Bạn đang xem bài viết Chùa Hoằng Pháp – Chốn Tâm Linh Không Vướng Bụi Trần Ở Sài Gòn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Hoằng Pháp ở đâu?
Chùa Hoằng Pháp là một trong số những ngôi chùa cổ, linh thiêng nhất tại Việt Nam. Do đó, rất nhiều du khách chưa từng tới đây đều tò mò không biết chùa Hoằng Pháp ở đâu?
Đây là ngôi chùa vô cùng nổi tiếng thuộc địa phận xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng trên một khu đất có diện tích khoảng chừng 6ha.
Chùa Hoằng Pháp là một trong số những ngôi chùa cổ, linh thiêng nhất tại Việt Nam. Ảnh: luhanhvietnam
Lịch sử chùa Hoằng Pháp
Hòa Thượng Ngộ Chân Tử đã khai phá và sáng lập ra chùa Hoằng Pháp vào năm 1957. Ảnh: ytimg
Ngôi chùa không chỉ là nơi để du khách hành hương, là nơi tu hành của các chư Tăng Phật tử, thì chùa còn là nơi cưu mang, giúp đỡ rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn và xấu số trong chiến tranh.
Vào năm 1965, cuộc chiến tranh ở Đồng Xoài đã khiến hàng trăm gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Trước tình hình đó, Hòa thượng đã đón nhận 60 gia đình gồm 261 nhân khẩu về chùa nuôi dưỡng trong 8 tháng, sau đó mua đất xây cất 55 căn nhà cho đồng bào định cư.
Đây là nơi đã giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: luhanhvietnam
Năm 1968, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh đã khiến cho những đứa trẻ trở thành mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. Trước hoàn cảnh đó, Hòa thượng đã thành lập nên viện Dục Anh, tiếp nhận 365 em về nuôi dạy.
Ngôi chùa đã được trùng tu lại sau khi bị ảnh hưởng của chiến tranh. Ảnh: luhanhvietnam
Cách di chuyển đến chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp nằm cách trung tâm quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km về phía Tây Bắc. Nếu các bạn muốn di chuyển đến chùa thì bạn có thể lựa chọn những cách đi chùa Hoằng Pháp như sau:
– Tự lái xe: bạn hãy di chuyển tới đường Trường Trinh sau đó theo hướng đi Hoóc Môn dọc đường Xuyên Á (QL22) thì bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn lối đi chùa Hoằng Pháp.
– Đi xe bus: xe bus tới chùa Hoằng Pháp có tuyến số 13, 74, 94 (dừng ở ngã 3 Hồng châu) và 78 (dừng ở bãi xe bus số 19/5), những tuyến xe bus này đều có điểm dừng rất gần chùa Hoằng Pháp và bạn có thể đi bộ hay xe ôm vào chùa.
– Đi taxi/grab: đây là cách nhanh và thoải mái nhưng lại có chi phí đắt nhất so với hai cách trên. Bạn chỉ việc gọi điện cho các hãng taxi ở Sài Gòn hoặc mở các ứng dụng đặt xe online để tìm tài xế rồi sẽ có người đưa rước bạn tận nơi.
Có rất nhiều phương tiện để bạn có thể đi đến chùa Hoằng Pháp. Ảnh: tuoitredoisong
Khám phá vẻ đẹp của chùa Hoằng Pháp
Để đi vào chùa, trước tiên mọi người sẽ phải bước qua cổng tam quan. Cổng có tên được viết bằng chữ quốc ngữ, trong đó phía bên trái là chữ “Từ Bi”, còn bên phải là chữ “Trí Tuệ”. Có thể thấy, ngay từ cổng đã ngụ ý hướng con người ta đến với những điều tốt đẹp.
Khuôn viên chùa. Ảnh: tinhte
Đi qua cổng chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của ngôi chùa Hoằng Pháp, những đường nét cực kỳ tinh xảo và đẹp mắt. Khuôn viên ngôi chùa được trồng rất nhiều cây xanh, lại nằm ở vùng ngoại ô cực kỳ yên ắng. Nên không khí ở chùa Hoằng Pháp luôn có sự thanh bình, dễ chịu đến lạ kỳ.
Đi qua cổng chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của ngôi chùa Hoằng Pháp. Ảnh: vietyouth
Phóng tầm mắt nhìn ra xa một tí, du khách sẽ nhìn thấy tòa đại điện của chùa Hoằng Pháp với mái ngói đỏ tươi vô cùng nổi bật trên nền trời trong xanh và cây cối tươi mát. Chùa được thiết kế khá cao ráo với kiến trúc 2 tầng 8 mái. Nâng đỡ cho ngôi chùa là một hệ thống cột cái và cột quân vô cùng chắc chắn.
Tòa đại điện của chùa Hoằng Pháp với mái ngói đỏ tươi. Ảnh: mogiatoc
Đi từ ngoài cửa vào là một hàng cột hiên rất cao lớn giúp mở lối vào rộng rãi. Hai bên bậc thềm tam cấp được trang trí bởi 2 chú sư tử vàng vừa uy nghiêm lại vô cùng mạnh mẽ. Ở ngay chính giữa lối đi có một đỉnh đồng lớn được chạm khắc các họa tiết bắt mắt.
Tượng Bồ Tát trong khuôn viên chùa. Ảnh: dieukhacdaduongtuc
Trong khuôn viên chùa có tháp Nhị Nghiêm, nơi an nghỉ cuối cùng của cố hòa thượng Ngộ Chân Tử – người đã có công sáng lập và khai dựng lên ngôi chùa.
Tháp không quá rộng lớn nhưng được xây dựng rất đẹp mắt, với móng được thiết kế bằng hình tròn, cao 3 bậc, càng lên cao vòng tròn lại càng hẹp dần. Ở phía bên trên được thiết kế thêm một tòa tháp có hình vòm ốp bằng gạch men.
Trong khuôn viên chùa có tháp Nhị Nghiêm. Ảnh: luhanhvietnam
Các khu vực thờ tự khác cũng được thiết kế rất trang trọng, uy nghiêm và hài hòa với thiên nhiên. Chùa Hoằng Pháp thường là nơi chiêm bái quen thuộc của mọi người khi du lịch Sài Gòn vào các dịp lễ tết hoặc cũng có thể là cả ngày bình thường.
Chùa Hoằng Pháp nổi tiếng bởi các khóa tu
Chùa đã tổ chức rất nhiều khóa tu Phật thất thu hút hàng nghìn Phật tử từ khắp nơi về đăng ký tham gia. Trong 7 ngày tu tại chùa bạn sẽ được học rất nhiều điều bổ ích.
Khóa tu tại chùa Hoằng Pháp sẽ hướng dẫn bạn: Cách lễ bái, xá chào, cách lễ, cách chắp tay, lạy và ý nghĩa của chúng. Đến đây, bạn không chỉ tu tâm, tu tính mà còn được rèn luyện sức khỏe dẻo dai.
Chùa đã tổ chức rất nhiều khóa tu Phật thất thu hút hàng nghìn Phật tử từ khắp nơi về đăng ký tham gia. Ảnh: hanhtrinhtamlinh
Hình thức các khóa tu Phật thất mang lại rất nhiều ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống tinh thần. Những Phật tử tu tại gia thường hay tham gia các khóa tu này để được thực hành và tu tập nơi cửa Phật. Qua 7 ngày 7 đêm của khóa tu, bạn sẽ cảm thấy tâm tính của bản thân mình ngày càng trong sáng, luôn giữ được sự an nhiên, bình tĩnh.
Hình thức các khóa tu Phật thất mang lại rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: vedepphatphap
Ngoài ra chùa Hoằng Pháp còn tổ chức các khóa tu mùa hè. Đối tượng không chỉ là các Phật tử, các bạn thanh niên mà còn có các bạn nhỏ tuổi. Khóa tu mùa hè là một nơi để các bạn có thể trải nghiệm hình thức tu tập sinh hoạt trong chùa.
Vào dịp hè các gia đình thường cho con em mình lên chùa Hoằng Pháp tham gia khóa tu để tu tập tâm tính, lòng vị tha, lối sống có kỉ luật.
Ngoài ra chùa Hoằng Pháp còn tổ chức các khóa tu mùa hè. Ảnh: luhanhvietnam
Một ngày ở chùa Hoằng Pháp, cuộc sống dường như trôi qua rất chậm, chậm đến nỗi nhiều người cảm thấy thời gian dường như ngừng chuyển động. Khi dành thời gian đến đây để hòa nhập vào bầu không khí này, bạn sẽ cảm thấy lòng mình yên ắng và thanh tịnh đến lạ thường, đó là điều vô cùng quý giá khi chúng ta đang ở giữa một thành phố tấp nập và đầy náo nhiệt này.
Hồng Ánh
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Đăng bởi: Trần Hiếu
Từ khoá: Chùa Hoằng Pháp – chốn tâm linh không vướng bụi trần ở Sài Gòn
Chùa Hoằng Phúc – Điểm Đến Tâm Linh Lâu Đời Của Quảng Bình
Quảng Bình nổi tiếng với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của Phong Nha – Kẻ Bàng, của Soong Chày Hang Tối và nhiều địa danh tuyệt đẹp khác. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch tâm linh của Quảng Bình cũng ngày càng được nhiều người biết đến hơn với sự hấp dẫn đặc biệt. Một địa điểm tâm linh nổi bật của Quảng Bình mà chúng mình muốn giới thiệu đến du khách là chùa Hoằng Phúc.
1. Đôi nét giới thiệu về chùa Hoằng Phúc Quảng BìnhChùa Hoằng Phúc (hay còn được người dân gọi là chùa Quan hoặc chùa Kính Thiên, chùa Trạm) là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời của Quảng Bình. Tính đến năm 2023, chùa đã có lịch sử khoảng hơn 700 năm, thuộc những ngôi chùa cổ nhất của duyên hải miền Trung.
Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình có vị trí ở trên một vùng đất cao ráo ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang, rộng gần 10.000 m2. Quang cảnh của chùa rộng thoáng, nhiều cây xanh, cây tiểu cảnh. Bầu không khí tại chùa yên tĩnh, thanh tịnh, là một điểm đến giúp thư giãn tâm hồn, quên đi ưu phiền, xô bồ thường ngày.
Hiện nay, chùa Hoằng Phúc vẫn còn lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ, từ thời nhà Trần. Một số hiện vật nổi bật như: tượng của Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa tạng Vương Bồ Tát. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ pháp khí bằng đồng là chuông đồng nặng 80 kg, cao đến 1,15 m, đường kính 0.57 m và chu vi 1.45 m, được đúc một cách tinh xảo từ thời vua Minh Mạng.
2. Thời gian lý tưởng đi du lịch chùa Hoằng PhúcLễ hội có giá trị giữ gìn giá trị văn hóa và tinh thành của người dân huyện Lệ Thủy, đồng thời khơi dậy sự đoàn kết dân tộc và tình yêu nước. Giờ mở cửa của chùa là từ 7 giờ sáng cho đến 17 giờ 30 phút chiều tối mỗi ngày.
3. Chùa Hoằng Phúc nằm ở đâu? Hướng dẫn đường đi 3.1. Địa chỉ chi tiếtChùa Hoằng Phúc tọa lạc tại xã Mỹ Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa nằm cách thành phố Đồng Hới khoảng 55 km.
3.2. Hướng dẫn đường đi và phương thức di chuyển 3.2.1. Phương tiện xe máy, ô tôNếu du khách bắt đầu khởi hành từ thành phố Đồng Hới thì lộ trình di chuyển như sau:
Từ thành phố Đồng Hới, đi đến Đường tránh TP Đồng Hới (qua QL1A)
Đi theo Đường QL1 đến Nguyễn Tất Thành/ĐT16/ĐT565 tại Cam Thủy
Đi tiếp từ Nguyễn Tất Thành/ĐT16/ĐT565 cho đến Chùa Hoằng Phúc (7.9 km)
Quãng đường từ thành phố Đồng Hới đến chùa Hoằng Phúc tổng cộng dài 43.2 km và có điểm thu phí.
3.2.2. Phương tiện máy bayNếu du khách từ xa muốn đến tham quan chùa thì máy bay là lựa chọn nhanh chóng và tốt ưu nhất. Tại Đồng Hới có sân bay hay cảng hàng không Đồng Hới.
Từ Hà Nội đến, chi phí cho một chuyến bay thường dao động từ 1.250.000 đồng – 1.800.000 đồng tùy hãng bay.
Từ Hồ Chí Minh đến, chi phí cho một chuyến bay thường dao động từ 250.000 đồng – 500.000 đồng tùy hãng bay.
3.2.3. Xe kháchMột số xe khách từ Hà Nội đến Đồng Hới:
Nhà xe Hưng Long
Nhà xe Hoàng Linh
Nhà xe Cố Hương
Nhà xe Hà Quảng
Một số xe khách từ Sài Gòn đến Đồng Hới:
Nhà xe Mai Linh
Nhà xe Nam Châu
Xe Thắng Nguyễn
Xe Xuân Truyền
Nhà xe Hoàng Long
Xe Tăng Tín
4. Giá vé tham quan chùa Hoằng PhúcTham quan chùa Hoằng Phúc Quảng Bình là một điểm đến tâm linh hoàn toàn miễn phí. Du khách có thể tự do ngắm nhìn, tham quan chùa, chiêm ngưỡng những điểm nhấn và hiện vật lâu năm của chùa.
5. Điểm hấp dẫn và các hoạt động tham quan tại chùa Hoằng Phúc 5.1. Điểm hấp dẫn của chùa Hoằng Phúc 5.1.1. Lịch sử hình thành lâu đờiSơ lược về lịch sử hình thành của ngôi chùa Hoằng Phúc là:
Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đặt tên cho chùa là Kính Thiên Tự
Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên chùa là Hoằng Phúc Tự
Năm 1985, cơn bão số 12 làm chùa bị sụp, hư hại nhiều
Ngày 30/11/2014, UBND huyện Lệ Thủy phục dựng chùa Hoằng Phúc, giữ nguyên trạng chùa cũ.
Ngày 16/1/2023, chùa Hoằng Phúc được làm lễ khánh hạ.
5.1.2. Kiến trúc của chùa Hoằng PhúcẤn tượng đầu tiên khi đến với chùa là Tam quan nội. Nằm sau Tam quan nội là Tòa Tam Bảo với gian thờ Phật nằm ở trung tâm. Đài thờ Quan Thế âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam Bảo.
Nhà thờ Tổ nằm sau Tòa Tam Bảo, được kết nối bằng hành lan đặt các tượng La Hán. Nằm hai bên sân trước Tam Bảo là hai tòa tháp Phật 9 tầng. Và chiếc giếng cổ nằm ở trong sân chùa.
5.1.2. Nhiều hiện vật cổ xưa được lưu giữMặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn lưu giữ được những các hiện vật cổ xưa như: tượng của Phật Bà Quan Thế Bồ Tát; chuông đồng được đúc từ thời vua Minh Mạng; Địa tạng Vương Bồ Tát; tòa sen, lư hương, bình hoa, bức hoành phi chúa Nguyễn ban tặng…
5.2. Các hoạt động tham quan tại chùa Hoằng Phúc 5.2.1. Ngắm quang cảnh của chùa và check-inCảnh quan của chùa Hoằng Phúc có sự hài hòa giữa màu sắc cổ xưa của kiến trúc với cây cối xanh tốt tạo nên một không gian bình yên, thanh tịnh. Du khách có thể chụp ảnh ở chùa và chia sẻ những kỷ niệm đẹp với bạn bè và gia đình.
5.2.2. Tham gia lễ hội Hoằng PhúcLễ hội Hoằng Phúc được tổ chức hàng năm vào độ tháng giêng âm lịch. Lễ hội có quy mô lớn, hân hoan đón người dân bản địa và du khách từ mọi miền tổ quốc, du khách nước ngoài tham gia chung vui.
Lễ hội Hoằng Phúc có hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Đến với phần lễ sẽ có các hoạt động tiêu biểu như: rước nước, khai mạc lễ hội, thực hiện những nghi lễ theo Phật giáo, thả hoa đăng.
Phần hội có nhiều hoạt động thú vị và náo nhiệt hơn. Đó là các chương trình văn nghệ, ẩm thực mang dấu ấn văn hóa sâu đậu, tổ chức thi đấu thể thao bao gồm nhiều môn như: kéo co, đẩy gậy, cờ tướng, võ thuật, bài chòi, đánh đu truyền thống,…
5.2.3. Cầu bình an cho người thânMột hoạt động nữa mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với chùa Hoằng Phúc là dâng hương, cầu bình an cho bản thân và cho những người thân yêu của mình.
6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Hoằng PhúcTham quan chùa Hoằng Phúc các lưu ý mà du khách nên ghi nhớ lại để có những chuẩn bị tốt nhất:
Không nên mặc những loại trang phục phản cảm và màu mè
Không tùy ý tác động lên các tượng phật, cảnh quan trong chùa.
Chú ý vứt rác thải đúng nơi quy định.
Nên chú ý việc giữ trật tự, không nên ồn náo làm ảnh hưởng đến sự yên bình và thanh tịnh của nơi linh thiêng.
8. Một số địa điểm du lịch gần chùa Hoằng Phúc 8.1. Vo Nguyen Giap’s Memorial House
Địa chỉ chi tiết: An Lạc, Lộc Thủy, Lệ Thủy
Thời gian mở cửa: 07:00 – 20:00
Căn nhà nhỏ nhắn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vị trí ở gần với chùa Hoàng Phúc. Du khách có thể đi theo tour để đến thăm cả hai địa danh yên tĩnh và bình dị này.
Năm 1977, căn nhà của Đại tướng được xây dựng lại theo đúng nguyên mẫu ban đầu. Căn nhà ấm cúng, mộc mạc và rất đỗi bình dị. Căn nhà có ba gian với hai chái lợp ngói, mái hiên được lợp bằng lá cọ, cửa bức bàn.
Căn nhà ấy tuy nhỏ bé nhưng lại mang theo một ý nghĩa vô cùng lớn. Đó là nơi đã chứa đựng bao kỷ niệm của vị tướng tài hoa Võ Nguyên Giáp.
Địa danh vừa là nơi để thế hệ sau bày tỏ sự quý mến, tưởng nhớ đến Đại tướng, vừa là nơi giúp cho thế hệ trẻ tương lai hiểu hơn về quá khứ chống giặc đầy hào hùng của người và của toàn dân tộc.
8.2. Cồn Cát Quang Phú
Địa chỉ: Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
Một điểm đến du lịch thú vị của Quảng Bình là Cồn cát Quang Phú. Những đồi cát trắng trải triền miên, rộng thoáng có gò cao để chơi trò chơi trượt ván trên cát.
Cồn Cát Quang Phú không cần mua vé để vào, du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm ngắm cảnh đồi cát trắng Quảng Bình miễn phí, thoải mái. Nếu như du khách tham gia các dịch vụ trò chơi thì mới cần mất một khoản phí nhất định.
Thời điểm lý tưởng nhất đến cồn cát Quang Phú là khoảng 4 giờ đến 5 giờ sáng để đón bình minh lên và chụp những tấm ảnh check-in tuyệt đẹp. Đây cũng là thời điểm cát không bị nóng do nắng.
Hoạt động được yêu thích nhất khi đến với cồn cát là trượt cát. Nếu ngại đi bộ lên đồi, du khách có thể thuê xe chở chỉ với 70.000 – 80.000 đồng một lượt. Hãy đến cồn cát Quang Phú và thử thách lòng gan dạ của bản thân qua trò chơi này nha!
8.3. Động Thiên Đường
Địa chỉ chi tiết: 16 Đường Hồ Chí Minh, Nhánh Tây, Bố Trạch, Quảng Bình
Thời gian mở cửa: 07:00 – 16:30
Động Thiên Đường được ví như một thiên đường kỳ vĩ, tráng lệ ở trần gian. Hang động cũng được đánh giá là hang động khô dài nhất của châu Á từ Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh. Động Thiên Đường có chiều dài lên đến 31.4 km, chiều rộng từ 30 m – 150 m và chiều cao khoảng 60 – 80 m.
Để lên đến cửa động, du khách cần đi qua 514 bậc thang. Bên trong hang động có cấu tạo cầu kỳ, độc đáo với nhiều thạch nhũ tuyệt đẹp. Không gian mát mẻ như mang theo làn gió nhẹ nhàng tạo nên một cảnh quan tựa thiên đường.
Giá vé vào động Thiên Đường tùy thuộc theo chiều cao và độ tuổi của các du khách tham quan và dao động từ 62.500 đồng đến 250.000 đồng một người, miễn phí cho trẻ em cao dưới 1.1 m.
9. Những hình ảnh check-in của tại chùa Hoằng Phúc của du kháchĐăng bởi: Trần Thiên Khánh
Từ khoá: Chùa Hoằng Phúc – điểm đến tâm linh lâu đời của Quảng Bình
Phong Tục Đi Chùa Cầu Phúc Ở Sài Gòn
Người ta tin rằng, đi chùa Ôn Lăng “đánh kẻ tiểu nhân” hay đến chùa Ông chui qua bụng ngựa sẽ mang đến tài lộc, may mắn.
Chùa Ngọc Hoàng
Trước đây, ngôi chùa này được gọi là Điện Ngọc Hoàng, là nơi thờ thần Hoàng của người gốc Hoa. Chính vì thế mà nó mang nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của người Hoa. Bên Trong chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Khi bước vào trong bạn sẽ phải thích thú với khói tỏa nghi ngút khắp sân hay hồ sen,…. Trong chùa còn có một hồ rùa lớn với hàng ngàn con rùa do khách thập phương phóng sinh xuống.
Không chỉ có kiến trúc đẹp mà đây còn là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng. Đến đây bạn sẽ được nghe những câu chuyện linh thiêng rằng, chỉ cần thành tâm và chạm vào ông Tơ, bà Nguyệt hay Thánh mẫu thì sẽ cầu được tình duyên, cầu được con. Chính vì thế mà vào dịp lễ Tết và cả ngày thường cũng có đông người dân kéo về chùa Ngọc Hoàng.
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, P.Đa Khao, Q.1.
Chùa Ôn LăngCộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn thường đến Hội quán Ôn Lăng (quận 5) để thực hiện “đánh kẻ tiểu nhân” vào tiết Kinh Trập, khoảng ngày 5 hoặc 6/3. Theo quan niệm của người Hoa, ngày này là thời gian hoành hành của “kẻ tiểu nhân”, các thế lực xấu trong xã hội hoặc điều xấu trong lòng con người, vì thế cần phải đuổi đánh để đề phòng chúng gây họa.
Ở Hội quán Ôn Lăng, một số thành viên trong chùa sẽ giúp người đi lễ thực hiện tập tục, với giá 10.000 – 20.000 đồng. Họ cắt những hình nhân bằng giấy mỏng, trên giấy ghi thông tin người cần làm lễ hoặc không viết gì, rồi khấn bằng tiếng Hoa. Sau đó, người làm lễ dùng giày dép đập liên tục vào các hình nhân dưới đất. Họ tin rằng “kẻ tiểu nhân” bị đánh đau sẽ không hại người.
Ngày nay, tục lệ không chỉ diễn ra đúng ngày Kinh Trập và dần được nhiều người Sài Gòn đón nhận, để giải tỏa phiền muộn, lo lắng. Đây cũng là tập tục khá phổ biến ở Hong Kong.
Địa chỉ: Nằm trên con đường nhỏ Lão Tử (quận 5)
Chùa ÔngChùa Ông còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Quan Đế Thanh quân hay chùa Minh Hương. Nơi đây thờ Quan Vân Trường, và là nơi in dấu vào lối sống của người Việt và người Hoa ngày nay. Chùa chỉ nằm lọt thỏm giữ những đô thị sầm uất. Và dù không có quy mô to lớn nhưng sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.
Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.
Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.
Chùa Bà Ấn Độ (Marianma)Cái tên tiếp theo trong danh sách những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn là chùa bà Án Độ (Mariamma). Có vị trí rất đẹp, nằm ở trung tâm của Sài Gòn, đây là điểm đến yêu thích của người dân vào dịp đầ năm. Ngôi chùa có kiến trúc theo phong cách Ấn Độ và được người Việt gốc Ấn cai quản.
Không chỉ nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, người ta còn nói để nơi này như là một nơi để cầu duyên, cầu với đức mẹ Mari ban phước lành cho các đôi uyên ương được bên nhau trọn đời, các gia đình hạnh phúc no ấm.
Người đi lễ đền Bà Mariamman (đường Trương Định, quận 1) sau khi dâng cúng, thường đi vào phía sau đền, úp mặt vào tường bên cạnh hoặc phía sau điện thờ, hai bàn tay chạm vào mặt đá và nhắm mắt cầu nguyện trong vài phút. Đây là cách thức cầu nguyện của các tín đồ Hindu giáo (Ấn Độ).
Đền Bà Mariamman ban đầu chỉ dành riêng cho cộng đồng người Ấn ở Sài Gòn, sau này mở cửa cho mọi người dân và trở thành một trong những điểm tham quan hút khách ở trung tâm thành phố. Trong văn hóa Ấn Độ không đón Tết Nguyên đán trùng với Việt Nam, nhưng ngôi đền vẫn chào đón đông khách đến cầu nguyện vào dịp này.
Địa chỉ: 45 Trương Định, P.Bến Thành, Q. 1.
Kết luậnCho dù mỗi một ngôi chùa lại có những tập tục, những quy tắc độc đáo khác nhau thì đều có điểm chung là mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe cho người thành tâm cầu khấn.
Đăng bởi: Nguyễn Huyền Trang
Từ khoá: Phong tục đi chùa cầu phúc ở Sài Gòn
Chùa Nam Nhã – Điểm Du Lịch Tâm Linh Ý Nghĩa Ở Cần Thơ
Khi du lịch Cần Thơ đến với vùng đất Tây Đô giữa bao điểm tham quan hấp dẫn du khách không thể bỏ qua một điểm du lịch tâm linh vô cùng ý nghĩa đó là Chùa Nam Nhã. Du khách đến chùa không chỉ để chiêm bái thỉnh cầu an lành, mà còn được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc nơi gắn liền với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử cánh mạng vào ngày 25 tháng 01 năm 1991.
Chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã tọa lạc số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Phía trước chùa là dòng sông Bình Thủy in hình những bóng cây đại thụ, đối diện là đình Bình Thủy cổ kính uy nghi. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km, du khách có thể đến chùa bằng đường sông lẫn đường bộ rất thuận tiện.
Phí trước chùa là sông Bình Thủy, đối diện Đình Bình Thủy
Chùa do Nguyễn Giác Nguyên xây năm 1895, tiền thân nơi đây là một tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường, sau được xây dựng lại và đổi tên thành Chùa Nam Nhã, vừa là nơi thờ phụng tín ngưỡng, vừa là trụ sở chính của phong trào Đông Du (1907-1940) do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi tập hơn, nuôi dưỡng phong trào yêu nước và sản sinh ra những bậc sĩ phu văn thân có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Trong những năm khó khăn gian khổ của cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Cổng chùa
Chùa Nam Nhã theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi chùa Minh Sư thờ Tam giáo: Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện tại Cần Thơ khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chùa Nam Nhã hay Đạo Minh Sư trước đây cũng như các chùa thờ Phật ở Việt Nam chủ trương ăn chay niệm Phật, nhưng lại không cạo đầu, không có sư sãi, không mặc áo nâu sồng. Thiện nam tín nữ đến lễ Phật mặc quần áo gì cũng được miễn là kín đáo và nghiêm trang.
Chùa tập trung dạy Phật tử tu tâm dưỡng tánh, sống giản dị, “thiểu dục, tri túc”, tự lực sản xuất để tồn tại và phát triển. Cho đến nay, nếu đến viếng chùa Nam Nhã ngay dịp một lễ cúng nào đó, du khách vẫn cảm nhận được lối sống giản dị đó. Cho dù tấp nập người ra, kẻ vào nhưng lúc nào cũng thấy một không khí tĩnh lặng
Chùa Nam Nhã nằm trong khuôn viên rộng rãi được bao quanh bởi một khu vườn lớn với các cây cổ thủ rợp bóng mát, trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy. Gồm các hạng mục chính: Chính điện, nhà Đông lang và Tây lang; xung quanh bao bọc bởi công viên bờ kè, cổng, hàng rào.Tổng thể kiến trúc các hạng mục xây dựng cân đối, vững chãi, không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.
Bao quanh chùa là tường rào được quét vôi màu vàng với một cổng vào xây gạch, lợp ngói, có bảng ghi ba chữ Hán là Nam Nhã Đường. Hai bên cổng có hai câu liễn đối lấy hai chữ đầu là chữ Nam và chữ Nhã.
“Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giác lộ
Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn”.
Tạm dịch:
“Nam địa độ nguyên nhân, tiếng đàn Bát Nhã thông cõi giác.
Và Nhã đình mời thiện khách, bóng mát bồ đề phủ cửa thiền.”
Các liễn đối trong chùa cũng có nội dung vừa dạy đạo vừa dạy đời, khơi gợi lòng yêu nước, nghĩa tình dân tộc.
Sân chùa lát gạch tàu. Giữa sân là hòn non bộ cao trên 2 mét được đặt được đặt trong một bồn nước trong xanh xây bằng gạch tàu đỏ sậm. Giữa sân có một bia di tích cùng nhiều cây kiểng quý như cây tùng, cây trắc bá diệp nhiều tuổi, được chăm chút công phu tạo cảnh quan an bình thoát tục.
Chánh điện
Chánh điện chùa Nam Nhã là tòa nhà lớn uy nghi nằm ở giữa, gọi là Diêu Trì Bửu Điện. Gồm 5 gian, mái lợp ngói âm dương, trên có tượng lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, mặt tiền chánh điện được xây theo kiểu kiến trúc Á – Âu kết hợp hồi đầu thế kỷ 20, có nhiều nét khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Nhìn tổng thể, chánh điện vừa có nét kiến trúc dân tộc của người Hoa vừa mang màu sắc của kiến trúc người Pháp thời đó.
Có kiến trúc kết hợp Á – Âu độc đáo khác so với những ngôi chùa khác
Bên trong chánh điện chùa Nam Nhã, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng là nơi đặt bàn thờ tam giáo thể hiện triết lý tam giáo đồng nguyên: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo mang ý nghĩa dù là đạo giáo nào cũng đều dạy con người sống tốt đạo đẹp đời hướng đến chân thiện mỹ. Bàn đối diện là nơi thờ Trấn đàn Hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Bàn bên phải thờ Quan Thánh Đế Quân, Lịch Đại tổ sư và người lập chùa là cụ Nguyễn Giác Nguyên. Hai bên tiền điện có hai bàn hương án đặt bài vị của các vị sư trụ trì.
Có một điểm đặc biệt là từ ngoài cửa chính nhìn vào phía tay trái ngang với bàn thờ Quan Thánh Đế Quân là một bàn thờ mà trên bàn đó có đặt một tấm kiếng soi mặt lớn. Khi các thiện nam tín nữ đến tụng kinh niệm Phật đều quỳ trước tấm kiếng nầy. Ðược biết tấm kiếng này một mặt dùng để nhắc tín đồ phải luôn hồi quang phản chiếu, phản ánh cái chân tâm của mình; mặt khác giúp cho người đứng quay lưng ra ngoài phát hiện kịp thời kẻ lạ mặt để cảnh giác ở mỗi lần họp kín trong thời kỳ chống Pháp.
Sau chánh điện là một hành lang dài, có 2 căn phòng tiếp khách. Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói là Càn Đạo Đường (dãy nhà Đông Lang) dùng cho nam giới và Khôn Đạo Đường (dãy nhà Tây Lang) dùng cho nữ giới, nối thông với nhà bếp.
Lối đi phía sau Chánh Điện
Khu vườn cây ăn trái đằng sau như tô điểm thêm vẻ xanh mượt tươi mát cho ngôi chùa, cùng những ngôi mộ của những người sáng lập chùa và các sĩ phu làm cho người đến thăm có cảm giác như được ngược dòng thời gian trở về quá khứ, dạt dào cảm xúc.
Không gian thanh tịnh của chùa
Chùa Nam Nhã nổi tiếng trong vùng không chỉ vì vẻ đẹp của kiến trúc thanh nhã, khung cảnh tĩnh mịch giúp thân tâm an lạc mà còn bởi là nơi đã từng có những hoạt động thầm lặng cho thúc đẩy nâng cao nhận thức và dân trí cho người Việt Nam ở Nam bộ ngày nào. Những người chăm sóc chùa qua từng thời kỳ vẫn ngày đêm kiên trì lặng lẽ công phu trong suốt quá trình sống và tu niệm.
Chùa Nam Nhã điểm du lịch tâm linh gắn với lịch sử vô cùng ý nghĩa.
Nếu bạn có dịp du lịch Miền Tây hãy dừng chân ghé qua Chùa Nam Nhã Cần Thơ, đọc đôi câu thơ, ngẫm đôi câu liễn, cúi đầu cẩn trọng trước những giá trị tâm linh của một thời cha ông ta đã hi sinh vì Tổ Quốc thân yêu.
Đăng bởi: Tùng Lâm
Từ khoá: Chùa Nam Nhã – Điểm du lịch tâm linh ý nghĩa ở Cần Thơ
Chùa Giác Ngộ: Chốn Linh Thiêng Và Trường Học Làm Người Nổi Tiếng
Chùa Giác Ngộ nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn, được các phật tử truyền tai nhau nói rằng, cứ đến đó chắc chắn sẽ vỡ ra nhiều điều hay ho về bài học làm người.
1. Chùa Giác Ngộ ở đâu TP. Hồ Chí Minh?
Địa chỉ chùa Giác Ngộ TP. HCM: nằm ở số 92 đường Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10.
Chùa Giác Ngộ Nguyễn Chí Thanh tọa lạc ở khu vực giao thông thuận lợi, chỉ cách trung tâm thành phố 4km, là điểm đến thuận tiện cho người Sài Gòn và du khách thập phương thăm viếng trong hành trình du lịch Sài Gòn.
2. Lịch sử chùa Giác Ngộ Nguyễn Chí Thanh Quận 10Chùa Giác Ngộ được cư sĩ Trần Phú Hữu (một công chức của chính phủ) phát tâm xây dựng trên khu đất rộng 695m2 vào năm 1946 với mong mỏi giúp người có duyên tìm về chánh đạo, xóa bỏ đau thương muộn phiền. Ban đầu chùa có địa chỉ tại số 36 đường Jean Jacques Rousseau, đến giờ mới đổi thành số 92 đường Nguyễn Chí Thanh.
Khi mới thành lập, ngoài chính điện nhỏ, ngôi chùa chỉ đủ chỗ cho khoảng 80 Phật tử tu học. Cho đến tháng 5/1956, cư sĩ Trần Phú Hữu đã phát tâm xuất gia thành thầy Thích Thiện Đức, hiến cúng toàn bộ đất và chùa Giác Ngộ cho Giáo hội Tăng Già Nam Việt (hòa thượng Thích Thiện Hòa làm trị sự trưởng tiếp nhận).
Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, hòa thượng Thích Thiện Hòa thống nhất, xây dựng ngôi chùa có bề thế như ngày nay. Hiện thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là trụ trì.
3. Chùa Giác Ngộ mang kiến trúc hệ phái Bắc tôngBên cạnh các giá trị lịch sử, văn hóa phong phú, ngôi chùa còn gây ấn tượng với nhiều du khách bởi lối kiến trúc thuộc hệ phái Bắc tông. Phần trang trí phía bên trong chùa không quá cầu kỳ.
Ở Điện Phật bày trí trang nghiêm, chính giữa là tượng Đức Phật Thích Ca thiền định. Bàn thờ phía trước thờ nhiều tượng Phật như tượng Thất Phật Dược Sư, Đức Phật Thích Ca, Bồ tát Di-lặc,…
Chùa Giác Ngộ rất rộng, có tổng cộng 7 lầu và 1 tầng hầm gửi xe, khu vực khuôn viên chùa càng đi vào sâu phía trong lại càng rộng. Trong chùa có thang bộ và thang máy thiết kế ở cả hai bên giúp thuận tiện cho Phật tử khi tới chùa tham gia khóa tu.
4. Chùa Giác Ngộ không chỉ là chùa còn là trường học làm ngườiChùa Giác Ngộ nổi tiếng là cơ sở đào tạo của rất nhiều trường học. Nổi bật như trường trung học Bồ Đề – Chợ Lớn (là ngôi trường tư thục Phật giáo đầu tiên tại Sài Gòn – Chợ Lớn) đã được đặt cơ sở tại chùa Giác Ngộ vào năm 1959; hay trường sơ đẳng Phật học Thiên Hòa cũng được phát triển tại chùa vào năm 1979.
Chùa Giác Ngộ có nhiều khóa học, khóa tu ngắn hạn dành cho Phật tử, từ năm 1984 đến nay, rất nhiều tăng tài, phật tử ở khắp nơi đã đến chùa để được đào tạo.
Xuất thân từ chùa Giác Ngộ, có rất nhiều thầy đã xuất dương làm đạo thành công tại các quốc gia nước ngoài như Mỹ, Canada,… Riêng ở Việt Nam, hiện có 5 thầy đỗ tiến sĩ Phật học, 2 thầy đỗ thạc sĩ Phật học và nhiều thầy đã làm trụ trì tại nhiều tỉnh thành, gánh vác Phật sự quan trọng của giáo hội.
5. Tìm hiểu khóa tu chùa Giác NgộDu lịch Sài Gòn, tham gia một khóa học hay khóa tu ngắn hạn tại chùa Giác Ngộ quận 10 là hoạt động vô cùng thú vị. Một số khóa tu ngắn hạn được tổ chức tại chùa hàng năm như:
Khóa tu ngày an lạc: diễn ra 1 lần vào ngày Chủ nhật của tháng, mở lớp từ 6h – 17h, dành cho độ tuổi trung niên trở lên.
Khóa tu Búp sen từ bi: diễn ra vào thứ 7 các ngày trong tuần, mở lớp từ 14h – 16h30, dành cho trẻ em từ 3 – 12 tuổi.
Khóa tu xuất gia gieo duyên: diễn ra định kỳ 2 lần/năm, mỗi lần tu thất – tức 7 ngày, có thể do trụ trì chùa Giác Ngộ giảng đạo.
Khóa thiền Vipassana: diễn ra vào Chủ nhật, 2 lần/tháng, mở lớp từ 6h – 17h, không giới hạn số lượng.
Khóa tu tuổi trẻ hướng Phật: diễn ra 1 lần vào ngày Chủ nhật của tháng, mở lớp từ 6h – 17h, dành cho tuổi trẻ thiếu niên và sinh viên.
6. Địa điểm du lịch gần chùa Giác Ngộ Sài Gòn 6.1. Hầm vũ khí bí mật của biệt động Sài Gòn
Địa chỉ: nằm ở nhà số 287/70, đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hầm vũ khí bí mật của biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968 được thiết kế công phu, là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí như thuốc nổ, lựu đạn, súng B40, súng AK,… và hàng nghìn viên đạn.
6.2. Dinh Độc Lập
Địa chỉ: nằm ở số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Dinh Độc Lập là địa điểm check-in hot không thể bỏ qua nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm du lịch Sài Gòn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đến đây, bạn có thể tận mắt ngắm nhìn từng vật phẩm ở chế độ cũ được lưu lại theo thời gian.
6.3. Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh
Địa chỉ: nằm ở số 1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Bến Nhà Rồng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm, dấu ấn và hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Công trình là chứng nhân lịch sử cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
6.4. Chùa Ngọc Hoàng Quận 1
Địa chỉ: nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa cầu con, cầu tình duyên nổi tiếng khắp Việt Nam. Ngoài ra, trong chùa còn có điện thờ Phật Dược Sư để du khách cầu sức khỏe, điện Thần Tài cầu tài, lộc,…
Trong hành trình du lịch Sài Gòn, để bạn thuận tiện ghé chùa Giác Ngộ chiêm bái, tham quan và check-in ở các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như chợ Bến Thành, phố Tây Bùi Viện, phố đi bộ Nguyễn Huệ,… các tín đồ xê dịch gợi ý bạn chọn địa chỉ lưu trú lý tưởng như Vinpearl Luxury Landmark 81.
Không chỉ là “thiên đường” nghỉ dưỡng lý tưởng, Vinpearl Luxury Landmark 81 còn là điểm check-in sống ảo đẹp khó cưỡng dành cho bạn. Ở đây có nhiều tiện ích, dịch vụ thu hút như Akoya spa, bể bơi vô cực, hệ thống nhà hàng, quầy bar sang trọng, đẳng cấp,…
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
Chùa Giác Ngộ là điểm đến linh thiêng ở Sài Gòn. Đến thăm chùa, du khách sẽ tìm được chốn bình yên cho tâm hồn, cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, kiến trúc và lễ hội của chùa Giác Ngộ để có kế hoạch chiêm bái, tham quan được trọn vẹn.
Đăng bởi: Nguyễn Út Dũng
Từ khoá: Chùa Giác Ngộ: Chốn linh thiêng và trường học làm người nổi tiếng
Ngôi Chùa Tâm Linh Nổi Tiếng Nhất Xứ Đà
Giới thiệu chung về chùa Linh Ứng
Bên cạnh các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng vô cùng nổi tiếng thì Đà Nẵng còn được biết tới là xứ sở của những ngôi chùa. Đặc biệt chùa Linh Ứng lại càng được biết đến nhiều hơn khi có tới 3 ngôi chùa cùng tên, nằm tại Ngũ Hành Sơn, Bà Nà và Sơn Trà. 3 ngôi chùa này tạo thành một địa phận hình tam giác, mà người dân địa phương gọi là tam giác tâm linh.
Ngôi chùa Linh Ứng đầu tiên là Linh Ứng Non Nước. Ngôi chùa này tọa lạc trên một hòn Thủy Sơn, thuộc ngọn núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngôi chùa thứ 2 là Linh Ứng Bà Nà. Cũng nằm trên một ngọn núi cao chót vót, vùng này được du khách đặt cho một cái tên là “Đà Lạt của miền Trung”. Cuối cùng chính là ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Ngôi chùa này lại nằm lưng chững giữa một nửa là núi và nửa kia là bán đảo Sơn Trà.
Cả 3 ngôi chùa đều nằm ở vị trí đắc địa của Đà Nẵng, gần với nhiều địa danh nổi tiếng. Ngoài ra, do nằm ở trên cao nên có phong cảnh non nước, nên thơ trữ tình. Đứng từ vị trí đó nhìn xuống, mọi người sẽ được ngắm trọn vẹn một mảnh Đà Nẵng im lìm và bình yên, khác hẳn với sự huyên náo của thành phố.
Đường di chuyển đến các ngôi chùa Linh Ứng thì không nằm trên một trục đường. Vì vậy nên rất khó để đến thăm cả 3 ngôi chùa trong cùng một ngày. Mọi người nên thuê taxi hoặc đặt tour để không gặp vấn đề về đường xá. Ngoài ra, người lái xe là người địa phương nên cũng có thể tư vấn và giúp bạn lên kế hoạch cụ thể nên đi ngôi chùa nào trước.
Nên lựa chọn phương tiện di chuyển nào?Tới những điểm du lịch tâm linh thì thường du khách sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi bộ. Vì ngôi chùa nằm ở trên núi cao, và đường đi được thiết kế theo dạng bậc thang. Nên phương tiện di chuyển chỉ có thể dừng ở bên ngoài đường lớn. Đi bộ tại chùa cũng là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Bạn có thể vừa đi, vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của từng ngôi chùa.
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là ngôi chùa duy nhất trong 3 ngôi chùa có sử dụng thang máy bên cạnh đường bậc thang. Điều này tạo sự thuận tiện cho khách du lịch nếu như không có đủ điều kiện về sức khỏe để leo trèo. Thang máy được lắp đặt 2 cái song song ngoài trời, có độ cao lên tới 43m. Với mỗi lượt đi thì sẽ tính phí là 15.000đ/khách/chiều. Tuy nhiên, thang máy sẽ chỉ chứa được 1 khách/lượt nên bị hạn chế về số lượng.
Những ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng 1. Chùa Linh Ứng Ngũ Hành SơnNgôi chùa Linh Ứng đầu tiên nằm trong tam đại tâm linh nổi tiếng tại Đà Nẵng phải kể đến chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn (hay còn gọi là chùa Ngoài). Ngôi chùa nằm trên ngọn Thủy Sơn, với địa thế hướng ra biển cực kì đắc địa. Đây cũng là ngôi chùa có thời gian xây dựng sớm nhất. Chùa được đặt viên gạch đầu tiên vào năm 1825, thuộc thời vua Minh Mạng thứ 6.
Tính tới thời điểm hiện tại thì ngôi chùa này đã qua nhiều lần đổi tên và tu sửa để có được kiến trúc cổ kính như ngày nay. Đâu tiên phải kể đến cái tên am Dưỡng Chân vào thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), tiếp đến là Dưỡng Chân đường, sau đó đổi tên hành Ứng Chân và cuối cùng là Linh Ứng. Đến nay, đây được xem là một ngôi chùa cổ và mang lai giá trị lịch sử cao hàng đầu của Đà Nẵng.
Về kiến trúc, ngôi chùa nằm trên ngọn núi Thủy Sơn này được xây dựng theo hình chữ Nhất. Phía trong khuôn viên sẽ có một bức tượng trắng muốt, cao khoảng 10m và có tư thế tự núi, mặt phật sẽ hướng về phía chùa. Đây là cũng là một trong những điểm chung của cả 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng.
Đi sâu hơn vào phía trong ngôi chùa Linh Ứng ngụ tại Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 pho tam thế Phật, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Bồ tát.
Phía bên phải chính điện có Quán Thế Âm, bên trái chính điện có Địa Tạng vương và 2 pho Hộ Pháp, còn chính điện là để thờ Thích Ca Như Lai. 18 vị La Hán sẽ được thờ ngay góc chánh điện. Ngoài ra bên trong chùa còn chứa 2 hiện vật lịch sử, có giá trị nghìn đời, đó là 2 biển vàng.
Năm 1993 là một cuộc tổng đại trùng tu chùa. Tất cả các chánh điện đề được sửa đổi, đài Quan Thế Âm được xây dựng và tượng Đức Phật Thích Ca cũng được đắp. Ở mặt sau của chùa còn có thêm đông Tàng với diện tích là 70m2. Phía bên trong động Tàng có bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được làm bằng xi măng.
Năm 1997, chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn bắt đầu có sư đổi mới. Đây là thời điểm cho xây dựng tháp Xá Lợi, gồm 7 tầng, với tổng chiều cao là 28m. Đây cũng vinh dự khi được xem là tháp xá lợi thờ nhiều pho tượng được làm bằng đá nhất cả nước.
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn sẽ mở cửa từ 6h30-17h30 mỗi ngày. Nơi này không thu phí vào cửa vì chùa chiền là hoạt động tự do, thể hiện cái tâm của con người. Tuy nhiên, khi tới chùa thì du khách chú ý đọc kĩ bảng nội quy được đặt ngay phía cổng ra vào và không sư dụng quay, chụp khi chưa được cho phép.
2. Chùa Linh Ứng Bà NàNgôi chùa tiếp theo cũng có quy mô rộng không kém chính là chùa Linh Ứng Bà Nà. Ngôi chùa này tọa lạc trên đỉnh núi cao chót vót – nơi được mệnh danh là “Sapa của Miền Trung”. Không những vậy, chùa Linh Ứng Bà Nà còn thuộc phạm vi khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Năm 1999, trụ trì của ngôi chùa Linh Ứng ngụ trên núi Thủy Sơn chính là người đã tổ chức trọng thể lễ, chính thức cho xây dựng Thích Ca Phật đài và chùa Linh Ứng Bà Nà. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 2004 thì ngôi chùa mới chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động tâm linh cũng như du lịch.
Ngôi chùa Linh Ứng Bà Nà nằm ở vị trí khá cao, cách khoảng 1500m so với mực nước biển lúc lên cao nhất. Đứng từ đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố im lìm, một miền sơn cước đẹp như tranh đang bày ra trước mắt. Xung quanh đó sẽ được bao bọc với núi rừng hoang vu, rộng lớn vô cùng. Đảm bảo đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình và thư thái trong tâm.
Về kiến trúc thì ngôi chùa Linh Ứng Bà Nà khá giống với ngôi chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Còn một bí mật nữa là 2 ngôi chùa này có chung thầy trụ trì. Phía bên trong khu vực chính điện của chùa Linh Ứng Bà Nà còn có một cỗ trống, với chiều cao lên tới 2.4m. Đây là vật thờ phương khác, gây ấn tương mạnh mẽ đối với du khách.
Bên cạnh đó, chùa còn có một kiến trúc độ đáo khác chính là tượng Đức Bổn Sư. Bức tượng này có chiều cao là 27m, được đặt trên một đài sen cao khoảng 6m. Vật liệu làm nên bức tượng này chính là xi măng, có cốt sắt phía trong nên đảm bảo chắc chắn. Với chiều cao vượt trội như vậy thì đứng ở trung tâm thành phố Đà Nẵng cũng có thể nhìn thấy dấu ấn này của ngôi chùa Linh Ứng Bà Nà.
Không những vậy, khu thờ các vị Phật của chùa Linh Ứng Bà Nà sẽ được thiết kế theo hướng bánh xe chuyển hồi pháp luận. Vì vậy nên khách du lịch cũng dễ dàng quan sát và hiểu được ý nghĩa của từng bức tượng. Toàn bộ kiến trúc trong chùa đều được thiết kế tỉ mỉ, nên cả những ai khó tính nhất cũng hài lòng khi chiêm ngưỡng.
Chùa Linh Ứng Bà Nà sẽ có một khoảng sân rất rộng, được lá bằng đá trắng toàn bộ. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều hoa viên, với nhiều loại hoa và cây cối nhiều màu sắc. Đặc biệt khách du lịch tới đây rất thích chụp ảnh với cây thông có 3 loại lá, được trồng phía trước chùa. Vì đặc điểm này nên nó cũng được gọi là cây thông 3 lá.
Vì nằm trong khu du lịch sinh thái nên giá vào thăm, chùa Linh Ứng Bà Nà đã được bao gồm trong giá vé chung. Cụ thể đối với người địa phương thì giá sẽ là 350.000đ – 500.000đ/người, còn du khách ngoại tỉnh thì sẽ là 650.000đ – 800.000đ/người. Chùa sẽ mở cửa để mọi người vào thăm quan và đi lễ từ 8 giờ sáng đến 5 rưỡi chiều nên mọi người chú ý đến đúng khung giờ để không bị lỡ kế hoạch.
3. Chùa Linh Ứng Sơn TràChùa Linh Ứng Sơn Trà là ngôi chùa cuối cùng trong bộ 3 Linh Ứng Tụ được nhắc đến trong bài viết lần này. Đồng thời, đây cũng là ngôi chùa có tuổi đời trẻ nhất, cũng như sở hữu nhiều tượng phật có độ cao vượt trội và có thiết kế đẹp bậc nhất cả nước. Ngôi chùa nằm tại bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Ngôi chùa Linh Ứng Sơn Trà có địa thế khá hợp lý. Trong đó, phía sau chùa là đỉnh núi Sơn Trà sừng sững. phía trước mặt là biển Đông mênh mông, rộng lớn. Bên trái chùa chính là đảo Cù Lao Chàm lồng lộng trong gió, bên phải sẽ là ngọn Hải Vân đẹp tuyệt diệu. Bên kia ngọn Hải Vân còn có thêm dòng sông Hàn cực kì nổi tiếng tại Đà Nẵng.
Chùa Linh Ứng Sơn Trà chính thức được đặt viên gạch đầu tiên vào tháng 7 năm 2004. Sau 6 năm xây dựng thì tới tháng 6 năm 2010, chùa chính thức được khánh thành. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, ngôi chùa này vẫn đang được tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục khác để trở thành công trình Phật giáo phát triển nhất thế kỷ XXI ở Việt Nam.
Ngôi chùa này tọa ở độ cao khoảng 693m so với mực nước biển. Diện tích chùa khá rộng, với 20 héc ta. Trong đó chứa nhiều hạng mục như là khu vực chánh điện, giảng đường, nhà tổ, thư viện và cả tăng đường,…
Về kiến trúc, chánh điện của chùa Linh Ứng Sơn Trà có phần mái cong cong tự con rồng. Xung quanh đó là những trụ ột làm bằng xi măng, cực kì vững chắc. Trong tất cả các hạng mục thì điện chính là nơi có diện tích lớn nhất, với sức chứa khổng lồ. Ở điện chính có thờ tổng cộng 3 pho tượng là Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, và Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Phía 2 bên đường điện chính thờ 18 vị La Hán và 4 vị thần Long Hộ pháp trong tuyền thuyết. Từ đó tạo thành thế bảo hộ vô cùng chắc chắn và nghiêm ngặt. Mỗi một vị sẽ đại diện cho những cung bậc khác nhau trong cuộc sống của con người, có hỉ, nộ, ái, ố. Bên cạnh đó, không thể thiếu tượng Phật bà Quan Thế Âm với chiều cao lên tới 67m – Tượng phật Quan Âm cao nhất tại Việt Nam.
Bức tượng Phật bà Quan Thế Âm có dáng đứng một tay ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lộ. Phần lưng Phật tựa vào núi còn mắt Phật sẽ hướng về biển Đông. Theo nhiều lời truyền miệng, từ khi có tượng Phật bà Quan Âm ở cả 3 ngôi chùa Linh Ứng thì mảnh đất Đà Nẵng cũng ít chịu thiên tai hơn.
Từ trung tâm thành phố đi đến chùa cách khoảng 10km. Du khách có thể lựa chọn nhiều cách thức di chuyển khác nhau. Đồng thời, chùa sẽ mở cửa từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, thoải mái để chiêm ngưỡng cảnh vật kể cả vào ban đêm. Đặc biệt chùa Linh Ứng Sơn Trà sẽ không thu vé vào cửa nên bất cứ ai cũng có thể vào đi Lễ.
Hơn nữa, khi tham quan chùa Linh Ứng Sơn Trà, du khách cũng dễ dàng tới thăm nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Một số địa điểm gần đó mà bạn có thể tham khảo là đỉnh Bàn Cờ, Bãi Bụt, bãi đá Obâm hay là cây đa ngàn năm tuổi. Chắc chắn chuyến đi Linh Ứng sẽ mang đến cho bạn những phút giây thoải mái và thư giãn nhất.
1. Xôi bắp – Món ăn thanh đạm được bán phổ biếnXôi bắp là một món ăn sáng quen thuộc của người Bắc trong tiết rời đầu thu se lạnh. Ngày nay thì món ăn này được bày bán khá phổ biến tại Đà Nẵng. Xôi bắp được làm với nguyên liệu chính là gạo nếp và bắp. Gạo dùng để đồ xôi phải là thứ gạo trắng, dẻo và có độ kết dính. Trước khi nấu thì sẽ phải được ngâm trong vòng 2 tiếng để đảm bảo bung nở đều.
Với loại xôi bắp này thì người nấu sẽ sử dụng ngô nếp thay cho ngô ngọt. Khi mua thì bạn có thể chọn loại đã được lấy hạt sẵn, đưa về chỉ cần rửa và cho lên bếp để luộc. Khi luộc bắp và nấu xôi chín thì đem trộn 2 nguyên liệu với nhau rồi hấp trong khoảng 15 phút nữa là có thể ăn. Xôi bắp sẽ ăn kèm với hành phi vàng giòn.
Địa chỉ quán xôi bắp ngon:
Xôi dì Hòa: 26 Lê Thánh Tôn, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Xôi bà Bé: Đối diện 27, Ngô Gia Tự, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Xôi bà Bốn: Trước Hẻm 21 Lý Tự Trọng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
2. Xôi gà dai và ngọt thịtChắc hẳn xôi gà từ lâu đã không còn là món ăn xa lạ đối với người Việt. Món này thường xuất hiện trong các ngày rằm, ngày Tết hoặc đơn giản là mồng 1 đầu tháng. Cách chế biến xôi gà thì cực kì đơn giản, chỉ với 2 bước là luộc gà và đồ xôi. Xôi thì mọi người có thể làm xôi trắng hoặc xôi gấc tùy theo sở thích cá nhân.
Thịt gà thì thường sẽ chọn gà trống, phần thịt dai và phần da thì giòn. Gà sau khi sơ chế xong thì sẽ tạo hình gà chầu rồi cho vào nồi luộc. Khi tạo hình gà chầu thì gà sẽ nằm trên đĩa xôi, trông đẹp mắt hơn. Khi ăn xôi gà ngoài quán thì thịt gà sẽ được xé phay thành từng miếng vừa ăn. Đồng thời mọi người sẽ được ăn kèm với nước chấm chua ngọt đậm đà, vừa miệng.
Địa chỉ ăn xôi gà ngon:
Xôi gà bà Hoa: 37A Nguyễn Thị Minh Khai, Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Xôi gà bà Vui: 55 Lê Hồng Phong, P. Phước Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Xôi Gà Nga Vân: 32 Đức Lợi 1, P. Thuận Phước, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
3. Món chay dinh dưỡng, chuẩn vịNếu như bạn là một tín đồ của món chay hoặc là một người ăn chay trường thì chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội này khi đi tới chùa Linh Ứng. Xung quanh chùa có rất nhiều cửa hàng bán đồ chay mọc lên và luôn đông khách. Thực đơn đồ chay thì cực kì đa dạng, không thua kém gì món mặn.
Một số món chay mà thực khách có thể thử khi tới quán như là mì Quảng chay, bánh canh cá lóc chay, bánh mì, bánh xèo hoặc cơm. Vì là đồ chay nên nguyên liệu hầu hết là rau, củ, quả, những thứ đến từ tự nhiên. Đồng thời, khi ăn món chay không những giúp tâm hồn thanh tịnh mà còn góp phần bảo vệ các loài động vật.
Tại Đà Nẵng có một số quán chay nổi tiếng như là Phúc An Vegetarian & Cafe, An Lạc Tâm hoặc là ROM Vegetarian Restaurant. Giá các món chay sẽ dao động từ 30.000đ – 150.000đ. Mọi người có thể gọi theo suất hoặc là ăn buffet không giới hạn về số lượng món. Với mức giá trên thì bất cứ đối tượng nào cũng có thể thưởng thức hương vị hấp dẫn của món chay trong ngày lễ Chùa.
Địa chỉ ăn đồ chay ngon:
Phúc An Vegetarian & Cafe: 547 Nguyễn Tất Thành, Thanh Khê, Đà Nẵng
An Lạc Tâm: 45 Hoàng Thị Loan, Liên Chiểu, Đà Nẵng
ROM Vegetarian Restaurant: 01 Mạc Đĩnh Chi, Hội An
4. Bánh dừa nướng – Đặc sản Đà NẵngBánh dừa nướng Đà Nẵng là một món ăn xuất phát từ xứ Quảng. Đây là món ăn vặt thú vị mà chắc chắn bạn trẻ nào cũng yêu thích. Nguyên liệu chính của bánh dừa nướng chính là dừa tươi, cùng một số nguyên liệu đi kèm như là bột nếp, vani, đường,… Qúa trình chế biến thì không khó, tuy nhiên đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận trong từng công đoạn.
Để bánh làm ra chuẩn ngoài quán thì mọi người lưu ý lựa chọn dừa bánh tẻ. Với loại dừa này thì bánh sẽ không bị vỡ, đồng thời vẫn có độ giòn nhất định. Dừa sẽ được nướng 2 lần, với tổng thời gian gần 30 phút để đảm bảo giòn, khô và đặc biệt là có thể bảo quản được lâu dài. Bánh dừa ăn sẽ có vị ngọt, thơm của dừa tươi. Còn có thêm cả vừng nên bùi bùi cực vui miệng.
Món bánh dừa nướng ăn không thì sẽ hơi ngọt. Vì vậy nên mọi người có thể vừa ăn, vừa uống trà. Vậy là đã có ngay một buổi chiều thảnh thơi và nhãn nhã. Giá bán bánh dừa nướng hiện nay trên thị trường đang là 30.000đ – 40.000đ/túi. Mọi người có thể mua đặc sản Đà Nẵng làm quà cho người thân sa chuyến đi cũng rất hợp lý.
Địa chỉ bán bánh dừa nướng ngon:
Viconut: 67 Trương Định, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng
Hương Đà: 4 Duy Tân, Hòa Thuận Đông, Hải Châu, Đà Nẵng
Mỹ Phương Food: Tổ 4, thôn Đại La, xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng
5. Trà sâm dứa thơm ngon, đặc vịQuá trình tham quan và khám phá ngôi chùa Linh Ứng khá là dài, vì vậy mọi người không thể thiếu trà sâm dứa Đà Nẵng. Đây là thứ nước thanh mát, cực giải nhiệt mùa hè. Trà sâm dứa được làm từ những lá trà tươi xanh, được trồng trực tiếp dưới bàn tay điệu nghệ của người dân địa phương xứ Đà.
Trà sâm dứa khi uống vào sẽ có hương thơm đặc biệt, không dễ trộn lẫn với bất cứ loại trà nào khác. Đặc biệt sau khi nuốt một ngụm trà thì vẫn còn đọng lại vị ngọt thanh nơi cuống họng. Trà sẽ có màu xanh, nhưng hơi ngả sang nâu một chút. Vì ngoài trà thì còn có thêm màu vàng của dứa. Du khách có thể pha sẵn vào bình, sau đó mang theo bên người để uống dọc đường.
Hiện nay trên thị trường đang bày bán phổ biến trà sâm dứa. Giá bán sẽ dao động từ 30.000đ – 50.000đ/500 gram. Mọi người có thể tìm mua loại tra này ở các cửa hàng chuyên bán trà. Hoặc vào cửa hàng bán đặc sản Đà Nẵng để chọn mua. Đây chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa dành cho người thân và bạn bè sau khi trở về từ Đà Nẵng.
Địa chỉ bán trà sâm dứa ngon:
ViGift: 347 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
Bảo Ngân: 18/4 Đào Duy Từ, phường Thanh Khê, Đà Nẵng
Chợ Cồn: số 290 Hùng Vương, Vĩnh Trung, Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Câu hỏi du khách thường gặp khi đến chùa Linh ỨngKhi tới chùa Linh Ứng, du khách chú ý giữ cho mình một tâm hồn thanh tịnh, giữ yên lặng, đi đứng nhẹ nhàng. Điều đặc biệt là phải mặc trang phục trang nghiêm, thể hiện sự cung kính. Tốt nhất là không mặc váy, quần ngắn hay đồ hở hang. Còn nếu như bạn đến chùa với tâm thế của một Phật tử quy y Tam bảo thì thay vì mặc quần áo bình thường, hãy mặc áo dài hoặc áo tràng.
Mọi người khi đi dâng lễ chùa thì nên tuân thủ sự hướng dẫn của các tăng ni và Phật tử. Tuyệt đối không được phép để đồ lễ, tiền hoặc hoa một cách bừa bãi, lộn xộn. Các bước hành lễ có thể theo thứ tự sau: đặt lễ vật – thắp hương – lễ nhà thờ tổ – lễ tạ – hạ lễ. Sau khi lễ chùa xong thì mọi người có thể đến phòng tiếp khách để chào hỏi các vị tăng trụ trì, các vị sư.
Người Việt thường có thói quen rải tiền lẻ khắp các ban thờ. Tuy nhiên điều này không thể hiện công đức của người làm, đồng thời nó cũng làm mất đi sự trang nghiêm của nơi chốn thờ Phật. Ngoài ra, vào những ngày lễ thì việc cắm hương quá nhiều cũng khiến ban lễ bị rối, đồng thời ảnh hưởng tới không khí của chùa.
2. Nên chuẩn bị những gì khi đi chùa Linh Ứng?Thường mọi người đi chùa để cầu an, cầu may, cầu sức khỏe và tiền tài. Cũng có người đi chùa để thanh tịnh tâm hồn và sám hối. Bất kể vì lí do nào thì khi đi chùa, bạn phải chuẩn bị trước các món đồ cần thiết. Đầu tiên, không thể thiếu sắm lễ. Đồ lễ phải là đồ chay như hoa quả, xôi, chè hoặc bánh oản. Tùy theo từng địa phương, vùng miền, sẽ có phong tục khác nhau.
Tuyệt đối không được phép sắm các đồ lễ mặn như là trâu, lợn, dê, thịt mồi,… Đây là những món phạm vào mâm cỗ tam sinh, và bị cấm kị ở những nơi thiêng liêng như chùa. Ngoài ra, không nên mang hàng mã hay tiền giấy âm phủ để đặt ở khu vực có bàn thờ Phật và bồ tát. Nếu có tiền thật thì moi người nên đặt vào hòm công đức để thể hiện sự thành tâm.
Khi đi chùa, bạn có thể chuẩn bị một số loại hoa tươi để dâng Phật. Những loại hoa thường hay xuất hiện ở chùa như là hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa ngâu, hoa huệ,… Hoa phải tươi và không đặt ở những nơi hôi hám, bẩn thỉu.
3. Thời gian thích hợp để đi chùa Linh ỨngDo ngôi chùa Linh Ứng nằm ngay ngoài trời và bao quanh là núi rừng nên khi đến đây, du khách nên lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể trải nghiệm toàn bộ kiến trúc đẹp đẽ. Thường thì từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch sẽ có thời tiết mát mẻ, khí hậu ôn hòa nhất. Lúc này cũng là đầu năm, mọi người có thể đi chùa để cầu bình an cho một năm.
Với đặc điểm về địa hình là một tỉnh nằm ven biển, Đà Nẵng sẽ hay có mưa giông, nhất là từ tháng 9 đến tháng 12, thậm chí còn có thể có bão. Đường di chuyển vì thế cũng không an toàn. Vậy nên du khách nên tránh những tháng này để có được trải nghiệm suôn sẻ nhất.
Như vậy, bài viết phía trên đã đưa bạn đọc tìm hiểu những thông tin bổ ích xoay quanh ngôi chùa Linh Ứng. Hy vọng qua đó, mọi người sẽ có được một chuyến đi ý nghĩa cùng với gia đình và bạn bè. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết kế tiếp!
Nguồn:
bảo tàng đà nẵng
bảo tàng đồng đình
bảo tàng điêu khắc chăm pa
khu vui chơi giải trí đà nẵng
Hòa Phú Thành
Fantasy Park
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Hoằng Pháp – Chốn Tâm Linh Không Vướng Bụi Trần Ở Sài Gòn trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!