Bạn đang xem bài viết Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 6 Tuổi Và Những Điều Cha Mẹ Cần Nhớ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cử xử văn minh nơi công cộng là yêu cầu cơ bản của con người sống trong xã hội hiện đại. Khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi, cha mẹ cần dạy trẻ biết một số cử chỉ không nên làm như: không được nhổ nước bọt bừa bãi, không tiểu tiện sai nơi quy định, không gây ồn ào, mất trật tự nơi công cộng, biết xếp hàng chờ, chấp hành luật giao thông. Để rèn luyện cho bé cách ứng xử văn minh, mẹ nên quan sát các phản ứng của bé khi gặp các tình huống cụ thể, từ đó có cách hướng dẫn kịp thời.
2.2. Dạy con cách thể hiện lòng biết ơnCha mẹ cần dạy trẻ bài học về lòng biết ơn và trân trọng những gì đang có dù đó không phải là món đồ mới nhất, giá trị nhất. Các mẹ có thể bắt đầu với những câu chuyện đơn giản như chỉ cho con thấy mình thật may mắn vì có quần áo ấm vào mùa đông, có đồ chơi, có ông bà chăm sóc mỗi ngày. Dạy trẻ lòng biết ơn từ nhỏ để khi trưởng thành trẻ biết trân trọng những gì mình có.
2.3. Dạy trẻ về sự trung thựcCần dạy trẻ không nói dối ở nhà, trường, hay bất kì nơi khác – Ảnh Internet
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể thấy rất nhiều tình huống về sự gian dối ở trường, ở nhà và từ những người xung quanh. Khi đó, cha mẹ cần chỉ cho trẻ thấy những hậu quả của việc không trung thực. Đồng thời, cha mẹ cũng phải là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
2.4. Dạy trẻ biết cảm thông và nhận lỗiDạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi cũng là dạy trẻ cách nhận lỗi khi nói hoặc làm sai việc gì đó. Nếu trẻ làm sai hãy bình tĩnh phân tích để trẻ thấy lỗi sai của mình và chủ động xin lỗi. Việc tự giác luôn tốt hơn là cách làm ép buộc và quan trọng là trẻ phải rút ra được bài học sau khi xin lỗi. Bạn cũng cần hướng dẫn con cách xin lỗi sao cho phù hợp và đồng thời hãy khen ngợi khích lệ khi trẻ biết nhận lỗi.
2.5. Tạo cho trẻ 6 tuổi thói quen ăn uống lành mạnhTập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh – Ảnh internet
Một trong những nội dung quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi là tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh . Bạn sẽ chẳng bao giờ khuyến khích con mình ăn uống lành mạnh nếu chính bạn không ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, hãy cho bé có cơ hội cùng bạn chuẩn bị và chế biến thức ăn, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh như thế nào.
2.6. Trẻ 6 tuổi nên biết tự quản lý chi tiêu cá nhânCác mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi nên hướng dẫn con biết tự quản lý chi tiêu cá nhân. Nếu được học cách quản lý chi tiêu từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ biết cách tự chủ về tài chính khi trưởng thành. Cha mẹ cần có phương pháp chỉ bảo, phân tích cho con tập tính tiết kiệm và dùng đồng tiền một cách thông minh.
Dạy trẻ tự quản lý chi tiêu cá nhân – Ảnh internet
2.7. Cho trẻ học tập và vui chơi theo thời gian biểuThói quen sắp xếp công việc một cách có trình tự có thể rèn ý thức tự giác trong học tập cho trẻ. Nhưng quả thật là khó để bé có thể học bài đúng giờ, bởi trẻ nhỏ mãi chơi, lười học không phải là chuyện hiếm thấy. Cách tốt nhất để bé dần loại bỏ thói quen xấu này là bạn chủ động nhắc bé về những việc cần làm với khoảng thời gian hạn định.
2.8. Dạy trẻ biết cách phòng tránh xâm hạiDạy trẻ cách phòng tránh xâm hại – Ảnh internet
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi cũng cần dạy cho trẻ cách tự phòng vệ cho mình và phát hiện ra người xấu. Cha mẹ cần dạy trẻ về Quy tắc đồ lót : Bất kể ai động vào cơ thể con khu vực bên trong đồ lót thì đều là người xấu. Lúc đó, con cần phải chạy thoát và về mách cha mẹ và cha mẹ cũng phải tin tưởng con mình.
2.9. Dạy con biết tự chăm sóc bản thânTự chăm sóc bản thân không phải là việc to tát hay khó khăn với trẻ 6 tuổi. Tự chăm sóc bản thân có thể chỉ là biết gấp chăn sau khi ngủ dậy, dọn dẹp phòng riêng, sắp xếp góc học tập, trang trí đồ dùng cá nhân, giặt quần áo của mình. Trước khi để bé tự mình làm những việc này, mẹ nên hướng dẫn bé và luôn sẵn sàng âm thầm đi sau “giải quyết hậu quả”.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi tự tin hòa nhập với cuộc sống và thích nghi với môi trường học tập mới là bước chuẩn bị cần thiết trước khi con vào lớp một. Bố mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn con nhẹ nhàng từng bước thực hiện và động viên thật nhiều để rèn thói quen cho bé mỗi ngày.
Thanh Ngọc tổng hợp
16 Kỹ Năng Sống Nên Dạy Cho Trẻ Trước Khi Vào Trung Học
Tự vệ
Không phải lúc nào bạn cũng ở bên cạnh để bảo vệ trẻ tránh khỏi những tình huống nguy hiểm. Vậy hãy cho trẻ học một lớp võ tự vệ để tự bảo vệ mình, chẳng hạn như lớp võ karate, aikido, võ cổ truyền…
Những lớp học này không chỉ giúp trẻ bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm mà còn rất hữu ích cho sự phát triển thể chất.
Bơi lộiĐây là một kỹ năng thiết yếu mà con bạn nên học dù nhà bạn không ở vùng sông nước.
Bơi lội
Viết thưBiết viết một lá thư là một kỹ năng thiết yếu trong khi thực tế là rất nhiều người không thực sự biết cách trình bày một lá thư. Bạn thấy đấy, ngay cả trong công việc hay cuộc sống, việc giao tiếp bằng thư từ kể cả thư điện tử đều phải đạt một mức độ chuẩn mực nhất định. Nếu được học điều này từ sớm, con bạn sẽ tự tin và nổi trội.
Bạn hãy dạy con kỹ năng viết thư bằng cách hướng dẫn con viết một lá thư thăm hỏi gửi cho một người bạn hay người thân trong gia đình ở xa. Bạn đừng quên khuyến khích con thường xuyên làm việc này. Vào những dịp lễ đặc biệt, hãy mua các tấm thiệp chúc mừng và khuyến khích con viết lời chúc gửi cho người thân, bạn bè.
Viết thư
Trồng cây conViết thư
Giáo dục trẻ trong việc bảo vệ môi trường là một điều cần thiết, từ những việc nhỏ nhất như tiết kiệm điện, nước, phân loại rác thải theo đúng chủng loại từ khi còn nhỏ, thì khi lớn lên, bé sẽ coi đó là trách nhiệm và thói quen.
Việc trồng cây cũng đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng bởi vậy trồng được một cây con hoàn chỉnh và chăm sóc cho nó phát triển tức là con bạn đã học hỏi được rất nhiều. Kỹ năng này giúp trẻ yêu thiên nhiên và tìm được niềm vui trong lao động.
Hãy tận dụng một không gian nhỏ trong nhà như ban công hay sân thượng, thậm chí là một khoảng trống nhỏ chỉ có thể để vừa một chậu cây trên kệ sách của con… để phục vụ cho mục đích này. Bạn nói cho bé biết thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, làm sao để cây nảy mầm, đâm chồi và phát triển xanh tốt… Bạn và bé cũng có thể đặt tên cho cây mà bé trồng, xem cây như một người bạn nhỏ và cùng bé quan sát sự phát triển của cây đó.
Nếu nhà có vườn, bạn hãy dạy con làm vườn, trồng rau, trồng hoa. Việc này không chỉ giúp trẻ bớt căng thẳng sau những giờ học ở trường mà còn đưa lại cho trẻ những bài học thực tế rất hữu ích.
Bình tĩnh đối phó với các vết thương nhỏTrồng cây con
Trẻ em rất hiếu động bởi vậy gặp vết thương là rất hết sức phổ biến. Khi trẻ bị thương, có thể vì quá lo lắng và hoảng sợ mà bạn xuýt xoa quá mức. Những hành động này là dễ hiểu, nhưng điều trẻ cần hơn chính là cách làm thế nào để xử lý tình huống này tốt nhất. Nếu được rèn luyện, bé sẽ biết giữ thái độ bình tĩnh dù thấy máu, bị đau và biết cách tự đối phó với các vết thương nhỏ vết thương một cách tốt nhất và cách nhờ sự trợ giúp người lớn khi gặp vết thương lớn.
Do đó, bạn nên ưu tiên dạy cho trẻ những cách sơ cứu cần thiết như cách cầm máu, vệ sinh và băng bó vết thương và thoa thuốc nếu có. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và tự tin hỗ trợ người khác khi họ gặp nạn. Nhưng phòng hơn tránh, tốt nhất cha mẹ nên nhắc nhở con cách chơi đùa an toàn để tránh gặp phải chấn thương.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộngBình tĩnh đối phó với các vết thương nhỏ
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao thông công cộng là một kỹ năng sống cho trẻ cần thiết để chúng ta có thể đi đến bất kỳ đâu và làm được mọi việc. Với một sự bảo bọc bằng cách đưa đón thường xuyên, đến mọi nơi của bố mẹ, trẻ sẽ không thể nào đi xa ra khỏi vòng tay của bố mẹ, tức là sẽ không thể đi đâu mà không có bố mẹ. Nếu vậy, bao giờ thì con bạn khôn lớn được?
Mỗi khi đi có dịp đi du lịch, bạn hãy cho con trải nghiệm các phương tiện giao thông công cộng khác nhau từ xe khách, xe buýt, tàu hỏa, tàu cánh ngầm, máy bay… Việc này sẽ giúp trẻ nhận biết được các tiện ích cũng như những hạn chế của từng phương tiện, đồng thời cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người khác nhau giúp trẻ hình thành kỹ năng giao tiếp tốt.
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao thông công cộng nên được rèn luyện từ nhỏ bởi con của bạn sẽ không bao giờ cả đời chỉ sống ở một nơi và bên cạnh một người. Bé cần phải biết về thế giới xung quanh và tự tìm đường đến cho mình.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Lên kế hoạch cho một cuộc vui chơiSử dụng phương tiện giao thông công cộng
Vì yêu thương con, chúng ta thường có những nỗi sợ khá vô lý, vô tình khiến trẻ cảm thấy sợ hãi thế giới này. Bạn không nên lúc nào cũng kè kè bên cạnh trẻ. Hãy để trẻ làm bất cứ điều gì chúng muốn miễn là điều ấy không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự an toàn của trẻ.
Bất cứ khi nào nhóm bạn cùng tuổi với con đủ lớn, hãy để chúng được tự lên kế hoạch cho một cuộc chơi. Khi bạn hỏi con về kế hoạch đi chơi của chúng để có thể nắm được thông tin, nhưng tránh thăm dò hay góp ý quá nhiều, bởi điều bạn lo lắng hay quan tâm thái quá sẽ làm con chùn bước và e sợ. Thay vì những điều đó, bạn hãy hướng dẫn trẻ cách lên kế hoạch cho một chuyến đi, tìm hiểu thông tin về nơi sẽ đến để biết phải chuẩn bị những gì, các vật dụng cần thiết nào phải mang theo. Đi chơi cùng bạn bè sẽ cho trẻ những trải nghiệm hữu ích mà có thể bạn không thể dạy trẻ được.
Hãy khuyến khích con bước ra thế giới ngoài kia, chẳng hạn như khi vào trung tâm thương mại, bạn hãy để trẻ một mình vào rạp xem phim, tự tìm mua đồ ở khu trẻ yêu thích, hay đơn giản là xuống phố mua quà vặt… Đây chính là những nỗ lực đầu tiên sải cánh vươn ra thế giới của trẻ. Hãy là người tiếp thêm động lực cho con, để con tự tin hơn khi trưởng thành.
Nói chuyện với người lạLên kế hoạch cho một cuộc vui chơi
Trong cuộc sống ta luôn luôn gặp những người lạ và lời dạy kinh điển của bố mẹ dành cho con cái “Tuyệt đối không nói chuyện với người lạ” đã đến lúc cần phải thay đổi. Thế giới bên ngoài không phải lúc nào nguy hiểm, nhưng đôi khi lời nói không khéo sẽ gây nhiều cái hại khôn lường, đặc biệt là khi tiếp xúc với người lạ.
Cách làm đúng chính là dạy cho trẻ cách phân biệt được những người lạ mặt nguy hiểm cần phải tránh xa giữa rất nhiều những người lạ mặt bình thường và vô hại. Hãy là những ông bố, bà mẹ của thời đại 4.0 hiện đại, chuyên nghiệp và tự tin.
Nói chuyện với người lạ
Gọi món tại nhà hàngKhông phải lần nào, món ăn nào hay đồ uống nào chúng ta gọi ra chúng đều thích và ăn hết mặc dù trước khi gọi chúng ta đã hỏi qua ý kiến của chúng. Hãy để chúng tự tin lựa chọn món ăn hay món đồ uống mà chúng thích, đồng thời phải biết tự chịu trách nhiệm (ăn hết, uống hết xuất) mà mình đã lựa chọn. Hãy để con biết trân trọng giá trị của những việc mình làm.
Gọi món tại nhà hàng
Cách tiêu tiền và mua đồ ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóaGọi món tại nhà hàng
Đây là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất mà bạn nên dạy con. Bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu về giá trị của đồng tiền và cách tiết kiệm tiền để sử dụng trong tương lai. Bạn có thể dạy con về giá trị của đồng tiền bằng cách, trả công cho trẻ khi trẻ làm các việc như giặt giũ, rửa chén bát, dọn phòng tắm… Từ khoản tiền công mà trẻ nhận được, bạn hướng dẫn trẻ cách tính số tiền mà trẻ có thể chi tiêu, số tiền mà trẻ cần phải tiết kiệm mỗi ngày, số tiền mà trẻ nên để riêng ra nhằm giúp đỡ các bạn khó khăn.
Ngoài ra, con bạn cần biết cách tự đi mua đồ ở cửa hàng tạp hóa gần nhà hay siêu thị. Đầu tiên, bạn hãy tập cho trẻ biết lên kế hoạch mua sắm bằng cách cùng trẻ lên danh sách những món đồ cần mua. Sau đó, bạn đưa con vào siêu thị và giao cho bé nhiệm vụ tự tìm mua những món đồ trong danh sách ấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa tiền, giá và danh sách gồm khoảng 5 – 6 món đồ cần mua để trẻ tự đi chọn lựa, thanh toán tiền mua hàng. Nếu bé còn khá nhỏ, bạn có thể đưa con mẩu giấy ghi vài món đồ và tiền để bé đi mua ở tiệm tạp hóa gần nhà.
Để thuận tiện hơn trong việc lựa chọn những món đồ bé cần, bạn cũng nên hướng dẫn bé cách quan sát các lối đi được ghi chú bằng những tấm biển treo trên trần nhà hay trên các kệ hàng ở siêu thị hoặc hỏi người bán hàng để tìm đến món đồ muốn mua một cách tiện lợi và nhanh nhất.
Những việc làm trên sẽ giúp bé làm quen dần với những kỹ năng hữu ích này.
Tự chuẩn bị đồ dùng khi đi họcCách tiêu tiền và mua đồ ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa
Các bậc cha mẹ thường xuyên giúp con soạn sách, chuẩn bị tất cả các vật dụng cần mang trong cặp với ý nghĩ không muốn con mình thiếu sách vở khi đến trường.
Bạn biết đấy, đến một ngày nào đó con bạn sẽ phải lớn lên rồi đi làm, bạn không thể là người sửa soạn đồ đạc cho con mãi. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy để con tự sắp xếp cặp của mình. Mục đích của việc làm này là rèn cho con kỹ năng tự chịu trách nhiệm cho hành trang của bản thân.
Hợp tác và giúp đỡTự chuẩn bị đồ dùng khi đi học
Trẻ cần học cách đóng góp cho tập thể. Một ví dụ rất đơn giản như khi một trong anh chị em trong nhà đang mệt mỏi hay buồn phiền vì chuyện gì đó, những trẻ còn lại có thể nhận làm giúp việc nhà cho người này, vì họ nhận thấy anh chị em của mình đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ. Điều này sẽ xây dựng nên một ý thức “làm việc không chỉ vì mình mà còn vì người khác nữa” cho trẻ.
Đây là một kỹ năng tốt, cần vun đắp cho trẻ từ sớm để khi trẻ lớn lên và phát triển sẽ trở thành một người có năng lực làm việc nhóm hay một nhà lãnh đạo tốt.
Tự biện hộ cho chính mìnhHợp tác và giúp đỡ
Chúng ta không còn xa lạ với việc các bậc phụ huynh gọi điện cho giáo viên để than phiền, thắc mắc về điểm số của con cái mình. Tuy nhiên điều này lại không hề đúng.
Lythcott Haim cho rằng: “Nếu như bạn cứ thường xuyên liên lạc với giáo viên của con, bạn vô tình đang nói với con rằng con không có năng lực, mẹ phải làm việc đó thay con. Và điều này sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Thay vào đó, hãy dạy cho trẻ cách nói chuyện với những người có thẩm quyền và tự biện hộ đòi quyền lợi cho mình. Hãy nói: “Mẹ biết là con đang bực bội về điểm số của bài kiểm tra đó hoặc đang băn khoăn về những chuyện đã diễn ra trong trận bóng đá… nhưng con cần tự mình đến nói chuyện với thầy cô giáo con và đưa ra lý lẽ để đòi quyền lợi cho mình”. Nếu lúc này, nhìn con có vẻ hoang mang, hãy nói: “Con làm được mà, bố/mẹ biết là con làm được. Con có muốn luyện tập trước với bố/mẹ không?”. Hãy động viên và tiếp thêm sức mạnh cho con trẻ. Vì những lúc như vậy chúng cần thêm động lực từ người thân, đặc biệt là từ cha mẹ.
Chuẩn bị một bữa ănChuẩn bị một bữa ăn là một kỹ năng sống cho trẻ thiết thực nhất mà bạn nên dạy cho con. Ngay từ khi bé bước vào bậc tiểu học, bạn hãy bắt đầu dạy bé làm từng việc đơn giản trước. Đầu tiên, bạn có thể chỉ bé cách dùng lò vi sóng để hâm thức ăn, cách luộc trứng, luộc rau tiếp đến là vo gạo nấu cơm, nhặt rau, rửa rau, chiên trứng, sơ chế thịt, cá…
Tại sao bạn để bé tập chuẩn bị một bữa ăn? Lý do đơn giản là tuy bạn luôn quan tâm đến từng bữa ăn của con nhưng vẫn sẽ có lúc bận rộn, mệt mỏi hoặc không thể luôn có mặt ở nhà nấu ăn cho bé. Do đó, nếu được rèn luyện kỹ năng trên từ sớm, bé sẽ biết xoay xở khi không có mẹ ở nhà hoặc trẻ sẽ tự giác vào bếp phụ bạn nấu ăn.
Tự giặt quần áoKhi dạy cho trẻ làm những việc nhà cơ bản như giặt quần áo, giặt khăn, vớ, chà giày dép… bạn cần tránh việc tỏ ra giận dữ hay thiếu kiên nhẫn và khiến chúng cảm thấy tồi tệ khi biết làm những công việc này mà bạn nên cẩn thận hướng dẫn và luôn động viên để trẻ không cảm thấy quá khó. Hãy hướng dẫn tỉ mỉ, chỉ cho trẻ cách làm từng bước, cặn kẽ, hướng dẫn cho trẻ biết những đồ nào có thể giặt chung, đồ nào phải giặt riêng, đồ nào phải giặt bằng tay… Bạn nên kèm cặp trẻ thực hiện nhiều lần để chắc chắn rằng con đã biết làm. Sau đó, hãy giao nhiệm vụ giặt giũ cho trẻ và để trẻ tự làm một mình.
Có thể trong quá trình giặt giũ sẽ có một vài “tai nạn nho nhỏ” xảy ra như quần áo bị lem màu, giặt chưa sạch, con quên đổ nước giặt/nước xả vào máy giặt… nhưng không sao, từ từ rồi bé sẽ thuần thục việc giặt giũ mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng nên hướng dẫn con cách phơi quần áo, gấp hay ủi quần áo, cách sắp xếp quần áo vào tủ…
Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích, chúng rèn cho trẻ thói quen sạch sẽ, ngăn nắp. Những điều này sẽ cực kỳ tốt với trẻ khi bước vào một hành trang mới.
Thức dậy đúng giờ mà không cần ai nhắc nhởTự giặt quần áo
Lythcott-Haims – cựu hiệu trưởng của trường đại học Stanford và là tác giả của cuốn “Làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành” có nói rằng: “Trước khi trẻ bước vào trung học, chúng ta cần tự tin rằng trẻ có thể tự thức dậy đúng giờ, vệ sinh cá nhân, thay quần áo sạch sẽ. Tôi phải nhấn mạnh đến kỹ năng này bởi quá nhiều bậc cha mẹ đang buông thả để trẻ ỷ lại. Bọn trẻ đặt chuông báo thức nhưng rồi sau đó chuyện gì xảy ra? Chúng vẫn trễ giờ ăn sáng, đến trường và rồi bố mẹ lại phải đưa con đi học.Tất cả những điều đó khiến con ung dung nghĩ rằng bố mẹ sẽ luôn ở đó để đánh thức mình dậy, nếu mình có muộn giờ thì bố mẹ sẽ lái xe đưa mình đi học”.
Chính vì vậy hình thành cho trẻ kỹ năng tự thức dậy đúng giờ mà không cần ai nhắc nhở hay kêu gọi là một điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ tự tin hơn khi bắt đầu một ngày mới không vội vàng, điều này giúp trẻ chủ hơn trong cuộc sống của chúng về sau.
Thức dậy đúng giờ mà không cần ai nhắc nhở
Ở mỗi lứa tuổi, đều có những đặc trưng riêng về sự phát triển, cho nên, khi dạy kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hay thầy cô cần chú ý đến sự phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hãy dạy trẻ từ những việc nhỏ nhất, để trẻ tự học được những kỹ năng cơ bản nhất, có thể tự xử lý, ngay cả khi người lớn không có mặt ở bên nhắc nhở hay giám sát.
Đăng bởi: Hà Nguyễn
Từ khoá: 16 kỹ năng sống nên dạy cho trẻ trước khi vào trung học
Các Quy Định Trẻ Em Đi Máy Bay Mà Cha Mẹ Cần Biết
Khi cha mẹ muốn đặt mua vé máy bay cho con em của mình thì cần phải nắm được một số quy định trẻ em đi máy bay của các hãng hàng không. Từ các quy định về độ tuổi được bay, giá vé máy bay, hành lý mang theo, thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị,… cha mẹ đều cần phải nắm được.
1. Quy định trẻ em đi máy bay dưới 2 tuổi và dưới 12 tuổi 1.1. Giá véTại Việt Nam hiện nay có 4 hãng hàng không trong nước là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và BamBoo Airways. Mỗi hãng hàng không đều có quy định riêng về mức giá vé máy bay cho trẻ em. Cụ thể:
– Đối với Vietnam Airlines: Trẻ em dưới 2 tuổi được mua vé máy bay với mức giá bằng 10% giá vé máy bay của người lớn. Còn đối với trẻ em từ 2 tuổi cho tới dưới 12 tuổi thì giá vé được tính bằng 90% giá vé của người lớn
– Đối với Vietjet Air: Trẻ em dưới 2 tuổi sẽ mua vé với mức giá là 234.000 VNĐ. Còn với trẻ em từ 2 tới dưới 12 tuổi thì mức giá được tính thấp hơn giá vé của người lớn khoảng 60.000 VNĐ
– Đối với Jetstar Pacific: Giá vé của trẻ em dưới 2 tuổi là 274.000 VNĐ và trẻ em từ 2 tuổi tới dưới 12 tuổi thì mua vé với giá rẻ hơn vé người lớn 60.000 VNĐ, tương tự hãng Vietjet Air
– Đối với BamBoo Airways: Đây là hãng hàng không mới tại Việt Nam. Theo quy định trẻ em đi máy bay của hãng thì trẻ em dưới 2 tuổi được mua vé với giá 234.000 VNĐ và trẻ em từ 2 tuổi tới dưới 2 tuổi sẽ mua vé thấp hơn giá vé người lớn là 82.000 VNĐ nếu là hạng vé phổ thông, 75% giá vé người lớn nếu là vé hạng Plus
1.2. Các giấy tờ cần chuẩn bị cho trẻ em khi đi máy bayDựa trên các quy định trẻ em đi máy bay thì cha mẹ phải chuẩn bị cho con các giấy tờ sau:
– Bản chính giấy khai sinh (nếu trẻ dưới 1 tháng tuổi có thể sử dụng Giấy chứng sinh. Còn với các trẻ trên 1 tháng tuổi bắt buộc khi đi máy bay phải có giấy khai sinh bản gốc hoặc bản sao y trích lục)
– Tuổi của trẻ em sẽ được tính dựa vào ngày bay của mỗi chặng bay cụ thể. Ví dụ, nếu cha mẹ muốn mua cho trẻ vé khứ hồi hành trình Hà Nội – Sài Gòn – Hà Nội thì khi thực hiện chuyến bay Hà Nội – Sài Gòn bé dưới 2 tuổi. Còn chuyến bay từ Sài Gòn – Hà Nội có thể bé đã tròn hay quá 2 tuổi rồi. Trong trường hợp này, nếu đặt mua vé máy bay của Vietnam Airlines vé máy bay của bé sẽ được tính bằng 10% vé của người lớn. Còn với chuyến Sài Gòn – Hà Nội bé đã đủ 2 tuổi sẽ phải mua vé với giá bằng 90% vé của người lớn
– Theo quy định trẻ em đi máy bay mới nhất thì các hãng hàng không đã cho phép trẻ em được đi cùng người lớn bất kỳ, không nhất định phải là cha mẹ và cũng không cần phải có giấy ủy quyền của cha mẹ, chỉ cần người đi cùng trên 18 tuổi và ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm ngoài sân bay là được
– Cũng theo quy định trẻ em đi máy bay thì khi đặt chỗ các bạn phải booking vé của trẻ với vé của người lớn đi kèm cùng nhau chứ không đặt tách riêng lẻ. Trong trường hợp đi theo đoàn và có phát sinh khách là trẻ em sau khi booking vé thì đoàn cần liên hệ với hãng hàng không để ghi chú hành khách đi kèm với mã code người lớn để khi ra sân bay hãng có sự sắp xếp hợp lý
– Khi đặt vé máy bay cho trẻ dưới 2 tuổi thì cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin của bé gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh ngay khi tạo booking. Các bạn cũng nên lưu ý, mặc dù trẻ em không chiếm chỗ ngồi nhưng trên mỗi chuyến bay đều có hạn chế số lượng trẻ em. Vì vậy, khi chuyến bay đã nhận đủ số lượng trẻ em sẽ không cho phép hành khách đặt thêm vé trẻ em mà thay vào đó hệ thống đưa ra cảnh báo và yêu cầu hành khách lựa chọn chuyến bay khác
2. Quy định trẻ em đi máy bay trên 12 tuổi– Đối với trẻ em trên 12 tuổi thì giá vé máy bay sẽ được tính như giá vé người lớn. Riêng đối với các chuyến bay quốc tế thì giá vé cho trẻ em trên 12 tuổi còn tùy thuộc vào các hãng bay và hành trình bay
– Đối với trẻ em từ 12 cho tới dưới 14 tuổi: Có thể đi máy bay một mình nhưng phải mang theo giấy khai sinh và trước giờ bay ít nhất 48 tiếng phải đăng ký dịch vụ hỗ trợ cho trẻ đi 1 mình với hãng hàng không
– Đối với trẻ em từ 14 tuổi trở lên chỉ cần chuẩn bị sẵn CMND hoặc thẻ căn cước và không yêu cầu có người đi kèm
3. Một số quy định trẻ em đi máy bay khác bạn nên biết 3.1. Đi cùng nhiều trẻ sơ sinhQuy định trẻ em đi máy bay cho phép mỗi hành khách có thể đi cùng hai trẻ sơ sinh. Một trẻ có thể được đặt ngồi trong lòng của hành khách. Còn trẻ thứ hai thì phải có ghế ngồi riêng và có thể tự ngồi thẳng được mà không cần sử dụng tới các vật dụng hỗ trợ nào khác hoặc có thể ngồi trên ghế ô tô nếu được sự đồng ý của hãng hàng không. Do đó, khi đặt vé các bạn nên đề cập tới số lượng trẻ em đi cùng với bên hãng hàng không.
3.2. Trẻ nhỏ ít hơn 7 ngày tuổiHãng hàng không Jetstar đưa ra quy định trẻ em đi máy bay như sau: Trẻ sơ sinh ít hơn 48 giờ tuổi hãng từ chối được phục vụ. Còn với trẻ em từ 3 đến 7 ngày tuổi thì khi đi trên Jetstar (JQ), Jetstar Asia (3K) và Jetstar Nhật Bản (GK) phải có Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của Jetstar. Còn trẻ sơ sinh ít hơn 7 ngày tuổi hãng Jetstar Pacific (BL) xin được từ chối phục vụ.
Đối với hãng Vietjet Air thì hãng xin từ chối phục vụ các khách hàng là trẻ em dưới 14 ngày tuổi.
3.3. Nôi cho trẻ nhỏHãng hàng không Vietnam Airline có cung cấp dịch vụ nôi dành cho trẻ em dưới 2 tuổi và dưới 11kg. Tuy nhiên, do số lượng nôi có hạn, do đó các hành khách có mang theo trẻ em trong chuyến bay muốn sử dụng dịch vụ này nên đặt trước thời điểm bay ít nhất 12 tiếng.
Hãy Jetstar Pacific và Vietjet Air cũng có cung cấp dịch vụ nôi cho trẻ nhưng chỉ cung cấp cho các chuyến bay quốc tế.
3.4. Đồ ăn và đồ uống cho trẻCác hãng hàng không không phục vụ đồ ăn và đồ uống cho trẻ nhỏ trên chuyến bay. Do đó các hành khách đi cùng với trẻ cần chuẩn bị sẵn cho bé để đảm bảo bé không bị đói hay khát trong suốt hành trình. Các đồ ăn cho trẻ sẽ được tính trong hạn mức hành lý xách tay của hành khách.
3.5. Hành lýĐối với hãng hàng không Jetstar và Vietjet thì theo quy định trẻ em đi máy bay trẻ em không chiếm chỗ nên sẽ không có hạn mức hành lý xách tay. Do đó, các đồ dùng hành khách mang theo để dùng cho trẻ đều sẽ được tính và hành lý xách tay của hành khách. Nếu bé đã có chỗ ngồi riêng và ngồi ghế thông thường hoặc ghé em bé đã được hãng hàng không duyệt thì giá vé của bé đã bao gồm hạn mức hành lý xách tay tiêu chuẩn.
Ngoài ra, các hãng cũng cho phép hành khách được ký gửi miễn phí các hành lý của trẻ bao gồm: xe nôi hoặc xe đẩy, cũ di động, ghế ô tô cho bé, ghế ngồi ăn của bé, ghé xách tay hoặc ghế nâng cho trẻ.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Đạt
Từ khoá: Các quy định trẻ em đi máy bay mà cha mẹ cần biết
Bỏ Túi Kinh Nghiệm Xin Visa Bhutan Và Những Điều Cần Ghi Nhớ
Chắc mọi người cũng biết rằng du lịch Bhutan cần phải thông qua các công ty du lịch; và phải đặt tour trước mới được nhập cảnh vào Bhutan. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng làm cách nào để xin visa Bhutan thành công?
Visa Bhutan là điều kiện cần thiết cho khách du lịch đến quốc gia hạnh phúc này; ngoại trừ công dân Ấn Độ, Bangladesh và Maldives. Tương tự như Tây Tạng; chính phủ Bhutan yêu cầu tất cả khách du lịch phải đăng ký tour và phương tiện cá nhân; và tất cả các tour phải được sắp xếp thông qua các nhà điều hành tour đã được phê duyệt bởi chính phủ nước này.
Du lịch độc lập trong nước không được phép; và có những quy định nghiêm ngặt về quản lý nhập cảnh và xuất cảnh khỏi Bhutan. Bên cạnh visa Bhutan, còn có các giấy phép du lịch khác cần thiết cho chuyến thăm Bhutan; chẳng hạn như giấy phép đường bộ cho khu vực hạn chế và giấy phép vào một số ngôi đền.
Điều kiện xin visa Bhutan.
Xin lưu ý một điều quan trọng nhất để xin được visa Bhutan thành công chính là : Bạn phải đặt tour trước và thanh toán toàn bộ chi phí.
Và sau đó cung cấp 1 bản copy hộ chiếu với thời hạn còn ít nhất 6 tháng.
Bonus thêm thông tin cho mọi người:
Hộ chiếu Ấn Độ có thể nhập cảnh vào Bhutan mà không cần visa bằng đường hàng không hoặc đường bộ.
Công dân của Bangladesh và Maldives; cũng không cần xin visa nhưng phải xuất trình được hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
Bhutan- đất nước của sự yên bình và hạnh phúc.
Hộ chiếu xin visa Bhutan.Hộ chiếu là giấy tờ quan trọng nhất cần mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi; và trước khi đặt tour du lịch Bhutan, hãy chắc chắn rằng hộ chiều còn hiệu lực ít nhất 6 tháng. Có rất nhiều quốc gia Châu Á sẽ từ chối cấp visa cho các hộ chiếu gần hết hạn; và chắc chắn rằng Bhutan luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định này.
Hộ chiếu phải luôn được giữ an toàn mọi lúc mọi nơi; vì chỉ có công dân Ấn Độ mới có thể xin cấp hộ chiếu thay thế ở Bhutan. Đối với tất cả công dân có quốc tịch khác; họ sẽ được yêu cầu đi du lịch dưới dạng “không quốc tịch” đến các quốc gia sẽ cấp quyền nhận được hộ chiếu thay thế bởi đại sứ quán hay lãnh sự quán của quốc gia họ. Thế nên, cách tốt nhất là hãy mang theo một số giấy tờ nhận dạng riêng khác bên mình; cũng như bản sao hộ chiếu để phòng hờ những trường hợp như vậy xảy ra.
Để nhập cảnh vào Bhutan, du khách phải xin visa thông qua các công ty tour du lịch và phải thanh toán toàn bộ chi phí.
Những điều cần lưu ý về điều kiện hộ chiếu. 1.Hộ chiếu của du khách có quốc tịch Châu Âu.Những người có hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ Thụy Sỹ có thể nhập cảnh Bhutan và lưu trú tối đa 90 ngày mà không cần xin visa Bhutan.
Công dân các nước Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy và các quốc gia Châu Âu khác cần phải xin visa Bhutan trước chuyến đi.
Lưu ý rằng: Bởi vì không có đường bay thẳng từ Châu Âu đến Bhutan; nên có thể bạn cần phải xin visa quá cảnh ở nước thứ 3. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật cẩn thận giấy tờ để xin visa quá cảnh tại nước đó.
2.Hộ chiếu Mỹ và Canada.Tất nhiên, người mang hộ chiếu của 2 quốc gia này cũng cần phải xin visa Bhutan trước chuyến đi. Và cũng bởi vì không có đường bay thẳng từ Bắc Mỹ; nên chắc chắn rằng bạn phải quá cảnh ở nước thứ 3.
Đối với hộ chiếu Mỹ: Bạn có thể quá cảnh ở Thái Lan hoặc Singapore . Vì vậy, nếu bạn đến Bhutan từ 2 nước này, bạn không cần mất thời gian xin visa quá cảnh.
Đối với hộ chiếu Canada: Có thể quá cảnh tại Bangladesh và Singapore mà không cần xin visa. Điều này cũng giúp ích cho việc đến thăm Bhutan; mà không cần mất thời gian và công sức xin visa quá cảnh.
Làm thế nào để xin visa Bhutan.Những khung cảnh yên bình thế này luôn được tìm thấy ở Bhutan.
Visa Bhutan chỉ được xin bởi các công ty du lịch mà bạn đặt tour; và chỉ được cấp khi bạn nhập cảnh tại sân bay Paro hoặc tại cửa khẩu biên giới bằng đường bộ. Do đó, bạn cần phải nộp đơn trước thông qua các nhà điều hành tour du lịch Bhutan và; nhận được thư chấp thuận thị thực từ họ trước khi đi du lịch.
Các yêu cầu thị thực bao gồm:
Bản scan màu của trang chính hộ chiếu.
Mẫu đơn xin visa trực tuyến được điền và nộp bởi nhà điều hành tour du lịch.
Tất cả các đơn xin nhập cảnh phải được thực hiện bởi một nhà điều hành tour du lịch ở Bhutan và được gửi đến Hội đồng Du lịch của Bhutan (TCB) ở Thimphu; sau khi họ chắc rằng bạn đã thanh toán đầy đủ cho chuyến đi. Sau đó, họ phát hành thư chấp thuận cho công ty du lịch- là người nộp đơn cuối cùng cho Bộ Ngoại giao. Thông thường phải mất ba ngày để họ chấp thuận thị thực.
Bộ cũng gửi thông báo về việc cấp thị thực và số xác nhận cho nhà điều hành tour; và cho cả hãng hàng không Druk Air và Bhutan Airlines; ( các hãng bay này sẽ chỉ phát hành vé nếu họ có số xác nhận). Khi bạn đến sân bay hoặc qua biên giới; chứng thực visa được đóng dấu vào hộ chiếu; và thị thực chỉ có giá trị trong khoảng thời gian chính xác của tour đã đăng ký ở Bhutan.Khi xem xét các cấp độ khác nhau của hệ thống cấp visa Bhutan, mọi người sẽ phải giật mình vì bộ máy này; và đảm bảo rằng thị thực của bạn sẽ “chờ bạn” khi bạn đến thăm Bhutan. Tốt nhất là hãy mang theo bản in chấp nhận thị thực mà nhà điều hành tour đã gửi cho bạn; để hỗ trợ các quan chức di trú tìm thông tin của bạn trên hệ thống; (mặc dù họ có thể dễ dàng tìm kiếm theo tên và số hộ chiếu) và thị thực của bạn sẽ được cấp ngay tại chỗ .
Bạn sẽ được đóng mộc vào hộ chiếu khi nhập cảnh Bhutan ( đã được xin visa trước đó).
Lệ phí visa Bhutan.Lệ phí áp dụng: 40 USD.
Ngoài phí thị thực, bạn cũng cần phải trả tiền cho tour du lịch trước khi nhà điều hành nộp visa Bhutan. Bất kể bạn đến từ đâu, đều phải áp dụng “ gói tối thiểu hàng ngày” theo quy định của chính phủ.
Từ tháng 12 đến tháng 2 và tháng 6 đến tháng 8 : 200 USD /người /đêm.
Các tháng còn lại trong năm: 250 USD/người/đêm.
Lưu ý: lệ phí visa Bhutan chỉ có thể được thanh toán bằng đô la Mỹ.
Liệu Bhutan có thực sự đáng giá 250 USD mỗi ngày??? Hãy đi và cảm nhận.
Các giấy phép du lịch khác cho các tour Bhutan. 1.Giấy phép khu vực hạn chế.Bên ngoài thung lũng Paro và Thimphu; những khu vực khác của Bhutan bị hạn chế đối với người ngoài; và cần có giấy phép đặc biệt để đi du lịch ngay cả với hướng dẫn viên của bạn. Giấy phép đường bộ này được lấy bởi nhà điều hành tour; và chỉ bao gồm các địa điểm trong hành trình tour của bạn. Có những trạm kiểm soát được đặt ở vị trí chiến lược; tại một số nút giao thông đường bộ chính. Tại đó họ sẽ kiểm tra giấy phép của bạn; và giấy phép được trả lại cho chính phủ vào cuối tour; để họ xem xét kỹ lưỡng về những sai lệch so với hành trình chính đã đăng ký.
Các trạm kiểm soát chính được tìm thấy tại Hongtsho, Chhukha, Rinchending, Wangdue Phodrang, Chazam, Wamrong và Samdrup Jongkhar. Tuy nhiên, các trạm kiểm soát chỉ hoạt động từ 5:00 sáng đến 9:00 tối hàng ngày.
2.Giấy phép vào khu vực đền thờ.Hầu hết các ngôi đền ở Bhutan có thể vào viếng thăm khi không có lễ hội; miễn là có người hướng dẫn đi kèm; và bạn được phép vào sân của những pháo đài này; cũng như tshokhang (hội trường) và một lhakhang ( đền )được chỉ định bên trong mỗi pháo đài. Thời gian cho phép viếng thăm phải tuân theo một số quy định rất nghiêm ngặt; và được quy định giờ tham quan và quy định trang phục; cũng như một số quy tắc khác có thể thay đổi tùy theo mỗi quận.
Nếu bạn là một phật tử hành hương từ bên ngoài Bhutan; bạn có thể nhận giấy phép đặc biệt đến thăm các pháo đài; và các tổ chức tôn giáo khác. Đơn đăng ký của bạn sẽ được xem xét kỹ lưỡng; và phải có thư giới thiệu từ một cơ quan; hoặc tổ chức Phật giáo được công nhận ở nước bạn. Visa cho các nước láng giềng Bhutan.Chỉ có 5 quốc gia có các chuyến bay thẳng đến Bhutan bao gồm Ấn Độ; Nepal, Thái Lan, Singapore và Bangladesh. Trong đó, chỉ có Ấn Độ là quốc gia có chung biên giới đất liền với Bhutan. Điều đó có nghĩa là nếu bạn muốn đến Bhutan bằng đường bộ; bạn chỉ có thể đi từ Ấn Độ.
Bởi vì bạn chỉ có thể đến Bhutan từ một trong những quốc gia này; nên dù cho bạn bắt đầu từ đâu; bạn cũng có thể phải xin visa quá cảnh theo yêu cầu của nước thứ 3.
Visa thêm cho các tour du lịch Bhutan từ Nepal.Khi xuất cảnh khỏi Bhutan đến các nước láng giềng, bạn có thể xin visa-on-arrival ở Nepal. Khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Tribhuvan; bạn có thể nộp đơn xin thị thực tại quầy nhập cảnh trong sân bay; sau đó tiếp tục chuyến hành trình của mình.
Mặt khác, bạn cũng có thể xin visa Nepal từ các đại sứ quán ;và lãnh sự quán nước ngoài mà không gặp vấn đề gì; nếu bạn có ý định đến thăm trong tương lai gần. Nếu bạn đang nhập cảnh Nepal trên đường đến Bhutan; và sẽ quay trở lại Kathmandu sau đó; bạn có thể xin thị thực nhập cảnh nhiều lần khi nhập cảnh lần đầu; do đó bạn không cần phải xin visa lại khi quay lại. Thị thực quá cảnh 24 giờ được cấp miễn phí và chỉ tốn 5 USD.
Chỉ những điều lưu ý như trên; bạn đã sẵn sàng xin visa Bhutan để chuẩn bị cho chuyến hành trình mới của mình từ bây giờ chưa?
Hãy đi và cảm nhận 1 thế giới khác của hạnh phúc!
Đăng bởi: Lợi Lê
Từ khoá: Bỏ túi kinh nghiệm xin visa Bhutan và những điều cần ghi nhớ
Kỹ Năng Làm Việc Nhóm – Tầm Quan Trọng Và Cải Thiện Kỹ Năng Hiệu Quả
I. Kỹ năng làm việc nhóm là gì?Kỹ năng làm việc nhóm (hay teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm việc chung với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp,… nhằm mục tiêu đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung. Cụ thể kỹ năng làm việc nhóm sẽ bao gồm việc các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc. Hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà các công ty quan tâm khi tuyển dụng nhân viên.
– Nhân viên QC Bách Hóa Xanh
– Nhân viên QA Bách Hóa Xanh
– Nhân viên bảo hành
II. Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm– Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên: Khi làm việc nhóm, điều không thể thiếu đó chính là sự giao tiếp giữa các thành viên với nhau. Mọi người sẽ thường dành nhiều thời gian để trao đổi, nói chuyện thông qua các cuộc họp, hoặc những buổi brainstorm. Thông qua đó giúp cho mỗi thành viên trong nhóm cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để những người cùng làm việc chung tìm hiểu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc.
– Giải quyết vấn đề và tăng năng suất công việc: Có câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhằm thể hiện tinh thần và kết quả khi làm việc nhóm. Bởi vì mỗi người sẽ có những điểm mạnh và góc nhìn riêng. Khi tập hợp lại với nhau, vấn đề sẽ được nhìn nhận sâu sắc, khách quan và dưới nhiều góc độ hơn. Nhờ thế mà mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề đó. Ngoài ra, khi công việc được phân chia cho nhiều người thì năng suất công việc sẽ được tăng lên đáng kể so với khi bạn làm việc một mình.
– Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn: Những ý tưởng hay và thành công thường là kết quả của sự đóng góp, nhận xét và cho ý kiến từ nhiều người. Khi một ý tưởng mới được đưa ra, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề mà người nghĩ ra nó chưa hình dung đến. Đó là lúc các thành viên trong nhóm đưa ra góc nhìn và quan điểm của mình nhằm hoàn thiện ý tưởng một cách toàn diện. Nhờ những ý kiến đóng góp đó, mà cả nhóm có thể loại bỏ những ý tưởng chưa tốt để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công việc chung.
– Rèn luyện tính kỷ luật: Khi làm việc chung với nhiều người thì chắc chắn sẽ không thoải mái, tự do như khi làm việc một mình. Bạn phải tôn trọng quy định chung cũng như hoàn thành đúng yêu cầu, tiến độ mà cả nhóm đã đặt ra. Tuy nhiên, đó là một điều tốt vì nó có thể rèn luyện cho các thành viên tính kỷ luật, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
III. Những kỹ năng cần có khi làm việc nhóm– Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản nhất khi bạn làm việc nhóm. Bạn cần phải học cách trò chuyện sao cho lịch sự, tinh tế cũng như trình bày ý tưởng sao cho đồng đội dễ hiểu và tiếp thu nhất. Điều này sẽ tạo thiện cảm và sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.
– Kỹ năng quản lý thời gian: Khi làm việc nhóm thì những cuộc họp chung là điều tất yếu, đôi khi diễn ra rất thường xuyên. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian của mình sao cho đảm bảo có thể tham gia nhiều nhất. Bên cạnh đó, cũng phải quản lý thời gian hoàn thành công việc được giao để không làm ảnh hưởng đến công việc chung của cả nhóm.
– Kỹ năng tư duy phản biện: Trong các cuộc họp chung, bạn sẽ nhận ra câu “9 người 10 ý” là hoàn toàn chính xác. Mỗi người đều sẽ có những quan điểm, ý tưởng hay sáng kiến riêng và mong muốn được công nhận. Do vậy, bạn cần phải có khả năng tư duy phản biện để bảo vệ các ý kiến của mình nếu cảm thấy điều đó là cần thiết, hoặc sẽ mang lại hiệu quả cho dự án.
– Kỹ năng đàm phán, thuyết phục: Mỗi ý tưởng đưa ra thì bạn sẽ phải thuyết phục các thành viên còn lại rằng đó là ý tưởng hay, độc đáo và không có lỗ hổng. Nếu mọi người bị thuyết phục bởi bạn thì họ sẽ chấp nhận và tiếp tục phát triển ý tưởng đó. Ngoài ra, khi phân chia công việc, nếu bạn cảm thấy chưa hợp lý và công bằng thì cần phải đàm phán lại với leader để được không bị thiệt thòi khi làm việc.
– Kỹ năng ra quyết định: Đây là kỹ năng quan trọng khi làm việc nhóm, nhất là đối với người nhóm trưởng hay còn gọi là leader. Sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên thì người nhóm trưởng phải nghĩ đến mục tiêu chung, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhằm đưa ra quyết định mang tính đúng đắn nhất. Điều đó là không dễ dàng vì nó ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nhóm. Vì vậy, bạn cần phải suy nghĩ thấu đáo, xem xét mọi khía cạnh, góc nhìn khi đưa ra quyết định.
– Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Khi mọi ý kiến đã được thống nhất thì cả nhóm phải lên một kế hoạch triển khai và phân chia nhiệm vụ. Kế hoạch đưa ra phải hoàn hảo và việc phân chia, sắp xếp công việc cho mỗi người cũng phải hợp lý, logic. Đây là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần học hỏi và trau dồi.
– Khả năng lãnh đạo và hợp tác: Kỹ năng lãnh đạo chủ yếu dành cho người nhóm trưởng. Lãnh đạo ở đây không chỉ là định hướng, giao việc, đưa ra nhận xét, góp ý sửa đổi cho các thành viên. Mà còn lại kỹ năng động viên, tạo động lực cho cả nhóm cùng hợp tác, làm việc một cách hiệu quả và thoải mái nhất. Ngoài nhóm trưởng thì các nhóm viên cũng nên trau dồi kỹ năng này nếu tương lai muốn trở thành người lãnh đạo tốt.
IV. Rèn luyện và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm– Đặt ra sứ mệnh và mục tiêu chung: Để tất cả các thành viên làm việc một cách hiệu quả, đóng góp vào sự thành công của nhóm thì cần phải đặt ra một mục tiêu chung. Mọi người sẽ phải luôn ghi nhớ và bám sát mục tiêu đó khi thực hiện công việc. Đôi khi phải ưu tiên cho mục tiêu nhóm trên cả mục tiêu của cá nhân để đảm bảo tiến độ và kết quả công việc chung.
– Phân chia rõ ràng vai trò và nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những điểm mạnh riêng trong các mảng, vì vậy cần phân chia nhiệm vụ một cách phù hợp. Khi đã được nhận nhiệm vụ cụ thể, đúng chuyên môn thì từng cá nhân sẽ thực hiện công việc tốt, đóng góp cho sự thành công của cả nhóm. Để làm được điều đó, người leader phải nắm được khả năng và điểm mạnh của mỗi người để có sự phân công hợp lý.
– Cân bằng khối lượng công việc: Công việc cần phải phân chia một cách công bằng, đồng đều khối lượng cho các thành viên trong nhóm. Tránh trường hợp chia cho người này ít nhưng người kia lại nhiều vì sẽ tạo môi trường làm việc không công bằng, lành mạnh, khiến mọi người không thỏa lòng khi làm việc.
– Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết: Luôn nhớ rằng khi làm việc nhóm, mọi người không phải đối thủ mà là đồng đội, là những người bạn của nhau. Vì thế hãy luôn cổ vũ tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn trong công việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu chung. Đó là tinh thần mà bất kỳ đội, nhóm nào cũng cần phải có.
– Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau: Bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thành viên trong nhóm có tính cách và cá tính khác nhau. Nếu muốn tạo được môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ thì mỗi người phải hiểu và tôn trọng lẫn nhau, không nên có thành kiến về đặc điểm của ai đó trong nhóm. Bên cạnh đó, hãy tin tưởng vào khả năng của người khác. Khi cảm thấy mình được người khác tin tưởng thì đó là một động lực lớn để bản thân hoàn thành tốt công việc hơn,
– Có trách nhiệm với công việc được giao: Sự thành công của nhóm là tập hợp công việc và sự nỗ lực của tất cả thành viên. Nếu một người nào đó không hoàn thành tốt thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm. Vì vậy, hãy có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao thật tốt trong thời gian quy định.
– Khuyến khích phát triển cá nhân: Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải được tạo cơ hội để phát triển năng lực cá nhân. Trong vai trò một trưởng nhóm, nếu bạn nhận thấy một người có khả năng làm tốt ở công việc nào đó thì hãy giao nhiệm vụ cũng khuyến khích họ phát triển nhiều hơn trong tương lai.
– Ghi nhận và khen thưởng công bằng: Sự công nhận và khen thưởng là một động lực lớn giúp mỗi người có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Không cần phần thưởng lớn hay giấy khen, đôi khi bạn chỉ cần gửi tới các thành viên một lời ghi nhận công sức hoặc khen thưởng đơn giản cũng đã giúp mọi người nâng cao tinh thần làm việc và cống hiến rồi đấy!
– Tránh quản lý vi mô: Đây là điều mà một người trưởng nhóm cần lưu ý. Có thể nhóm trưởng là người giỏi nhất, có khả năng nhất trong nhóm. Tuy nhiên, hãy tin tưởng đồng đội của mình, đừng quá theo sát từng công việc chi tiết mà hãy để mọi người được thoải mái sử dụng khả năng, sự sáng tạo của mình trong công việc. Việc quản lý vi mô có thể gây phản tác dụng cho kết quả chung.
– Nhân viên Điều phối sửa chữa tại Kho Tận Tâm
– Nhân viên Tối ưu vận hành siêu thị Bách Hoá Xanh
V. Sai lầm trong việc tổ chức hoạt động nhóm 1. Quá nể nang các mối quan hệBạn nên nhớ rằng dù mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp là điều rất quý giá. Tuy nhiên khi làm việc nhóm thì bạn phải đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu. Không phải là bỏ qua hoàn toàn sự tôn trọng lẫn nhau nhưng bạn phải thẳng thắn góp ý, tranh luận nếu cần thiết. Chúng ta không nên lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân và sự tôn trọng nhau trong nhóm.
2. Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ýMột lỗi thường gặp trong khi làm việc nhóm đó là không có chính kiến mà chỉ luôn đồng ý một cách dễ dàng với ý kiến của người khác. Đôi khi là bên ngoài đồng ý nhưng bên trong chưa hiểu rõ được hoặc không tán thành với ý kiến đó. Điều này sẽ khiến cả nhóm không tìm được nhiều khía cạnh và góc nhìn riêng cho vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình trạng nhóm không hiểu ý nhau, mỗi người làm theo một hướng và tạo sự thụ động cho bản thân người đó.
3. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khácAdvertisement
Vấn đề này xảy ra khi có sự phân chia không rõ ràng trong công việc của mỗi người. Người này nghĩ người khác làm, và người khác thì lại không nghĩ đây là nhiệm vụ của mình. Cho đến khi gần hết thời gian rồi mới đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hoặc một trường hợp nữa là mọi người không muốn nhận công việc nên đưa ra những lý lẽ nhằm né tránh nó. Đây là điều không nên có trong nhóm làm việc của bạn.
4. Không chú ý đến công việc của nhómKhi làm việc chung sẽ có một số thành viên khá lơ đễnh, không tập trung đến công việc của nhóm mà chỉ chờ cho đến khi phân chia việc cho mình. Điều này dẫn đến việc họ sẽ thực hiện không đúng theo định hướng của cả nhóm, khiến hiệu quả công việc đi xuống. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp vì ý kiến của bản thân không được nhóm lựa chọn nên không thèm nghe và đóng góp cho nhóm nữa. Đó là thái độ mà bất cứ người nào cũng nên tránh khi làm việc nhóm.
VI. Nổi bật kỹ năng làm việc nhóm với nhà tuyển dụng 1. Đối với CV xin việcCV là nơi đầu tiên bạn có thể cho nhà tuyển dụng tương lai thấy kỹ năng làm việc nhóm của mình. Ghi lại các đội, nhóm mà bạn đã tham gia từ các tình huống trong công việc hoặc các hoạt động cá nhân. Tóm tắt cách bạn đã đóng góp cho các đội, nhóm này và đạt được mục tiêu như thế nào.
Nếu bạn đang viết thư xin việc, hãy nghĩ về cách bạn có thể thể hiện tinh thần đồng đội khi nói về những thành tích và kinh nghiệm làm việc nhóm của bạn. Hãy thể hiện rằng bạn đã có sự góp sức, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để tạo nên sự thành công của cả nhóm. Đây là một ví dụ về thành tích cho thấy bạn có tinh thần đồng đội: “Làm việc như một thành viên của nhóm, giúp sắp xếp lại bộ phận thực phẩm của một cửa hàng bán lẻ để tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái hơn cho khách hàng.”
2. Thể hiện trong buổi phỏng vấnThể hiện kỹ năng làm việc nhóm của bạn trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng có thể rất khó. Bạn thường chỉ tham gia phỏng vấn một mình nên chỉ có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực dựa vào các ví dụ về kinh nghiệm đã tích lũy trước đó. Nếu bạn có thể tham gia vòng thi làm việc nhóm hoặc cuộc phỏng vấn nhóm, đó là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện và tỏa sáng với các kỹ năng làm việc nhóm của mình.
– 10 kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo giỏi
– Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
– Cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định đúng đắn và hiệu quả
Asm Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Để Trở Thành Asm Chuyên Nghiệp
ASM là một vị trí quan trọng đánh dấu bước chuyển mình trong sự nghiệp công việc. Đây là vị trí khiến nhiều người mong muốn phấn đấu. Vậy ASM là gì? Các kỹ năng quan trọng để trở thành một ASM chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu qua bài viết này!
ASM là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Area Sales Manager hay còn gọi là giám đốc bán hàng khu vực. Họ là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng và tư vấn bán hàng khu vực. Các công việc khác như lên kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và thực hiện giám sát bán hàng đều là nhiệm vụ của ASM. Do đó, có thể khẳng định vị trí này đòi hỏi nhiều kỹ năng quan trọng và các kỹ năng mềm khác nhằm đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, giám đốc bán hàng hoặc quản lý bán hàng khu vực còn là cầu nối quan trọng giữa các phòng ban để tạo sự thống nhất trong chiến lược hoạt động và kinh doanh. Thông thường, trách nhiệm của ASM – giám đốc bán hàng khu vực sẽ phải thực hiện các hoạt động trên một phạm vi khu vực rộng lớn hơn so với giám đốc bán hàng thông thường của một công ty. Vì vậy, các chuyến công tác dài ngày ở một quốc gia khác là điều khá bình thường ở vị trí này.
Asm là gì? Area sales manager là gì?
Bạn đã hiểu về Asm là gì cũng như Asm viết tắt của từ gì, điều bạn quan tâm tiếp theo chắc hẳn chính là các công việc chính của Asm là gì hay nói cách khác giám đốc bán hàng khu vực làm gì?
Tiếp đến, ASM sẽ liên tục giám sát các công việc của quản lý bán hàng cấp dưới thông qua các kết quả về báo cáo bán hàng tại từng thời điểm, thời kỳ. Các vấn đề về thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà cung ứng hàng hóa với đối tác, ASM cần chú trọng phát triển.
Do đó, kỹ năng đàm phán và giao tiếp hiệu quả là hai trong số nhiều kỹ năng quan trọng không thể thiếu của một ASM chuyên nghiệp. Các nhiệm vụ khác của ASM là gì? Đó là việc giám đốc bán hàng khu vực có toàn quyền quyết định về việc sa thải các đại diện bán hàng cho công ty có hiệu quả công việc yếu kém và liên tục không đạt doanh thu đề ra.
Asm là gì? Công việc của một ASM là gì?
“Mạnh mẽ” chính là bản chất cần có của một người lãnh đạo. Và đây chính là kỹ năng quan trọng hàng đầu trả lời cho câu hỏi tố chất cần có đầu tiên của ASM là gì?
Với bản lĩnh mạnh mẽ, ASM sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng mà không thiếu phần phán đoán kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, sự mạnh mẽ sẽ khiến ASM dễ dàng vượt qua những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Từ đó nhanh chóng cân bằng mọi thứ tốt nhất có thể. Ngoài ra, bản lĩnh mạnh mẽ của ASM sẽ truyền cảm hứng và tinh thần làm việc đến các nhân viên cấp dưới từ quản lý bán hàng, sale admin đến những người có điều kiện được tiếp xúc.
Công việc của ASM là gì? Đó là việc thực hiện hàng nghìn các công việc từ nhỏ đến lớn, từ bao quát đến chi tiết. Tuy ASM không phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động nhỏ lẻ nhưng họ là người giám sát trực tiếp. Do đó, ASM cần hiểu công việc và các kỹ thuật cơ bản để có thể chỉ dẫn cho người khác. Điều này làm ASM phải có một bộ óc với khả năng phân tích và tổ chức chuyên nghiệp.
Khách hàng chính là đối tượng chính đem lại doanh thu và thu nhập đến cho các công ty kinh doanh. Do đó, phục vụ tốt khách hàng là cách nhanh nhất giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Là một giám đốc bán hàng khu vực, ASM không chỉ hiểu nhu cầu của người mua ở một quốc gia mà còn nhanh chóng thấu hiểu văn hóa dân tộc, văn hóa mua hàng của từng khu vực, từng quốc gia cụ thể trong khu vực đó.
Các yếu tố thông thường thu hút đến sự chú ý của ASM chính là đặc điểm văn hóa, điều kiện kinh tế quốc gia, insight khách hàng… Từ việc tìm hiểu kỹ điều này, ASM sẽ có các cơ sở quan trọng để lên kế hoạch bán hàng và marketing phù hợp.
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động của một tổ chức từ bán hàng, kế toán, tài chính đến đội ngũ hành chính – nhân sự. Thông thường ,các công ty đa quốc gia khá chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân lực từ văn hóa công ty đến văn hóa chăm sóc khách hàng và tiếp nhận feedback của khách hàng.
Các hoạt động truyền thông nội bộ cũng được công ty chú trọng thực hiện. Khi một tổ chức vững mạnh đó là cơ sở để công ty có các định hướng mục tiêu kinh doanh dài hạn. Do đó, ASM sẽ cần có khả năng tuyển dụng được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và đào tạo đội ngũ này trở thành lực lượng nòng cốt của công ty.
ASM cần tuyển chọn được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng tiếp theo của ASM là gì? Đó chính là khả năng lập kế hoạch rõ ràng và có tính tổ chức cao. Tại sao kỹ năng này lại quan trọng với ASM. Bởi lẽ là người lãnh đạo bán hàng cấp cao, cấp khu vực, bạn cần có khả năng lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể để các nhân viên bên dưới tiếp nhận yêu cầu, nhiệm vụ và thực hiện chúng một cách tốt nhất. Điều này cũng góp phần giúp các hoạt động được triển khai theo đúng mục đích đã đề ra, có sự thống nhất.
Sự nhạy bén trong kinh doanh của ASM là gì? Yếu tố nhạy bén trong kinh doanh là điều kiện quan trọng để ASM chớp lấy các cơ hội bán hàng và kinh doanh. Nhờ vậy mà doanh số có thể tăng vọt lên và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Không phải ai cũng có khả năng nhạy bén với các cơ hội trong công việc. Đó cũng là điểm khác biệt quan trọng của một ASM.
Sự nhạy bén không chỉ giúp vị thế của bạn trong tổ chức ngày càng được khẳng định mà còn mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Đó là lý do vì sao hiện nay có nhiều doanh nghiệp startup đứng lên khởi nghiệp bởi vì họ đã nhìn nhận được những “miếng bánh béo bở của thị trường” và muốn tập trung khai thác cơ hội hiếm có đó.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của Internet và công nghệ thông tin. Chúng ta ghi nhận những thay đổi trong hoạt động kinh doanh và truyền thông của các thương hiệu lớn nhỏ khi có sự xuất hiện của mạng xã hội. Đó là điều không thể phủ nhận. Do đó, việc tiến hành áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật không còn là điều cần khích lệ mà đã trở thành sự ép buộc cần có nhằm giúp các doanh nghiệp không bị bỏ lại trong hành trình này. Là một ASM chuyên nghiệp, bạn cần có kỹ năng này. Vậy biết cách sử dụng công nghệ để tăng năng suất công việc đối với ASM là gì?
Bạn có thể hiểu, ASM sẽ là người tiên phong sử dụng các công nghệ mới trong hoạt động bán hàng của khu vực. Ngoài ra, họ cần phải là người truyền cảm hứng để các nhân viên khác cùng thực hiện điều này. Chẳng hạn, ASM cần lên kế hoạch bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và có thể áp dụng các hình thức marketing online mới để tăng điểm “chạm” với khách hàng như Affiliate marketing hay Influencer marketing.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 6 Tuổi Và Những Điều Cha Mẹ Cần Nhớ trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!