Xu Hướng 9/2023 # Bướu Huyết Thanh Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? # Top 14 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bướu Huyết Thanh Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bướu Huyết Thanh Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bướu huyết thanh được tạo thành khi có một áp lực chèn ép vào đầu trẻ trong quá trình người mẹ sinh con qua đường âm đạo. Đôi khi là do một chấn thương vật lý bên ngoài. Dẫn đến làm tổn thương hoặc vỡ các mạch máu rất nhỏ ở da đầu của trẻ. Bởi vì vỡ mạch máu nên lượng máu chảy ra sẽ gom tụ lại thành một khối sưng nhỏ ở đầu trẻ. 

Một trong những nguyên nhân chấn thương phổ biến nhất là khi đầu của trẻ tác động vào xương chậu của mẹ lúc chuyển dạ. Các công cụ hỗ trợ sinh sản như kẹp sản khoa và dụng cụ hút cũng một phần dẫn đến bướu huyết thanh. Các bác sĩ trong phòng sinh sử dụng các thiết bị y tế này với mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở. Do trẻ không thể ra ngoài nhờ các cơn co tử cung của người mẹ. Ngay cả khi các thiết bị này được sử dụng một cách chính xác và với kỹ năng an toàn. Chúng vẫn có thể tạo nên lực đủ mạnh vào đầu trẻ để làm vỡ các mạch máu.

Bất kỳ trẻ nào được sinh qua đường âm đạo (sinh thường) đều có nguy cơ tạo bướu huyết thanh. Nhưng có nhiều yếu tố khác nhau được biết là làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện bướu huyết thanh. 

Thai to hay trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn bình thường. Trẻ sơ sinh càng lớn sẽ càng gặp nhiều khó khăn khi đi qua khung chậu và âm đạo của mẹ.

Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp giảm đau cho người mẹ trong khi sinh. Tuy nhiên, việc gây tê màng cứng làm tê liệt phần dưới cơ thể của người mẹ. Do đó, khiến  người mẹ không thể tạo những cơn co tử cung để đẩy trẻ ra ngoài một cách hiệu quả.

Dụng cụ hỗ trợ sinh sản: bất cứ khi nào các Bác sĩ sử dụng dụng cụ hút hoặc kẹp sản khoa để đưa trẻ ra ngoài đều tăng nguy cơ xuất hiện bướu huyết thanh.

Triệu chứng đặc trưng của bướu huyết thanh là sự phình ra của một khối mềm ở phía sau đầu trẻ xuất hiện ngay sau khi sinh. Lúc đầu, chỗ phình ra  sẽ có cảm giác mềm khi bạn chạm vào. Dần dần, khối sưng dưới da đầu sẽ bắt đầu vôi hóa. Khi đó, nếu sờ vào bướu huyết thanh, bạn sẽ thấy cứng và chắc hơn. Quá trình vôi hóa sẽ giúp thu nhỏ kích thước bướu huyết thanh của trẻ mà không cần phải can thiệp gì. 

Ngoài khối sưng ở đầu của con bạn, bướu huyết thanh có thể gây ra những triệu chứng khác như:

Nhiễm trùng tại vị trí có bướu huyết thanh. Dấu hiệu nhận biết là trẻ sốt, ấn vào bướu huyết thanh sẽ thấy nóng và khiến trẻ đau.

Vàng da: bướu huyết thanh có thể làm tăng nguy cơ bị vàng da sơ sinh. Một bệnh lí phổ biến do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Nếu tăng quá mức cho phép, nó có thể ảnh hưởng đến não. 

Cảnh Báo Huyết Áp Cao Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?

Huyết áp cao có nguy hiểm không? Thế nào là huyết áp cao?

Trước khi tìm hiểu vấn đề huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đọc nên biết được rằng cao huyết áp có nguy hiểm không. Cao huyết áp được định nghĩa là khi trị số huyết áp của một người trên 140/90 mmHg. Khi ấy, người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng nào điển hình báo hiệu tình trạng tăng huyết áp.

Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm không?

Nói chung, huyết áp cao có thể chỉ gây nên những rối loạn nhất thời. Nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy thì bệnh huyết áp cao nguy hiểm như thế nào? Huyết áp cao thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng khá nặng sau đây:

Suy giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.

Suy tim, đặc biệt đối với những người có sẵn bệnh lý tim mạch kèm theo. Chẳng hạn như hẹp hở van tim, hẹp hở van động mạch chủ.

Suy thận cấp.

Đột quỵ, bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não.

Rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể xuất hiện một số tình trạng loạn nhịp nguy hiểm. Chẳng hạn như: Nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung thất, xoắn đỉnh,…

Mức huyết áp nguy hiểm

Theo các chuyên gia y tế, mức huyết áp nguy hiểm là:

Huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở lên

Và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100 mmHg trở lên.

Lúc này, những biến chứng nguy hiểm do huyết áp cao có thể xuất hiện bất cử lúc nào. Ngược lại, huyết áp 90/60 có nguy hiểm không? Câu trả lời là “Có thể”. Vì huyết áp mức này là thấp, và có thể xảy ra tình trạng hạ huyết áp bất cứ lúc nào. Đồng thời có thể gây ra nhiều hậu quả phức tạp tương tự tình trạng huyết áp cao.

Theo định nghĩa nói trên, mức huyết áp 160/100 mmHg là chỉ điểm của huyết áp tăng cao nguy hiểm. Người bệnh tăng huyết áp từ mức này trở lên gọi là tăng huyết áp giai đoạn II (theo JNC VII).

Tìm hiểu những biến chứng của huyết áp cao, bạn đọc sẽ biết được bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không. Những biến chứng của huyết áp cao có thể bao gồm:

Đau thắt ngực do hội chứng vành cấp, nhồi máu cơ tim.

Đau ngực do tình trạng tăng áp phổi hoặc thuyên tắc phổi cấp.

Đột quỵ xuất huyết não hoặc nhồi máu não.

Phình bóc tách động mạch chủ. Có thể vỡ mạch gây xuất huyết và tử vong.

Suy tim ở những bệnh nhân có sẵn bệnh lý van tim hoặc bệnh cơ tim.

Suy thận cấp, tổn thương thận.

Mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Bệnh mạch máu ngoại biên, có thể trầm trọng đến mức hoại tử và cắt cụt chi.

Rối loạn chuyển hóa. Bao gồm: Rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn nước điện giải.

Suy giảm trí nhớ, suy giảm sự tập trung chú ý.

Thông thường, khi huyết áp tăng rất cao mới gây ra những triệu chứng điển hình. Nhiều người thắc mắc huyết áp 180 có nguy hiểm không. Câu trả lời là “Có”. Đây là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu, đòi hỏi phải được xử trí ngay lập tức.

Những dấu hiệu điển hình giúp nhận biết huyết áp cao bao gồm:

Triệu chứng thần kinh. Chẳng hạn như: Đau đầu, chóng mặt, nặng đầu.

Những triệu chứng tim mạch như: Tim đập nhanh, mạch, loạn nhịp tim.

Rối loạn thị giác như hoa mắt, mờ mắt.

Xuất huyết da niêm mạc. Chẳng hạn như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu,…

Đỏ bừng mặt, vã mồ hôi.

Đau ngực, khó thở, mệt mỏi, suy giảm ý thức, suy giảm trí nhớ,…

Một số triệu chứng tâm thần như: Lo lắng, mất ngủ.

Sau khi hiểu được vấn đề huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đọc nên biết những cách xử lý khi bị huyết áp cao. Đó chính là:

Xử lý huyết áp cao tại nhà

Cách xử lý huyết áp tăng tại nhà đó là nằm nghỉ. Nếu bạn đang làm việc ngoài trời thì nhanh chóng vào nơi mát mẻ, có bóng râm. Ngồi nghỉ hoặc nằm nghỉ ở những nơi tránh ánh sáng chói, tránh tiếng ồn. Nếu bạn đang sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê thì ngưng ngay.

Nếu sau khi nghỉ ngơi 30 phút đến 1 giờ mà huyết áp vẫn cao, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, người nhà nên đặt người bệnh nằm nghiêng. Đồng thời kê cao đầu để tránh hít phải chất nôn. Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Xử lý huyết áp cao tại cơ sở y tế

Tại cơ sở y tế như trạm y tế hoặc bệnh viện, tùy vào mức độ tăng huyết áp, các bác sĩ sẽ có hướng xử trí phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định thuốc uống và nằm nghỉ tại giường. Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ được truyền thuốc hạ huyết áp. Có thể kết hợp thuốc lợi tiểu, thở oxy nếu cần.

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm. Đồng thời các bạn sẽ biết cách xử trí phù hợp khi bị tăng huyết áp. Mục đích là để nhanh chóng ổn định huyết áp, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Có Nên Dùng Sữa Non Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Không?

Có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh hay không được xem là nỗi trăn trở chung của hầu hết các mẹ bầu.

Mặc dù không có sản phẩm nào thay thế được sữa non tự nhiên của mẹ nhưng đây vốn là nguồn dinh dưỡng chỉ tồn tại thời gian đầu sau khi sinh.

1. Có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh sẽ không còn là vấn đề gây trăn trở nếu các mẹ thật sự hiểu rõ sự quan trọng của nguồn dinh dưỡng này.

1.1. Sữa non tự nhiên – nguồn dinh dưỡng không thể thay thế

Sữa non tự nhiên của mẹ luôn được biết đến là nguồn dinh dưỡng không thể nào có thể thay thế được. So với sữa trưởng thành thì sữa non có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp 10 lần.

Chính vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, sữa non góp phần làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp các bé có thể tránh được những tác nhân xấu cũng như các vi rút gây hại xung quanh.

Không chỉ giữ vai trò là như một loại vaccine cho trẻ mà sữa non còn giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, sẽ thật đáng tiếc nếu mẹ không dùng sữa non cho trẻ sau khi sinh.

1.2. Sữa non công thức được xem là “cứu cánh” tuyệt vời

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu được nguồn sữa non dồi dào cho bé sau khi sinh.

Đặc biệt, sữa non cũng chỉ xuất hiện và tiết ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng vì đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nên sữa non bên ngoài trở thành sự “cứu cánh” khó thể bỏ qua.

Không ít người cảm thấy “lăn tăn” và lo lắng khi sử dụng các sản phẩm bên ngoài cho trẻ sơ sinh.

Thế nhưng, các mẹ đừng nên quá trăn trở vì sản phẩm sữa bên ngoài vốn được sản xuất dựa trên các đặc điểm thành phần và cấu tạo sữa non tự nhiên.

Đồng thời, nguồn nguyên liệu sản xuất sữa non cũng được chọn lọc cẩn thận nhằm mang lại những hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

2. Quan điểm sai lầm về việc dùng sữa non cho trẻ sơ sinh

Thật đáng tiếc khi không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của sữa non đối với sự phát triển trẻ sơ sinh.

Chính vì quan điểm sai lầm đó nên rất nhiều mẹ đã khước từ trước “món quà” vô giá không thể thay thế này.

Chẳng những từ chối các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, ngay cả nguồn sữa non tự nhiên cũng bị vắt bỏ trước khi cho bé bú.

Do các mẹ nghĩ rằng sữa non không chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Chẳng những làm lãng phí những giọt sữa ‘vàng” quý giá mà còn đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc khác.

Đáng tiếc nhất chính là làm mất đi nguồn sữa giàu dinh dưỡng dành cho trẻ. Vì sữa non giúp tăng sức đề kháng nên sự hiểu biết sai lầm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.

Lời kết

Hẳn các mẹ đã tìm được câu trả lời có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh rồi đúng không?

Đồng thời để có thể đảm bảo cho sự phát triển tốt của trẻ, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

Đánh giá bài viết

Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Có Nguy Hiểm Không? Có Cần Điều Trị

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, việc điều trị đúng cách, kịp thời sẽ giúp nam giới vẫn có con bình thường .

Hệ thống các tĩnh mạch thừng nằm phía trên tinh hoàn. Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch này bị giãn ra, to, dài, ngoằn ngoèo bất thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở tinh hoàn bên trái nhiều hơn bên phải. 6-8% nam giới mắc bệnh này và không phải tất cả số này đề bị hiếm muộn hay vô sinh. Thực tế, đàn ông trưởng thành thì có đến 85% nam giới mắc bệnh này nhưng không bị vô sinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là tình trạng bẩm sinh, tuy nhiên do không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó phát hiện sớm, chủ yếu đến khi trưởng thành mới có thể biết.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh bởi tình trạng này làm ảnh hưởng, giảm khả năng di động của tinh trùng. Khoảng 90% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh có tinh trùng di động kém, 65% trường hợp nam giới có lượng tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml.

Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có thể sinh con

2. Cách phân loại giãn mạch thừng tinh

Phân loại theo Dubin (1970) giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ theo thăm khám lâm sàng như sau:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ chẩn đoán qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu,…

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thì sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi người bệnh trong tư thế thẳng đứng sờ thấy búi tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi người bệnh thẳng đứng, nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dù người bệnh đứng hay nằm cũng dễ dàng nhìn thấy búi.

3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được do tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể tự phục hồi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân gây vô sinh do các nguyên nhân sau:

Ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn là cho sản phẩm chuyển hóa tại tinh hoàn bị ứ đọng, đào thải khỏi tinh hoàn chậm lại gây ngộ độc cho tế bào tinh trùng tồn tại ở đây

Máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm vì do ứ máu tĩnh mạch làm cho động mạch đến tinh hoàn giảm đáng kể, vậy nên oxy, chất dinh dưỡng nuôi tinh hoàn bị giảm ảnh hưởng đến sinh tinh

Rối loạn nội tiết tố tại tinh hoàn tác động trực tiếp lê trục đồi thị, tuyến yên, tinh hoàn làm cho nội tiết tố hướng sinh dục bị rối loạn theo, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất tinh hoàn.

Khi thăm khám thấy rõ các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Khi làm tinh dịch đồ thấy số lượng tinh trùng thấp, bệnh nhân đã vô sinh trên hai năm.

Vô sinh nhưng không giải thích được.

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?

Trong các trường hợp bệnh được chỉ định điều trị, tùy theo mức độ của bệnh, các trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, các trường hợp nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn… trong đó phẫu thuật vi phẫu (hình thức mổ bằng kính hiển vi) được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao, ít biến chứng.

Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, mật độ tinh trùng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Theo các nghiên cứu, từ 21-55% bệnh nhân không có tinh trùng trước mổ thì sau phẫu thuật sẽ có tinh trùng trong tinh dịch, khoảng 21% bệnh nhân sau mổ giãn mạch thừng tinh có thể sinh con tự nhiên mà không cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Giãn mạch thừng tinh là có thể chữa khỏi, tuy nhiên sau khi điều trị thành công bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau một vài tháng hoặc một vài năm. Để tránh nguy cơ tái phát bệnh, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau đây:

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, khi có các dấu hiệu bất thường phải đi khám để điều trị kịp thời, tái khám đúng hẹn.

Tránh các hoạt động thể lực quá mạnh, đặc biệt tránh các động tác gây áp lực cho vùng bìu.

Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu, hạn chế tắm nước nóng quá lâu để tránh tăng nhiệt độ vùng bìu.

Chủng Mới Omicron Là Gì? Triệu Chứng Ra Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Biến thể Omicron là gì?

Omicron là một dạng biến thể mới của SARS-CoV-2, sau Delta biến thể này được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2023, tiếp theo là tại Nam Phi vào ngày 14/11/2023. Ban đầu, đây là biến thể được lấy tên là B.1.1.529 nhưng đến ngày 26/11/2023, WHO đã đặt tên cho chúng là Omicron.

Omicron được được cho là biến thể đáng lo ngại nhất cho tới thời điểm hiện tại. Ngày 1/12/2023, ca nhiễm biến thể Omicron chính thức được phát hiện tại Mỹ. Biến thể mới Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh “chưa từng thấy” so với với các biến thể được tìm thấy trước đó của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Biến thể Omicron có số lượng lớn đột biến bất thường và cả đột biến mới ảnh hưởng đến protein đột biến được sử dụng hầu hết trong các loại vắc-xin hiện nay. Chính vì những sự thay đổi này đã tạo nên lo ngại về khả năng lây truyền nhanh, trốn tránh hệ thống miễn dịch và kháng cả vắc-xin là điều mà các nhà khoa học đang đau đầu.

Theo nghiên cứu, biến thể Omicron có tới 32 đột biến ở protein gai (thành phần giúp virus bám vào tế bào cơ thể. Hiện tại, Omicron được xem là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2.

Vắc xin có hiệu quả với biến thể Omicron không?

Ngày 15/12/2023, WHO đã đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thấy các loại vắc xin ngừa Covid như: Astrazeneca, Vero Cell,.. hiện nay kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa sự lây lan đột biến của biến thể Omicron. Hơn nữa, nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron sau khi mắc cũng cao hơn so với các biến thể trước đó.

Tuy nhiên, theo các các thử nghiệm gần đây cho thấy người tiêm mũi 3 vắc xin Pfizer có khả năng hạn chế lây lan của biến thể Omicron. Cụ thể, Viện Nghiên cứu Sức khỏe ở Durban, Nam Phi đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện Omicron có thể khiến cho mức độ kháng thể trung hòa giảm xuống 40 lần ở những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Bên cạnh đó, có một tín hiệu đáng mừng khắc, mũi vắc xin thứ 3 sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm Omicron hoặc là hạn chế được những biến chứng xấu cho biến chủng này gây ra. Vì thế, hiện nay bộ Y tế đang khuyến khích người dân tiêm thêm mũi tăng cường kể cả những người đã nhiễm bệnh.

Trước đây những người bị nhiễm Covid 19 có 3 triệu chứng cơ bản là: Sốt, ho, mất khứu giác hoặc vị giác nhưng với Omicron thì sẽ có nhiều triệu chứng hơn. Điển hình là 20 triệu chứng sau :

Đau đầu

Sổ mũi

Mệt mỏi

Hắt xì hơi

Đau họng

Ho nhiều

Khản giọng

Lạnh hoặc rùng mình

Sốt

Chóng mặt

Rối loạn chức năng nhận thức

Giảm khả năng khứu giác

Đau mắ

Đau cơ bất thường

Chán ăn

Mất khứu giác

Đau tức ngực

Sưng huyết

Cảm thấy suy sụp

Trong đó, ho và chảy nước mũi là những triệu chứng thường gặp nhất (83%), 74% gặp phải triệu chứng mệt mỏi. 72% đau họng và 68% cảm thấy đau đầu.

Lần đầu tiên khi biến thể xuất hiện thì WHO đã đánh giá Omicron là biến thể đáng lo ngại vì sự phát triển cũng như tốc độ lây lan của nó cho đến thời điểm hiện tại là rất nhanh không thua kém biến thể Delta.

So với biến thể lần đầu xuất hiện tại Vũ Hán thì Omicron có đến 60 đột biến với tốc độ lây lan chóng mặt trong cộng đồng. Đến nay đã có 50 quốc gia trên thế giới xuất hiện biến thể này trong có Việt Nam. Ca nhiễm tại Việt Nam được phát hiện vào ngày 2/1/2023 tại bệnh viện 108.

Một ví dụ cho thấy tốc độ lây lan khủng khiếp của Omicron. Ngày 11/11/2023 tại Gauteng, Nam Phi phát hiện 120 mẫu xét nghiệm biến chủng Omicron đầu tiên và tăng vọt lên đến 2038 ca chỉ sau 17 ngày. Điều này cho thấy tốc độ lây lan của chúng là theo cấp số nhân và chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Advertisement

CDC cũng khuyến cáo rằng, bất cứ ai cũng có thể nhiễm biến thể mới và lây lan virus cho người khác. Đặc biệt là những người từng nhiễm Covid 19 khi tiếp xúc với người nhiễm Omicron thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm và lây lan nhanh hơn gấp 5 -6 lần và lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta

Tuy nhiên về diễn tiến cũng như là vắc xin phòng ngừa biến thể này vẫn đang được nghiên cứu và theo dõi.

Theo các nghiên cứu so sánh những người nhiễm chủng Delta và Omicron thì những F0 nhiễm Omicron có tỷ lệ nhập viện thấp hơn 53%, tỷ lệ vào khu hồi sức tích cực (ICU) thấp hơn 74%, cùng với đó nguy cơ tử vong giảm 91%.

Cho tới hiện tại, chưa có trường hợp người nhiễm Omicron phải thở máy.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Trẻ Sơ Sinh Nằm Sấp Có An Toàn Không Và Lưu Ý Từ Bác Sĩ

Phương pháp da kề da

Về lý thuyết, nếu bố mẹ đủ tỉnh táo vẫn có thể cho phép trẻ nằm ngủ trên ngực của bạn. Đây còn gọi là tư thế tiếp xúc da kề da hay phương pháp Kangaroo. Phương pháp này không những không có hại mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Điều quan trọng là cần tránh nguy cơ ngủ quên, hoặc quá mất tập trung khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên ngực của bố mẹ.

Chăm sóc Kangaroo là một phương pháp cho trẻ tiếp xúc da kề da với bố mẹ. Em bé thường chỉ cần mặc tã, được đặt ở tư thế thẳng đứng tựa vào ngực trần của bố hoặc mẹ. Cả bố và mẹ đều có thể thực hiện. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trẻ sinh non.

Nhưng không phải lúc nào bố mẹ cũng chắc chắn giữ được sự tỉnh táo. Bởi vì chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi rất nhiều công sức. Do đó, con bạn có thể lăn ra khỏi ngực của bạn bất kì lúc nào bạn không chú ý, dù chỉ trong vài giây đột ngột.

Tác hại khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ1

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc nằm sấp khi ngủ có thể làm tắc nghẽn đường thở. Việc nằm sấp khi ngủ có thể khiến trẻ thở ra và hít vào lại cùng một lượng không khí của chính mình. Đặc biệt nếu trẻ ngủ trên nệm mềm hoặc có thêm đồ chơi nhồi bông hay gối được đặt gần mặt trẻ.

Khi em bé hít lại lượng khí vừa thở ra. Mức oxy trong cơ thể giảm xuống và mức carbon dioxide tăng lên. Vì thế, nếu con bạn nằm sấp để ngủ trước 1 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Vào năm 2023, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra các khuyến nghị về giấc ngủ an toàn để làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Nội dung cơ bản là bố mẹ nên đặt em bé:2

Trên một bề mặt phẳng và chắc chắn.

Nằm ngửa khi ngủ.

Trong giường hoặc nôi rộng rãi mà không có thêm gối, chăn, hoặc đồ chơi.

Trong phòng chung với bố mẹ (không phải ngủ chung giường).

Những khuyến nghị này áp dụng cho tất cả thời gian ngủ. Bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày và qua đêm. Tư thế cho trẻ nằm ngửa khi ngủ nên kéo dài ít nhất đến khi trẻ được một tuổi. Lúc này, nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh đã giảm đáng kể ở con bạn.1

Mục đích cho trẻ nằm sấp

Theo báo cáo của một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện bởi Pathways Awareness, một tổ chức giáo dục bố mẹ về sự chậm phát triển vận động sớm, việc thiếu “thời gian nằm sấp” dường như làm chậm sự phát triển của các kỹ năng vận động như lật và bò.3

Quan trọng là nên giúp trẻ sơ sinh tập nằm sấp khi trẻ đang thức, và dưới sự giám sát của người chăm sóc. Mục đích là để giúp trẻ phát triển cơ vai và cổ mạnh mẽ.1

Thời gian nằm sấp rất quan trọng đối với sự phát triển cơ sớm của trẻ. Nhưng điều quan trọng là cần đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa chứ không nằm sấp; để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.1

Thời điểm tập cho trẻ nằm sấp1

AAP khuyến cáo rằng, bắt đầu từ ngày đầu tiên từ bệnh viện về nhà, bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp hai đến ba lần mỗi ngày. Ban đầu, mỗi lần từ ba đến năm phút. Trong vài tháng tiếp theo, tăng dần thời gian và tần suất nằm sấp cho đến khi thực hiện được khoảng một giờ mỗi ngày.

Đặt một món đồ chơi vừa tầm với trong giờ chơi để trẻ giơ tay lên lấy.

Đặt đồ chơi thành vòng tròn xung quanh trẻ để trẻ có thể lấy đồ chơi. Từ đó phát triển các cơ vùng bụng, tăng khả năng trườn và lật.

Nằm xuống và đặt trẻ trên ngực của bạn (phương pháp Kangaroo). Ôm giữ toàn thân trẻ để đảm bảo an toàn. Con bạn có thể chưa nâng đầu lên được. Nhưng hãy thay đổi tư thế đầu của trẻ (xoay đổi bên) để ngăn bé phát triển tư thế ưa thích.

Tập thời gian nằm sấp trở thành thói quen hàng ngày của trẻ. Ví dụ như đặt trẻ nằm sấp trong một phút mỗi khi bạn thay tã.

Trẻ sơ sinh nằm sấp hoặc nghiêng một bên khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở độ tuổi này. Vì vậy bố mẹ không nên đặt trẻ nằm sấp khi ngủ. Bên cạnh đó, một vài thay đổi đơn giản đối với môi trường ngủ của trẻ có thể giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bướu Huyết Thanh Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!