Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Cây Kim Ngân Trong Nhà Luôn Xanh Tốt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây kim ngân có ba kiểu trồng là kiểu trồng trong đất, trồng bán thủy sinh và trồng thủy sinh. Mỗi kiểu trồng đều có những đặc điểm riêng và cần cách chăm sóc khác nhau. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc cây kim ngân trong nhà luôn xanh tốt một cách đơn giản nhất.
Cách chăm sóc cây kim ngân trong nhà luôn xanh tốtĐể chăm sóc cây kim ngân trồng trong nhà luôn xanh tốt không khó. Các bạn chỉ cần làm theo một vài lưu ý sau là đảm bảo cây sẽ xanh tốt quanh tốt. Những lưu ý này hầu hết các bạn đều biết nhưng đôi khi bạn chưa hiểu rõ nên làm không đúng dẫn đến cây kim ngân dần bị chết đi mà không rõ nguyên nhân. Các lưu ý khi chăm sóc cây kim ngân gồm những điểm sau:
1. Vị trí đặt cây kim ngân phải thoáng mát
Vị trí đặt cây kim ngân trong nhà khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cây. Bạn nên đặt cây ở vị trí có không khí lưu thông (tránh gió mạnh), nhiệt độ không quá nóng và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây vào buổi trưa chiều. Dù ở trong nhà nhưng nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là từ 18 – 28 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 15 độ C cây sẽ bị rụng lá, nhiệt độ dưới 5 độ C cây sẽ chết. Nhiệt độ cao quá cây sẽ bị vàng lá, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào buổi trưa chiều cây kim ngân còn có thể bị cháy lá. Vị trí đặt cây không có không khí lưu thông cây cũng sẽ bị vàng lá, rụng lá và chết dần.
2. Tưới nước đều đặn 1 lần 1 tuần
Đối với các cây kim ngân trồng trong nhà thì việc tưới nước đều đặn là rất quan trọng. Theo lời khuyên từ các shop bán cây thì cây kim ngân cũng chỉ cần tưới 1 tuần 1 lần mà thôi. Khi tưới các bạn nên ước lượng được lượng nước để tưới sao cho nước ngấm được hết xuống đáy chậu. Nhiều bạn tưới cây nghĩ rằng đã đủ nước nhưng thực ra nước mới chỉ ngấm được một phần đất trong chậu. Lâu ngày cây sẽ bị thiếu nước dẫn đến tình trạng thối gốc, thối rễ.
[Video] Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân
3. Bón phân 1 tháng 1 lần
Bón phân cho cây cũng là một công việc rất quan trọng giúp cây phát triển tốt. Tuy nhiên, bón phân như thế nào cũng rất quan trọng. Đối với cây kim ngân các bạn chỉ nên bón phân khoảng 1 tháng 1 lần để cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Nếu bón quá nhiều phân thì cây sẽ bị tình trạng úa lá, vàng lá, mềm lá. Khi bón phân các bạn có thể dùng phân NPK 20 – 20 -15 pha với nước theo đúng tỉ lệ để tưới vào đất. Chú ý tưới xung quanh gốc chứ không tưới trực tiếp vào gốc và không để phân bón dính lên lá khiến lá bị xót gây vàng lá.
4. Phơi nắng 10 ngày 1 lần
Cây kim ngân trồng trong nhà có thể dùng bóng đèn huỳnh quang giúp cây quang hợp nhưng vẫn nên cho cây ra ngoài trời phơi năng khoảng 10 ngày 1 lần. Thời gian phơi nắng khoảng 2 giờ từ 7h – 9h sáng là tốt nhất. Lưu ý khi cho cây ra ngoài phơi nắng nên đặt cây ở vị trí khuất gió, tránh gió to. Việc phơi nắng sẽ giúp cây hồi phục khả năng quang hợp tốt hơn và trong ánh nắng có tia UV cũng giúp diệt được các mầm bệnh, nấm mốc bám trên cây.
5. Thay đất định kỳ
Mặc dù việc bón phân cho cây sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng khi đất đã bạc màu thì bạn không nên bón phân mà nên thay đất. Biểu hiện của đất bạc màu là đất cứng, không còn tơi xốp, tưới nước thấy nước không ngấm được nhiều. Để thay đất, các bạn có thể tự trộn đất hoặc tốt nhất là mua đất trồng cây cảnh ở các cửa hàng bán cây cảnh để thay đất cho cây. Khi thay đất, các bạn có thể trộn thêm vào đất một chút phân bón để giúp cây có nguồn dinh dưỡng dồi dào trong giai đoạn sau khi trồng lại.
Đối với cây kim ngân thủy sinh, các bạn không cần phải thay đất nhưng cần thay nước định kỳ 1 tuần 1 lần. Khi thay nước chú ý không đổ nhiều nước mà chỉ cần đổ ngập tối đa 1/2 rễ cây là được. Sau khi thay nước xong, nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Nếu không dùng dung dịch thủy sinh các bạn có thể dùng các loại phân bón tan chậm để thay thế cũng rất tốt.
Như vậy, với những lưu ý về cách chăm sóc cây kim ngân trên, các bạn chỉ cần đảm bảo làm đúng, đủ thì cây kim ngân sẽ luôn xanh tốt quanh năm. Nếu cây gặp vấn đề như bị sâu bệnh hay vàng lá, thối thân, các bạn cần xác định nguyên nhân và xử lý ngay để cứu chữa cây kịp thời. Lời khuyên cho các bạn đó là nếu cây gặp vấn đề hãy liên hệ ngay với cửa hàng bán cây để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể nhất.
Cách Chăm Sóc Cây Nha Đam Tốt Nhất Khi Trồng Trong Nhà
Việc trồng và chăm sóc cây nha đam của bạn thật dễ dàng. Hãy đọc để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc cây nha đam.
Cây nha đam, hay còn gọi là lô hôi, (Aloe vera) là một loài cây mọng nước, cùng họ với loài xương rồng, rất đặc trưng bởi những chiếc lá dày có chứa phần thịt trong suốt bên trong, phân nhánh từ trung tâm của cây. Chúng có thể được trồng trong nhà với điều kiện đủ ánh sáng mặt trời. Những cây này có kích thước đủ nhỏ để có thể trồng trong ngôi nhà của bạn. Bạn thậm chí có thể trồng chúng trong một chiếc chậu nhỏ xíu và đặt bên trong nhà bếp bên cửa sổ để chúng có thể sẵn sàng cho bạn sử dụng bất kì lúc nào. Loài cây này cũng có thể được trồng ngoài trời, miễn là chúng không tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp hoặc tuyết rơi.
Có hơn 400 loài nha đam khác nhau trên toàn thế giới. Một số lòa có thể phát triển đến kích thước lá rất cao, trong khi một số loài khác chỉ đủ nhỏ phát triển bên trong ngôi nhà. Loại cây này có nhiều công dụng như làm thuốc và sử dụng với mục đích kinh doanh, thương mại. Trên thực tế, đây là một trong những cây trồng hữu ích nhất trên toàn thế giới. Nha đam có ít nhất 6 chất khử trùng tự nhiên và khoảng hơn một trăm công dụng. Đặc tính sát trùng của nó được biết là có hiệu quả trong việc tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn.
Cách chăm sóc nha đam khi trồng trong nhàChăm sóc cây lô hội của bạn không khó. Bạn thậm chí còn chẳng cần để ý quá nhiều đến việc tưới hay bổ sung dinh dưỡng gì cho cây. Tuy nhiên, có một số lưu ý cần chú ý:
Nha đam không cần phân bón quá nhiều nhưng vẫn nên được bổ sung một lượng phốt pho nặng hoặc các loại phân bón gốc nước để đảm bảo phát triển khỏe mạnh nhất.
Nếu lá trở nên mỏng và cong, nghĩa là cây cần bổ sung nhiều nước hơn.
Lá lô hội mọc lên từ gốc. Nếu lá rụng hoặc nằm phẳng dưới mặt đất trồng, cây có thể cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn.
Cây của bạn sẽ mọc về phía mặt trời; nếu trồng cây trong một chiếc chậu, hãy xoay chậu cây theo hướng mặt trời khi cần thiết để giữ cho lá cây phát triển theo hướng thẳng đứng.
Đất quá kiềm. Điều này có thể được sửa chữa bằng cách thêm một chút lưu huỳnh vào trong đất.
Cây có thể bị tưới quá nhiều nước, đất quá ẩm ướt, hoặc đất có khả năng thoát nước kém. Điều này có thể được sửa chữa bằng cách thay đổi lượng nước được tưới cho cây và thêm vào đất một số than xỉ, xơ dừa.
Cây có thể cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Điều này có thể được khắc phục rất đơn giản với một sự thay đổi vị trí cho chậu cây
Cây có thể bị bón quá nhiều phân bón. Trong trường hợp này, hãy trồng lại cây với nhiều đất hơn.
Cây có thể cần một chậu lớn hơn cho rễ của nó có thể phát triển.
Lợi ích của nha đamCây nha đam có chứa các hợp chất như mannans, polysaccharides, lectin và anthraquinones có lợi cho sức khỏe con người. Nha đam có 18 loại axit amin hoạt động cùng với các hợp chất khác có lợi cho cơ thể, giúp lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cải thiện tiêu hóa: nha đam có thể đảm bảo việc hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và cũng loại bỏ các yếu tố có hại thông qua hệ bài tiết một cách trơn tru. Một quá trình tiêu hóa khỏe mạnh ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ và mọi hoạt động của bạn, do đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Nha đam có khả năng chữa khỏi hội chứng ruột bị kích thích (IBS), cải thiện tình trạng táo bón và các tình trạng tiêu hóa khác làm hư hại hệ thống tiêu hóa của bạn.
Tăng cường khả năng miễn dịch: đồ uống được làm từ nước ép nha đam có các đặc tính giải độc tự nhiên làm sạch hiệu quả hệ thống tiêu hóa và hệ thống tuần hoàn. Khi mức độ hấp thu chất dinh dưỡng tăng nhanh, cây có tác dụng giúp lưu thông máu tốt hơn và cải thiện sức khỏe. Khi máu giàu oxy, nha đam sẽ tự động cung cấp chất dinh dưỡng trong các tế bào thành thạo hơn. Những tế bào khỏe mạnh này đảm bảo khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng của cơ thể, qua đó tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Loài cây này có khả năng trung hòa vi khuẩn có hại và các thuộc tính trẻ hóa các hoạt động trong cơ thể của bạn để giữ cơ thể tươi mới và giàu năng lượng để hoạt động suốt cả ngày.
Có khả năng chống ung thư: nha đam có chứa một số đại thực bào hoạt động hiệu quả, tạo ra một lượng lớn nitric oxide, có khả năng chống ung thư. Trong tự nhiên, có vô số phương pháp phòng chống ung thư bằng nha đam đã được chứng minh là một trong những thành công nhất.
Chữa lành các tác dụng phụ của xạ trị: trong thời gian điều trị ung thư, xạ trị là điều không tránh khỏi trong hầu hết các trường hợp. Bệnh nhân ung thư thường gặp phải các tác dụng phụ không thoải mái do xạ trị. Bôi gel nha đam cho vùng bức xạ sẽ làm cho bệnh nhân ngay lập tức cảm thấy tác dụng nhẹ nhàng và cũng làm tăng tốc độ chữa lành trong quá trình điều trị.
Chăm sóc da: nha đam đã được sử dụng cho điều trị các bệnh về da từ thời cổ đại. Chất gel bên trong tinh khiết chiết xuất từ lá nha đam là phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho việc chăm sóc da và cũng giúp làm giảm các triệu chứng của tình trạng da lão hóa. Nhiều sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân , đồ vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm có chứa thành phần chiết xuất nha đam. Trong thực tế, nếu bạn trồng loại cây này ở nhà, chỉ cần xé một phần nhỏ của lá, lấy gel bên trong và sử dụng nó ở dạng thô trên khuôn mặt của bạn. Liệu pháp này tốt hơn và hiệu quả hơn nhiều loại kem dưỡng da đắt tiền trên thị trường.
Chữa các vấn đề kinh nguyệt: chiết xuất nha đam đã cho thấy là một chất kích thích tuyệt vời của tử cung và ăn lô hội hoặc uống nước ép của nó rất có lợi trong kì kinh nguyệt đau đớn.
Những điều cần theo dõi khi chăm sóc nha đamGiống như bất kỳ cây trồng nào, nha đam có thể bị sâu hại, bệnh tật và nấm mốc trên thân hoặc rễ của nó. Rệp sáp là những con bọ nhỏ, nâu hút nhựa từ lô hội, là những vấn đề về côn trùng phổ biến nhất. Bạn cũng nên chú ý đến bệnh thối lá, vì đây là một căn bệnh phổ biến cho lô hội.
Để tránh nấm, hãy giữ đất và trồng cây luôn được khô ráo. Bạn có thể bảo vệ cây nha đam của bạn khỏi sâu bệnh với thuốc trừ sâu tự nhiên. Hãy tìm một loại thuốc trừ sâu hữu cơ thay vì thuốc trừ sâu độc hại. Bạn thậm chí có thể tự làm thuốc trừ sâu hữu cơ an toàn ở nhà. May mắn thay, vì điều kiện phát triển lý tưởng của nha đam, nấm không phải là một vấn đề phổ biến.
Cây lô hội non có gai mềm trên lá của chúng sẽ không gây hại nhiều, nhưng gai của cây già hơn sẽ cứng và nhọn hơn, có thể dính vào và gây tổn thương cho bạn bạn nếu bạn không cẩn thận. Những gai có khả năng xé quần áo và thậm chí thủng da. Lưu ý khi thay chậu hoặc thu hoạch, hãy đeo găng tay để tránh bị gai làm trầy xước, tổn thương da.
Nha đam là một loài thực vật mang lại cho chúng ta một kho tàng lợi ích. Cách tốt nhất để tận hưởng những lợi ích đó, mà không sợ bị bổ sung thêm các hóa chất, là trồng cây trong khu vườn nhà bếp hoặc ban công của riêng bạn. Chỉ cần mất rất ít để chăm sóc cây nha đam, nhưng lợi ích bạn nhận được là rất nhiều. Vì vậy, đầu tư chút thời gian tìm hiểu cách chăm sóc hiệu quả và đơn giản nhất để cây được phát triển tốt nhất.
Cây Thông Lá Kim: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây thông lá kim
Cây thông lá kim hay cây xà nu, tên khoa học là Pinus kesiya, là một loại cây thuộc bộ thông, cùng họ với cây tùng, thân gỗ, nhựa thơm và tán lá tạo thành hình tháp đặc trưng. Cây thông lá kim phân bổ chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới và hàn đới.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây thông lá kimCây thông lá kim có tuổi thọ từ 100 cho đến 1000 năm nên thường tượng trưng sự trường thọ. Trồng cây thông lá kim bên nhà giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Bên cạnh đó, cây thông lá kim còn đại diện cho sức mạnh, nội lực và lòng kiên định. Ở các nước châu Âu, cây thông lá kim sống trong môi trường lạnh giá tuyết phủ quanh năm nhưng vẫn bền bỉ sống sót và tươi xanh, có ý nghĩa về tinh thần kiên định, vững chắc và hiên ngang.
Đặc điểm, phân loại cây thông lá kimĐặc điểm cây thông lá kim
Cây thông lá kim là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình là từ 30 – 35m, thẳng đứng, tròn và chứa nhiều nhựa thông. Vỏ cây thông lá kim dày, màu nâu đỏ nhạt hoặc nâu và có những vết nứt dọc thân cây.
Đúng với tên gọi của mình, cây thông lá kim có lá hình kim, hình dải hoặc kiểu vẩy, xếp xoắn ốc hoặc theo cụm ở đầu cành. Sợ tay vào lá của cây thông lá kim sẽ thấy thô ráp, sắc nhọn và khô cứng. Lá cây thông lá kim có màu xanh thẫm, dài khoảng 15 – 25cm.
Nón cái cây thông lá kim thường chín trong 2 năm, khi chín thì chúng hóa gỗ tạo thành quả thông hay hạt thông, có hình trái xoan hơi dẹt, cánh mỏng dài từ 1.5 – 2 cm.
Gỗ cây thông lá kim mềm, nhẹ, màu vàng, da cam hay nâu nhạt, thường được ứng dụng trong xây dựng, làm diêm, trụ điện, đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất,…
Các loại thông lá kim ở Việt Nam
Cây thông lá kim ba lá
Đây là loại cây thông lá kim phổ biến nhất ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở cao nguyên Lang Biang, TP. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng. Cây thông lá kim ba lá là loài cây thân gỗ lớn, lá kim với ba lá kim được đính trên cùng một cành cây nên được gọi là cây thông lá kim ba lá.
Thông lá kim ba lá có lá dài khoảng 20 – 30 cm, màu xanh thẫm, ít nhựa, mùi nhựa hắc đặc trưng nên chúng không dùng để lấy nhựa mà thường dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ hay nội thất là chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng còn là nguyên liệu để sản xuất giấy nữa đó.
Cây thông lá kim năm lá
Đây là loại thực vật thân gỗ, lá kim, mọc thành cụm 5 lá với chiều dài lá kim là 15 – 30cm. Nón thông của cây thông lá kim năm lá có kích thước từ 8 – 10cm, quả có nhiều hạt với các kích thước khác nhau.
Đây là loại thông lá kim rất hiếm ở nước ta, được tìm thấy tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Có ở Mai Châu, Hòa Bình.
Cây thông lá kim Đà Lạt
Cây thông lá kim Đà Lạt có đặc điểm là thân gỗ rất cao lớn, hơn 35m với bề rộng rơi vào khoảng 50 – 80cm. Mỗi cành cây của cây thông lá kim Đà Lạt có 5 lá kim đặc trưng, mọc thành từng cụm, chiều dài lá khoảng 30 – 40cm, có răng cưa. Cây thông lá kim Đà lạt chủ yếu được trồng để lấy gỗ làm đồ gia dụng hay nội thất.
Vì cây thông lá kim có ngoại hình đẹp nên chúng được trồng như một loại cây cảnh trong nhà. Các quốc gia châu Âu thường treo các món đồ trang trí lên cây thông lá kim và bày trong nhà trong những dịp lễ Noel như một phần không thể thiếu.
Những loại thông lá kim có kích thước nhỏ và dáng đẹp được trồng để trang trí trên bàn cũng rất độc đáo. Với màu xanh mát mắt, lá kim đẹp và hình tháp tự nhiên, bạn có thể đặt cây tại các vị trí như phòng khách, phòng ăn hay sảnh chờ tại các cơ quan,… đều rất phù hợp.
Bên cạnh đó, nhựa thông còn được chế tạo thành tinh dầu thông và tùng hương. Đây là hai loại nguyên liệu để sản xuất các loại sơn. Gỗ thông cứng chắc, mùi thơm nên có thể khai thác làm đồ gia dụng.
Cách trồng cây thông lá kim tại nhàĐào bứng
Đất trồng
Bạn nên dùng đất cát hay đất sỏi trên núi là tốt nhất. Khi trồng phải ép chặt xung quanh rồi tưới đủ nước.
Tạo hình
Thời điểm tạo hình tốt nhất cho cây thông lá kim là khi bạn trồng trong chậu đã được 1-2 năm, tháng 12 – tháng 2 năm sau âm lịch hoặc tháng 10 – 11.
Tạo hình cây thông lá kim được thực hiện khi ngọn thông đã già và cây chuẩn bị cho đợt lá mới, chậu cây không được no nước. Bạn nên để cây ngoài nắng mấy ngày (nếu tưới chỉ phun ẩm cho lá) để cành không bị trương, nhựa đặc hơn,thân dẻo hơn.
Cách chăm sóc cây thông lá kimTưới nước
Cây thông lá kim là loại cây chịu hạn tốt và ưa nắng nên bạn phải tưới nước cho cây vừa phải, để cây dưới ánh nắng. Nếu để cây trang trí trong nhà thì cứ cách 5 ngày lại đem cây ra phơi nắng 1 lần.
Chỉ nên tưới nước trên mặt chậu khô.
Bón phân
Thời điểm tốt nhất để bón phân là mùa thu.
Advertisement
Không nên bón phân hoá học vì sẽ làm thay đổi độ pH của đất, giảm số vi sinh vật có lợi.
vì sẽ làm thay đổi độ pH của đất, giảm số vi sinh vật có lợi.
Phân bón hữu cơ tự nhiên sẽ bao gồm phân chuồng ngâm lấy nước, nước vo gạo, bánh dầu,…
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thông lá kimCây thông lá kim có đặc tính là sinh trưởng chậm nên thông thường người ta sẽ mua cây về trồng. Bạn nên đào cây thông vào mùa đông khi cây đang trong quá trình ngủ đông. Sau khi chuyển cây thì nên để cây trong bóng mát và tưới phun sương cho cây.
Nên chọn loại đất trồng có đất cát hoặc đất sỏi, đất đồi để thoát nước tốt. Nếu có thể hãy sử dụng đất ở khu vực lấy cây về trồng. Lưu ý cây mới trồng không được bón phân, đặc biệt là phân hóa học. Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây vào mùa thu quanh gốc.
Nên chọn những vị trí thoáng nhưng không nắng gắt để trồng cây thông lá kim.
Cây Ngâu: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cây ngâu là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây ngâu
Cây ngâu hay còn được gọi là ngâu ta, thuộc họ xoan, chi gội và tên khoa học là aglaia duperreana. Cây ngâu có nguồn gốc từ chính Việt Nam, tuổi thọ hàng trăm năm, dễ trồng ở cả những khu vực ưa sáng, ưa ẩm, bóng râm hay chịu hạn, chịu úng kém, đồng thời còn mang vẻ đẹp tinh tế nên sớm đã được du nhập đến nhiều quốc gia ở châu Á.
Ý nghĩa phong thủyTheo quan niệm của phong thủy, cây ngâu đóng vai trò như một chiếc bình phong chấn thủy của cả căn nhà, giúp ngăn chặn và xua đuổi những làn khí xấu, tà ma, ngược lại còn thu hút thêm nhiều may mắn, vượng khí tốt và đồng thời cũng cân bằng nguồn năng lượng các mệnh của mọi thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, với sức sống dẻo dai, dồi dào và cành lá um tùm, xum xuê, cây ngâu sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc, sung túc, ngoài ra còn giúp cuộc sống gia đình thêm an yên, hòa thuận và gắn bó với nhau, từ đó đem đến cho các thành viên trong nhà một tinh thần sảng khoái và dồi dào năng lượng để chinh phục các mục tiêu riêng.
Đặc điểm phân loại cây ngâuCây ngâu cao dao khoảng 1 – 7m, thường mang nhiều cành nhánh và tạo thành bụi. Lá cây ngâu là lá dạng kép, có màu xanh thẫm bắt mắt, hình bầu dục và hơi nhọn về phần đuôi. Đồng thời, lá của cây mọc xen kẽ nhau, mặt lá nhẵn bóng, viền nguyên vẹn mà không có răng cưa, khi mọc thì tạo thành một tán dày, um tùm và rất đẹp mắt.
Cứ độ khoảng tháng 4 – tháng 9 mỗi năm, cây ngâu sẽ nở những đóa hoa nhỏ nhắn ở phần nách lá, chỉ lớn khoảng 2mm và thường mọc thành các chùm dài từ 5 – 10cm, mang màu vàng tươi xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Ngoài ra, quả của cây ngâu có màu đỏ hoặc cam, kích thước cũng khá nhỏ và thường khó kết trái.
Tác dụng của cây ngâuLà nguồn giá trị kinh tế cao
Chính nhờ đặc điểm dễ trồng, vẻ đẹp tinh tế và có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây ngâu được rất nhiều người chơi cây cảnh cả trong và ngoài nước yêu thích, thường hay sử dụng trong nhiều công trình công cộng hoặc để trưng bày ở trong nhà, trong công ty,… từ đó giúp mang lại một nguồn kinh tế, thu nhập lớn cho người nông dân.
Trang trí khuôn viên nhà cửa
Như đã nói ở trên, vì mang hình dáng thanh lịch và có thể thu hút nhiều vượng khí tốt cho gia chủ, cây ngâu thường được dùng để làm cây cảnh trang trí cho khuôn viên nhà, giúp không gian xung quanh nhà bạn trở nên bừng sáng, thêm sinh động, nhiều sức sống và đồng thời cũng thu hút nhiều luồng khí tốt cho gia đình bạn hơn.
Có khả năng chữa bệnh
Trong y học cổ truyền phương Đông, hoa ngâu và lá ngâu khi kết hợp cùng nhiều vị thuốc dân gian khác thì có thể điều trị được nhiều bệnh như tăng huyết áp, đau nhức xương khớp, chứng bế kinh,… Đồng thời, hoa ngâu cũng có khả năng làm suy giảm căng thẳng, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn cách rất tự nhiên, hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây ngâu Cách trồng cây ngâu tại nhàVật dụng cần có
1 cành cây ngâu dài khoảng 15 – 20cm.
Đất trồng cây
Túi bầu đất
Xơ dừa
Sỏi trồng cây
Phân chuồng
Dung dịch kích rễ
Tiến hành trồng cây ngâu
Vì cây ngâu ít khi đậu quả, khó gieo hạt nên bạn có thể trồng cây ngâu bằng phương pháp giâm cành như những bước sau đây:
Bước 1 Đầu tiên, bạn trộn đều hỗn hợp đất trồng theo tỉ lệ 5 phần đất thường, 3 phần xơ dừa để làm tơi xốp đất và 2 phần phân chuồng rồi cho vào túi bầu đất, đồng thời dưới đáy bầu đất bạn cũng cần tạo lỗ để tránh hiện trạng nước tụ bên trong, gây ngập úng và chết cây.
Bước 2 Sau khi chọn được cành cây ngâu chắc khỏe và dài 15 – 20cm, bạn tiến hành tỉa bớt lá ở dưới cành rồi đem ngâm trong dung dịch kích rễ tầm 2 tiếng.
Bước 3 Hết thời gian trên, bạn lấy cành cây ra và cắm vào bầu đất rồi tưới nước đẫm lần đầu tiên, sau đó tưới thêm nước mỗi khi thấy bề mặt đất bị khô nhằm giúp duy trì độ ẩm cho cây.
Bước 4 Khi cây đã cao khoảng 30 – 50cm, bạn có thể xé bầu đất ra và trồng cây ngâu ở vị trí mà bạn muốn.
Cách chăm sóc cây ngâuĐể giúp cây ngâu ra nhiều hoa, bạn nên quan tâm đến các cách chăm sóc cây ngâu như sau đây:
Tưới nước: Vì là loại cây chịu hạn tốt nên bạn không cần phải tưới nhiều nước cho cây ngâu, mà chỉ cần tưới một ít nước để làm ẩm đất khi thấy bề mặt đất bị khô là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng tần suất tưới cây lên trong những ngày trời nắng gắt.
Bổ sung dinh dưỡng: Cây ngâu có thể sinh trưởng tốt trong cả điều kiện thiếu dinh dưỡng. Vì thế khoảng 3 – 4 tháng, bạn chỉ cần bổ sung một ít phân bón NPK rồi tưới thêm ít nước cho cây để phân ngấm đất là được.
Ánh sáng: Vì là loài cây ưa sáng, bạn nên chọn những vị trí thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời để trồng cây ngâu và sử dụng các biện pháp che chắn trong những ngày trời nắng gắt. Ngoài ra nếu trồng cây trong nhà, bạn nên cho cây ra ngoài phơi nắng ít nhất 1 tiếng/ngày.
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngâu
Cắt tỉa: Cây ngâu thường mọc dạng bụi nên khi sinh trưởng quá nhanh có thể dẫn đến hiện trạng bể dáng cây, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cho cây và tạo dáng cây theo ý mình muốn.
Phòng ngừa sâu bệnh: Nhờ mang mùi hương dịu nhẹ, cây ngâu có khả năng tự xua đuổi côn trùng nên ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn cần thường xuyên quan sát, sử dụng thuốc phun lá cho cây khi thấy sâu rầy bám trên lá.
5 hình ảnh đẹp về cây ngâuCây Thanh Tâm: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cây Thanh Tâm là cây gì? Nguồn gốc và ý nghĩa cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm là loài thuộc loại thân thảo và mọc thành bụi, có tên khoa học là Aglaonema modestum Schott và Aglaonema modestum Engl, thuộc họ Araceae (Ráy), có nguồn gốc từ phía bắc Bangladesh sau này được du nhập sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Cái tên Thanh Tâm đã nói lên ý nghĩa có nó là sự bình lặng, thanh tịnh, thư thái trong tâm hồn, xua tan những thứ muộn phiền của cuộc sống, mong muốn sự bình yên, hạnh phúc và may mắn.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Thanh TâmCây Thanh Tâm là loài cây thủy canh, có màu xanh mướt, rễ màu trắng nên rất phù hợp với người mệnh Mộc và Thủy, tuy nhiên do ngũ hành tương sinh nên Thủy sinh Mộc, do đó người mệnh Mộc sẽ được lợi nhiều khi trồng cây này trong nhà hay đặt trong phòng làm việc.
Ngoài ra, màu trắng của rễ cây là biểu tượng của mệnh Kim, tương sinh với mệnh Thủy, với việc trồng thủy canh nên mệnh Thủy cũng hợp cây Thanh Tâm, dù sẽ bị thuộc tính Mộc hút bớt nhưng do có nước nên sẽ được bù đắp nên không sao.
Do hợp với mệnh Mộc và mệnh Thủy do đó nó sẽ cực vượng với những ai thuộc những năm tuổi thuộc vào hai mệnh này như:
Mệnh Mộc: Canh dần (1950), Kỷ hợi (1959), Nhâm tý (1972), Quý sửu (1973); Canh thân (1980),…
Mệnh Thủy: Giáp thân (1944), Quỷ tỵ (1953), Đinh mùi (1967); Nhâm tuất (1982), Quý hợi (1983), Đinh sửu (1997),…
Những người có mệnh tuổi nêu trên nếu trồng cây này sẽ được may mắn, công việc thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, tài lộc như nước.
Đặc điểm, phân loại cây Thanh TâmCây Thanh Tâm có lá dạng bầu dục hay mũi mác, mặt lá trơn bóng, có màu xanh đậm, có chiều dài và rộng khoảng 20cm. Tán lá của cây dạng hình tròn và xòe rộng, rễ cây dạng chùm màu trắng rất khỏe.
Cây thanh tâm có hoa, dạng tua dài khoảng 20 – 30 cm, nụ màu xanh, cánh hoa màu trắng nhị vàng, khi hoa nở mang một vẻ đẹp tinh khiết, dịu dàng. nhìn khá lạ mắt.
Tác dụng của cây Thanh TâmCây Thanh Tâm được nhiều người lựa chọn làm cây kiểng trong nhà, trang trí không gian sống và làm việc bởi cây dễ chăm sóc, có màu xanh tươi mát và thanh thoát như xua tan những cơn stress, áp lực và tô điểm thêm một màu xanh hy vọng trong cuộc sống.
Ngoài ra, nó còn có khả năng lọc không khí, hấp thụ các bức xạ, tia tử ngoại từ thiết bị điện tử. Có thể dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp với câu chúc an lành, bình an hay làm quà khai trương với mong muốn mua mai bán đắt, không gặp nhiều thị phi.
Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Tâm Cách trồng cây Thanh Tâm tại nhàCây Thanh Tâm rất dễ trồng, bạn có thể trồng, trong đó phổ biến nhất là trồng trong chậu đất bằng cây con hay tách chồi và phương pháp thủy canh.
Trồng thủy canh: Trồng cây Thanh Tâm rất dễ, ban chỉ cần chuẩn bị chậu thủy tinh, cho cây vào và thêm ít sỏi để cố định phần gốc. Sau đó, đổ nước vào, thêm ít giọt dinh dưỡng thủy canh cho cây là hoàn thành.
Trồng trong chậu đất: Còn trồng trong chậu cây thì chọn đất dễ thoát nước, đặt cây vào trong chậu và thêm đất vào, nén đất lại để cố định cây, tưới nước cho cây để bù độ ẩm và tăng tỷ lệ sống cho cây.
Nếu trồng trong chậu bằng cách tách chồi, bạn chọn chồi khỏe và không sâu bệnh, cắt ra và cắm vào chậu cây có đất tơi xốp, nhớ tưới nước 2 – 3 lần/cây trong giai đoạn này để cây phát triển.
Cách chăm sóc cây Thanh Tâm
Phân bón: Bạn phải bón phân hữu cơ hoại mục, phân trùn quế, phân vô cơ, NPK – 30 – 10 – 10, …và các loại phân bón lá đối với trồng trong chậu đất, còn thủy canh thì chỉ cần thêm ít dung dịch dinh dưỡng chuyên dụng là được.
Nhiệt độ: Đối với trồng thủy canh thùy cách mỗi tuần thì bạn cho cây ra phơi nắng để cây quang hợp trong 2 tiếng trong khoảng thời gian 7 giờ đến 9 giờ, lúc này nắng dịu, không làm cây cháy nắng.
Chế độ nước: Cây Thanh Tâm ưa độ ẩm, do đó cần tưới nước mỗi ngày 2 – 3 lần. Nếu trồng thủy canh thì phải thay nước 1 lần/tuần để cây phát triển tốt, khi thay nhớ tỉa bỏ phần rể hư và rửa nhẹ để bỏ những chất dơ bám trên rễ, khiến cây đẹp hơn và kích thích ra nhiều rễ mới.
Đất trồng: Phải tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng thoát nước tốt.
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Thanh Tâm
Thay nước 1 lần/tuần nếu trồng thủy canh, tỉa bỏ rễ hư, chất dơ cho cây.
Phải thường xuyên lau lá để giữ màu cho cây nếu đặt trong nhà. Nếu thấy có lá úa, lá héo nên cắt bỏ ngay và mang cây phơi nắngcách tuần cho cây quang hợp.
Nếu cây nhiễm bệnh hay suy yếu thì nên mang trồng trong chậu đất.
Khi tưới tránh không để đọng nước trên lá vì lá cây sẽ bị héo, úng.
Tuyệt đối không bỏ bã chè, bã cafe vào chậu cây, luôn giữ gốc cây khô thoáng.
5 hình ảnh đẹp về cây Thanh TâmCây Păng Xê: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa cây Păng Xê
Cây Păng Xê có nguồn gốc từ miền Bắc châu Âu. Chúng có chuyến hành trình đầu tiên từ Pháp vào Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ 20. Loài hoa này nhanh chóng thích nghi với những khu vực có nhiệt độ mát mẻ ôn hoà như Đà Lạt, Ba Vì, Tam Đảo hay các tỉnh Tây Nguyên.
Bên cạnh nhiều tên gọi như hoa pensee, hoa pansy hay Viola tricolor, cái tên hoa bướm chắc hẳn được nhiều người Việt Nam dùng để gọi Păng Xê nhất. Bởi lẽ, cánh hoa Păng Xê mang hình dáng tựa như con bướm đang đậu trên cành với nhiều màu sắc khác nhau như: Vàng, xanh lam, cam, đỏ, trắng, tím,…
Ý nghĩa cây Păng XêTheo truyền thuyết, Pensée là tên một sứ thần có tư duy sâu sắc và có cách ứng xử tế nhị. Trong tiếng Pháp, Pensée còn mang ý nghĩa là sự nhớ nhung, hoài niệm hay tơ tưởng.
Chính vì lẽ đó, khi người đàn ông nào tặng hoa Păng Xê cho một phụ nữ, đồng nghĩa anh ấy muốn nhắn nhủ vào đó là tình cảm và hy vọng của mình. Còn người phụ nữ nhận hoa thì điều cô ấy muốn nói là: “Tôi đang trong sự mong chờ về một điều gì đó.”
Không những vậy, người ta còn mến tặng cho loài hoa này một biệt danh khác là “Heartsease”. Lý do là vì họ tin rằng hoa Păng Xê mang một phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, dỗ dành những tổn thương, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì tình yêu của bạn sẽ được đáp lại.
Vốn dĩ có rất nhiều sắc màu, người ta cho rằng mỗi màu sắc khác nhau của hoa Păng Xê sẽ ẩn chứa những thông điệp khác nhau thay cho lời muốn nói trong tình yêu.
Màu hồng nghĩa là tôi sẽ không bao giờ quên bạn.
Màu đỏ nghĩa là trái tim tôi đang loạn nhịp vì bạn.
Màu trắng ngụ ý rằng bạn thật dịu dàng và dễ thương,.
Màu vàng lại nói thay một lời từ chối ý nhị.
Màu tím thể hiện sự hoài niệm, nhớ nhung mà không thể nói thành lời.
Màu hoa đơn sắc lại có nghĩa là chúng ta có cùng suy nghĩ.
Hoa có viền màu với ý nghĩa “chúng ta không thể bên nhau”.
Đặc điểm, phân loại cây Păng XêHoa Păng Xê thuộc loại thân thảo với thân sẫm màu, khi trưởng thành có thể cao từ 15-20 cm. Đường kính mỗi hoa thông thường là 3cm, nhưng nếu được trồng tại điều kiện phù hợp thì có thể lên đến 8cm. Hoa Păng Xê có tuổi thọ chỉ khoảng 1 năm và mùa hoa nở kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 5 năm sau.
Điểm đặc biệt nhất của loài hoa này chính là mỗi bông hoa đều có 5 cánh, trong đó hai cánh hơi chồng lên nhau, hai cánh khác mọc đối diện và một cánh ở dưới có ngạnh đâm ra từ giữa hoa. Điều này tạo nên tổng thể lạ mắt và thu hút mà không có bất kỳ loài hoa nào khác có được.
Với vẻ đẹp độc đáo vốn có, hoa păng xê được nhiều người ưu ái chọn trồng trên ban công, trước hiên nhà hay trong sân vườn,… để ngôi nhà thêm sắc màu và đầy sức sống.
Bên cạnh đó, người ta cũng ưa chuộng chọn cây hoa păng xê trồng ở các công viên, dọc hai bên đường, bồn hoa,… để trang trí, tăng thêm vẻ đẹp cho không gian thành phố.
Cách trồng cây Păng Xê tại nhàThông thường, người ta trồng hoa Păng Xê bằng cách gieo hạt. Hạt sẽ nảy mầm trong vòng 5-7 ngày với nhiệt độ thích hợp từ 20-30 độ C. Thời điểm thích hợp để trồng hoa Păng Xê là từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.
Cách chăm sóc cây Păng XêKhi hạt đã ra 2 – 3 lá thì cần chuyển sang chậu lớn hơnhoặc thay đổi tỉ lệ đất trồng với lượng đất akadama và đất bùn theo tỉ lệ 6:4.
Tiếp đó, khi cây con đã phát triển được 3 – 4 lá thì chuyển chậu cho mỗi cây để dễ chăm sóc.
Bạn cũng nên bón phân lót tơi mục vào gốc lúc cây bắt đầu có nụ để hoa nở được to và đẹp. Bên cạnh đó, Păng-xê ít nấm bệnh, nhưng dễ sâu, nhất là rầy nâu vào tháng 4 nên phải chú ý kiểm tra thường xuyên và phun thuốc trừ sâu cho cây.
Khi cây ra hoa, tưới tiêu bình thường. Ngắt bỏ hoa héo và lá khô để kích thích sự ra hoa của cây.
Hoa Păng Xê không khó chăm sóc, tuy nhiên bạn cần tưới nước thường xuyên để cây giữ đủ độ ẩm và phát triển. Bạn nên tưới hoa 1 lần mỗi ngày vào sáng sớm bằng cách tưới phun sương
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Păng Xê
thay vì đổ trực tiếp nước vào gốc.
Vì là loài cây ưa nắng và chuộng nước, Păng xê sẽ phát triển tốt khi được trồng ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời chiều vào với nền đất tơi xốp, thoát nước tốt và nhiều chất dinh dưỡng.
Bạn có thể chọn đất Akadama (loại đất được sử dụng để trồng Bonsai) trộn với đất bùn theo tỷ lệ 1:1. Bạn cũng có thể thay đất bùn bằng than bùn.
Bạn nên lưu ý không trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng hay nhiều bóng râm vì sẽ khiến bông hoa không được tươi màu đấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Cây Kim Ngân Trong Nhà Luôn Xanh Tốt trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!