Bạn đang xem bài viết Có Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Sớm Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo kinh nghiệm nuôi con từ thời ông bà truyền lại là trẻ nên cho ăn dặm sớm sẽ cứng cáp hơn và bụ bẫm hơn. Còn theo khoa học hiện đại thì sao, có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?
1. Có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ ăn dặm quá sớm sẽ ít bú sữa mẹ hơn. Như vậy sẽ không đủ đảm bảo dưỡng chất thiết yếu để phát triển. Vì trong trong sữa mẹ có những dưỡng chất mà không bất kỳ loại sữa hoặc bột công thức nào có thể có.
Do vậy, bé ăn dặm sớm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa phát triển hoàn thiện, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, hại thận (do tuyến nước bọt chưa đủ enzym để tiêu hóa thức ăn), suy dinh dưỡng hoặc tăng nguy cơ béo phì,…
2. Cho trẻ ăn dặm như thế nào là sớm?
Đây là vấn đề mà chúng ta cùng nhau thống nhất quan điểm để có thể biết được thời điểm nào là thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bột ăn dặm dành cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi.
Loại bột ăn dặm này được bán phổ biến trên thị trường và được thông qua kiểm định an toàn từ cơ quan y khoa có thẩm quyền, thì hẳn là trẻ từ 3 tháng tuổi đã có thể ăn dặm và đây không phải là thời điểm quá sớm để cho trẻ ăn dặm.
Các mẹ cần phải hiểu mỗi đứa trẻ sẽ có đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta nên hiểu cho trẻ ăn dặm sớm chính là cho trẻ ăn dặm khi trẻ chưa thực sự chuẩn bị để ăn dặm.
Lưu ý: Mẹ không nhất thiết phải đợi con đủ 6 tháng mới cho con ăn dặm. Nhưng mẹ nên cho con ăn dặm khi con đã đủ từ 17 tuần.
Và đối với những trẻ sinh non, để tính được thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm, ba mẹ nên tính từ ngày dự sinh, chứ không nên căn cứ theo ngay sinh thực tế.
3. Những dấu hiệu nhận biết trẻ đã đến lúc cần cho bé tập ăn dặm
– Khi trẻ đã có những phản ứng với thức ăn như tém miệng liên tục và tỏ thái độ rất hào hứng với thức ăn.
– Trẻ có xu hướng nhào tới đưa tay với lấy thức ăn khi thấy thức ăn hoặc la hét khi thấy ai đó đang ăn.
– Tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn khi thấy thức ăn.
– Sau khi trẻ bú no vẫn đòi bú thêm.
– Sau khi bú thường đưa tay vào miệng mút. Mẹ cần quan sát kỹ biểu hiện này đừng nghĩ đây là thói quen xấu của con.
– Những giấc ngủ ban ngày của trẻ thường không liền mạch. Trẻ hay thức dậy rất nhanh và hay cáu gắt.
– Trong giấc ngủ ban đêm, trẻ thường thức dậy đòi bú nhiều lần hơn so với bình thường.
– Trẻ đã mọc răng.
Nếu mẹ cho con ăn dặm mà mẹ gặp các biểu hiện như con bị đầy bụng. Con đi vệ sinh phân còn lổn nhổn, có mùi chua. Đây là biểu hiện của việc con chưa tiêu hóa được lượng thức ăn từ bên ngoài.
Nguyên nhân là do mẹ đã cho con ăn dặm sớm hoặc cho con ăn quá nhiều.
Với những kiến thức chia sẻ về việc có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp mẹ chăm con khoa học hơn và bé sẽ phát triển toàn diện hơn.
Đánh giá bài viết
5+ Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Trẻ Ăn Dặm
(17/06/2023)
Thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể một cách lành mạnh, không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào. Trẻ ăn dặm đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ,có nhu cầu sắt cao, cần thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Giới thiệu 5+ thực phẩm giàu sắt cho trẻ ăn dặm.
Rate this post
5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặmThực phẩm có chứa những loại sắt nào?
Sắt có trong thực phẩm gồm có sắt heme (có trong thực phẩm nguồn gốc động vật) và sắt non-heme (sắt có trong thực phẩm nguồn gốc thực vật). Trong đó sắt heme dễ hấp thụ hơn so với sắt non-heme, tỉ lệ hấp thụ của sắt heme có thể lên tới 25% trong khi đó sắt non-heme chỉ có tỉ lệ hấp thụ tối đa khoảng 15%.
Tuy nhiên khi ăn rau của quả chứa sắt thường chúng ta sẽ được bổ sung đồng thời vitamin C có khả năng làm tăng cường hấp thụ sắt. Cùng với đó, sử dụng đa dạng thực phẩm sẽ giúp trẻ cân đối dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn bổ sung sắt cho trẻ cần bao gồm thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật.
Bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm bằng thực phẩm là cách bổ sung lành mạnh, không có tác dụng phụ. Nhận biết và sử dụng các loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé là cách bổ sung sắt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.
Thực phẩm có chứa sắt heme và non-heme đến từ động vật và thực vật
5+ thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm
1. Nhóm thịt đỏ
Thịt nạc của các loại gia súc, đặc biệt là thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… có chứa một lượng lớn sắt heme, rất dễ hấp thụ. Mẹ có thể xay nhỏ thịt và chế biến thành các món cháo, hầm, súp,… phù hợp với khả năng nhai, nuốt và sở thích của bé, sử dụng thường xuyên để giúp trẻ bổ sung đầy đủ sắt mỗi ngày.
Thịt nạc của các loại gia súc, đặc biệt là thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… có chứa một lượng lớn sắt heme
2. Nhóm thịt gia cầm
Trong 100g thịt gia cầm có chứa khoảng 1.6mg sắt. Ngoài ra thịt gia cầm cũng có chứa nhiều protein hoàn chỉnh (protein lành mạnh) giúp trẻ phát triển cơ thể và tạo thành những chất cơ bản phục vụ mọi hoạt động sống. Mẹ nên chọn thịt gia cầm tươi, sạch (không có chứa hóa chất hay dư lượng chất kích thích dùng trong chăn nuôi), có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả bổ sung sắt cho bé ăn dặm.
3. Các loại cá
Các loại cá, đặc biệt là cá có chứa omega3 như cá hồi, cá thu, cá mòi,… không chỉ cung cấp tới 1.9mg/100g mà còn hỗ trợ trẻ phát triển hệ thần kinh, giúp sáng mắt hơn nhờ có hàm lượng DHA (1 trong 3 loại axit béo thuộc nhóm omega3) rất lý tưởng. Tuy nhiên, phần lớn các loại cá biển đều có chứa thủy ngân, mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn tối đa 2 bữa cá để vừa có thể bổ sung sắt và DHA, vừa ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thủy ngân cho bé.
4. Trứng gia cầm
Trong 100g trứng gia cầm có chứa khoảng 1.2mg sắt, do đó thực phẩm này cũng được coi là 1 trong những nguồn cung cấp sắt lý tưởng cho bé. Cùng với đó trong trứng gia cầm còn chứa rất nhiều đạm, vitamin thiết yếu, DHA và các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của hệ miễn dịch, quá trình phát triển trí não và giúp bé có đôi mắt sáng.
Mặc dù vậy ăn quá nhiều trứng có thể khiến bé dư thừa cholesterol – có thể gây bệnh tim mạch – và bị rối loạn tiêu hóa. Mỗi tuần mẹ không nên cho bé ăn quá 4 quả trứng để vừa có thể bổ sung sắt và dưỡng chất cần thiết, vừa đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Trong 100g trứng gia cầm có chứa khoảng 1.2mg sắt
5. Các loại trái cây
Các loại trái cây như lựu, chuối, anh đào, dâu tây,… không chỉ có hàm lượng sắt cao mà còn có chứa vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Đồng thời, trong các loại trái cây cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, tanin, catechin,… và một số loại bioflavonoids khác, giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Trái cây còn là loại thực phẩm được rất nhiều trẻ yêu thích vì có nhiều hương vị, màu sắc hấp dẫn.
6. Nhóm rau có lá màu xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau họ cải, rau ngót, bông cải xanh, măng tây,… có chứa hàm lượng sắt cao nhất trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Nhóm thực phẩm này cũng cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin hoạt động tích cực trong hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E,… và các hoạt chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoid như zeaxanthin, lutein, selen, betalain,… có thể giúp kháng viêm khử khuẩn hiệu quả. Rau cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp bé luôn cảm thấy ngon miệng.
7. Nhóm rau củ màu đỏ
Các loại rau củ màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt, bí đỏ, củ dền, củ cải đường,… không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ như canxi, kali, natri, magie,… Đây cũng là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khử khuẩn, tiêu viêm rất tốt cho sức khỏe. Rau củ màu đỏ còn chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Đây cũng là nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao, giúp sắt hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.
Các loại rau củ màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt, bí đỏ, củ dền, củ cải đường,… không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết khác
8. Nhóm ngũ cốc, các loại hạt – quả hạch, đậu
Ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, diêm mạch, đại mạch,… hay các loại hạt – quả hạch như hướng dương, mắc ca, hạnh nhân, óc chó, hạt bí,… và các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu gà, đậu tương,… đều có thể cung cấp sắt tới 2.5mg/100g. Đây cũng là những nhóm thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu trong các bữa ăn của bé. Mẹ có thể chế biến các loại thực phẩm này thành các món cháo bổ dưỡng hoặc các loại sữa thơm ngon, cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động thường ngày và quá trình phát triển toàn diện của cơ thể.
Cách ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏMẹ uống viên sắt từ khi bắt đầu mang thai đến hết thời gian nuôi con bú hoàn toàn
Để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bị thiếu máu thiếu sắt, ngay từ khi mang thai bà mẹ đã cần bổ sung đầy đủ sắt (khoảng 60mg/ngày) cho cơ thể để bé có thể dự trữ đầy đủ lượng sắt cần thiết cho giai đoạn sơ sinh. Lượng sắt dự trữ này thường chỉ có thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trẻ bú mẹ cũng sẽ được mẹ bổ sung đầy đủ sắt thông qua sữa. Để làm được như vậy, quá trình nuôi con bú hoàn toàn bà mẹ cũng cần bổ sung khoảng 60mg sắt mỗi ngày. Do đó, từ khi bắt đầu mang thai đến sau sinh, cho con bú mẹ cần được bổ sung sắt bằng đường uống và thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.
Sau 6 tháng đầu tiên trẻ cần được ăn dặm mới có thể đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất ngày một tăng cao của bé. Khi này, để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt mẹ cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày. Những trẻ sinh non, trẻ bị giun sán hay mắc bệnh viêm ruột, viêm dạ dày,… có nguy cơ thiếu sắt cao cũng cần uống thuốc bổ sung sắt cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ.
Dù là bà mẹ hay trẻ sơ sinh uống sắt, nguyên tắc đầu tiên các mẹ cần ghi nhớ là tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách uống sắt. Không được tự ý điều chỉnh hàm lượng sắt để tránh bổ sung thừa hoặc thiếu sắt đều có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm là kênh cung cấp sắt đa dạng, phong phú, lành mạnh và có nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé. Không chỉ cung cấp sắt, thực phẩm còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời mẹ còn có thể chủ động điều chỉnh dưỡng chất sao cho cân đối, phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi.
Cúc Tím (Echinacea) Có Nên Dùng Cho Trẻ Em Không?
Trong điều trị cảm lạnh
Chưa tìm thấy bằng chứng Cúc tím có thể điều trị cảm lạnh ở trẻ em
Các bậc cha mẹ đôi khi sử dụng Cúc tím để điều trị cảm lạnh cho con mình. Ở một phân tích tổng hợp về đánh giá echinacea để phòng ngừa và điều trị cảm cúm thông thường đã phát ra rằng echinacea làm giảm 58% khả năng bị cảm lạnh [1]. Nó cũng cho thấy Cúc tím là giảm thời gian cảm lạnh xuống 1,4 ngày. Tuy nhiên ở một phân tích sử dụng echinacea để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh bao gồm 4631 người tham gia, phát hiện ra rằng các sản phẩm echinace có lợi ích từ yếu đến không thể điều trị cảm lạnh thông thường [2].
Ở một thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn của echinacea trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên ở trẻ em được thực hiện ở trẻ em khoẻ mạnh từ 2 đến 11 tuổi, kết quả nhận thấy rằng echinacea không hữu ích để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên. Thử nghiệm trên cũng cho thấy trẻ em sử dụng echinacea dễ bị phát ban hơn những trẻ không sử dụng nó, tác dụng phụ này có thể là do dị ứng hoặc là do phản ứng quá mẫn cấp tính ở trẻ em [3].
Đối với bệnh nhiễm trùng taiEchinacea không những không có giá trị điều trị nhiễm trùng tai mà còn làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em
Nhiễm trùng tai ở trẻ em là một căn bênh phổ biến gây cảm giác chịu đau nhức, thậm chí là sốt. Trong một nghiên cứu về echinacea và điều trị nắn xương ở trẻ em bị viêm tai giữa tái phát, cho thấy echinacea không những không có giá trị điều trị nhiễm trùng tai mà còn làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em [5].
Đối với điều trị mụn trứng cáEchinacea tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm nhưng cần nghiên cứu thêm
Trong một thử nghiệm về khả năng sử dụng echinacea trong mụn trứng cá phát hiện ra rằng echinacea tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Tuy nhiên các thử nghiệm trên người đối với echinacea và mụn trứng cá vẫn còn cần thiết để xác định xem liệu tác dụng này có thể được nhân rộng ở người hay không [6].
Không có khuyến cáo chính thức về liều lượng an toàn của echinacea dành cho trẻ em
Liều lượng khuyên dùng của Cúc tím đối với người trưởng thành mỗi ngày 450 – 4000mg trong thời gian tối đa 4 tháng. Tuy nhiên vì các Cúc tím là một loài thảo dược dưới dạng bổ sung nên không được quản lý nênkhông có khuyến cáo chính thức về liều lượng an toàn của echinacea dành cho trẻ em. Và không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Nếu bạn muốn cho con mình sử dụng Cúc tím thì nên tìm hiểu kỹ về liều lượng hay xem hướng dẫn chi tiết trên sản phẩm để biết được cách thức sử dụng thích hợp cho từng độ tuổi và cân nặng của trẻ em. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ em sử dụng.
Cúc tím không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi
Cúc tím có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ em cũng như người lớn nếu sử dụng quá liều hay trong thời gian dài như: phát ban, mẩn ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá…
Cúc tím được chiết xuất ở nhiều dạng khác nhau như viên ngậm, siro, trà, bột, cao lỏng… Các sản phẩm này có thể chứa những sản phẩm bạn muốn tránh sử dụng như: dầu cọ, siro bắp, đường. Nên cần đọc kỹ thành phần cũng như liều lượng khuyến cáo.
Và một số sản phẩm của Cúc tím có thể có chứa thêm các thành phần khác như vitamin C, Kẽm… có thể có những lợi ích nhất định cho người lớn. Tuy nhiên những thành phần này có thể sẽ không có bất kỳ lợi ích nào cho trẻ, trừ khi trẻ đang bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
Bạn nên tìm mua các sản phẩm chứa echinacea ở các nhà sản xuất đáng tin cậy, nổi tiếng cung cấp sự minh bạch về thành phần và chất lượng sản phẩm của họ để đảm bảo an toàn. Để tránh một số sản phẩm echinacea có nhiễm các chất độc như chì, asen, selen
Advertisement
Hy vọng qua đây bạn có thể hiểu hơn về việc sử dụng cúc tím cho trẻ em, những nghiên cứu về Cúc tím cho trẻ em còn hạn chế và cần được nghiên cứu thêm, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra kết luận đúng nhất trước khi cho trẻ sử dụng Cúc tím.
Nguồn: Healthline
Nguồn tham khảo
Evaluation of echinacea for the prevention and treatment of the common cold: a meta-analysis
Echinacea for preventing and treating the common cold
Efficacy and safety of echinacea in treating upper respiratory tract infections in children: a randomized controlled trial
Treatment of the common cold in children and adults
Echinacea purpurea and osteopathic manipulative treatment in children with recurrent otitis media: a randomized controlled trial
The potential use of Echinacea in acne: control of Propionibacterium acnes growth and inflammation
Có Nên Dùng Sữa Non Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Không?
Có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh hay không được xem là nỗi trăn trở chung của hầu hết các mẹ bầu.
Mặc dù không có sản phẩm nào thay thế được sữa non tự nhiên của mẹ nhưng đây vốn là nguồn dinh dưỡng chỉ tồn tại thời gian đầu sau khi sinh.
1. Có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh hay không?
Có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh sẽ không còn là vấn đề gây trăn trở nếu các mẹ thật sự hiểu rõ sự quan trọng của nguồn dinh dưỡng này.
1.1. Sữa non tự nhiên – nguồn dinh dưỡng không thể thay thế
Sữa non tự nhiên của mẹ luôn được biết đến là nguồn dinh dưỡng không thể nào có thể thay thế được. So với sữa trưởng thành thì sữa non có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp 10 lần.
Chính vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, sữa non góp phần làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp các bé có thể tránh được những tác nhân xấu cũng như các vi rút gây hại xung quanh.
Không chỉ giữ vai trò là như một loại vaccine cho trẻ mà sữa non còn giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, sẽ thật đáng tiếc nếu mẹ không dùng sữa non cho trẻ sau khi sinh.
1.2. Sữa non công thức được xem là “cứu cánh” tuyệt vời
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu được nguồn sữa non dồi dào cho bé sau khi sinh.
Đặc biệt, sữa non cũng chỉ xuất hiện và tiết ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng vì đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nên sữa non bên ngoài trở thành sự “cứu cánh” khó thể bỏ qua.
Không ít người cảm thấy “lăn tăn” và lo lắng khi sử dụng các sản phẩm bên ngoài cho trẻ sơ sinh.
Thế nhưng, các mẹ đừng nên quá trăn trở vì sản phẩm sữa bên ngoài vốn được sản xuất dựa trên các đặc điểm thành phần và cấu tạo sữa non tự nhiên.
Đồng thời, nguồn nguyên liệu sản xuất sữa non cũng được chọn lọc cẩn thận nhằm mang lại những hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
2. Quan điểm sai lầm về việc dùng sữa non cho trẻ sơ sinh
Thật đáng tiếc khi không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của sữa non đối với sự phát triển trẻ sơ sinh.
Chính vì quan điểm sai lầm đó nên rất nhiều mẹ đã khước từ trước “món quà” vô giá không thể thay thế này.
Chẳng những từ chối các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, ngay cả nguồn sữa non tự nhiên cũng bị vắt bỏ trước khi cho bé bú.
Do các mẹ nghĩ rằng sữa non không chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Chẳng những làm lãng phí những giọt sữa ‘vàng” quý giá mà còn đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc khác.
Đáng tiếc nhất chính là làm mất đi nguồn sữa giàu dinh dưỡng dành cho trẻ. Vì sữa non giúp tăng sức đề kháng nên sự hiểu biết sai lầm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.
Lời kết
Hẳn các mẹ đã tìm được câu trả lời có nên dùng sữa non cho trẻ sơ sinh rồi đúng không?
Đồng thời để có thể đảm bảo cho sự phát triển tốt của trẻ, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Đánh giá bài viết
Có Nên Dùng Máy Sấy Tóc Cho Trẻ?
Thông thường khi tóc ướt, chúng ta phải mất từ 30 phút đến 1 tiếng để tóc có thể khô thông thường. Nhưng nếu bạn sử dụng máy sấy tóc, bạn chỉ cần mất 10-20 phút để tóc khô ráo hẳn.
Máy sấy tóc tạo các luồng khí nóng có chứa rất nhiều độ ẩm, vượt trội hơn so với không khí ở nhiệt độ phòng nên nước sẽ chuyển từ tóc của bạn ra ngoài không khí. Nhờ vào đó, các phân tử nước sẽ bị chuyển từ thể lỏng sang hơi, làm khô tóc bạn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy sấy tóc với nhiều công suất và chức năng khác nhau. Bạn có thể chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Máy sấy tóc có ưu điểm là bạn sẽ làm khô tóc cực nhanh trong thời gian ngắn. Nếu thời tiết trở lạnh, máy sấy tóc sẽ giúp bạn làm khô tóc nhanh tránh các nguy cơ khiến bé bị cảm lạnh.
Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên bạn sẽ dễ làm cho tóc trẻ bị khô, xơ và hỏng tóc. Khi dùng trong một thời gian dài thì sức khỏe bạn cũng bị ảnh hưởng do các bức xạ điện từ. Thông thường, máy sấy tóc sẽ có lượng bức xạ nhiệt cực cao. Mỗi máy sấy tóc có công suất cỡ 1000W – 2000W và mức bức xạ 1700V/m. Công suất càng lớn thì lượng bức xạ sẽ càng mạnh.
Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp thực tế xảy ra các bé bị bỏng khi được mẹ sấy tóc mà không cẩn thận. Da và tóc của bé còn rất mỏngvà cực kỳ nhạy cảm nên nếu bạn không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho bé. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy cho bé. Mà thay vào đó, khăn bông mềm sẽ là một biện pháp cực kỳ hợp lý nha!
Khi sử dụng máy sấy, tóc phải được lau sơ bằng khăn bông cho ráo nước để không bị thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, tóc sẽ dễ bị hư tổn.
Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 57 độ C và khi sấy bạn phải liên tục di chuyển máy sấy để không tổn hại tóc. Khi dùng máy sấy cho bé, bạn có thể lựa chọn máy có chức năng sấy mát để dùng cho bé.
Bạn cũng nên sử dụng đúng điện áp trong sách hướng dẫn. Không nên đặt máy sấy tóc còn nóng lên các vật dễ bắt lửa như giấy, tập vở, báo, vải,..
Khi máy tự động ngắt điện khi quá nóng, bạn nên tắt máy, ngắt điện và để máy nguội trong khoảng 20 phút rồi sử dụng tiếp.
Khi sấy tóc, khoảng cách an toàn nhất là để cách đầu 7-15 cm.
Bé con luôn là món quà vô giá nhất của ba mẹ. Do đó, việc chăm sóc con trẻ luôn là nỗi băn khoăn làm sao chăm sóc con tốt nhất. Bách hóa XANH hy vọng những thông tin về việc có nên dùng máy sấy tóc cho bé không sẽ phần nào giúp mẹ chăm con được đơn giản, dễ dàng và tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Cách bế bé sơ sinh đúng chuẩn, để xương sống bé không bị cong vẹo
Bé bị sốt nên ăn gì và kiên gì để giúp bé mau hết bệnh?
Sinh tố xoài cho bé ăn dặm, bé càng ăn càng mê
Ăn Mực Có Tốt Không? Những Ai Không Nên Ăn Mực?
Mực là một loài nhuyễn thể thân mềm có giá trị thương mại cao. Mực ống (lat. Teuthida) – thuộc bộ động vật chân đầu, không giống như bạch tuộc, chúng có mười xúc tu.
Mực được coi là một vận động viên bơi lội cừ khôi bởi chúng có khả năng bơi đến những khoảng cách rất xa. Chúng di chuyển nhờ sự hỗ trợ của một loại động cơ phản lực là một lỗ nhỏ trên người chịu trách nhiệm tạo ra lực đẩy giúp chúng di chuyển.
Thành phần dinh dưỡng của mực
Trung bình 100 gam mực chứa những dưỡng chất như sau:
– Calo: 104
– Chất đạm: 18 gram
– Chất béo: 2 gam
– Carbohydrate: 3 gam
Ngoài ra mực cũng là nguồn cung cấp một số vitamin và khoáng chất như:
– Vitamin C
– Sắt
– Canxi
Ăn mực có tốt không? Tác dụng của mực
– Hỗ trợ quá trình mang thai khỏe mạnh: Nhiều phụ nữ sau sinh đang cho con bú lo ngại việc ăn đồ tanh như mực sẽ ảnh hưởng tới sữa và sức khoẻ bản thân. Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng ăn mực sau sinh sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng. Vậy ăn mực có tốt không, có phù hợp với phụ nữ sau đẻ không? Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nhấn mạnh mực là thực phẩm lành mạnh cho những người đang mang thai và cho con bú. Hàm lượng protein và sắt trong mực được coi là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ khi đang mang thai.
– Sức khỏe tim mạch: Axit béo docosahexaenoic axit (DHA) trong mực cao hơn so với những loại hải sản khác. DHA đã được chứng minh là cải thiện được nhịp tim khi nghỉ ngơi. Các loại dầu giàu DHA, như dầu calamari, cũng có thể giúp giảm kết tập tiểu cầu ở phụ nữ.
– Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu về axit béo omega 3 có trong hải sản nói chung và trong mực nói riêng chỉ ra rằng chúng giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người tham gia vào một nghiên cứu về axit béo omega-3 cho biết thời gian cứng khớp vào buổi sáng của họ đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng sưng, đau các khớp cũng được xoa dịu rất nhiều.
– Giúp răng và xương chắc khỏe: Thành phần canxi và phốt pho trong mực đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
– Mực giúp hỗ trợ hình thành hồng cầu: Nghiên cứu cho biết cứ 100g mực sẽ cung cấp 90% lượng đồng, nó giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ, trao đổi chất hỗ trợ hình thành hồng cầu.
– Giảm huyết áp: Chất khoáng kali trong mực giúp giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, mực còn nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe như là ổn định lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, chống ợ chua…
Mực đem lại rất nhiều lợi ích có lợi cho sức khỏe.
Mực đem lại rất nhiều lợi ích có lợi cho sức khỏe.
Với rất nhiều dưỡng chất thì ta có thấy được ăn mực rất tốt cho sức khỏe, nhưng mực cũng thường được coi là một loại thực phẩm an toàn ở mức độ vừa phải. Những rủi ro sức khỏe chính của mực đến từ mức thủy ngân và khả năng gây dị ứng của chúng.
Người lớn nên ăn mực và các loại hải sản khác nhiều nhất hai hoặc ba lần mỗi tuần với khẩu phần khoảng 100 gam. Đối với trẻ em từ hai đến 11 tuổi, khẩu phần được khuyến nghị là 30 gam.
Những ai không nên ăn mực?
Mực vốn là một món ăn có hàm lượng protein cao, cholesterol cao và theo Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, vì thế, đây là món ăn bổ dưỡng đối với nhiều người, nhưng cũng có những người không nên ăn chúng:
– Người bị dị ứng động vật có vỏ: Như với bất kỳ động vật có vỏ nào, mực có nguy cơ gây ra những phản ứng dị ứng. Một chất được gọi là tropomyosin có trong mực được coi là thủ phạm dẫn đến tình trạng này. Nếu không kiêng kỵ, có thể gây ra kích ứng da, ngứa hoặc dị ứng gây đau và các triệu chứng khác.
– Người bị bệnh gan mật hoặc bệnh tim mạch: Mực là một loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan nhiễm mỡ, bệnh ở túi mật, sỏi mật, người có bệnh tim mạch, tăng lipid máu hoặc xơ vữa động mạch thì không nên ăn mực nhiều, để không làm tăng nồng độ cholesterol và khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
– Người bị bệnh về dạ dày và lá lách: Mực quanh năm sống trong nước, bản chất là một thực phẩm thuộc tính lạnh, sau khi ăn món này vào cơ thể sẽ trở nên lạnh hơn. Người có bệnh về lá lách và dạ dày hư yếu thường có thể trạng lạnh, nếu tiếp tục ăn thêm lạnh vào sẽ làm cho cơ thể dư thừa hàn khí, từ đó sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
– Người mắc bệnh ngoài da: Mặc dù mực là một loại hải sản quý giá, nhưng chúng vẫn là động vật di chuyển tự do dưới nước, sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da. Những người mắc một số bệnh như chàm, phát ban hoặc bệnh viêm da thì cố gắng không ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.
Theo Gia đình & Xã hội
Đăng bởi: Đinh T. Thùy Linh
Từ khoá: Ăn mực có tốt không? Những ai không nên ăn mực?
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Cho Trẻ Ăn Dặm Sớm Không? trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!