Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Bánh Chưng Gù Độc Đáo Đặc Sản Hà Giang Cực Thơm Ngon được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặc điểm và nguồn gốc của bánh chưng gùBánh chưng gù Hà Giang từ lâu đã trở thành một món ăn nổi tiếng được nhiều người biết đến. Đây được xem là loại bánh truyền thống có nguồn gốc từ người Dao Đỏ ở Yên Bái, Hà Giang và Lào Cao.
Bánh chưng gù Hà Giang được nhiều người biết đến với các đặc điểm sau:
Không giống như các loại bánh chưng khác, bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, đầy đặn và có hình dáng giống như chiếc lu.
Điểm đặc biệt ở chiếc bánh là phần lá chỉ có 1 lớp gói thay vì có đến 4, 5 lớp lá gói giống như bánh chưng truyền thống của người Kinh.
Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương, được ngâm với nước lá riềng nên phần nếp dẻo và ngon. Còn phần nhân thì được làm từ đậu xanh ngon hòa cùng phần thịt ba chỉ được nêm nếm cẩn thận rất vừa vị.
Cách làm món bánh chưng gù Chuẩn bị nguyên liệu làm món bánh chưng gù
1kg gạo nếp
800gr thịt ba chỉ
700gr đậu xanh cà vỏ
Lá riềng, lá dong, dây lạc.
Gia vị: Muối, tiêu
Cách làm món bánh chưng gùBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Nếp và đậu xanh sau khi mua về thì bạn nên rửa với nước từ 3 – 4 lần. Sau khi rửa sạch thì bạn ngâm với nước khoảng 4 – 5 tiếng. Với lá riềng thì bạn rửa sạch, cắt nhỏ và đem cho vào máy xay để lấy nước cốt lá riềng.
Thịt ba chỉ thì bạn rửa sạch với muối, sau đó cắt thành những miếng vừa ăn có độ dày khoảng 1cm. Sau đó bạn đem ướp với ½ muỗng muối và ½ muỗng tiêu. Với phần lá dong thì bạn rửa sạch và lọc hết phần sống lá cứng, còn dây lạc thì ngâm với nước khoảng 10 phút cho mềm để dễ gói.
Bước 2 Trộn màu nếp, ướp đậu
Bạn cho ngay phần nước cốt lá riềng vào phần nếp đã vớt rồi trộn đều, bạn để yên khoảng 10 phút cho phần nếp ngấm màu. Còn đậu xanh sau khi vớt thì bạn trộn với ½ muỗng muối để thêm phần đậm đà.
Bước 3 Gói bánh chưng
Bạn lật mặt sau của 2 chiếc lá dong nguyên vẹn rồi xếp tráo đầu đuôi và chồng lên nhau. Tiếp đến, bạn cho 1 muỗng nếp vào giữa phần lá và cho thêm ½ muỗng đậu xanh, 1 miếng thịt ba chỉ lên trên phần nếp. Sau đó, bạn tiếp tục cho thêm 1/2 muỗng đậu xanh lên phần thịt và cuối cùng 1 muỗng nếp.
Khi đã cho nếp và nhân đầy đủ thì bạn túm hai bên mép lá lại rồi xếp chặt tay, tiếp đến bạn túm phần đầu lá dong và vuốt dẹp để có định hình được phần nhân bên trong. Sau đó, bạn dựng bánh lên rồi vỗ đều để nhân được nén xuống và bạn thực hiện giống vậy với phần đầu còn lại.
Lúc này bạn sẽ thấy phần giữa bánh gù là đạt chuẩn. Sau khi đã định hình lá thì bạn dùng dây lạc quấn quanh phần bánh và cần xoắn chặt dây để định hình bánh.
Advertisement
Bước 4 Nấu bánh chưng
Bạn cho hết phần bánh đã gói vào một nồi lớn và đổ ngập nước. Bạn cần đậy nắp và nấu với lửa nhỏ khoảng 4 tiếng là bánh chín.
Thành phẩmMón bánh chưng gù thơm ngon hấp dẫn với phần nếp dẻo, mềm quyện cùng nhân bánh đậm đà, béo ngậy của đậu xanh và thịt ba chỉ,… Tất cả đã làm nên một món bánh truyền thống thơm ngon, tròn vị.
Thơm “Nức Mũi” Món Thắng Dền Đặc Sản Hà Giang, Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi
Nếu như thắng cố là món ăn không thể thiếu trong những phiên chợ vùng cao thắng dền lại là món ăn chơi thú vị, hấp dẫn trong những dịp quây quần bên bếp lửa vào những ngày se lạnh tại vùng cao Hà Giang.
Khi đến với Hà Giang, du khách không chỉ được ngắm nhìn và cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên núi trời hùng vĩ mà còn được thưởng thức những món ăn vô cùng độc đáo như cháo áo tẩu, thắng cố, gà xương đen, xôi ngũ sắc,… Và đặc biệt là món thắng dền – đây là một món ăn chơi khá phổ biến ở Hà Giang.
Thắng dền là đặc sản Hà Giang
Chẳng biết từ bao giờ, thắng dền trở thành món ăn đặc sản Hà Giang, đó cũng là món ăn mà người dân ở nơi đây hay giới thiệu cho những vị khách lần đầu đặt chân đến vùng cao nguyên đá này. Món này được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay và bọc nhân đậu, vừng.
Đây là món ăn thích hợp trong thời tiết se lạnh
Làm món thắng dền không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Đầu tiên chính là chọn gạo nếp, theo như những người làm bánh thì phải là gạo nếp Yên Minh (là loại gạo nếp ở Hà Giang), hạt mẩy và dẻo thơm. Gạo nếp sau khi ngâm, để ráo xay bột rồi đổ vào một chiếc túi vải, đợi đến khi bột đặc mịn thì mới đem ra để làm bánh.
Thắng dền ăn kem với lạc
Mỗi viên thắng dền sẽ được nặn hình tròn, to như viên bánh trôi và có nhân đỗ, vừng và dừa. Đun sôi nước rồi sẽ thả vào luộc, đến khi bánh chín, nổi lên và vớt ra chan với nước lẩu từ đường hoa mai, gừng. Bát thắng dền sau khi được chan với nước đường thì sẽ được rưới thêm một chút nước cốt dừa, lạc rang vàng để thêm phần hấp dẫn.
Thắng dền được bán với giá 10.000 đồng
Trong thời tiết se lạnh của khu phố cổ Đồng Văn mộc mạc và yên bình thì có lẽ món thắng dền là một món ăn vô cùng tuyệt vời, nó hài hòa giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của nước dừa cùng chút cay cay, ấm nóng để xua tan đi cái lạnh giá ở miền sơn cước này. Với mức giá chỉ 10.000/bát là bạn có thể thoải mái ngồi tận hưởng bát thắng dền nóng hổi, nghi ngút khói, dẻo, ngọt, dậy mùi thơm của vừng lạc để có thể xua tan giá lạnh.
Những người dân ở nơi đây vẫn thường bảo thắng dền là món bánh ăn chơi vào mùa đông cho nên phải khi có gió mùa tràn về thì người ta mới bắt đầu làm bánh. Đón bát thắng dền nóng ấm cũng như tấm lòng của người dân miền cao nguyên đá núi, một món ăn níu chân biết bao thực khách đã một lần đặt chân đến nơi này.
Màu sắc đẹp mắt của món thắng dền
Chẳng biết từ khi nào thắng dền lại trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang mà người Hà Giang lại thường dùng thắng dền để làm gia vị cho mỗi cuộc giao lưu, nói chuyện với lũ bạn và là món đặc sản để cho du khách ăn một lần là nhớ mãi.
Đăng bởi: Bảo Nguyễn
Từ khoá: Thơm “nức mũi” món thắng dền đặc sản Hà Giang, ăn một lần là nhớ mãi
Cách Làm Bánh Mì Bơ Sữa Đặc Biệt Thơm Ngon Như Ngoài Tiệm
300g bột mì đa dụng
60ml sữa tươi không đường
30g bơ lạt
5g men nở instant
1 quả trứng gà
Gia vị: Muối, đường
Bước 1Trộn bột bánhĐầu tiên, bạn cho 300gr bột mì đa dụng và 5gr men nở vào tô rồi trộn đều. Tiếp đến, bạn thêm ¼ muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, 1 quả trứng gà và 60ml sữa tươi vào, trộn đều để tất cả nguyên liệu hoà nguyện vào nhau.
Mẹo hay: Để kiểm tra xem men nở có còn “sống” hay không thì bạn hãy cho một chút men vào nước ấm. Nếu thấy men nở nổi bọt thì tức là men vẫn còn hoạt động tốt.
Bước 2 Nhào bột bánhBạn cho khối bột ra ngoài để bắt đầu nhồi bột. Bạn gấp bột lại sau đó dùng phần mu bàn tay để ấn và miết, đẩy bột ra xa (kỹ thuật Folding and Stretching).
Bạn tiếp tục xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại kỹ thuật nhào bột như trên trong 15 phút để được khối bột mịn dẻo.
Sau đó, bạn cho 30gr bơ lạt vào giữa và nhồi tương tự đến khi bơ hòa quyện vào làm khối bột mềm, dẻo và không dính tay là được.
Mẹo hay: Nếu trong quá trình nhào bột bánh thấy bột hơi khô, bạn có thể cho thêm ít sữa tươi không đường vào nha.
Bước 3 Ủ bộtBạn dùng màng thực phẩm bọc kín tô bột và ủ trong vòng 45 phút.
Bước 4 Tạo hình bánh mìSau khi ủ bột, bạn dùng tay đấm cho bột xẹp xuống rồi lấy ra hoàn toàn khỏi tô.
Bạn chia khối bột thành 8 phần nhỏ bằng nhau. Sau đó, bạn tiến hành tạo hình bánh, bạn có thể vo làm thành hình tròn, hình xoắn ốc hoặc hình trụ dài tùy ý. Bạn dùng màng bọc thực phẩm phủ lên những khối bột nhỏ đã được tạo hình và ủ khoảng 15 phút trước khi nướng bánh.
Lưu ý: Bạn nên nhẹ tay khi tạo hình vì nếu không sẽ làm mất độ nở của bánh, khi nướng sẽ giảm độ ngon.
Bước 5 Nướng bánh bằng nồi chiên không dầuBạn làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 160 độ trong 4 phút, sau đó lót một tờ giấy bạc hoặc giấy nến vào khay của nồi.
Bạn xếp bánh vào rồi nướng với ở 160 độ C trong 5 phút. Sau đó, bạn mở nồi để trở bánh, tiếp tục nướng thêm 5 phút nữa cho bánh chín đều.
Tham khảo thêm:
Advertisement
Thế là bạn đã có ngay những ổ bánh mì bơ sữa thơm ngon nức mũi rồi đấy. Mỗi sáng nhâm nhi ly sữa nóng và thưởng thức bánh mì do chính tay mình làm ra thì còn gì tuyệt vời hơn nhỉ? Đây là sự kết hợp hoàn hảo từ bơ, trứng và sữa đã đem tới món ăn “quốc dân” cho mọi gia đình.
Du Lịch An Giang Phải Ăn Thử Bánh Bò Thốt Nốt Thơm Ngon, Đặc Sản Ai Ăn Cũng Mê
Ở vùng Bảy Núi An Giang, bánh bò thường được làm từ trái thốt nốt chín, tạo nên hương vị và màu sắc đặc biệt mà các loại đường khác không có được.
Bánh bò thốt nốt là một loại bánh ngọt, thành phần gồm có bột gạo, trái thốt nốt chín, nước cốt dừa, dừa bào sợi. Thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Bảy Núi.
Lần này về An Giang tụi mình may mắn được đến thăm cô Út Gái, một nghệ nhân làm bánh bò Thốt Nốt hơn 20 năm nổi tiếng ở Tịnh Biên. Được quan sát quá trình làm món bánh này mới thấy sự kì công, mà giá bán thì chỉ có 4-5k/cái (tùy chỗ bán), ăn ngon lắm!
Thông thường các loại bánh bò đều làm bằng đường cát trắng hoặc cát vàng. Riêng bánh bò thốt nốt, một loại bánh làm bằng bột gạo nhưng dùng hoàn toàn từ trái thốt nốt chín nên có màu vàng lợt, mùi vị đặc trưng, làm cho bánh nổi tự nhiên mà không cần men.
Trái thốt nốt chín sau khi được lựa chọn kĩ càng thì dì Út mài ra đem đi phơi nắng cho ráo, rồi mới đem vào trộn với gạo và đem đi xay ( bột gạo xây nhà để đảm bảo không bị trộn, cho ra mẻ bánh chất lượng nhất).
Sau khi đã có một mẻ bột bánh to rồi thì cho nước cốt dừa vào để bánh co vị béo mà khi bánh chín lột ra cũng dễ dàng hơn, dừa nạo thì đem đi trộn bột thì để lại một ít để rắc lên mặt cho có thẩm mĩ.
Mùi bột chưa hấp đã ngửi được thoang thoảng vị trái thốt nốt, bột này sau khi trộn xong là sẽ làm được ngay không cần phải đợi lên men như những loại bánh bò khác.
Bánh sau khi hấp được tầm 20 phút là nở to trong, ngon như vầy nè. Mở nắp nồi mùi thốt nốt xọc thẳng lên mũi, lan tỏa, thơm phức!
Dụng cụ làm bánh gồm có lá chuối làm khuông, xửng hấp và bếp củi. Sau khi đã làm đầy xửng thì cho vào nồi nước đang sôi hấp trong tầm 30 phút là có được một mẻ bánh thơm ngon, chất lượng. Khi hấp cũng phải thăm chừng quài, tầm 5 10 phút là mở nắp nồi ra cho bay hơi nước để bánh ráo mới ngon.
Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đặc trưng của đường thốt nốt, bánh nở mềm, xốp trông như hoa nhờ gạo ngon, ủ khéo và vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của bột được mài từ trái thốt nốt. Một loại bánh mà không thể tìm được ở bất kì nơi nào khác có thể ăn ngon như khi ăn ở vùng Bảy Núi.
Đi du lịch An Giang nhất định phải ăn thử nhen!
👉 BÁNH BÒ THỐT NỐT – AN GIANG
🌏 Có thể tìm được ở Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, tỉnh An Giang
Đăng bởi: Kỳ Nguyễn
Từ khoá: Du lịch An Giang phải ăn thử BÁNH BÒ THỐT NỐT thơm ngon, đặc sản ai ăn cũng mê
Cách Làm Bánh Bao Thanh Long Vừa Đẹp Và Rất Thơm Ngon Lại Cực Đơn Giản
Mặc dù lép vế hơn về độ “phủ sóng” nhưng có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết lợi ích mà thanh long đem lại đấy. Theo nhiều nghiên cứu, màu đỏ của thanh long chứa nhiều Lycopene- chất có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú, ung thư phổi và ung thư nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, vì chứa nhiều axit béo Omega 3 và 6 nên thanh long rất có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và sức khỏe của mắt. Những lợi ích trên đã đủ để bạn cho thanh long vào thực đơn hàng ngày của mình chưa? Nếu không muốn ăn theo cách truyền thống, hãy thử biến tấu với món bánh bao thanh long. Đảm bảo món ăn độc đáo và mới lạ này sẽ kích thích được sự tò mò của các thành viên trong gia đình bạn!
Nguyên liệuLàm nhân bánh
50g thanh long ruột đỏ
20g whipping cream
30g bột bắp
Làm vỏ bánh
Cách làm bánh bao thanh longBước 1: Làm nhân bánh bao
Bạn xay nhuyễn thanh long ra và chắt lấy nước, sau đó, cho sữa tươi, sữa đặc, whipping cream và bột bắp vào trộn đều. Bạn có thể dùng rây lọc để hỗn hợp sánh và mịn hơn.
Bước 2: Nấu nhân bánh bao
Bạn để phần nhân vừa chuẩn bị lên bếp, đun với lửa nhỏ. Lúc đun chú ý khuấy đều tay vì hỗn hợp có thể bị khét vì có bột bắp. Khi hỗn hợp đặc và sánh, bạn tắt bếp, để nguội, cho vào khuôn và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Làm vỏ bánh bao
Bạn cho tất cả nguyên liệu làm vỏ bánh gồm nước ép thanh long, bột mì, đường cát, sữa đặc, men nở vào và trộn đều lên.
Bạn cho hỗn hợp ra bề mặt phẳng và nhồi khoảng 10 phút sao cho bột mềm và mịn. Lăn bột thành hình ống dài, chia thành những phần bằng nhau rồi vo thành hình tròn.
Bước 4: Bọc nhân
Dùng cán đè dẹp phần vỏ bánh thành những hình tròn dẹp (phần vành vỏ mỏng hơn phần bên trong). Bạn cho nhân bánh bao vào giữa rồi bọc chặt lại. Chú ý làm đều và chặt tay để phần nhân và phần vỏ dính sát vào nhau. Thực hiện lần lượt đến khi hết bánh rồi bỏ vào nồi ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 1 tiếng.
Bước 5: Hấp bánh
Bạn chuẩn bị nồi nước sôi, sau khi nước sôi thì bỏ bánh bao vào hấp khoảng 15 phút. Hết 15 phút, bạn tắt bếp và ủ thêm 5 phút rồi lấy bánh ra. Tuy nhiên, trong lúc hấp bạn không được mở nắp nồi vì như vậy bánh bao sẽ bị xẹp. Bạn cũng lưu ý hấp với lửa nhỏ để bánh không bị bay màu.
Thành phẩmVậy là món bánh bao thanh long đã hoàn thành rồi. Rất xinh xắn và đáng yêu phải không nào? Bánh có bề mặt căng tròn và có màu hồng thanh long rất đẹp mắt. Phần nhân bên trong mềm và xốp, đột ngọt vừa phải và không quá gắt, cực kì ngon và hấp dẫn luôn. Nhìn chỉ muốn cắn ngay một miếng cho đã thèm thôi!
Món bánh bao thanh long này vừa đẹp mắt vừa ngon miệng, rất thích hợp cho những bữa xế đấy. Nhanh nhanh vào bếp thực hiện rồi mời gia đình thưởng thức nào!
Đăng bởi: Triệu Lệ Dĩnh
Từ khoá: Cách làm bánh bao thanh long vừa đẹp và rất thơm ngon lại cực đơn giản
Nyonya Kuih – Món Bánh Màu Sắc Đặc Sản Malaysia
Người Malaysia làm bánh kuih từ bột gạo, đường, dừa nạo, đậu xanh, nước dừa cùng phẩm màu tự nhiên.
Nyonya Kuih – món bánh màu sắc đặc sản MalaysiaNyonya Kuih là loại bánh quen thuộc ở Malaysia, được những người gốc Hoa di cư đến xứ Mã Lai hàng trăm năm trước cải tiến từ loại bánh truyền thống Trung Quốc. Theo tiếng Mã, Nyonya còn được hiểu là cộng đồng Peranakan – những người Hoa sinh sống ở Đông Nam Á. Còn “kuih” là tên của loại bánh này.
Ngày nay, bánh kuih vẫn được làm thủ công gần như toàn bộ, đòi hỏi người đầu bếp không chỉ gia giảm liều lượng chuẩn mà bàn tay còn phải khéo léo để nặn thành những viên bánh xinh xắn, in hoa văn chìm tinh tế.
Loại bánh này có thành phần chính là bột gạo nếp, dừa nạo, nước dừa và phẩm màu tự nhiên, chiết xuất từ cây cỏ. Kuih có nhiều màu sắc bắt mắt như xanh lá cây, vàng, da cam, tím hay xanh biếc. Trong đó, màu xanh biếc là khó điều chế nhất, chứng tỏ tay nghề cao của người thợ.
Công đoạn pha chế phẩm màu thủ công từ các loại trái cây, rau củ quả để làm vỏ bánh kuih theo kiểu người Malaysia.
Bánh kuih được hấp, luộc, chiên ngập dầu hay nướng theo cách xa xưa, chỉ khác là ngày nay có nhiều thiết bị hiện đại hơn, rút ngắn thời gian chế biến.
Không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc và Malaysia, bánh kuih cũng phổ biến ở đất nước láng giềng Singapore và có nhiều phiên bản ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Brunei…
Phần lớn bánh kuih đều có vị ngọt với phần nhân mềm làm từ dừa nạo hoặc đậu xanh. Chúng có mặt trong các lễ hội của Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore như Hari Raya và Tết Nguyên đán.
Khi làm bánh, người ta tuân thủ cách nấu ăn mang hơi hướng tâm linh của người Hoa. Đó là hạn chế những lần cắt vụn, thái nhỏ, để tránh những điều không may mắn như ly tán sẽ xảy đến.
Bánh kuih có đủ hình dạng, màu sắc và hương vị. Phần nhân được nhào nặn nhuyễn để mềm mịn giống như miếng thạch pudding. Ngoài ra, bánh còn sử dụng bột mì – thành phần ít khi xuất hiện trong các loại bánh truyền thống vùng Đông Nam Á.
Bánh được vo viên bằng tay, sau đó người làm bánh sẽ ấn vào một chiếc khuôn sẵn. Chiếc bánh in hoa văn hoạ tiết gắn liền với bản sắc dân địa phương.
Thực khách có thể tìm thấy món ăn dân dã này ở khắp các khu chợ hay các quán cà phê tại Malaysia. Một trong số đó là tiệm RizCoconut – một tiệm bánh truyền thống ở Kuala Lumpur do một đầu bếp gốc Hoa mở.
Đĩa bánh truyền thống kuih gợi bao ký ức tuổi thơ của người dân Malaysia.
1. Berjaya Times Square
3. Khách sạn Midah Kuala Lumpur
Đăng bởi: Dương Trần
Từ khoá: Nyonya Kuih – món bánh màu sắc đặc sản Malaysia
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Bánh Chưng Gù Độc Đáo Đặc Sản Hà Giang Cực Thơm Ngon trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!