Xu Hướng 9/2023 # Cây Quế: Thảo Dược Cho Những Vị Thuốc Thơm Nồng # Top 11 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Quế: Thảo Dược Cho Những Vị Thuốc Thơm Nồng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Quế: Thảo Dược Cho Những Vị Thuốc Thơm Nồng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quế gồm nhiều loại thuộc chi Quế Cinnamomum, thuộc họ Long não (Lauraceae). Trong đó có một số loài quan trọng như: quan quế (Cinnamomum verum hay C. zeylanicum), quế Trung Quốc (C. aromaticum hay C. cassia), quế Thanh (C. loureiroi),…

Mô tả đặc điểm thực vật

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m, đường kính thân tới 40cm. Rễ cây là dạng rễ cọc, phát triển mạnh, cắm sâu vào lòng đất, lại dễ dàng đan chéo lan rộng. Cho nên cây Quế thích hợp sống ở những vùng đồi núi dốc.

Thân Quế tròn đều, vỏ ngoài thân nhẵn, màu xám, hơi có vết rạn nứt chạy theo chiều dọc.

Lá cây mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn. Đầu lá nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế thuộc dạng cây thường xanh quanh năm, tán lá tỏa hình trứng.

Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, có mùi thơm đặc trưng.

Quả hạch, hình trứng. Khi chưa chín màu xanh, lúc chín chuyển sang màu nâu tím, nhẵn bóng. Quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 – 1,2 cm. Hạt hình bầu dục, trong hạt chứa dầu.

Toàn cây Quế có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân.

Nguồn gốc, phân bố

Quế là loại gia vị lâu đời nhất trên thế giới. Nó được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó lan sang châu Âu và đi khắp thế giới bằng con đường giao thương buôn bán.

Trên thế giới, cây được trồng ở nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ,…

Ở nước ta, Quế phân bố hầu khắp các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, phải kể đến bốn vùng trồng quế tập trung là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi.

Thành phần hóa học trong Quế.

Thành phần chính và có giá trị trong Quế là tinh dầu. Và thành phần chính trong tinh dầu là cinamaldehyd (70 – 95%).

Tác dụng của Quế theo Y học hiện đại

Theo nghiên cứu, Quế có những tác dụng sau:

Kích thích tiêu hóa

Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn

Tăng sự bài tiết, co mạch

Tăng nhu động ruột

Tăng co bóp tử cung

Chống khối u

Chống xơ vữa động mạch vành

Ngăn cản oxy hóa

….

Tác dụng của Quế theo Y học cổ truyền

Quế nhục vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, dùng chữa những bệnh do lạnh từ bên trong người như tay chân lạnh, đau bụng lạnh, phong tê bại, tiêu chảy.

Quế chi vị ngọt, tính ấm, có tác dụng cho ra mồ hôi chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi.

Tinh dầu cất từ cành, lá cũng dùng làm thuốc và làm hương liệu

Quế trồng sau 5 năm là có thể thu hoạch. Nhưng muốn có những cây có phẩm chất tốt, thì phải chờ 20 – 30 năm mới bóc vỏ. Thậm chí có những cây Quế già hàng trăm năm tuổi, cho một loại Quế chất lượng khó đo đếm bằng tiền bạc.

Người ta thường bóc vỏ quế vào tháng 4 – 5, hoặc tháng 9 – 10, là những thời điểm cây nhiều nhựa, dễ bóc.

Quế cành thì thu hái vào mùa hạ hàng năm. Đem về phơi khô.

Lá và vỏ quế cành dùng để cất tinh dầu.

Cành Quế đầu nhỏ vót gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa gọi là quế chi, vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt vỏ bỏ thô ở ngoài lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày và có nhiều đầu phân riêng rõ, thì gọi là quế nhục.

Ngày dùng 1 – 4g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, hãm.

Bài thuốc chữa tiêu chảy

Quế nhục 10g, Vỏ cây bàng 20g, Hoắc hương 20g, Vỏ cây vối 20g, Nụ sim 25g. Tất cả đem phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 2 muỗng café với nước ấm. Uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống đến khi hết bệnh thì thôi.

Bài thuốc chữa cảm mạo, người mệt mỏi, uể oải

Quế chi 10g, Cối xay 20g, Liên kiều 12g, Cát căn 16g, Sài hồ 12g, Kinh giới 12g. Mỗi ngày uống 1 thang.

Phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt không nên dùng quế.

Khi dùng quế thì phải kiêng hành và ngược lại dùng hành thì kiêng quế.

Bài viết trên hi vọng đã mang đến cho các bạn cái nhìn rõ nét hơn về đặc điểm cũng như công dụng của cây Quế. Tuy nhiên, do tính Quế khá nóng, chúng ta không nên sử dụng một cách bừa bãi, để tránh những hậu quả không mong muốn.

Những Công Dụng Hay Từ Cây Quế Với Sức Khỏe

Quế chứa hàm lượng cinnamaldehyde cao mang lại nhiều hoạt tính sinh học

Tên khoa học: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl. (họ Lauraceae)

Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế Trung Quốc

Cây quế có nguồn gốc ở miền Nam – Trung Quốc, sau đó được trồng rộng rãi ở Nam Á và Đông Nam Á (Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam).

Mùi và hương vị riêng của quế là do chứa hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde cao, đây cũng là một trong những thành phần hoạt tính chính của quế.

Quế được sử dụng chủ yếu để lấy vỏ thơm, dùng phổ biến như một loại gia vị hoặc hương liệu. Ngoài ra, quế còn được sử dụng như một vị dược liệu trong Y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, đầy hơi, chống viêm…

Chống oxy hóa

Quế có tác dụng chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol.

Trong một nghiên cứu so sánh hoạt tính chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế là một trong những gia vị có khả năng chống oxy hóa cao nhất (cao hơn cả tỏi và oregano).[1]

Trên thực tế, quế có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.[2]

Chống viêm

Quế có tác dụng chống viêm

Viêm là một phản ứng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tổn thương mô từ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành một vấn đề khi tình trạng này kéo dài và chống lại chính các mô của cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa có trong quế có hoạt tính chống viêm mạnh.[3], [4]

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Quế giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, 1g hoặc ½ thìa bột quế mỗi ngày đã được chứng minh mang lại kết quả có lợi cho các xét nghiệm máu (giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và triglyceride).[5]

Một nghiên cứu lớn gần đây đã kết luận rằng chỉ sử dụng 120mg/ngày bột quế cũng có thể giúp cải thiện glucose và lipid máu như nghiên cứu trên. Ngoài ra, trong nghiên cứu này quế còn giúp tăng HDL cholesterol.[6]

Trong các nghiên cứu trên động vật, quế được chứng minh là giúp giảm huyết áp.[7]

Cải thiện độ nhạy của insulin

Quế giúp cải thiện độ nhạy của insulin

Insulin là một trong những hormone quan trọng giúp điều hòa quá trình trao đổi chấtvà sử dụng năng lượng trong cơ thể. Hormone này còn cần thiết trong quá trình vận chuyển glucose trong máu đến các tế bào. Tuy nhiên, nhiều người lại có tình trạng kháng insulin.

Theo các nghiên cứu, quế được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, giúp hormone quan trọng này thực hiện được chức năng của mình.[8], [9]

Giảm glucose máu

Quế có tác dụng giảm glucose máu

Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin, quế còn có thể giúp giảm đường máu bằng một số cơ chế khác.

Thứ nhất, quế làm giảm lượng glucose đi vào máu sau bữa ăn bằng cách can thiệp vào các enzym tiêu hóa, làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate.[10], [11]

Thứ hai, một hợp chất trong quế có thể thực hiện chức năng tương tự insulin.[12], [13]

Nhiều nghiên cứu trên người cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường máu đói từ 10-29%.[14], [15], [16]

Liều dùng hiệu quả thường là 1-6g hoặc 0.5-2 thìa cà phê bột quế mỗi ngày.

Hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh

Quế giúp hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh

Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não (Alzheimer, Parkinson,…).

Cinnamaldehyde và epicatechin trong quế có thể giúp ức chế sự tích tụ protein tau trong não (một trong những dấu hiệu của bệnh Alzheimer).[17]

Trong một nghiên cứu trên chuột bị Parkinson cho thấy quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng vận động.[18]

Phòng ngừa ung thư

Quế có thể giúp phòng ngừa ung thư

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm bởi sự nhân lên không kiểm soát của tế bào.

Quế được nghiên cứu rộng rãi về khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư bằng cách làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và sự hình thành mạch máu trong khối u. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ giới hạn trong các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật.[19], [20]

Một nghiên cứu trên chuột bị ung thư ruột kết, cho thấy các hợp chất trong quế có tác dụng kích hoạt các enzyme giải độc giúp ngăn chặn sự tiến triển của ung thư.[21]

Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm, cho thấy quế kích hoạt các phản ứng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào ruột kết.[22]

Chống nhiễm trùng

Quế có tác dụng chống nhiễm trùng

Cinnamaldehyde, một trong những thành phần hoạt tính chính của quế, có thể giúp chống lại các loại nhiễm trùng.[23], [24]

Tinh dầu quế giúp hỗ trị điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nấm. Ngoài ra, tinh dầu quế còn có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn (bao gồm cả Listeria và Salmonella).

Tác dụng kháng khuẩn của quế đã được chứng minh trong ngăn ngừa sâu răng và giảm hôi miệng.[25], [26]

Hỗ trợ điều trị HIV

Quế giúp hỗ trợ điều trị HIV

HIV là một virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Quế có thể giúp chống lại chủng HIV-1 (chủng virus HIV phổ biến nhất ở người).[27], [28]

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khảo sát về hoạt tính chống HIV của 69 cây thuốc, trong đó quế là cây thuốc mang lại hiệu quả nhất.[29]

Nguồn: wikipedia, healthline

Một số sản phẩm có thành phần quế đang bán tại nhà thuốc An Khang

Hộp 10 vỉ x 10 viên

9ml

Chai 60ml

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Hộp 20 gói x 2g

Nguồn tham khảo

Antioxidant capacity of 26 spice extracts and characterization of their phenolic constituents

Antioxidant activity of cinnamon (Cinnamomum Zeylanicum, Breyne) extracts

Anti-inflammatory activity of cinnamon (C. zeylanicum and C. cassia) extracts – identification of E-cinnamaldehyde and o-methoxy cinnamaldehyde as the most potent bioactive compounds

Anti-Inflammatory Activities of Cinnamomum cassia Constituents In Vitro and In Vivo

Cinnamon improves glucose and lipids of people with type 2 diabetes

Cinnamon use in type 2 diabetes: an updated systematic review and meta-analysis

Cinnamon: A Multifaceted Medicinal Plant

Cinnamon: Potential Role in the Prevention of Insulin Resistance, Metabolic Syndrome, and Type 2 Diabetes

Chromium and polyphenols from cinnamon improve insulin sensitivity

Inhibitory activity of cinnamon bark species and their combination effect with acarbose against intestinal α-glucosidase and pancreatic α-amylase

Cinnamon extract inhibits α-glucosidase activity and dampens postprandial glucose excursion in diabetic rats

A hydroxychalcone derived from cinnamon functions as a mimetic for insulin in 3T3-L1 adipocytes

Regulation of PTP-1 and insulin receptor kinase by fractions from cinnamon: implications for cinnamon regulation of insulin signalling

The potential of cinnamon to reduce blood glucose levels in patients with type 2 diabetes and insulin resistance

Cinnamon supplementation in patients with type 2 diabetes mellitus

Effects of a cinnamon extract on plasma glucose, HbA, and serum lipids in diabetes mellitus type 2

Interaction of cinnamaldehyde and epicatechin with tau: implications of beneficial effects in modulating Alzheimer’s disease pathogenesis

Cinnamon treatment upregulates neuroprotective proteins Parkin and DJ-1 and protects dopaminergic neurons in a mouse model of Parkinson’s disease

Novel angiogenesis inhibitory activity in cinnamon extract blocks VEGFR2 kinase and downstream signaling

Water-soluble polymeric polyphenols from cinnamon inhibit proliferation and alter cell cycle distribution patterns of hematologic tumor cell lines

Inhibition of lipid peroxidation and enhancement of GST activity by cardamom and cinnamon during chemically induced colon carcinogenesis in Swiss albino mice

The Cinnamon-Derived Dietary Factor Cinnamic Aldehyde Activates the Nrf2-Dependent Antioxidant Response in Human Epithelial Colon Cells

Cinnamon bark oil, a potent fungitoxicant against fungi causing respiratory tract mycoses

Antimicrobial activities of cinnamon oil and cinnamaldehyde from the Chinese medicinal herb Cinnamomum cassia Blume

Comparative study of cinnamon oil and clove oil on some oral microbiota

Short-term germ-killing effect of sugar-sweetened cinnamon chewing gum on salivary anaerobes associated with halitosis

Effects of plant extracts on HIV-1 protease

A survey of some Indian medicinal plants for anti-human immunodeficiency virus (HIV) activit

Đặc Điểm Và Cách Trồng Lan Kim Tuyến – Loại Thảo Dược Quý Cho Sức Khỏe

Lan kim tuyến hay còn được biết đến là lan gấm, nam trùng thảo, cây kim cương. Nó là loại cây dược liệu rất quý hiếm thuộc loại cây thân thảo với thân rễ mọc dài và cắm thẳng vào lòng đất. Chiều dài của rễ phụ thuộc vào kích thước của cây, trung bình 1 cây lan kim tuyến có khoảng từ 2 – 10 rễ.

Thân sinh khí thường mọc thẳng đứng, hướng lên trên mặt đất, có chiều dài từ 4 – 8cm. Lá có dạng hình trứng, ôm tròn ở phần gốc, càng lên phần ngọn càng nhọn dần. Phần chóp có mũi ngắn, mọc cách xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất thường có kích thước khoảng 3 – 6cm. Mặt trên lá có màu nâu đỏ, mặt dưới là màu đỏ nhạt dần. Gân lá có hình mạng nhện, thường có gân gốc, cuống lá dài khoảng 1cm, có màu xanh trắng, phần bẹ lá có màu hơi đỏ tía.

Lan kim tuyến có 3 loại rất phổ biến đó là:

Lan kim tuyến rừng

Lan kim tuyến rừng: là loại thảo dược quý hiếm được tìm thấy nhiều ở vùng núi như Ngọc Linh – Kon Tum và loại hoa này có tên trong danh sách đỏ Việt Nam.

Lan kim tuyến đỏ

Lan kim tuyến đỏ: Sở dĩ có tên này vì lá của nó màu đỏ, có dược tính tốt phù hợp với mục đích sưu tầm.

Lan kim tuyến đá

Lan kim tuyến đá: Là cây thảo, có thân bò rồi đứng, chiều cao trung bình khoảng 15cm. Nó chính là loài đặc hữu và cũng là nguồn gen quý của Việt Nam. Với giá trị làm cảnh cao, cây có lá rất đẹp màu lục sáng điểm bên cạnh là hoa màu trắng. Bên cạnh đó, loại cây này còn mang lại giá trị làm thuốc chữa bệnh.

Dựa trên các tài liệu Đông y cổ truyền, lan kim tuyến là một loại dược liệu rất quý đến sức khoẻ. Nó có tính kháng khuẩn cao, được ứng dụng trong các bài thuốc phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, ổn định huyết áp vô cùng hiệu quả. Theo sách cổ truyền y học Trung Hoa thì lan kim tuyến được mệnh danh là ”Vua thảo dược” với vô vàn các tác dụng như :

Hỗ trợ và điều trị các bệnh về phổi, họ khan, đau họng, thổ huyết.

Chữa các tình trạng đau bụng hoặc sốt cao.

Giúp trẻ chậm lớn tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt.

Cách trồng

Chuẩn bị giá thể: Trước tiên bạn lấy xơ dừa đem phơi khô, sau đó bạn ngâm trong nước vôi loãng khoảng 6 tiếng rồi vớt xơ dừa ra để ráo. Rồi bạn dùng dao hoặc máy để băm nhỏ xơ dừa ra. Bạn lấy rễ dương xỉ khô đem xé nhỏ rồi tiến hành ngâm với nước sạch khoảng 1 tiếng. Dớn vụn cũng ngâm trong nước sạch sao cho chúng được thấm đẫm nước.

Tiếp theo bạn tiến hành trộn theo hỗn hợp theo tỉ lệ 3 phần đất, 1 rễ cây dương xỉ, 2 dớn vụ, 3 phân chuồng ủ mục và 2 xơ dừa ủ tất cả với nước trong vòng 1 tuần ăn rồi hẳn đem đi trồng cây.

Chuẩn bị giống: Bạn nên chọn những cây giống chất lượng cao, có bộ rễ khoẻ, mầm non và lá chồi đang phát triển tốt. Để phòng trừ sâu bệnh, trước khi trồng bạn nên ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ và thuốc từ nấm như thuốc tím, daconil,… giúp lan sinh trưởng tốt hơn.

Cách trồng: Bạn cho cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây và khoảng cách giữa các cụm từ 0,5 – 1m. Sau đó bạn dùng tay ném chặt phần đất để cố định cây thẳng đứng, rễ phải chìm hẳn giá thể. Tiếp đến bạn dùng túi nilon hoặc dùng vải lưới bọc kín giá thể để chăm 6 đến 8 ngày đầu.

Cách chăm sóc

Tưới nước

Bạn nên dùng bình phun sương là phù hợp nhất với lan kim tuyến hoặc sử dụng hệ thống dàn phun sương, tưới 2 lần/1 ngày và nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cây sẽ bị thối rễ.

Vào mùa mưa, bạn chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.

Bón phân

Tùy theo độ tuổi và quá trình sinh trưởng của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng phù hợp khác nhau.

Advertisement

Vào giai đoạn lan đang phát triển ( 3 tháng đầu) thì bạn chủ yếu nên bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm phân lân hoặc phân Urê để tăng thêm dưỡng chất cho cây.

Bạn có thể tìm thấy ở những cửa hàng chuyên bán hoa lan hoặc tại các cửa hàng thảo dược như thảo dược An Quốc Thái,…

Giá của lan kim tuyến thường dao động từ 2.500.000-5.000.000 VND.

Gối Hạc: Vị Thuốc Cho Người Đau Khớp Gối

Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Để có thể tìm hiểu thêm công dụng, cách dùng cũng như những điều cần biết về loài cây này, xin mời bạn đọc trong bài viết sau.

Gối hạc, còn có tên gọi khác là Bí dại, Mũn, Phỉ tử, Mạy chia. Tên khoa học của nó là Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).

Cây nhỏ, thường cao khoảng 1 – 2m, có khi hơn. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng. Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le. Các lá chét khía răng to.

Hoa nhỏ, màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả chín có màu đen. Mùa hoa quả tháng 5 – 10.

Cây của vùng Ấn Độ, Malaysia, mọc hoang ở chỗ râm mát trên các đồi ven rừng, chân núi. Nó cũng được trồng bằng giâm cành. Người ta thu hái rễ vào mùa hè hoặc thu. Ðào về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.

Chưa thấy có nhiều tài liệu nghiên cứu về cây Gối hạc.

Một nghiên cứu về thực vật ở Brazil cho thấy cây Gối hạc có chứa lượng đáng kể chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin. Điều đó đồng nghĩa với việc cây này có khả năng chống tăng huyết áp.

4.1. Công dụng

Thường được sử dụng chữa sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi và chữa đau bụng, rong kinh. Hạt Gối hạc thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít.

4.2. Cách dùng

Liều dùng 15 – 20g.

Rễ dùng riêng sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Rễ sắc uống chữa đau bụng. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ Gối hạc sắc uống cho khoẻ người, ăn uống ngon miệng, đỡ đau mỏi.

5.1. Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối

Rễ Gối hạc 40 – 50g sắc uống.

Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: Rễ Gối hạc 30g, Cỏ xước hay Ngưu tất, rễ Gấc, Tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống.

5.2. Chữa đau bụng, rong kinh ở phụ nữ

Liều thông thường 15 – 20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Tóm lại, Gối gạc là vị thuốc dân gian dùng để trị sưng đau khớp gối, đau lưng nhức mỏi. Ngoài ra, dược liệu còn trị đau bụng rong kinh, dùng được cho phụ nữ sau khi sinh. Những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư

Top 6 Spa Gội Đầu Thảo Dược Tại Tphcm Được Quan Tâm Hàng Đầu

Xu hướng gội đầu thảo dược đang rất được ưa chuộng, không chỉ giúp nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt tự nhiên mà còn đem lại cảm giác thư giãn vô cùng dễ chịu. Phương pháp này có thể thực hiện ngay tại nhà, tuy nhiên nếu bạn không có thời gian hoặc thích trải nghiệm chăm sóc tóc chuyên nghiệp thì spa chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Cùng Leflair điểm qua ngay những địa chỉ nổi tiếng tại TPHCM để không bỏ lỡ dịch vụ gội đầu thuần thiên nhiên vô cùng tuyệt vời.

Tại sao nên gội đầu thảo dược?

Trong thời đại phát triển 4.0 như hiện nay, xu hướng quay trở lại với những phương pháp chăm sóc tóc truyền thống luôn được đón nhận hơn cả. Đặc biệt, gội đầu thảo dược là hình thức chăm sóc tóc rất thịnh hành bởi đem đến trải nghiệm tuyệt vời về cả sắc đẹp lẫn tinh thần. Cụ thể, lựa chọn này đem đến nhiều lợi ích như sau:

Gội đầu bằng thảo dược thường xuyên giúp mái tóc detox sạch sẽ hoá chất độc hại để trở nên bóng mượt và chắc khoẻ hơn.

Sự kết hợp các nguyên liệu thiên nhiên lành tính có tác dụng cải thiện độ đen của tóc, kích thích tóc mọc nhanh và tóc dày hơn.

Hỗ trợ điều trị gàu và các vấn đề da đầu thường gặp như nấm, vảy gàu,… một cách an toàn, hiệu quả.

Gội đầu thảo dược giúp khí huyết được lưu thông, hỗ trợ làm giảm các chứng mất ngủ, đau đầu thường gặp.

Giúp thư giãn tâm, thân, trí, đem lại cho bạn tinh thần thoải mái và dễ chịu. Từ đó xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi thường ngày.

Gội đầu thảo dược đem lại nhiều công dụng cho mái tóc và sức khỏe (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu gội đầu thảo dược là gì?

Nguyên liệu được sử dụng trong phương pháp gội đầu bằng thảo dược chủ yếu là những loại thảo mộc thiên nhiên lành tính, đem lại nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình chăm sóc tóc và da đầu. Một số thành phần điển hình phải kể đến bao gồm:

Bồ kết: Đây là nguyên liệu quan trọng và thường thấy nhất. Bồ kết có chứa hai thành phần chính là Saponin và Saponaretin, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch da đầu cực tốt. Ngoài ra, nguyên liệu này còn đem lại hiệu quả ngừa gàu và giảm rụng tóc nhanh chóng.

Sả: Tinh dầu sả chắc chắn là thành phần không thể thiếu trong phương pháp gội đầu thảo dược. Nguyên liệu này nổi tiếng với hương thơm trị liệu dễ chịu, có tác dụng giảm căng thẳng và ngăn rụng tóc hiệu quả.

Vỏ bưởi: Vỏ bưởi quyết định đến độ thơm, độ mềm của tóc và kích thích tóc mọc dày hơn.

Hương Nhu: Đây là thành phần tạo ẩm cho da đầu và ảnh hưởng đến độ mượt mà, óng ả của mái tóc.

Hà thủ ô: Nguyên liệu này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng lão hoá mái tóc.

Quế: Quế có tác dụng trị gàu và lưu mùi thơm để thư giãn đầu óc, tinh thần.

Lá dâu: Thành phần này có tác dụng kích thích quá trình mọc tóc mới, ngăn lão hoá và điều trị các hư tổn tóc thường gặp.

Cỏ mần trầu: Nguyên liệu có vai trò cải thiện mái tóc mềm mượt và chắc khỏe.

Những loại thảo mộc thường có trong quy trình gội đầu thảo dược (Nguồn: Internet)

Nên gội đầu thảo dược tại nhà hay tại spa?

Gội đầu thảo dược có thể thực hiện tại nhà hoặc đến spa tuỳ theo nhu cầu và sở thích của mỗi người. Bạn có thể cân nhắc để có lựa chọn hợp lý nhất.

Gội đầu tại nhà

Ưu điểm

Có thể lựa chọn nguyên liệu tùy theo sở thích cá nhân.

Có thể sử dụng nhiều lần.

An tâm tuyệt đối về chất lượng bởi tự mình lựa chọn nguyên liệu.

Không phải phân vân khi tìm kiếm và lựa chọn giữa nhiều spa khác nhau.

Nhược điểm

Dễ làm sai kỹ thuật, không đúng cách dẫn đến hiệu quả đạt được không như mong muốn.

Chỉ có thể tìm được các loại nguyên liệu cơ bản, dễ kiếm.

Mất nhiều thời gian cho công đoạn chuẩn bị và thực hiện.

Đến spa gội đầu thảo dược

Ưu điểm

Được chăm sóc bởi dịch vụ chuyên nghiệp, thường đi kèm cùng các phương pháp massage thư giãn, lưu thông khí huyết.

Được tận hưởng một không gian tuyệt vời với mùi hương dễ chịu đảm bảo hiệu quả tối đa về tinh thần cũng như sức khỏe.

Sẽ được áp dụng từng phương pháp, cách kết hợp nguyên liệu khác nhau cho từng vấn đề và loại tóc.

Tiết kiệm thời gian.

Phù hợp cho đối tượng khách hàng là người bận rộn, dân văn phòng.

Nhược điểm

Chi phí bỏ ra cao hơn.

Cần có sự tìm kiếm và chọn lọc kỹ lưỡng giữa các đơn vị spa khác nhau.

Quy trình chăm sóc chuyên nghiệp khi gội đầu tại spa (Nguồn: Internet)

Top 6 Spa gội đầu thảo được yêu thích tại Thành phố Hồ Chí Minh

1. Spa Quê Một Cục

Spa sử dụng 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo không hoá chất, không chất bảo quản nên phù hợp với cả những đối tượng có da đầu nhạy cảm, bao gồm phụ nữ mang thai. Tại đây, mọi thao tác đều được tiến hành thủ công, không có sự can thiệp của bất cứ loại máy móc công nghệ nào. Khi đến Spa Quê Một Cục, bạn sẽ được tư vấn và lựa chọn các gói gội đầu phù hợp với tình trạng tóc. Chưa kể, khách hàng còn được tận hưởng dịch vụ ngâm chân bằng nước muối cổ truyền và thưởng thức những món nhẹ như macca, hạt óc chó,… bổ dưỡng.

Địa chỉ: 53 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1.

Spa Quê Một Cục sử dụng 100% nguyên liệu thiên nhiên (Nguồn: Internet)

2. Spa Thảo Dược Hương Mùa Hè

Spa Thảo Dược Hương Mùa Hè được khách hàng đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn. Không gian được thiết kế vô cùng thoáng mát, yên tĩnh và dễ chịu. Nguyên liệu sử dụng là 100% lá cây thiên nhiên, “nói không” với các hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, kỹ thuật massage chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên cũng là một điểm cộng lớn cho spa.

Địa chỉ: 218/4 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3.

Gội đầu thảo dược và massage thư giãn tại Spa Hương Mùa Hè (Nguồn: Internet)

3. OMANI SPA

Địa chỉ: Số 1432 đường 3/2, Phường 2, Quận 11.

Omani Spa sử dụng nguồn thảo dược gội đầu đúng chuẩn Trung Hoa (Nguồn: Internet)

4. Golden Spa

See Also

LifeStyle

[Review] Kem Face Pháp A Cosmetic Có Tốt Không? Cách Nhận Biết Thật, Giả

Địa chỉ: 330/3 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh.

Gội đầu thảo dược thư giãn tại Golden Spa (Nguồn: Internet)

5. Nhà

Địa chỉ: Tầng 2, 6 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5.

Nhà kết hợp nhiều nguyên liệu thảo mộc trong quy trình gội đầu (Nguồn: Internet)

5. Gội Đầu Thảo Dược Bồ Kết Ri

Gội Đầu Thảo Dược Bồ Kết Ri có tổng cộng 5 chi nhánh phân bố tại các quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, mái tóc sẽ được chăm sóc hoàn hảo bằng các loại hoa cỏ thiên nhiên truyền thống và thuần khiết, và không chứa các hóa chất độc hại. Điển hình phải kể đến là hà thủ ô, bồ kết, bồ hòn, sả… Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm cũng vô cùng hấp dẫn như đắp mặt nạ, massage tay chân để thư giãn với giá cả hợp lý.

Địa chỉ:

15 Xuân Thủy, Phường Thảo Điền, Quận 2.

Đầu hẻm 441 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3.

662 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5.

414 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10.

531B Huỳnh Văn Bánh, Phường 4, Quận Phú Nhuận.

Kết hợp nhiều thảo mộc có lợi trong quy trình gội đầu tại Gội Đầu Thảo Dược Bồ Kết Ri (Nguồn: Internet)

6. Cỏ Thơm Salon

Cỏ Thơm Salon thu hút khách hàng bởi không gian mát mẻ và dễ chịu. Đặc biệt, nguyên liệu này sử dụng chủ yếu là bồ kết cùng hơn 50 loại lá cây tự nhiên, luôn được chế biến trong ngày. Đi kèm với đó là các dịch vụ massage đầu, vai gáy, mặt đem lại trải nghiệm thư giãn tuyệt vời nhất cho khách hàng.

Địa chỉ:

569 Phạm Văn Chí, Phường 7, Quận 6.

Số 2, đường 3, Khu phố 4, Phường Linh Chiểu, Thủ Đức.

Trải nghiệm không gian và dịch vụ chuyên nghiệp tại Cỏ Thơm Salon (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi gội đầu thảo dược tại nhà

Ngưng sử dụng dầu xả ít nhất 2 tuần trước khi chuyển sang hình thức gội đầu bằng thảo dược. Điều này giúp lớp silicon trên tóc được làm mỏng hoàn toàn để rút ngắn thời gian thích ứng với sản phẩm mới.

Không được sử dụng kèm với bất cứ sản phẩm dầu gội nào khác.

Nên gội đầu bằng nước ấm để cho hiệu quả tốt nhất.

Đăng bởi: Lưu Trữ Bệnh

Từ khoá: Top 6 Spa Gội Đầu Thảo Dược Tại TPHCM Được Quan Tâm Hàng Đầu

Cách Nấu Lẩu Lòng Bò Nóng Hổi, Thơm Nồng Đãi Gia Đình

1 kg lòng bò

1/2 trái thơm (dứa/khóm)

1 trái dừa

3 quả cà chua

250g nấm rơm

1 kg bún

300g rau: Xà lách xoong, bắp cải, cải bẹ xanh,…

20g ớt sa tế

10g ngũ vị hương

2 củ hành

5 tép tỏi

2 trái ớt

Gia vị: Đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, muối, nước mắm,…

Mẹo hay: Để mua được lòng bò ngon, bạn nên chọn lòng sờ thật chắc tay, dày, có màu vàng, hồng tự nhiên, không có các vết bầm dập thâm tím, ống ruột căng tròn, nhìn tươi và phần dịch bên trong màu trắng sữa.

Bước 1 Sơ chế lòng bò

Đầu tiên, bạn rửa sơ lòng bò, rồi tiến hành khử mùi và đem đi luộc.

Sau đó, bạn đem lòng bò cắt thành từng khúc vừa ăn rồi đem ướp với 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng nước mắm, 20g ớt sa tế thêm 10g ngũ vị hương trộn đều, để ngấm gia vị trong 20 – 30 phút.

Mẹo sơ chế lòng bò:

Cách 1: Đầu tiên, bạn chà sạch lòng bò với chanh và muối rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó, bạn đem trụng lòng bò trong nước sôi (khoảng 80 độ C) cùng 1 muỗng canh giấm ăn, để khử chất nhờn và mùi hôi của lòng bò, rồi vớt ra. Sau đó, bạn đem lòng bò đi trộn tái.

Cách 2: Bạn chà sạch với muối, rồi dùng lát chanh chà xát lòng bò để loại bỏ chất bám bẩn và rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, trụng vào nồi nước sôi có gừng giã nhuyễn, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh rượu trắng, ½ muỗng canh giấm. Cuối cùng, ngâm vào nước lạnh trước khi lấy ra, thái lát vừa ăn rồi đem đi trộn tái.

Lưu ý: Tránh lạm dụng vôi và phèn chua để rửa, khử mùi hôi lòng bò, vì dùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệu khác

Bạn bóc vỏ và băm nhuyễn 2 củ hành tím, 5 tép tỏi, 2 trái ớt. Sau đó, bạn mang gừng cắt lát mỏng.

Nấm rơm thì bạn gọt bỏ phần đất rồi đem ngâm trong nước muối trước khi rửa sạch.

Tiếp theo, bạn mang thơm đi gọt vỏ, bỏ phần lõi và cắt từng khúc dày 1 – 2cm. Cà chua rửa sạch, mỗi trái cắt thành làm miếng vừa ăn. Các loại rau ăn kèm nhặt bỏ lá sâu, đem ngâm nước muối rồi rửa sạch.

Bước 3 Nấu lẩu

Đầu tiên, bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu (hoặc mỡ heo) vào để phi thơm hành tím và tỏi băm. Sau đó, bạn cho lòng bò vào xào đều đến khi săn lại rồi tắt bếp.

Tiếp theo, bạn lấy một chiếc nồi và đặt lên bếp, cho ít dầu ăn, gừng, tỏi và hành tím vào phi thơm. Khoảng 1 phút sau, cho ớt băm vào, rồi đổ nước dừa và khoảng 300ml nước vào nồi để nấu sôi.

Sau đó, bạn lại tiếp tục bỏ nấm rơm và thơm cắt lát vào, nấu thêm khoảng 3 – 4 phút với lửa vừa. Cuối cùng, bạn cho lòng bò vào nấu đến khi có vị dai vừa ăn, rồi mới cho cà chua và tiêu vào nấu thêm 3 – 4 phút là ăn được.

Bước 4 Thành phẩm

Khi ăn bạn bày lẩu ra kèm với rau tươi các loại, cùng bún hoặc cơm là có thể thưởng thức cùng gia đình.

Vậy là bạn đã nấu xong lẩu lòng bò với với mùi hương hấp dẫn từ lòng bò cùng với vị ớt sa tế cay cay hòa quyện với mùi thơm béo của nước dừa,

Advertisement

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Quế: Thảo Dược Cho Những Vị Thuốc Thơm Nồng trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!