật về giảm cân khiến bạn nghe xong phải giật mình

Glucomannan Là Gì? Có Giúp Giảm Cân Không?

Glucomannan là gì?

Glucomannan là một dạng fiber tự nhiên có tên khoa học là Amorphophallus konjac, được chiết xuất từ rễ của loại cây có tên là konjac hay còn gọi là khoai nưa. Hoạt chất này qua nghiên cứu là có khả năng hòa tan trong nước.

Glucomannan có dạng bột hoặc viên nang để dùng trong lĩnh vực y học, thường dùng cho những bệnh nhân có bệnh tiểu đường hoặc táo bón.

Bên cạnh đó, glucomannan còn dùng để làm chất tạo gel, làm đặc cho thực phẩm ăn uống.

Nguồn thực phẩm chứa glucomannan

Glucomannan được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, vậy nên thường có trong các loại thuốc dạng viên dùng đặc trị.

Ngoài ra, glucomannan còn có trong các loại mì pasta, bột mì, đậu hũ, mì shirataki, thạch konjac,…Glucomannan còn dùng để làm một số chất phụ gia trong ngành thực phẩm.

Lợi ích của glucomannan đối với sức khỏe Điều trị táo bón

Theo nghiên cứu của trường Università di Milano ở Ý nhận định rằng, glucomannan được coi như là một chất xơ hòa tan sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ đi đại tiện và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Giảm lượng đường trong máu

Glucomannan có công dụng làm chậm quá trình hấp thụ lượng đường glucose trong hệ thống tiêu hóa. Từ đó, hoạt chất này còn giúp làm giảm mức đường huyết lúc đói khoảng 7.4mg/dL tương đương với 0.4 mmol/ L.

Làm giảm nồng độ cholesterol xấu

Theo một số nghiên cứu về glucomannan, hoạt chất này có công dụng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu theo cơ chế hạn chế sự hấp thu thành phần cholesterol trong đường ruột của chúng ta.

Glucomannan hỗ trợ giảm cân như thế nào? Lợi ích của glucomannan trong việc giảm cân

Dựa vào đặc tính hấp thụ nhiều nước, hoạt chất này khi vào dạ dày sẽ chiếm toàn bộ thể tích của dạ dày, sẽ làm cho bạn có cảm giác luôn no và không muốn ăn nhiều.

Hoạt chất này là một dạng chất xơ tự nhiên, chứa rất ít calo, nên có công dụng giúp cơ thể giảm sự hấp thu protein trong quá trình dung nạp chất dinh dưỡng của cơ thể.

Khi ta đưa glucomannan vào cơ thể, hoạt chất này sẽ trở thành thức ăn cho những lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó đường ruột của chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn.

Glucomannan giảm cân có hiệu quả không?

Dựa trên một nghiên cứu thực tế, áp dụng cho 176 người có tình trạng sức khỏe ổn định và bị thừa cân, các chuyên gia so sánh giữa glucomannan với guar gum, alginat.

Theo dõi trong 5 tuần, kết quả cho thấy đối với chế độ kết hợp glucomannan và chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm trung bình khoảng 0.8kg/tuần.

Kết luận cho thấy rằng, glucomannan làm giảm trọng lượng cơ thể đáng kể ở những đối tượng thừa cân khỏe mạnh, trong khi việc bổ sung guar gum và alginate dường như không hiệu quả bằng glucomannan.

Liều dùng glucomannan

Theo một nghiên cứu tại Mỹ của trường Rush University College of Nursing cho biết, liều lượng dùng glucomannan cho mục đích giảm cân là khoảng 1g/lần và sử dụng 3 lần/ngày. Dùng trước mỗi bữa ăn từ 15 – 60 phút được coi là an toàn và tốt nhất để giảm cân.

Tác dụng phụ của glucomannan

Bên cạnh những công dụng thần thánh mà glucomannan mang lại, thì bạn cần phải sử dụng đúng mục đích và đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không nên sử dụng lượng glucomannan quá nhiều trong một ngày, điều này có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Khi sử dụng glucomannan không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng trương phình hợp chất này ở cổ họng gây tắc nghẽn đường thở, gây nghẹt thở.

Glucomannan có khiến việc hấp thu tác dụng của một số loại thuốc bị giảm đi đáng kể.

Bên trên là bài viết của chúng tôi chia sẻ về glucomannan là gì, có giúp giảm cân không? Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn, giúp bạn có thêm thông tin để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nguồn: Bài dịch từ Healthline

Tự Kỷ Là Gì, Liệu Bạn Đã Hiểu Đúng?

Tự kỷ, bệnh tự kỷ, chứng tự kỷ là những tên thông dụng chúng ta gọi cho rối loạn tự kỷ. Tên gọi mới của rối loạn này là rối loạn phổ tự kỷ (Autistic Spectrum Disorder – ASD).

Đây là một rối loạn phổ biến, ước tính có khoảng khoảng 1% dân số thế giới mắc (62,2 triệu người trên toàn cầu) vào năm 2023. Cũng như các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, tự kỷ rất phức tạp. Vì vậy, chúng ta không thể chỉ nhìn đơn thuần vào biểu hiện bên ngoài và nói rằng rằng ai đó bị tự kỷ.

Tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài. Nó ảnh hưởng đến cách một người nhận thức về thế giới và tương tác với người khác. Người mắc rối loạn nhìn, nghe và cảm nhận thế giới khác với người bình thường. Biểu hiện của người mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể kéo dài suốt đời.

Đây không phải là một căn bệnh như cảm cúm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Một số người vẫn có thể đảm bảo các chức năng cuộc sống như đi làm, chung sống với người khác hay tự chăm sóc. Nhưng họ vẫn sẽ có những bản sắc nền tảng của rối loạn phổ tự kỷ.

Một số người mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể có các khuyết tật về mặt học tập, một số khác thì không. Một số người có các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu nhưng một số khác thì không. Điều này có nghĩa là với mỗi người sẽ cần các mức hỗ trợ khác nhau.

Nhưng có một điều chắc chắn là tất cả người bị rối loạn tự kỷ đều có thể học tập và phát triển. Vì vậy, với sự hỗ trợ đúng đắn, họ đều có thể sống một cuộc sống trọn vẹn.

Một số nói rằng, sống trong xã hội của người bình thường là không dễ dàng với họ.

Cụ thể, hiểu và kết nối với người khác, tham gia vào đời sống gia đình, trường học, công việc và xã hội hằng ngày là những việc khó khăn với họ. Với người bình thường, chúng ta hiểu, nhận biết nối kết với người khác bằng trực giác, giao tiếp và tương tác với nhau một cách tự nhiên.

Người bị tự kỷ luôn phải nỗ lực để xây dựng mối quan hệ với những người khác. Họ có thể luôn tự hỏi: “Tại sao tôi lại “khác biệt” như vậy?”. Điều này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu mọi người xung quanh vẫn có định kiến và không hiểu cho họ.

DSM (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) xuất bản và được các chuyên gia lâm sàng sử dụng để chẩn đoán nhunwgx rối loạn tâm thần. Phiên bản thứ năm (phiên bản gần đây nhất của DSM đã được phát hành vào năm 2013) có tên DSM-5. DSM-5 hiện công nhận năm loại yếu tố phụ khác nhau với rối loạn phổ tự kỷ, gồm:

Có hoặc không kèm theo suy giảm trí tuệ.

Có hoặc không kèm theo suy giảm ngôn ngữ.

Kèm theo căng trương lực.

Một người có thể được chẩn đoán với một hoặc nhiều yếu tố phụ.

Phiên bản DSM-5 là phiên bản đầu tiên đề cập đến rối loạn phổ tự kỷ. Ở các phiên bản trước, rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các chẩn đoán sau:

Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder).

Hội chứng Asperger.

Rối loạn phát triển lan tỏa (PDD-NOS).

Hội chứng Heller (childhood disintegrative disorder – CDD).

Các triệu chứng tự kỷ thường trở nên rõ ràng trong thời thơ ấu, từ 12 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn.

Các triệu chứng sớm có thể bao gồm chậm nói hoặc phát triển xã hội.

DSM-5 chia các triệu chứng tự kỷ thành hai loại: các vấn đề về giao tiếp – tương tác xã hội và các mô hình hành vi, hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.

Vấn đề về giao tiếp, bao gồm những khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc, chia sẻ sở thích hoặc duy trì cuộc trò chuyện qua lại.

Các vấn đề với giao tiếp phi ngôn ngữ, chẳng hạn như sự cố duy trì giao tiếp bằng mắt hoặc hiểu ngôn ngữ cơ thể.

Khó khăn trong việc phát triển và duy trì mối quan hệ.

Chuyển động lặp đi lặp lại hoặc lặp đi lặp lại lời nói.

Tuân thủ cứng nhắc các thói quen hoặc hành vi cụ thể.

Tăng hoặc giảm độ nhạy cảm với thông tin cảm giác cụ thể từ môi trường xung quanh, chẳng hạn như phản ứng với những âm thanh cụ thể.

Sở thích cố định, rập khuôn.

Chẩn đoán rối lạn phổ tự kỷ do một nhóm chẩn đoán đa ngành, thường bao gồm một nhà trị liệu âm ngữ, bác sĩ tâm thần nhi và chuyên viên tâm lý lâm sàng nhi đưa ra.

Các chuyên gia có thể đánh giá dựa trên những công cụ đo lường hoặc tiêu chuẩn chẩn đoán (như DSM-5) và đánh giá cụ thể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Ví dụ, một chuyên gia khi chẩn đoán ASD theo DSM-5 phải đánh giá được một người phải thỏa ít nhất 3 triệu chứng trong nhóm thứ nhất (các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội) và ít nhất 2 triệu chứng trong nhóm thứ hai (các mẫu hành vi hoặc hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại). Nó cũng phải kết hợp với những vấn đề bắt đầu rõ ràng từ thời thơ ấu và các chẩn đoán phân biệt với các rối loạn tâm thần khác.

Nhận được đánh giá và chẩn đoán kịp thời và kỹ lưỡng có thể hữu ích vì:

Nó giúp người mắc rối loạn (và gia đình, người chăm sóc, đối tác hôn nhân, đồng nghiệp, giáo viên, bạn bè của họ) hiểu lý do tại sao họ có những khó khăn nhất định và những gì họ có thể làm để giúp.

Nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này vẫn chưa được xác định. Các nghiên cứu mới nhất chứng minh rằng tự kỷ không có nguyên nhân duy nhất.

Một số yếu tố nguy cơ nghi ngờ mắc bệnh tự kỷ bao gồm:

Có một thành viên gia đình bị bệnh.

Đột biến gen.

Hội chứng X mong manh và các rối loạn di truyền khác.

Được sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi.

Cân nặng khi sinh thấp.

Mất cân bằng trao đổi chất.

Tiếp xúc với kim loại nặng và độc tố môi trường.

Tiền sử nhiễm virus.

Thai nhi tiếp xúc với thuốc valproic acid (Depakene) hoặc thalidomide (Thalomid).

Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ (NINDS), cả di truyền và môi trường đều là yếu tố quyết định liệu một người có bị tự kỷ hay không.

Không có phương pháp “chữa khỏi bệnh” nào đối với rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, các liệu pháp có thể giúp người mắc rối loạn phát triển những kỹ năng toàn diện để thích nghi với cuộc sống. Những can thiệp này nên được cân nhắc càng sớm càng tốt.

Nhiều can thiệp có thể kể đến như:

Trị liệu hành vi.

Trị liệu trò chơi.

Vận động trị liệu.

Trị liệu ngôn ngữ.

Can thiệp hỗ trợ chăm sóc – giáo dục.

Tuy nhiên, kết quả điều trị sẽ khác nhau. Một số người có thể đáp ứng tốt với các phương pháp này. Trong khi những người ở mức độ khác thì cần những can thiệp khác phù hợp hơn.

Các gia đình có người thân mắc rối loạn phổ tự kỷ luôn lo lắng cho cuộc sống của họ khi trưởng thành. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu.

Một số ít người trưởng thành có thể tiếp tục sống hoặc làm việc độc lập. Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn phải cần phải có người bên cạnh chăm sóc trong suốt cuộc đời của họ.

Tìm kiếm các liệu pháp và can thiệp từ sớm với người mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể giúp họ sự độc lập hơn trong cuộc sống. Họ có khả năng tự chăm sóc, làm việc, hòa nhập với người xung quanh và chất lượng cuộc sống của họ cũng tốt hơn.

Đôi khi, những người tự kỷ không được chẩn đoán từ nhỏ. Họ chỉ được chẩn đoán khi đến tuổi trường thành hoặc đến lúc cuối đời. Điều này có thể gây tổn thất to lớn đến cá nhân họ, gia đình và xã hội. Sự thiếu nhận thức trước đây của xã hội và hệ thống y tế là nguyên nhân.

Nếu toàn xã hội nhận thức về tự kỷ cũng giúp cho người mắc bệnh có thể được phát hiện sớm và có những hỗ trợ phù hợp, giảm bớt gánh nặng cá nhân, gia đình và xã hội. Họ sẽ có cơ hội nhận được hỗ trợ để phát triển và xây dựng một cuộc sống phù hợp với riêng mình.

Bạn Đã Ăn Sushi Đúng Chuẩn?

Nội dung chính

Những miếng sushi được tạo hình đầy màu sắc và cực kỳ công phu luôn đánh gục người thưởng thức ngay từ cái nhìn đầu tiên, thế nhưng, cách ăn như thế nào để hoàn toàn cảm nhận được toàn bộ tinh hoa trong miếng sushi nhỏ xíu lại là một vấn đề rất khác. Vì nếu ăn không đúng cách, bạn vô tình đã cảm nhận sai đi hương vị thuần túy của miếng sushi.

Ăn đúng chuẩn để cảm nhận được toàn bộ tinh hoa trong miếng sushi (ảnh:internet)

Trước tiên bạn cần biết, để ăn sushi sẽ có hai cách: dùng đũa hoặc dùng tay. Nghe thật lạ có phải không?

Dùng đũa để ăn sushi

Đũa gỗ dùng để ăn sushi bề ngoài khá thô ráp, dính liền hai chiếc, tách ra khi sử dụng (ảnh:internet)

Theo đúng chuẩn Nhật, khi dùng đũa, người Nhật thường dùng loại đũa gỗ, bề ngoài khá thô ráp, dính liền hai chiếc, khi sử dụng mới dùng lực tách hai chiếc ra. Đối với người Nhật, việc ăn cũng phải có tính thẩm mỹ rất cao, bạn nên ăn các miếng sushi từ ngoài vào trong, không ăn ngay từ đoạn giữa của đĩa sushi, điều này khá mất mỹ quan và thiếu lịch sự.

Đối với người Nhật, việc ăn cũng phải có tính thẩm mỹ (ảnh: internet)

Tiếp đến là nước chấm, nước tương làm từ đậu nành là loại nước chấm được sử dụng cùng với gừng ngâm chua và wasabi. Thông thường các bạn hay pha wasabi vào nước tương để dùng là không chuẩn đâu, phải để wasabi lên bề mặt của sushi, sau đó chấm qua một ít nước tương, không chấm quá nhiều, làm mất đi cảm giác thanh thanh dịu nhẹ vốn có của sushi.

Không chấm quá nhiều nước tương sẽ bị mặn, làm mất đi cảm giác thanh thanh dịu nhẹ vốn có của sushi (ảnh: internet)

Miếng sushi của bạn cần được đút gọn vào miệng để thưởng thức một lần duy nhất. Điều này sẽ giúp bạn được tận hưởng tròn vị sự tinh tế của món ăn. Sau khi thưởng thức, bạn dùng một miếng gừng ngâm chua sẽ giúp vị giác của bạn được làm mới hoàn toàn và bạn đã có thể thưởng thức miếng sushi thứ hai mà không bị trộn lẫn hương vị.

Gừng ngâm chua (ảnh: internet)

Về wasabi, việc xin thêm đối với các đầu bếp truyền thống thường không được khuyến khích vì họ đã tính toán một lượng wasabi phù hợp nhất cho món sushi hoàn hảo. Thế nhưng đối với các nhà hàng hiện nay, vấn đề này cũng không còn quá khắt khe, dẫu sao thì việc chiều lòng thực khách vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu đối với họ.

Wasabi (ảnh: internet)

Dùng tay ăn sushi

Bên cạnh cách dùng đũa, một số người Nhật còn dùng tay thưởng thức sushi để tạo cảm giác mới lạ. Cũng giống như ăn cà ri đúng kiểu Ấn Độ thì phải ăn bốc vậy. Nghe thì có vẻ dễ, chỉ cho vào miệng là xong, nhưng thật ra cũng phải trải qua cả một quá trình đấy.

Một số người Nhật dùng tay thưởng thức sushi để tạo cảm giác mới lạ (ảnh: internet)

Đầu tiên, lau tay thật sạch sẽ với những chiếc khăn nóng hoặc lạnh được các nhà hàng ở Nhật chuẩn bị, gọi là Oshibori. Cách giữ một miếng sushi cũng không thể tùy tiện, bạn phải cầm bằng ngón giữa và ngón cái, ngón trỏ đặt lên phần thân đối với những loại sushi trên mặt là cá, tôm.

Khăn Oshibori (ảnh: internet)

Chấm với nước tương ở phần cá, tôm, không chấm vào nước tương phần cơm vì rất dễ bị mặn hoặc làm rơi rớt cơm vào nước chấm, không được đẹp mắt mà lại mất đi hương vị hoàn hảo của miếng sushi. Khi thưởng thức, để phần cá, tôm chạm vào lưỡi trước tiên sẽ giúp bạn cảm nhận được đầy đủ nhất mùi vị của nó.

Cẩn thận không nên làm rơi rớt cơm vào nước chấm khi dùng tay (ảnh: internet)

Ngoài những cách thông thường, người Nhật còn thưởng thức sushi cùng với một chai rượu sake. Thật tuyệt khi kết hợp chút cay cay của rượu, sẽ làm giảm bớt mùi tanh nồng của cá sống, tạo cảm giác hài hòa, hơn nữa, còn giúp bạn tiêu hóa một cách dễ dàng.

Rượu sake thường được dùng kèm khi ăn sushi để làm tăng khẩu vị (ảnh: internet)

Một số lưu ý khi ăn sushi

Việc chỉ cắn một phần, phần còn lại để lại vào đĩa là hết sức tối kỵ, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người cùng bàn. Bạn nhất định phải cho toàn bộ miếng sushi vào miệng, ăn một lần duy nhất. Không nên bỏ thừa lại bất cứ phần đồ ăn nào, nhất là cơm, dù với bất kỳ lý do gì thì cũng thật là đáng trách.

Khi dùng xong, bạn tuyệt đối không gác đũa trực tiếp lên khay thức ăn mà phải đặt song song với khay, gác lên kệ đũa, để người khác biết là bạn đã dùng xong phần của mình.

Đặt song song với khay (ảnh: internet)

Nếu chưa đổi đầu đũa, bạn không nên gắp sushi cho người khác bằng đũa của mình. Tốt hơn hết là bạn nên để cho họ tự gắp thức ăn.

Nếu muốn gắp sushi cho người khác, phải đổi đầu đũa (ảnh: internet)

Với các loại sushi kết hợp với cá, bạn nên thưởng thức theo màu từ nhạt tới đậm. Vì các loại cá có màu đậm hơn thường có mùi vị nặng hơn, điều này sẽ giúp bạn tránh việc làm lệch lạc mùi vị tới các món ăn khác.

Thưởng thức theo màu từ nhạt tới đậm với các loại sushi kết hợp cùng cá sống (ảnh: internet)

Ngay khi món sushi của bạn được bày lên, bạn nên ăn ngay để hương vị, độ ẩm và nhiệt độ của món ăn không bị giảm đi. Nếu không, sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng người đầu bếp đã làm ra món sushi đó.

Thưởng thức ngay món ăn khi được phục vụ (ảnh: internet)

Cùng tìm hiểu nhiều bất ngờ thú vị đến từ xứ sở hoa anh đào tại chúng mình nào:

Đăng bởi: Nhâm Lương

Từ khoá: Bạn đã ăn Sushi đúng chuẩn?

Uống Trà Xanh Có Thật Sự Giúp Bạn Giảm Cân Không?

Trà xanh là một trong những thức uống lâu đời và lành mạnh nhất. Trà xanh giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật khác nhau có lợi cho sức khỏe của bạn. Một số người thậm chí còn khẳng định rằng trà xanh có thể tăng cường đốt cháy chất béo và giúp bạn giảm cân.

Các hoạt chất trong lá trà có thể giúp bạn tăng cường trao đổi chất

Trước tiên chúng ta đề cập đến những lợi ích mà trà xanh có thể mang lại trong quá trình giảm cân:

Trà xanh chứa các chất có thể giúp bạn giảm béo

Các quá trình mà cơ thể chuyển đổi thức ăn và đồ uống thành năng lượng được gọi chung là quá trình trao đổi chất.Trà xanh có thể có lợi cho việc giảm cân bằng cách giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Chất quan trọng nhất trong số này là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất có thể thúc đẩy sự trao đổi chất.

Trà xanh có chứa caffeine và một loại flavonoid gọi là catechin, là chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu về catechin, caffeine trong trà xanh và sự điều chỉnh trọng lượng cơ thể đã cho thấy cả hai hợp chất này đều có thể tăng tốc độ trao đổi chất. Catechin có thể giúp phân hủy mỡ thừa, trong khi cả catechin và caffein đều có thể làm tăng lượng năng lượng mà cơ thể sử dụng [1].

Từ nghiên cứu tác dụng chuyển hóa của caffein ở người và một phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của việc uống caffeine đối với mức độ gắng sức trong và sau khi tập thể dục, đã cho thấy caffein trong trà xanh rất có lợi trong việc hỗ trợ đốt cháy chất béo và cải thiện hiệu suất tập thể dục. Trong mỗi ly trà xanh chứa từ 20 – 40mg caffeine, khiêm tốn hơn so với caffein trong cà phê, nhưng nó vẫn đủ để có những tác dụng vừa phải [2] [3].

Có thể huy động chất béo từ các tế bào mỡ

Để đốt cháy chất béo, trước tiên cơ thể bạn phải phá vỡ nó trong tế bào mỡ và di chuyển nó vào máu. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng các hợp chất trong trà xanh như EGCG có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách tăng cường tác dụng của một số hormone đốt cháy chất béo, chẳng hạn như norepinephrine (noradrenaline).

Hơn thế nghiên cứu về trà xanh và quá trình sinh nhiệt: tương tác giữa catechin-polyphenol, caffeine và hoạt động giao cảm cho thấy EGCG và cafein có tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường phá vỡ nhiều chất béo hơn [5].

Tăng quá trình đốt cháy chất béo, đặc biệt là trong quá trình tập thể dục

Tập luyện thể dục được coi là một trong những cách đốt cháy chất béo, giảm mỡ hiệu quả nhất. Đặc biệt chiết xuất trà xanh còn thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.

Trong một nghiên cứu về uống chiết xuất từ trà xanh với sự oxy hóa chất béo và dung nạp glucose ở những người khỏe mạnh, những người đàn ông uống chiết xuất trà xanh trước khi tập thể dục đốt cháy chất béo nhiều hơn 17% so với những người đàn ông không dùng chất bổ sung từ trà xanh [6].

Tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn

Cơ thể của bạn liên tục đốt cháy calo. Ngay cả khi bạn đang ngủ hoặc đang làm việc, các tế bào của bạn đang thực hiện hàng triệu chức năng, và việc này đòi hỏi năng lượng. Như đã đề cập ở trên, trà xanh có chứa những hợp chất góp phần tăng cường trao đổi chất để tạo ra năng lượng cho cơ thể sử dụng, cụ thể:

Uống chiết xuất trà xanh hoặc chất bổ sung EGCG có thể khiến bạn đốt cháy nhiều calo hơn 3 – 4%, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Trong một nghiên cứu về hiệu quả của trà xanh trong việc giảm cân ở người Thái béo phì: một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng ở 60 người , những người dùng chiết xuất trà xanh giảm được thêm 3,3 kg và đốt cháy thêm 183 calo mỗi ngày sau ba tháng so với những người không dùng chiết xuất này [7].

Trà xanh có thể làm giảm mỡ nội tạng

Từ hai nghiên cứu chiết xuất trà xanh có hàm lượng catechin cao làm giảm chất béo trong cơ thể và nguy cơ tim mạch ở người và tiêu thụ catechin trong trà xanh giúp tăng cường giảm mỡ bụng do tập thể dục ở người lớn thừa cân và béo phì, đưa ra kết luận rằng: việc tiêu thụ liên tục một lượng catechin cao dẫn đến giảm mỡ cơ thể, huyết áp tâm thu và cholesterol LDL, điều này góp phần làm giảm nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch. Mặc dù hiệu quả giảm cân là khiêm tốn, nhưng những chất béo bị mất là chất béo nội tạng có hại [8][9].

Do đó, trà xanh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, từ đó có cuộc sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn .

Những người nhạy cảm với caffein nghiêm trọng có thể bị mất ngủ

Dù trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng có tác động đến việc giảm cân nhưng không phải là không có rủi ro, sau đây là một số rủi ro nếu bạn tiêu thụ nhiều trà xanh hoặc các thực phẩm bổ sung chiết xuất từ trà xanh:

– Một số người có thể nhạy cảm với caffein: Những người nhạy cảm với caffein nghiêm trọng có thể bị mất ngủ, lo lắng, khó chịu, buồn nôn hoặc đau bụng sau khi uống trà xanh.

– Trong bài báo về chiết xuất trà xanh: một nguyên nhân tìm ẩn của suy gan cấp tính đã trích dẫn nhiều báo cáo cho thấy có sự tổn thương gan tiềm ẩn nếu sử dụng lượng quá nhiều các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ trà xanh [10].

– Sẽ nguy hiểm nếu bạn dùng đồng thời trà xanh cùng một số chất kích thích khác: Nếu một người uống trà xanh cùng với các loại thuốc kích thích, nó có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim của họ.

Trà xanh chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, không thể hiện trên số cân nặng giảm được

Mặc dù có thể thấy rằng các chất trong trà xanh có tác động đến giảm cân, nhưng những tác động này còn rất khiêm tốn nếu xét đến số cân nặng giảm được, và những tác động này còn mang tính cá nhân, không đồng nhất.

Hơn thế nữa, các nghiên cứu trong lĩnh vực này có xu hướng sử dụng liều lượng catechin hoặc caffeine cao hơn so với liều lượng tìm thấy trong một tách trà xanh điển hình. Nên không thể kết luận rằng uống một mình trà xanh có thể giảm cân.

Điều quan trọng cần lưu ý là tác động của trà xanh không có nhiều tác dụng bằng các phương pháp giảm cân lành mạnh khác, chẳng hạn như tập thể dục, ăn uống theo chế độ khoa học có lợi ích trao đổi chất lớn hơn nhiều. Thường xuyên tập thể dục và ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả là những chiến lược giảm cân hiệu quả. Trà xanh nếu được sử dụng cùng với các phương pháp này có thể làm tăng kết quả tích cực.

Advertisement

Bạn chỉ nên uống từ 2 đến 3 tách trà xanh trong ngày là đủ để bổ sung cho quá trình giảm cân. Số lượng chính xác sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào lượng caffein họ tiêu thụ và sự trao đổi chất tự nhiên của họ.

Và cuối cùng trà xanh còn nhiều lợi ích tích cực khác đối với sức khỏe hơn là mặt giảm cân. Vậy nên hãy tập trung vào mặt lợi ích lâu dài để tiêu thụ trà xanh như một loại thức uống lành mạnh hằng ngày.

Hi vọng rằng qua bài viết bạn nhìn thấy được những mặt tích cực và tiêu cực của trà xanh trong việc giảm cân, hãy cân nhắc khi sử dụng và lưu ý không dùng nhiều hơn lượng đã khuyến cáo trong hướng dẫn.

Nguồn: healthline, medicalnewtoday

Nguồn tham khảo

Green tea catechins, caffeine and body-weight regulation

Metabolic effects of caffeine in humans: lipid oxidation or futile cycling?

Effects of caffeine ingestion on rating of perceived exertion during and after exercise: a meta-analysis

Enzymology of methylation of tea catechins and inhibition of catechol-O-methyltransferase by (-)-epigallocatechin gallate

Green tea and thermogenesis: interactions between catechin-polyphenols, caffeine and sympathetic activity

Green tea extract ingestion, fat oxidation, and glucose tolerance in healthy humans

Effectiveness of green tea on weight reduction in obese Thais: A randomized, controlled trial

A Green Tea Extract High in Catechins Reduces Body Fat and Cardiovascular Risks in Humans

Green tea catechin consumption enhances exercise-induced abdominal fat loss in overweight and obese adults

Green tea extract: A potential cause of acute liver failure

Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Nghĩ Mình Đã Giảm Cân Đúng Cách?. Có Thể Là Ngược Lại Đấy trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!