Bạn đang xem bài viết Du Lịch Bắc Hà (Lào Cai): 5 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Nhất được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng quan về Bắc HàHuyện Bắc Hà nằm ở phía đông bắc tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp huyện Si Ma Cai, phía nam giáp 2 huyện Bảo Yên và Bảo Thắng, phía đông giáp với huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang và phía tây giáp huyện Mường Khương. Tên gọi Bắc Hà có nguồn gốc từ tiếng Tày ” Pạc ha” nghĩa là “trăm bó gianh”. Nếu bạn muốn du lịch Lào Cai, thì Bắc Hà là sự lựa chọn không thể thiếu bởi cảnh vật tự nhiên nơi đây cùng những địa điểm đẹp đến nao lòng.
5 địa điểm du lịch Bắc Hà đẹp, nhất định phải ghé Thung lũng hoa Bắc HàĐánh giá chất lượng: 3.8/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Thải Giàng Phố, Bắc Hà, Lào Cai
Giá thành: Khoảng 30.000 VNĐ/ 1 người
Giờ mở cửa: 8h – 22h20
Số điện thoại: Không có
Facebook: Không có
Ưu điểm: Trồng và trưng bày rất nhiều hoa, kể cả những loài hoa quý hiếm.
Nhược điểm: Cách khá xa trung tâm thành phố, khó di chuyển.
Thung lũng hoa Bắc Hà nổi tiếng là địa điểm gieo trồng và trưng bày rất nhiều loài hoa đẹp từ mọi miền đất nước. Ở đây có nhiều giống hoa từ cơ bản cho đến quý hiếm đảm bảo làm hài lòng du khách thích ngắm hoa hay sống ảo.
Đến với thung lũng hoa Bắc Hà, các bạn sẽ được đắm chìm trong một không gian rực rỡ đầy màu sắc của những loài hoa và tận hưởng bầu không khí trong lành của đất trời.
Du lịch đền Bắc HàAdvertisement
Đánh giá chất lượng: 4.0/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà, Bắc Hà, Lào Cai
Giá thành: Miễn phí
Giờ mở cửa: Mở cả ngày
Số điện thoại: Không có
Facebook: Không có
Ưu điểm: Nằm ngay trung tâm thành phố
Nhược điểm: Đông đúc vào ngày diễn ra lễ hội
Đền Bắc Hà được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ Gia Quốc công Vũ Văn Mật. Nằm tọa lạc tại trung tâm thị trấn Bắc Hà, đền Bắc Hà nổi tiếng với vẻ đẹp linh thiêng và cổ kính cùng núi non phong cảnh hữu tình. Mỗi năm, có tới hàng nghìn lượt khách tụ hội về đây để tham dự Lễ hội đền Bắc Hà diễn ra vào ngày 10 tháng Hai (âm lịch). Trong lễ hội thường tổ chức các trò chơi dân gian như đẩy gậy, đánh cờ, kéo co,…
Dinh thự Hoàng A TưởngĐánh giá chất lượng: 4.1/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà, Bắc Hà, Lào Cai
Giá thành: Khoảng 20.000 VNĐ/ 1 người
Giờ mở cửa: 8h – 17h
Số điện thoại: Không có
Facebook: Không có
Ưu điểm: Nằm ngay trung tâm thành phố
Nhược điểm: Không có
Dinh thự Hoàng A Tưởng được khởi công xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Ngôi biệt thự mang phong cách Á – u kết hợp, vô cùng bề thế, nổi bật với nước sơn màu vàng tươi và vẻ đẹp hết sức cổ kính.
Du lịch Núi cô TiênĐánh giá chất lượng: 4.0/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Tả Chải, Bắc Hà, Lào Cai
Giá thành: Miễn phí
Giờ mở cửa: Mở cả ngày
Số điện thoại: Không có
Facebook: Không có
Ưu điểm: Phong cảnh đẹp, không gian thoáng đãng
Nhược điểm: Nằm khá xa trung tâm, đường lên núi khá khó khăn
Là một ngọn núi mang vẻ đẹp đầy thơ mộng, xung quanh được bao phủ bởi cao nguyên đá vôi vòm sông chảy, mang lại sự yên bình cho du khách đến tham quan.
Đến núi Cô Tiên, du khách không chỉ được tìm hiểu thêm những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân tộc mà còn có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên với bao kỳ thú.
Du lịch đền Trung ĐôĐánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Bảo Nhai, Bắc Hà, Lào Cai
Giá thành: Miễn phí
Giờ mở cửa: Mở cả ngày
Số điện thoại: Không có
Facebook: Không có
Ưu điểm: Khu di tích lịch sử với những nét đẹp truyền thống.
Nhược điểm: Trải qua hơn 300 năm lịch sử nên đền chịu nhiều tổn hại bởi thời gian.
Đền Trung Đô là di tích lịch sử cấp quốc gia nằm ở Bắc Hà – Lào Cai. Ngôi đền đã tồn tại hơn 300 năm, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, tâm linh lớn lao mà còn là nét đẹp văn hoá đặc trưng của người dân nơi đây.
Đến làng Trung Đô, bạn không những được tìm hiểu nét đẹp tâm linh tại đền Trung Đô mà còn có cơ hội khám phá thêm các kiến thức văn hoá, lịch sử khác như cổng làng, thành cổ Trung Đô, cây gạo Nàng Niến, cột đá thề, bia đá, hoa sen…
Mua kem chống nắng các loại tại chúng tôi để mang theo khi đi du lịch:
Kinh Nghiệm Du Lịch Bắc Hà, Lào Cai
ALONGWALKER – Bắc Hà là một huyện thuộc Đông Bắc Lào Cai, có nhiều danh thắng cảnh đẹp mang đậm nét tự nhiên và lịch sử. Cùng với những cảnh sắc thiên nhiên ban tặng như các dãy núi hùng vĩ, sông suối và hang động, con người hiền hậu mến khách. Vùng đất này còn là nơi hội tụ các sắc màu văn hoá dân tộc những đặc sản riêng của Tây Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt níu giữ chân khách thập phương khi đến du lịch Bắc Hà. Nơi đây được mệnh danh là cao nguyên trắng vùng Tây Bắc, mỗi dịp xuân về, hoa mận nở trắng cả các triền đồi, triền núi, cũng như trong các vườn nhà dân.
Lễ hội đua ngựa Bắc Hà (Ảnh – Mạc Kỳ Như)
Giới thiệu Bắc HàBắc Hà những năm đầu thế kỷ 20 (Ảnh – Tư liệu)
Cái tên Bắc Hà xuất phát từ cụm từ tiếng Tày “Pạc ha” nghĩa là “trăm bó gianh”. Thời thuộc Pháp, người Pháp ghi lại âm Pạc ha bằng chữ cái latinh thành Pakha. Người Việt đọc trại thành Bắc Hà rồi trở thành tên gọi chính thức của vùng đất này.
Ngoài ra Bắc Hà còn được ví với cái tên “cao nguyên trắng”, bởi vì trong những năm 1985 – 1986 trở về trước tại các khu vực miền núi việt Nam như Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Nghệ An người ta trồng khá nhiều loại cây gây nghiện như anh túc, cần sa với diện tích ước lượng khoảng 19.055 ha (Lào Cai giai đoạn 91-92 diện tích gieo trồng là 801 ha).
Tuy nhiên, thời bấy giờ anh túc và cần sa được trồng để lấy rau và làm thuốc giảm đau và chống ho bởi người dân nơi đây và Bắc Hà cũng như các vùng khác cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của những loại cây này như một loại dược liệu. Hơn nữa, do trong thời kỳ này nhà nước ta chưa có những chủ trương, luật pháp và biện pháp nhất quán về kiểm soát ma túy, khi thì nghiêm cấm, khi thì khuyến khích hoặc nới lỏng…Trong Hội đồng tương trợ kinh tế nước ta được phân công trồng cây thuốc phiện cung cấp làm nguyên liệu sản xuất tân dược…
Trung tâm Bắc Hà hiện nay (Ảnh – Nam Binh Nguyen)
Do vậy đến vụ mùa 1985 – 1986 diện tích gieo trồng cây thuốc phiện và cây cần sa đã lên tới 19.055 ha (cây cần sa 5 ha, cây thuốc phiện 19.050 ha). Diện tích thu hoạch tới 16.876 ha (cây thuốc phiện 16.871 ha). Sản lượng thuốc phiện thu hoạch 53.883 kg, cần sa 10.470 kg. Các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Yên Bái, Lai Châu, Cao Bằng là 6 tỉnh trồng và thu hoạch vào loại cao nhất trong cả nước…
Cho đến năm 1993, Nhà nước đã tập trung hơn vào việc vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện. Kết quả về diện tích và sản lượng cây thuốc phiện đã giảm bớt. Nhưng lúc này vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một giải pháp ổn định giúp họ không tái trồng các loại cây này nữa. Do vậy, Lào Cai đã triển khai dự án trồng mận để thay thế loại cây trên.
Nên đi du lịch Bắc Hà vào thời gian nào?Mỗi mùa hoa mận về, cả Bắc Hà như một cao nguyên trắng quyến rũ, thu hút rất nhiều khách đến du lịch Bắc Hà (Ảnh – Kiên TT)
Vào mùa xuân, trước và sau Tết Âm lịch là mùa của hoa mận nở.
Lễ hội Đua ngựa Bắc Hà theo thông lệ được tổ chức vào đầu tháng 6 hàng năm sau khi mận đã chín.
Lễ hội rước Đất rước Nước vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.
Chợ phiên Bắc Hà diễn ra vào chủ nhật hàng tuần.
Lễ hội đền Bắc Hà vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm
Hướng dẫn đi tới Bắc Hà Phương tiện cá nhân Ô tôĐường đi Bắc Hà cũng khá dễ do không có quá nhiều đèo dốc, các bạn có thể tự đi bằng phương tiện cá nhân (Ảnh – cungphuot.info)
Với tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, các bạn sử dụng ô tô cá nhân có thể tới Bắc Hà tương đối nhanh. Từ Hà Nội các bạn vào cao tốc rồi chạy khoảng 200km, thoát ra ở nút giao IC17 (Xuân Giao) rồi đi theo QL4E tới ngã 3 Bắc Ngầm thì rẽ vào TL153 (tổng khoảng 50km nữa) sẽ tới Bắc Hà. Các bạn lưu ý là tuyến đường cao tốc Hà Nội Lào Cai chỉ khoảng hơn 100km đầu có 4 làn xe và được chạy tối đa 100km/h, phần còn lại của tuyến đường chỉ có 2 làn không có dải phân cách giữa, tốc độ chỉ được phép 80km/h. Toàn bộ tuyến đường có camera tự động nên lưu ý tuân thủ đúng tốc độ và làn đường.
Xe máyĐi xe máy sẽ lâu hơn ô tô do không được chạy trên cao tốc, thời gian đi từ Hà Nội tới Bắc Hà bằng xe máy ước chừng khoảng 8 tiếng (Ảnh – lih.nh)
Xe máy không thể đi lên cao tốc nên nếu chạy xe máy từ Hà Nội các bạn cứ đi phía dưới cầu Thăng Long (tầng 1 dành cho xe máy) rồi rẽ đường Mê Linh đi Vĩnh Phúc. Tiếp các bạn cứ bám theo QL2A tới Việt Trì tiếp tục chạy trên QL2 (AH14). Tới ngã 3 Đoan Hùng các bạn rẽ trái vào QL37 và tiếp tục tuyến QL70 qua Yên Bái, sang Lào Cai tới Ngã 3 Bắc Ngầm, đi tiếp khoảng 1km sẽ thấy có biển rẽ phải TL153 đi Bắc Hà, từ đây về tới trung tâm thị trấn còn chừng hơn 20km nữa thôi.
Phương tiện công cộng Đi thẳng tới Bắc HàBến xe khách Bắc Hà (Ảnh – Thai Vo Hong)
Bắt xe đi Bắc Hà trực tiếp từ Hà Nội, các xe này sẽ xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Hiện đang có một vài nhà xe khai thác tuyến này với các điểm đầu xuất phát từ Hà Nội, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng. Tùy vào vị trí các bạn có thể lựa chọn xe cho phù hợp.
Dừng ở Lào CaiĐi từ Hà Nội lên Lào Cai rồi từ Lào Cai đi Bắc Hà, để đi từ Hà Nội lên Lào Cai các bạn có thể thêm lựa chọn đi bằng tàu hỏa. Từ Bến xe Lào Cai hàng ngày có rất nhiều chuyến xe đi Bắc Hà, thường các xe này khởi hành từ sáng cho đến khoảng 3h chiều nên các bạn thoải mái lựa chọn thời gian cho phù hợp.
Đi từ Bắc Hà đi SapaTừ Bến xe Bắc Hà các bạn có thể tìm xe đi Sa Pa hoặc xe đi Lào Cai (rồi nối chuyến đi tiếp Sa Pa). Phương án này dành cho các bạn muốn đi du lịch Bắc Hà và Sa Pa trong cùng một chuyến đi và không mang theo phương tiện cá nhân.
Đi lại tại Bắc HàTrong một số trường hợp, nếu các bạn muốn kết hợp đi Bắc Hà rồi đi một vài địa điểm du lịch khác ở Lào Cai như Si Ma Cai, Y Tý hay Sa Pa thì các bạn nên chủ động mang xe máy theo. Xe máy có thể gửi bằng tàu hỏa tới ga Lào Cai rồi từ Lào Cai các bạn đi tới Bắc Hà bằng phương tiện của mình. Nếu chỉ chơi ở Bắc Hà, các bạn có 2 phương án
Thuê xe máyBắc Hà nhỏ nhưng để khám phá được các địa điểm thú vị ở đây, các bạn cũng nên có phương tiện để chủ động di chuyển. Thuê xe máy ở Bắc Hà chưa phát triển lắm nhưng cũng có, các bạn có thể nhờ khách sạn hoặc homestay mình ở liên hệ hỏi giúp là đảm bảo nhất.
Xe ômHiện ở Bắc Hà đã có đội vận chuyển khách hoạt động chuyên nghiệp, với lợi thế là người dân địa phương vừa quen đường, vừa biết về các địa chỉ du lịch hấp dẫn nên sẽ rất phù hợp cho các bạn không có xe nhưng vẫn muốn khám phá Bắc Hà. Các bạn có thể liên hệ theo số điện thoại 0944537478 để đặt xe.
Lưu trú tại Bắc Hà Khách sạn nhà nghỉNếu không có phương tiện cá nhân, các bạn nên lưu trú ở các khách sạn nằm ngay trung tâm thị trấn Bắc Hà để tiện di chuyển (Ảnh – quanphe ngoduc)
Trên địa bàn huyện Bắc Hà hiện có khoảng 50 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 23 khách sạn, nhà nghỉ với gần 350 phòng và 26 hộ kinh doanh lưu trú tại gia (homestay) ở các xã, thị trấn (mỗi hộ đón tiếp tối đa từ 10 – 20 lượt khách/ngày). Bên cạnh đó, tại thị trấn Bắc Hà còn có 24 nhà hàng, cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ, ăn uống của khoảng 2000 khách.
HomestayHiện giờ Bắc Hà đang có rất nhiều homestay phục vụ du khách nhưng thường xa trung tâm, nếu có xe các bạn hãy nên ở (Ảnh – Christoph Elskens)
Những năm gần đây, homestay là một trong những loại hình du lịch phát triển mạnh tại Bắc Hà với gần 30 nhà nghỉ homestay, tập trung chủ yếu tại thôn Bản Phố (Bản Phố), thôn Na Lo (Tà Chải), thôn Trung Đô (Bảo Nhai), thôn Na Hối Tày và thôn Na Hối Nùng (Na Hối). Homestay ở Bắc Hà hiện mang đúng nghĩa của loại hình dịch vụ này, ở cùng người dân và được trải nghiệm các hoạt động, sinh hoạt cùng chính họ.
Một số homestay tốt ở Bắc Hà
Ngủ lều Các địa điểm du lịch ở Bắc Hà Bản đồ du lịch Bắc Hà Các loại hoa đẹp ở Bắc Hà Hoa mậnMùa hoa mận, khắp vùng Bắc Hà chỉ toàn một màu trắng (Ảnh – lacai_eatandgo)
Toàn huyện Bắc Hà có khoảng hơn 500ha trồng mận tam hoa, đặc sản nổi tiếng của mảnh đất này. Hoa mận ở Bắc Hà thường nở vào dịp ngay trước Tết Âm Lịch và còn phụ thuộc vào thời tiết của từng năm. Những khu vườn trồng mận ở Bắc Hà mỗi mùa hoa nở cũng mang màu sắc trắng tinh khôi, đẹp không kém gì mùa hoa mận Mộc Châu.
Mai anh đàoNgoài khu vực công viên, nhiều nhà dân ở Bắc Hà cũng trồng loại hoa này ngay trước cửa (Ảnh – cungphuot.info)
Hoa anh đào trồng ở Sa Pa đã được nhiều người biết đến, nhưng ít ai biết rằng hoa anh đào trồng ở Công viên hồ Na Cồ Bắc Hà cũng rực rỡ không hề thua kém. Dãy hoa trồng dọc bờ hồ tạo điểm nhấn tuyệt đẹp cho khung cảnh công viên là quà tặng của Đại sứ quán Nhật Bản dành cho huyện Bắc Hà. Mai Anh Đào ở Bắc Hà sẽ nở vào khoảng đầu năm dương lịch, gần với thời điểm hoa mận nở.
Tam giác mạchGiờ đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hoa tam giác mạch ở rất nhiều nơi trên vùng cao (Ảnh – Anh Huy)
Đã từ nhiều năm nay, hoa tam giác mạch không còn chỉ là “đặc sản” của vùng cao nguyên đá Hà Giang nữa. Nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, rất nhiều nơi ở vùng cao Tây và Đông Bắc đã trồng và biến tam giác mạch thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Bắc Hà cũng vậy, để phát triển du lịch Bắc Hà đã tiến hành trồng khá nhiều cây tam giác mạch ở các điểm như Pờ Chồ 2 (xã Lầu Thí Ngài), Sân Bay 2 (xã Thải Giàng Phố) và Lả Dì Thang (xã Tả Van Chư). Khác với các địa phương khác, tam giác mạch ở Bắc Hà thường được trồng để kịp nở vào các dịp nghỉ lễ dài như 30-4, lễ hội đua ngựa Bắc Hà vào đầu tháng 6 và dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Bảo Nhai Đền Trung ĐôĐền Trung Đô ở Bắc Hà (Ảnh – Michaela Neumann)
Đền Trung Đô là nơi thờ tướng quân Gia Quốc công Vũ Văn Mật cùng các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ bảo vệ biên cương Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa (Lào Cai ngày nay) thành trung tâm kinh tế – xã hội thời bấy giờ.
Thắng cảnh Hang TiênHang Tiên nằm trên tuyến du lịch sông Chảy (Ảnh – lili.ontheway)
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Hai bên là cánh rừng nguyên sinh, phủ lên cảnh quan một miền khí hậu trong lành mát mẻ.
Hang Tiên gắn liền với huyền thoại ba nàng tiên; truyền khẩu rằng xưa kia có ba nàng tiên được vua cha cho đi thăm thú cõi trần gian, thây nơi đây sơn thuỷ hữu tình, các nàng không muốn trở về. Đã hết hạn, không thấy con về, Ngọc Hoàng nổi giận sai thiên lôi xuống trị tội. Ba nàng trốn trong hang cao hơn mặt nước khoảng 200m ngự trên vách thành. Do không chấp hành chiếu chỉ, thiên lôi nổi giận giẫm sạt một góc núi nơi ba nàng tiên trú ngụ. Biết không thoát khỏi trừng phạt, ba nàng đã gieo mình tự vẫn. Xác ngược dòng nước dìu xuống hạ lưu nơi trung tâm xã Bảo Nhai hiện nay, được dân làng vớt lên làm miếu thờ mang tên miếu Ba Cô.
Thị trấn Bắc Hà Chợ phiên Bắc HàNhững tấm vải sặc sỡ được bày bán sẵn ở chợ để người dân có thể mua về và may những trang phục mặc hàng ngày (Ảnh – cungphuot.info)
Tuần nào cũng vậy, cứ vào Chủ nhật là chợ phiên Bắc Hà diễn ra. Người dân kéo nhau về thị trấn Bắc Hà để họp chợ với muôn vàn mặt hàng khác nhau. Phiên chợ chủ yếu là nơi trao đổi, mua bán của bà con dân tộc thiểu số thuộc các bản, làng lân cận. Tại phiên chợ Bắc Hà, bạn có thể tìm thấy những món đồ khác lạ của người dân tộc, cũng như thưởng thức đặc sản vùng cao, như thắng cố, rượu ngô, rượu thóc hay trà hoa tam thất…
Chợ phiên ngoài là nơi để trao đổi, buôn bán hàng hóa cũng là dịp để đồng bào vùng cao gặp gỡ và trò chuyện với nhau thông qua những hoạt động trong chợ (Ảnh – cungphuot.info)
Nếu có cơ hội ngắm nhìn phiên chợ từ trên cao, bạn sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp độc đáo của chợ. Những sắc màu rực rỡ trên trang phục của đồng bào các dân tộc nổi bật cả một vùng, như vườn hoa đang đua nở. Thời xa xưa, chợ phiên được mở trên một đồi thoải. Nhưng ngày nay, chợ đã được xây dựng khang trang và phân thành 4 khu vực, gồm khu bán đồ thổ cẩm; khu bán đồ tạp hóa, trang sức; khu bán gia súc và khu hàng ăn. Trong đó, tấp nập nhất phải kể đến những gian hàng bán đồ thổ cẩm và khu ăn uống tấp nập người vào ra.
Nếu đã đến chợ phiên Bắc Hà, chắc chắn bạn không thể bỏ qua món thắng cố, món ăn được coi là nổi tiếng nhất ở đây. Thắng cố hay còn gọi là Khấu Tha có nghĩa là “canh thịt”, được nấu từ nhiều loại thịt khác nhau, nhưng ngon nhất là thịt ngựa. Thịt được ướp với gia vị truyền thống, như thảo quả, địa điền, muối hạt… rồi đem xào nấu trên chiếc chảo lớn. Thịt được ninh trong nhiều giờ đến khi chín nhừ, hòa quyện với các gia vị, tạo nên hương thơm ngào ngạt, hấp dẫn.
Chợ đêm Bắc HàNhiều hoạt động văn nghệ thú vị được tổ chức ở chợ đêm Bắc Hà (Ảnh – cungphuot.info)
Chợ đêm Bắc Hà sẽ được tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần tại khu vực chợ trung tâm huyện với các hoạt động như: Văn hóa văn nghệ, gồm các tiết mục văn nghệ của người dân tộc địa phương như múa xòe, múa khèn, múa xênh tiền, hát đối… Ngoài ra, tại chợ đêm còn có khu vực kinh doanh ẩm thực, đặc sản thắng cố, xôi bảy màu Bắc Hà và các gian hàng bán sản phẩm truyền thống của người dân tộc địa phương như thổ cẩm, váy, áo, quà lưu niệm.
Dinh thự Hoàng A TưởngToàn cảnh khu dinh Hoàng A Tưởng (Ảnh – Hung Nguyen)
Khởi công năm 1914, song đến năm 1921, dinh Vua Mèo mới được hoàn thành. Chủ nhân của dinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là một thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng.
Tương truyền, dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng đươc thầy Tàu về xem thế đất theo phong thủy. Dinh tọa lạc trên một quả đồi rộng ở châu Bắc Hà, nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, phía sau và hai bên đều có núi, phía trước có một dòng suối uốn lượn và có núi thế mẹ bồng con.
Thế đất “tựa sơn đạp thủy” vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau vinh hiển. Khu dịnh thự vua Mèo đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ như Bắc Hà.
Khu dinh thự vua Mèo là một kết cấu kiến trúc khá đặc biệt so với kiến trúc các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi để ở của cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng, song cũng là nơi làm việc và còn có chức năng pháo đài bảo vệ. Toàn bộ dinh có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4.000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ.
Dinh được hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Vì vậy, kiến trúc của dinh có sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17-18 và kiến trúc phương Đông. Trong đó nổi lên là các nét kiến trúc phương Tây được thể hiện trong những chi tiết như họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cửa lan can trổ ra hình vòm, cột nhà thanh thoát, lan can, cầu thang vòng, hành lang lát gạch. Kết cấu bên trong của dinh khá đẹp. Qua cửa chính, bên trong là một khu sân rộng, xưa là nơi diễn ra các hoạt động chính của nhà thổ ti. Khu nhà chính phía cuối sân, có hai tầng với diện tích 420m2, thường là nơi hội họp của gia đình.
Và bên trong dinh (Ảnh – Duc Nam Nguyen)
Ngoài ra, khu dinh còn có các hạng mục khác như hai dãy nhà phụ ở hai bên, mỗi dãy nhà có hai tầng thấp hơn dãy nhà chính, gồm ba gian với diện tích 300m2. Đây là nơi sinh hoạt của các bà vợ Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng. Ngoài ra còn có thêm hai dãy nhà phụ hai tầng có kiến trúc đơn giản hơn dùng làm nơi ở cho quân lính, phu phen và người hầu. Dinh thự nhà họ Hoàng được xây dựng bằng đá vôi, cát, mật mía ở địa phương và xi măng, sắt thép chở từ Hà Nội và Lào Cai lên.
Đền Bắc HàĐền Bắc Hà (Ảnh – cungphuot.info)
Đền Bắc Hà được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 thờ phụng hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật – người gốc Gia Lộc, Hải Dương. Xưa kia hai ông lên động Ngọc Uyển (vùng Bắc Hà ngày nay) xây dựng căn cứ quân sự và ổn định đời sống dân cư cả một vùng biên giới rộng lớn. Sách sử có ghi: “Đời vua Tự Đức năm thứ 7(1855) sắc phong các chúa Bầu (anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật) làm quốc công hùng cứ Bắc Hà, làm cho vùng đất này trở thành trù phú, dân cư đông đúc”. Sử nhà Nguyễn chép “Uy thế nhà Lê nổi là nhờ sức của anh em họ Vũ đã có công đánh giặc, bờ cõi được yên, nhân dân an lạc”.
Nhà Nguyễn cũng sắc phong anh linh các chúa Bầu làm tổng binh trấn thủ Tuyên Quang. Năm Gia Long thứ nhất xét công bách thần cả nước, quốc công Vũ Văn Mật được liệt vào hàng công thần đời Lê Trung Hưng. Để tưởng nhớ người anh hùng đã có công với vùng đất này, nhân dân nơi đây đã cùng nhau xây dựng lên ngôi đền này để hàng năm tưởng nhớ về người anh hùng đã có công với nước, một thời bình ổn vùng biên giới phía Tây Bắc của Tổ Quốc ta. Đền Bắc Hà có một ý nghĩa lịch sử sâu sắc và có tầm ảnh hưởng đến đời sống chính trị, văn hóa xã hội đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Lễ hội chính đền Bắc Hà được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 (âm lịch) tại đền ngay thị trấn Bắc Hà, để tưởng nhớ ngày mất Gia quốc công Vũ Văn Uyên, người đã có công dẹp loạn an dân, hùng cứ vùng Tây Bắc thế kỷ 16-17. Từ đó đến nay ngôi đền là nơi để nhân dân trong vùng và du khách thập phương ngưỡng vọng người có công với dân với nước.
Một số chợ phiên Chợ Cán CấuCán Cấu là chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc (Ảnh – Lam Phu Nghiem)
Chợ phiên Cán Cấu họp ngay ven đường 153 – con đường đất duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên giới Si Ma Cai, thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai. Chợ thường họp vào thứ Bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm, kéo dài từ sáng sớm đến quá trưa. Đến chợ chủ yếu là người các dân tộc Mông (Hoa) và Giáy. Ngoài các loại nông sản và sản vật địa phương, chợ Cán Cấu còn nổi tiếng bởi đây là chợ trâu lớn nhất Tây Bắc, mỗi phiên có tới hàng trăm con trâu được người dân và các thương lái đưa về “hội tụ” tại chợ. Bà con các dân tộc khắp nơi đổ về, có người đến đây để mua bán nhưng cũng có những người đến chợ để xem, tìm niềm vui, gặp gỡ người thân, bạn bè…
Chợ Lùng PhìnhChợ Lùng Phình (Ảnh – lulalulonghaha)
Cách thị trấn Bắc Hà khoảng 10km, Lùng Phình là một địa danh có lịch sử hình thành từ lâu đời, chợ hình thành gắn với cái tên Lùng Phình, từ đó đến nay chưa một lần đổi tên. Lùng Phình theo tiếng quan hoả có nghĩa là Rồng Bằng. Địa thế của chợ gợi lên ý tưởng đặt cái tên ấy. Địa thế, tên gọi ấy góp phần làm tăng tính đặc sắc cho phiên chợ.
Chợ Cốc LyToàn cảnh chợ phiên Cốc Ly (Ảnh – Cao Hương)
Chợ Cốc Ly là chợ của đồng bào dân tộc sống ở phía tây bắc huyện Bắc Hà. Chợ họp ngay bên cạnh chiếc cầu treo bắc qua sông Chảy. Mỗi tuần chợ chỉ họp một phiên vào ngày thứ ba. Nhìn từ xa, chợ Cốc Ly giống như một bức tranh thủy mặc và rất sinh động.
Bản PhốNấu rượu ngô ở Bản Phố, Bắc Hà (Ảnh – YanShots)
Là nơi sản sinh ra loại rượu Ngô mang lại danh tiếng cho Bắc Hà, bản Phố là một bản của người Mông nằm cách Bắc Hà khoảng 4km. Tại đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng rừng mận tam hoa, đào đang chín đỏ, được thả mình nghỉ dưỡng, tận hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành mà còn được thưởng thức hương vị ẩm thực vùng cao, tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc Mông qua việc thăm làng nghề nấu rượu ngô đặc sản Bản Phố.
Na Hối Trang trại Hoa Hồng Hoàng hôn Ngải ThầuHoàng hôn trên đỉnh Ngải Thầu (Ảnh – Anh Nguyen)
Một trải nghiệm không thể nào quên đối với du khách khi đến Bắc Hà là lên đỉnh Ngải Thầu (xã Na Hối) ngắm hoàng hôn. Dọc đường từ Bắc Hà đi Ngải Thầu, phong cảnh hai bên đường vô cùng hấp dẫn với những thung lũng rợp hoa ngô, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt mát trải dài trên sườn núi, và hoa dại mọc khắp nơi trong thung lũng. Xe ô tô đến Ngải Thầu có thể đậu phía ngoài, cách đỉnh đồi khoảng gần 2km, và từ đây bạn phải leo bộ lên đồi (các bạn có thể tìm điểm này trên Google Maps với tên Ngai Thau Sunset View)
Thung lũng hoa Bắc HàThung lũng hoa nằm ở xã Thải Giàng Phố (Ảnh- cungphuot.info)
Cách trung tâm Bắc Hà khoảng 1,5 km, thung lũng hoa Thải Giàng Phố do một đơn vị tư nhân đầu tư xây dựng để phát triển cùng với hình thức du lịch sinh thái. Thải Giàng Phố mùa nào cũng có hoa nở, xuyên suốt cả 4 mùa là hoa phong lan. Bên cạnh đó, ở đây còn được trồng rất nhiều loại hoa đường phố như cẩm tú cầu, tử la lan, cát tường, dạ yến ngọc thảo… Hai loại màu gắn kết tạo nên vẻ đẹp sặc sỡ cho Thải Giàng Phố là màu tím của oải hương và màu xanh vàng tươi của các loài lan. Các loài hoa ở đây sẽ rực rỡ nhất vào khoảng giữa hè, nếu đến vào thời điểm cuối năm hầu như không có hoa.
Đồi truyền hìnhMột ngọn đồi cao, trước đây có đặt trạm viba. Trên đỉnh đồi là đài truyền hình của huyện, nên dân bản xứ gọi đây là đồi truyền hình. Từ trên đỉnh đồi, có thể nhìn bao quát được toàn thị trấn, rực rỡ những ánh đèn về đêm.
Rừng chè Hoàng Thu PhốRừng chè cổ thụ ở Hoàng Thu Phố (Ảnh – laocaitourism)
Hoàng Thu Phố là một xã vùng cao của Bắc Hà, đây được coi là cái nôi của cây chè. Từ thị trấn Bắc Hà đi về hướng Tây khoảng 12km, qua những cung đường uốn lượn là đến xã Hoàng Thu Phố. Đường vào rừng chè khá thuận lợi. Du khách đi 12 km đường nhựa từ thị trấn Bắc Hà đến trụ sở Ủy ban xã Hoàng Thu Phố. Sau đó, tiếp tục đi 5 km đường rải đá đến thôn Hoàng Hạ sẽ gặp rừng chè đầu tiên. Nếu bạn muốn ngắm rừng chè lớn hơn, cây to hơn thì rẽ trái đi bộ khoảng 500 m vào sâu phía trong.
Thác Sông LẫmThác Sông Lẫm (Ảnh – Tráng Xuân Cường)
Nằm cách trung tâm xã Tả Củ Tỷ gần 6km đường bộ, bản Sông Lẫm là nơi định cư của đồng bào dân tộc Nùng, nằm ven bìa rừng nguyên sinh rộng lớn của huyện Bắc Hà và Xín Mần. Nơi đây nổi tiếng với dòng thác bạc tựa như “mái tóc suối” cùng với nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng
Tả Van ChưRuộng bậc thang ở Tả Van Chư (Ảnh – nghianc58)
Cách trung tâm huyện khoảng 20km, Tả Van Chư với khí hậu trong lành, mát mẻ cùng hệ sinh thái đa dạng. Tả Van Chư nằm giữa hai dãy núi cao ở hai bên bờ sông Chảy là dãy Nàn Sín (huyện Si Ma Cai) và dãy Cao Sơn (huyện Mường Khương). Lưng chừng 2 dãy núi là những con đường mòn uốn lượn, thấp thoáng những bản nhỏ là nơi tập trung sinh sống của đa số đồng bào dân tộc Mông.
Động Thiên LongDanh thắng động Thiên Long, người dân địa phương gọi là “Hang Rồng”, là một hệ thống hang động rộng lớn, nằm sâu trong lòng núi Rồng, ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, thuộc địa bàn thôn Nhìu Cồ Ván, xã Tả Van Chư. Đây là hang động còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bí với nhiều tầng lớp thạch nhũ lớn. Tổng chiều dài của động khoảng 470 m, được chia làm 3 tầng khác nhau, mỗi tầng có một kết cấu đặc thù riêng, có mặt bằng rộng, nền được tạo thành bởi những tảng đá lớn, bao phủ lên là một lớp đất trầm tích, vòm hang cao thoáng với các mảng thạch nhũ được thiên nhiên kiến tạo nhiều hình thù đa dạng, phong phú.
Các món ăn ngon và đặc sản Bắc Hà Phở chuaSợi phở Bắc Hà có màu khác so với sợi phở ở những nơi khác, do được chế biến từ giống gạo đặc biệt của địa phương (Ảnh – cungphuot.info)
Phở truyền thống Bắc Hà gồm có phở chua, phở trộn và phở chan với nhiều nguyên liệu dùng chung, trong đó, phở chua nổi tiếng hơn cả và hầu như không “đụng hàng” ở bất kỳ đâu. Bánh phở đã tạo nên một sự khác biệt rất lớn không thể lẫn giữa Bắc Hà với các địa phương khác. Bánh phở ở đây không có màu trắng như thường thấy mà hơi nâu nâu, do được tráng từ loại gạo đỏ đặc biệt của địa phương, trồng ở xã Lùng Phình.
Với phở chua, yếu tố quyết định vị ngon chính là nước chua. Theo truyền thống, nước chua được làm từ việc ngâm, trộn rau cải với nước đường và chắt lọc được nước chua. Đây là cả một quy trình khắt khe, mà chất lượng của nước chua phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người làm. Ngày nay, nước chua được làm đơn giản hơn với nước giấm hoa quả nấu theo tỷ lệ nhất định.
Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng còn ấm nóng, thịt lợn xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc và cuối cùng chan một ít nước chua. Trước khi ăn, bạn nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt so với khẩu vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon, nên thích hợp ăn vào mùa hè. Mùa đông đến Bắc Hà bạn có thể gặp khó khăn khi muốn tìm món này vì nhiều hàng không bán phở chua.
Thắng cố Bắc HàKhắp các phiên chợ vùng cao, đôi khi bạn sẽ bắt gặp những chảo thắng cố như thế này (Ảnh – cungphuot.info)
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa, về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. Món thắng cố ngựa ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người Mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú. Tuy nhiên chỉ từ khi du lịch Bắc Hà phát triển mới được nhiều du khách biết tới.
Ngày xưa cách chế biến thắng cố tương đối khác so với ngày nay. Xưa kia tất cả thịt và nội tạng ngựa được làm sạch sẽ rồi cho vào chảo luộc chín, thái vuông. Sau đó người ta cho thịt vào chảo rồi cho các loại gia vị vào. Tiết ngựa cũng được luộc chín đặt lên bên trên nồi thịt rồi cho nước xâm xấp vào hầm nhừ.
Ngày nay sau khi mổ ngựa, làm sạch sẽ, tất cả thịt và lục phủ ngũ tạng của con ngựa sẽ được ướp gia vị. Thời gian ướp khoảng 15-30 phút là được. Gia vị truyền thống để chế biến gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ. Sau khi xào chín cho nước vào hầm nhừ.
Thắng cố khi ăn được múc ra từng bát nhỏ, ăn kèm với rau sống cùng 1 chén rượu ngô Bắc Hà (Ảnh – cungphuot.info)
Khi ăn thắng cố, chảo thịt vẫn đặt trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó, có thể cho thêm ớt xào Bắc Hà vào để thêm vị cay. Nhấp chén rượu ngô Bản Phố cay nồng, gắp miếng thịt ngựa đã được hầm nhừ cho vào miệng, vị ngọt mềm của thịt ngựa kết hợp vị cay của ớt Bắc Hà, vi thơm ngai ngái của gia vị thắng cố sẽ tạo nên một mùi vị rất đặc trưng mà không món ăn nào có được.
LẩuLẩu ở Bắc Hà có thể đắt hơn chút so với dưới xuôi, nhưng do thực phẩm tươi sạch nên ăn rất thích (Ảnh – cungphuot.info)
Trong cái tiết trời se lạnh của vùng núi phía Bắc cùng sự đa dạng về các loại rau được trồng ở Bắc Hà thì lựa chọn làm một nồi lẩu quả thật rất đáng để các bạn cân nhắc.
Khâu nhụcKhâu nhục là món ăn truyền thống của người Tày (Ảnh – Huyềnn Trangg)
Khâu nhục là món ăn khá cầu kỳ, phức tạp mà ngày xưa chỉ được nấu trong các ngày lễ , ngày tết. Thịt để nấu món khâu nhục phải là thịt lợn đen , tươi ngon chứ ko được lấy loại thịt để trong tủ lạnh để nấu. Các gia vị gồm dưa chua, ngũ vị hương, mắm , muối và 1 thứ lá trên rừng được truyền từ đời này qua đời khác. Khâu nhục là món ăn truyền thống của người Tày ở Bắc Hà, vì vậy món ăn này cũng tuân theo một truyền thống của người Tày. Với hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy nên số miếng thịt khâu nhục thái ra phải là số chẵn.
Bánh chưng đenBánh chưng đen (Ảnh – cungphuot.info)
Đây là món ăn truyền thống của người Tày, Nùng ở Bắc Hà. Nhìn bề ngoài, bánh chưng đen cũng gói bằng lá dong xanh nhưng không có hình vuông như bánh chưng xanh mà hình dạng tròn, dài, gần giống với bánh chưng gù. Bánh chưng đen được làm bằng gạo nếp truyền thống hạt tròn to lại vừa thơm, vừa dẻo. Màu đen của bánh được làm từ tro của cây núc nác. Cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn rồi trộn cùng với gạo trước khi nấu bánh.
Xôi bảy màuXôi nhiều màu là một trong những món ăn dễ thấy ở hầu hết các phiên chợ vùng cao, trong đó có Bắc Hà (Ảnh – cungphuot.info)
Là món ăn chỉ có trong những ngày lễ tết, xôi bảy màu của người Nùng Dín ngoài giá trị ẩm thực còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi màu xôi là màu của một tháng trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 năm xưa tại nơi đây. Màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm, biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…
Điều đặc biệt làm nên sự khác lạ của món xôi này chính là ở bản hợp tấu tài tình của màu sắc mà chỉ có những người phụ nữ khéo léo Nùng Dín mới có thể tạo ra. Không dung bất cứ một thứ phẩm màu cao cấp nào, chỉ tận dụng những lá cây rừng có sắn như lá cây đỏ đen, cây hoa vàng, lá câm hoa hay nghệ nhưng những người phụ nữ nơi đây bằng bí quyết gia truyền đã tạo ra một món ăn sinh động hấp dẫn mà không phải người đầu bếp nào cũng có thể làm được.
Cốm Bắc HàCốm Bắc Hà (Ảnh – Duyen Nguyen)
Cốm Bắc Hà được làm từ loại thóc nếp được trồng trên nương đồi núi cao biệt lập cách xa lúa tẻ dùng làm cốm nếp có hương vị thơm ngon núi rừng. Cùng với nghề làm cốm truyền thống của người Tày Bắc Hà càng làm thêm hương vị món cốm ngon hơn. Đặc biệt cốm Bắc Hà không sử dụng phẩm màu và chất bảo quản. Cốm ăn trực tiếp, ăn với quả chuối hoặc chế biến thành chè cốm, bánh cốm, chả cốm, cháo cốm….tùy khẩu vị.
Bánh dày Bắc HàBánh dày được rán trong những chiếc mâm nhôm (Ảnh – cungphuot.info)
Bánh dày là món ăn đặc sản, hương vị Tết riêng của người Mông ở Bắc Hà. Bánh dày làm công phu nhưng để được rất lâu, ở Bắc hà có khí hậu mát mẻ nên có thể để bánh dày hàng tháng trời.
Bánh dày có thể mang đem rán nhưng ngon nhất là mang bánh dày nướng trên bếp than hồng, khi chin, bánh phồng lên, màu ngả vàng, tỏa ra mùi thơm ngây ngất hương vị vùng cao.
Mèn mén Bắc HàMèn mén (bột ngô) được bán ở chợ Bắc Hà (Ảnh – Đỗ Thị Mai Hương)
Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là mèn mén.
Bánh đúc ngôBánh đúc ngô dễ dàng tìm thấy trong những phiên chợ buối sáng ở Bắc Hà (Ảnh – cungphuot.info)
Nhiều người dân thành thị biết đến bánh đúc được chế biến từ bột gạo, nhưng bánh đúc ngô thì chỉ ở vùng cao mới dễ dàng tìm thấy. Lên chợ Bắc Hà ngày xuân, du khách sẽ được thưởng thức món bánh đúc ngô dân dã được đặt trong những chiếc chậu lớn. Khi có khách, người bán mới cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn, thơm thơm vị ngô rất thú vị.
Gà nướng mắc khénỞ hầu hết các homestay địa phương, các bạn đều có thể liên hệ nhờ chủ nhà chuẩn bị cho món này (Ảnh – cungphuot.info)
Không giống những món gà nướng thông thường khác, gà nướng mắc khén là một món ăn khá mới nhưng rất được thực khách ưa chuộng khi đến Bắc Hà bởi độ thơm của gia vị và độ ngọt của thịt gà. Loại gà ngon nhất được lựa chọn là gà đồi khoảng 1 – 1,5 kg không quá non nhưng cũng ko già để thịt gà mềm và ngọt. Gia vị được dùng để nướng cũng khá đặc biệt, gồm hạt mắc khén dã nhỏ trộn lẫn ớt, rau thơm, muối, lá chanh, gừng, sả… và một số gia vi khác được sát lên da bên ngoài con gà để thịt được đậm và thơm hơn. Cuối cùng gà được đem nướng trên than hồng cho đến khi thơm lừng, lớp da vàng và giòn rụm. Loại gia vị chấm thích hợp nhất với món gà nướng là hạt mắc khén dã nhỏ trộn với muốn, ớt, rau thơm dã nhỏ cộng thêm một chút nước gà.
Sủi dìnSủi dìn thích hợp ăn vào buổi tối, trong những ngày trời se lạnh (Ảnh – thuhuong9201)
Món sủi dìn có nguồn gốc từ rất lâu đời, món ăn này du nhập theo những người Trung Hoa trước kia sinh sống tại Bắc Hà. Những viên sủi dìn nhỏ xíu, trắng ngà, có thể rắc thêm vừng được ăn cùng nước dùng thơm nồng hương vị gừng tươi đã trở thành món ăn quen thuộc, gần gũi đối với người dân và du khách đến Bắc Hà mỗi khi gió lạnh tràn về.
Đặc sản Bắc Hà làm quà Chó Bắc HàChó Bắc Hà là giống chó rất khôn (Ảnh – cungphuot.info)
Mận hậu Bắc HàỞ các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận trồng ở đất Bắc Hà. Từ tháng giêng âm lịch, cả thung lũng Bắc Hà với diện tích rộng 30km2 nở trắng hoa mận, đất trời Bắc Hà như trong huyền thoại. Qua Cổng trời, người và ngựa cứ bồng bềnh như trôi trong mây trắng. Khác với mận Lạng Sơn khi chín quả mới đỏ, mận hậu Bắc Hà không biến đổi màu vỏ ngoài, quan sát kỹ mới nhận ra lúc thu hái quả mận hơi ngả sang màu vàng nhạt. Trông cứ tưởng quả xanh nhưng khi bổ đôi, ruột quả mận mới phô sắc vàng. Điều khác biệt giữa mận Bắc Hà với các giống mận khác, có lẽ là độ róc hột. Ngoài ra, vị ngọt của mận hậu làm cho người ăn sau khi nuốt xong miếng cuối khá lâu mà như vẫn còn miếng mận trong miệng. Có lẽ vì thế mà người ta đặt tên nó là mậu hậu.
Các loại rauRau đậu Hà Lan, rau cải và củ cải trắng được bày bán ở chợ (Ảnh – cungphuot.info)
Như bất kỳ vùng lạnh nào ở Tây Bắc, các loại rau trồng ở Bắc Hà ăn đặc biệt ngọt và ngon. Một số loại rau như cải mèo, rau đậu Hà Lan…. các bạn có thể mua về làm quà cho gia đình.
Gạo Khẩu Nậm XítGạo khẩu nậm xít sau khi nấu thành cơm (Ảnh – cungphuot.info)
“Khẩu nậm xít” tiếng địa phương có nghĩa là “giống lúa nước lạnh”. Giống gạo này được trồng nhiều ở Bản Liền và Hoàng Thu Phố, khi nấu lên thành cơm rất dẻo và thơm.
Rượu ngô Bắc HàRượu ngô Bắc Hà chỉ ngon khi nấu ở Bản Phố (Ảnh – theswanderers)
Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái.
Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Rượu ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng.
Rượu ngô Bản Phố được nấu bằng men từ cây Hồng Mi (Ảnh – Pham Pham Thi Hang)
Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây “pa”, còn gọi là cây Hồng Mi. Người H’Mong dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước sôi, nhào thật nhuyễn, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió đến khi những quả men khô, chuyển thành màu trắng y như chiếc bánh bao thì mang bỏ vào thúng, rổ để lên gác bếp bảo quản để dùng dần.
Người Mông nơi đây cho rằng uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà những lúc khác không có rượu chưa nói được
Thịt gừng của người Nùng Dín
Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón Xuân. Dù lợn to hay bé, mỗi nhà cũng phải chuẩn bị thịt để chế biến nhiều món ăn trong ngày tết. Ngoài món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín còn làm món thịt gừng ‘tiếng Nùng Dín gọi là Nứt sinh’. Món ăn này rất bình dị, chế biến đơn giản nhưng có hương vị riêng, từ lâu là thức ăn quen thuộc của dân tộc này. Để làm món thịt gừng, người Nùng Dín tận dụng tất cả các loại xương như xương sống, xương sườn và thủ tươi nguyên không được rửa qua nước đem băm nhỏ, rồi rửa một lượng khá nhiều gừng giã nhỏ vắt bớt nước. Sau đó, trộn tất cả xương băm, gừng, muối với nhau, bóp sao cho thật nhuyễn. Khi bóp người ta còn pha thêm một chút rượu vừa phải để bảo quản và giữ được sự tươi sống của thức ăn. Thịt được cho vào loại chum có men bóng rồi đổ nước (không để cạn nước ở vành chum), giữ nhiệt độ để tránh thức ăn chuyển màu. Sau đó, đậy kín miệng chum bằng tấm ni lông, buộc chặt, khi nào dùng mới lấy ra nấu chín tuỳ theo bữa. Người Nùng Dín thường ăn món thịt gừng theo hai cách là hấp hoặc nấu. Nếu hấp thì có thể cho thêm một chút nước, hạt tiêu, rau thơm thì món ăn sẽ toả mùi thơm hấp dẫn hơn nhiều. Nếu nấu thì đổ thêm một lượng nước tương xứng với lượng thức ăn đun chín tới, cho gia vị như mì chính, hạt tiêu hoặc rau cần tây. Kể cả người già hay trẻ nhỏ không ăn được xương thì trộn cơm với nước thịt này cũng xuýt xoa ngon miệng. Ai đã từng thưởng thức món ăn Nứt sinh của người Nùng Dín sẽ không quên được hương vị của nó bởi vị ngọt của thịt xương quyện với cái mặn đậm đà của muối, chất cay nóng của gừng già, phảng phất vị thơm của rượu ngô.
Thịt lợn muối
Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên. Mặc dù là món ăn bình dị nhưng cũng được người dân vùng cao tiếp đãi khách quý như một món ăn truyền thống và bộc lộ tình cảm chân thành của đồng bào đối với khách.
Nấm chân chim
Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ, là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà, không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này. Hình thái ngoài của nấm cũng dễ nhận biết, không có cuống, mũ dạng quạt – vỏ hến, đường kính từ 1 đến 3 cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non mầu trắng, khi già mầu hồng thịt. Những gùi nấm nặng trĩu được các thiếu nữ Mông mang đến chợ bán thành một dãy riêng. Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ. Chẳng cần cân đo chính xác, các cô gái cứ đong từng bát đầy, bán với giá bình dân: hai nghìn đồng một bát. So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được bán hết nhanh nhất. Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về Bắc Hà. Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác, được liệt vào loại dược liệu quý, là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm về sinh học, như sinh lý học và di truyền học.
Rau củ khởi
Rau củ khởi còn gọi là rau khởi tử thường mọc dại trong tự nhiên và là một vị thuốc quý, có tác dụng giải nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Cây củ khởi thân nhỏ, cao từ 50cm đến 150cm, cành nhỏ, uốn cong cần câu, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, có khi mọc vòng, phiến lá nhỏ hình mũi mác, cuống ngắn.
Các lễ hội tại huyện Bắc Hà Đua ngựa Bắc HàLễ hội đua ngựa Bắc Hà (Ảnh – manz.awar)
Đua ngựa là môn thể thao dân tộc độc đáo của huyện Bắc Hà từ xưa. Vào xuân, ở các thôn, bản vùng cao thanh niên trai tráng người Mông, Tày, Nùng thành từng đoàn đi hội xuân …họ thường rủ nhau đua ngựa, ai đến đích trước thì bữa tiệc hôm đó được ngồi mâm trên. Trước năm 1945, giải đua ngựa ở Bắc Hà thường được tổ chức vào mùa xuân, đường đua lấy điểm xuất phát từ ngã ba chợ cũ và đích là bãi đất trống trước dinh thự Hoàng A Tưởng. Các kỵ sĩ khi đến đích phải nhảy xuống bắn 5 phát súng vào bia sau đó lên cướp quả cầu đỏ và lại nhảy lên ngựa phi quay lại điểm xuất phát. Đến mùa xuân năm 1980, Huyện đội (Ban chỉ huy quân sự) Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kỵ sĩ, xạ thủ giỏi. Lúc đó, Bắc Hà không có nhiều ngựa nên hầu hết nhà nào có thanh niên, có ngựa đều tham gia.Giải đó có hơn 50 kỵ sỹ người Tày, Nùng, Dao, nhiều nhất là người Mông tham gia đua ngựa, bắn súng. Đại úy Lý Seo Thống – Đội trưởng đội quân lương – Ban chỉ huy quân sự huyện Bắc Hà lúc bấy giờ giành giải nhất. Vào năm 2007 lễ hội đua ngựa truyền thống được khôi phục lại nhằm hưởng ứng chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh: Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ, là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Bắc Hà và Lào Cai. Năm 2008 giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà được mở rộng với quy mô cấp tỉnh và đưa vào chương trình du lịch về cội nguồn hàng năm của 03 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ. Hiện nay lễ hội đua ngựa Bắc Hà thường được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 5, 6.
Lễ hội rước Đất, rước NướcLễ hội rước đất rước nước, tuần văn hóa Bắc Hà 2008 (Ảnh – UBND Huyện Bắc Hà)
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày – Bắc Hà diễn ra vào ngày 15 tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố – nơi có nguồn nước trong nhất bản – rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội. Đi đầu đoàn rước là thầy cúng. Thầy là người giữ vai trò làm sứ giả để giao tiếp với các vị thần linh. Trong tay thầy cầm cây nêu – biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở – rước đến địa điểm diễn ra lễ hội.Tiếp theo là kiệu rước Nước và các mâm lễ. Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống bố, ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước Đất – hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi cao thiêng liêng. Sau đó là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống do các cô, các chị kỳ công làm ra, các mâm xôi ngũ sắc, gà luộc, hoa quả… đều là những sản vật tinh tuý của mùa màng – thành quả sản xuất của dân bản trong năm. Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy giao linh với các vị thần. Địa điểm tổ chức lễ hội là cánh đồng rộng của bản. Khi các đoàn rước tới nơi, ba hồi kèn trống nổi lên vang động đất trời, thấu đến chín tầng cao xanh như báo cho Trời – Đất biết: Ngày hôm nay dân làng mở hội. Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu khấn. Tiếp đó, thầy cúng phun nước làm phép để xua các điều xấu, xua quỷ dữ không cho về quấy phá dân bản. Rồi thầy tung lộc (ngô, lúa) của thần linh cho dân bản, những người dự hội ai cũng cố gắng nhận cho được vài hạt thóc, hạt ngô đem về nhà làm khước may mắn để nhà mình vụ sau ngô sai hạt, lúa sai bông. Sau phần lễ nghi trên, mọi người bước vào phần hội với những màn xoè điệu nghệ của các cô gái, chàng trai. Khi các màn xoè kết thúc là các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chọi trâu (bằng bắp bi chuối và măng), ném còn…bắt đầu Dù là ngày hội của người Tày nhưng các dân tộc khác trong vùng cũng đến dự rất đông vui.
Múa xoè Tả Chải Bắc HàCũng như nhiều vùng khác, người Tày xã Tả Chải mở hội để cúng Thần Nông (vị thần cai quản ruộng nương), đồng thời cũng là dịp tổ chức vui chơi cho dân bản. Sáng sớm ngày rằm tháng Giêng hàng năm, khi ông mặt trời nhô lên, là lúc mọi người đang háo hức dự hội, thì ở ngoài đồng tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn khắp núi rừng giữa tiết xuân ấm áp. Trong ngày hội, phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng lên một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới châncây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, cầu mong cho mùa màng tốt tươi, thóc lú đầy sàn, trâu ngựa lợn gà đầy chuồng. Sau lễ cầu khấn, ông chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng khai mạc. Tiếng trống, tiếng chiêng tức thì bừng bừng thúc giục, mời gọi. Một vòng xòe được hình thành do những bà, những chị kết lại, rồi một người, hai người rời đám đông nhập vào. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng làm tan biến cái rụt rè ngượng ngung, cuốn mọi người vào vòng xoè tình bạn. Tay trong tay, mắt trong mắt, vòng xoè rộng dần, rồi mở thành hai vòng, ba vòng, hết điệu này sang điệu khác và kéo dài trong suốt nhiều ngày lễ hội. Xoè Tà Chải có nhiều điệu phán ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của đồng bào Tày vùng này. Bắt đàu từ xoè tập hợp, làm quen, gặp gỡ có tính cộng đồng, đến giao lưu tình cảm của đồng bào, tiếp theo là xoè đôi, xoè bốn (đồng cảm), chạm vai (tỏ tình) rồi điệu bắt cá gieo ngô, sàng đẩy (lao động sản xuất )và cuối cùng là xoè chào hẹn.
Lễ hội Say sán Bắc HàLễ hội gầu tào của người Mông thường diễn ra vào dịp mùa xuân (Ảnh – Pham Bang)
Mỗi khi tết đến, khắp núi rừng hoa mận, hoa đào khoe sắc cũng là lúc đồng bào vùng cao Bắc Hà tổ các lễ hội đầu xuân để cầu mong may mắn và cho những vụ mùa bộ thu. Say sán (hay còn gọi là lễ hội Gầu Tào) là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân vùng cao. Thường lễ hội Say sán được tổ chức từ ngày mồng 2 đến mồng 6 tết theo khu vực cụm xã nơi có nhiều đồng bào người Mông, Tày, Nùng … sinh sống. Địa điểm tổ chức lễ hội Say sán được đặt ở một vị trí linh thiêng và thuận lợi cho mọi người tham gia các trò chơi dân gian, như múa khèn, đánh quay, múa võ, kéo co, đẩy gậy… Người dân đến với lễ hội Say sán vừa để vui xuân cầu mong may mắn, vừa để gặp gỡ bạn bè, chúc nhau những chén rượu ngô nồng thắm.
Một số lịch trình du lịch Bắc HàThị trấn Bắc Hà (Ảnh – bingao89)
Tổng hợp một số lịch trình phượt Bắc Hà, du lịch Bắc Hà kết hợp với một vài địa điểm du lịch nổi tiếng như Y Tý, Sa Pa, Mù Cang Chải, Mộc Châu để các bạn tham khảo và lên kế hoạch cho lịch trình của mình.
Hà Nội – Bắc HàNgГ y 0: HГ Nб»™i – BбєЇc HГ
Khởi hành buổi tối từ Hà Nội đi Bắc Hà. Xe chạy đến sáng sẽ tới nơi. Các bạn có thể khởi hành từ Hà Nội vào tối thứ 6
Ngày 1: Bắc Hà – Si Ma Cai
Thuê xe máy tại Bắc Hà rồi đi Si Ma Cai xem phiên chợ trâu Cán Cấu, chợ trâu lớn nhất miền Bắc. Chợ phiên này họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Chiều quay lại thị trấn Bắc Hà chơi quanh quanh ở đấy, dinh Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà.
Ngày 2: Khám phá Bắc Hà
Sáng dậy đi chợ phiên Bắc Hà, chợ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần. Sau khi chơi ở chợ phiên xong, có thể tiếp tục thuê xe máy đi chụp ảnh ở Thung lũng hoa, nếu đi vào mùa hoa mận hay tam giác mạch thì tới một số thôn bản gần đó để chụp ảnh.
Hà Nội – Bắc Hà – Sa Pa – Y TýLịch trình này phù hợp vào khoảng tháng 9 là mùa lúa ở Y Tý, Sa Pa. Với lịch trình này các bạn cần mang theo xe máy từ Hà Nội, chạy 1 chiều và gửi tàu về 1 chiều.
Ngày 1: Hà Nội – Bắc Hà
Bắc Hà cách Hà Nội khoảng 300km, khởi hành từ Hà Nội theo QL 70 đến Bắc Ngầm thì để ý rẽ vào đường 153 đi Bắc Hà. Nên khởi hành từ Hà Nội khoảng sáng sớm để đến Bắc Hà không bị muộn quá. Ngày đầu nên đi vào thứ 7 để dạo chơi được chợ phiên Bắc Hà vào sáng chủ nhật.
Ngày 2: Bắc Hà – Sa Pa
Sáng dậy đi chợ phiên Bắc Hà, đi tham quan dinh Hoàng A Tưởng, đến một số khu vực có hoa mận, hoa đào, tam giác mạch… cái này tùy mùa.
Khoảng trưa khởi hành từ Bắc Hà đi tiếp về Lào Cai rồi lên Sa Pa. Tùy thuộc vào hành trình, các bạn có thể ở Sa Pa 1 hoặc 2 ngày. Tối ngủ Sa Pa
Ngày 3: Sa Pa – Mường Hum – Y Tý
Sáng dậy uống cafe ở Sa Pa rồi khởi hành từ Sa Pa đi theo hướng Ô Quy Hồ vào Mường Hum rồi từ đây vào Y Tý. Nếu ngày 3 này vào chủ nhật, các bạn có cơ hội dự chợ phiên Mường Hum.
Tối ngủ Y Tý
Ngày 4: Y Tý – Lũng Pô – Lào Cai – Hà Nội
Sáng ngày 4 từ Y Tý đi ngược lại theo hướng về Bát Xát, qua A Lù ngắm lúa. Trên đường về bạn có thể ghé vào mốc 92, Lũng Pô – nơi sông hồng đổ vào Việt Nam.
Nếu đi từ sáng sớm, đến khoảng chiều tối bạn có mặt ở Lào Cai. Gửi xe máy lên tàu Lào Cai, đi tàu đêm thì sáng hôm sau có mặt tại Hà Nội.
Bắc Hà – Sa Pa – Mù Cang ChảiNgày 1: Hà Nội – Bắc Hà
Bắc Hà cách Hà Nội khoảng 300km, khởi hành từ Hà Nội theo QL 70 đến Bắc Ngầm thì để ý rẽ vào đường 153 đi Bắc Hà. Nên khởi hành từ Hà Nội khoảng sáng sớm để đến Bắc Hà không bị muộn quá. Ngày đầu nên đi vào thứ 7 để dạo chơi được chợ phiên Bắc Hà vào sáng chủ nhật.
Ngày 2: Bắc Hà – Sa Pa
Sáng dậy đi chợ phiên Bắc Hà, đi tham quan dinh Hoàng A Tưởng, đến một số khu vực có hoa mận, hoa đào, tam giác mạch… cái này tùy mùa.
Khoảng trưa khởi hành từ Bắc Hà đi tiếp về Lào Cai rồi lên Sa Pa. Tùy thuộc vào hành trình, các bạn có thể ở Sa Pa 1 hoặc 2 ngày. Tối ngủ Sa Pa
Ngày 3: Sa Pa – Ô Quy Hồ – Mù Cang Chải
Sáng sớm dậy uống cafe ở Sa Pa rồi chạy theo đường đèo Ô Quy Hồ sang hướng Lai Châu. Đến ngã 3 Bình Lư thì rẽ về Than Uyên – Tân Uyên về Mù Cang Chải.
Tối ngủ Mù Cang Chải
Ngày 4: Mù Cang Chải – Khau Phạ – Tú Lệ – Hà Nội
Sáng khám phá Mù Cang Chải rồi đi ngược đường 32 về Hà Nội, trên đường về sẽ ngắm lúa dọc cung đường 32, ở Khau Phạ, Tú Lệ… Nếu thích các bạn có thể kéo dài thêm 1 ngày ở Mù Cang Chải để thoải mái ngắm lúa.
Bắc Hà – Sa Pa – Sìn Hồ – Mộc Châu – Mai ChâuNgày 1: Hà Nội – Bắc Hà
Bắc Hà cách Hà Nội khoảng 300km, khởi hành từ Hà Nội theo QL 70 đến Bắc Ngầm thì để ý rẽ vào đường 153 đi Bắc Hà. Nên khởi hành từ Hà Nội khoảng sáng sớm để đến Bắc Hà không bị muộn quá. Ngày đầu nên đi vào thứ 7 để dạo chơi được chợ phiên Bắc Hà vào sáng chủ nhật.
Ngày 2: Bắc Hà – Sìn Hồ
Sáng dậy sớm đi chợ Bắc Hà, chơi bời quanh thị trấn rồi xuất phát đi Sìn Hồ càng sớm càng tốt. Sìn Hồ cách Bắc Hà khoảng 220km nên thời gian đi cũng khá lâu. Từ Bắc Hà các bạn đi về Sa Pa, qua đèo Ô Quy Hồ rồi sang Tp Lai Châu. Từ đây đi lên huyện vùng cao Sìn Hồ của Lai Châu
Ngày 3: Sìn Hồ – Pha Đin – Sơn La
Từ Sìn Hồ các bạn đi theo hướng Mường Lay rồi rẽ theo QL6 qua đèo Pha Đin, một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc rồi về Tp Sơn La
Ngày 4: Tp Sơn La – Mộc Châu – Mai Châu
Từ Tp Sơn La đi thẳng QL6 về Mộc Châu, dành thời gian khám phá Mộc Châu rồi khoảng 3h chiều đi về Mai Châu, khoảng cách khoảng 70km thôi nên đi không lâu, các bạn chỉ cần không đi muộn quá vì có thể có sương mù.
Tối ngủ ở Mai Châu
Ngày 5: Mai Châu – Hà Nội
Ngày này các bạn có thể tranh thủ dạo chơi ở Mai Châu rồi thong thả khoảng đầu giờ chiều đi về Hà Nội. Thời gian từ Mai Châu về Hà Nội khoảng 4 tiếng.
Tìm trên Google
kinh nghiệm du lịch Bắc Hà 2023
du lịch Bắc Hà tháng 3
tháng 3 Bắc Hà có gì đẹp
review Bắc Hà
hướng dẫn đi Bắc Hà tự túc
ăn gì ở Bắc Hà
phượt Bắc Hà bằng xe máy
Bắc Hà ở đâu
đường đi tới Bắc Hà
chơi gì ở Bắc Hà
đi Bắc Hà mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Bắc Hà
homestay giá rẻ Bắc Hà
Đăng bởi: Đào Ngọc Ánh
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Bắc Hà, Lào Cai
Top 25 Địa Điểm Du Lịch Hà Nam Cực Hấp Dẫn
Du lịch Hà Nam có gì? Tổng hợp những địa điểm du lịch Hà Nam đẹp nao lòng mà bạn không thể bỏ lỡ để có những trải nghiệm du lịch thú vị.
1. Các địa điểm du lịch Hà Nam văn hóa, lịch sử 1.1. Nhà Bá Kiến – Địa điểm du lịch Hà Nam từng xuất hiện trong tác phẩm văn học nổi tiếngCó lẽ trong số chúng ta đều từng biết đến Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở trong áng văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Khi tận mắt chứng kiến nhà Bá Kiến, du khách như một lần nữa được sống lại những năm 40-45 của thế kỉ trước.
Nhà của Bá Kiến có địa chỉ thuộc xóm 11, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhà của Bá Kiến được xây dựng với kiến trúc đặc trưng vùng quê Bắc Bộ, gồm 4 hàng cột, với hơn chục cây gỗ lim cổ thụ quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Vì vậy đã qua trăm năm nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét nguyên sơ, cổ kính của nó.
Thời điểm đẹp nhất để tham quan Nhà Bá Kiến rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10, nhưng nếu bạn muốn tham gia thêm nhiều lễ hội sôi động tại Hà Nam thì bạn nên đi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3.
1.2. Kẽm TrốngKẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Kẽm Trống thu hút du khách bởi thế núi tựa mây, những làn nước trong xanh, không gian yên ã, tĩnh lặng. Tất cả đã tạo nên một Kẽm Trống “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Ngoài ra, khi đến Kẽm Trống bạn có thể tham quan một số địa điểm đẹp không kém như: núi Bồng, núi Vọng, núi Rồng ở phía bên phải bờ. Bên kia sông Đáy lại có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Trinh Tiết… Trên ngọn núi Trinh Tiết có một ngôi chùa cổ. Người dân nơi đây quan niệm rằng, ngôi chùa ấy tụ hợp linh khí của đất trời.
1.3. Ao DongĐược đắp nặn từ sự tinh tế của đất trời, Ao Dong mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ đến lạ kỳ. Nơi đây được bao bọc bởi những dãy núi cao, chính vì vậy Ao Dong cực kỳ mát mẻ vào mùa hè. Cò trắng, sơn dương cùng nhiều loài chim đã tạo nên bức tranh bừng sức sống. Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
1.4. Hang LuồnAo Dong – Hang Luồn thường là 2 địa điểm du lịch Hà Nam không thể tách rời. Khi bạn ngồi trên con thuyền thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, bạn sẽ thấy dãy núi có hình vòm như cổng chào.
Đó chính là hang Luồn. Bên trong hang Luồn có rất nhiều nhũ đá muôn hình vạn trạng, tuy không có hệ thống đèn chiếu sáng nhưng ánh sáng tự nhiên trong hang cũng đủ khiến bạn như lạc vào không gian kỳ ảo.
1.5. Động Phúc LongĐộng Phúc Long nằm trong khu núi Chùa thuộc trung tâm dãy núi Kiện Khê. Núi Chùa được cấu tạo từ nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau, đầu mỏm đá lởm chởm, hình thù kỳ dị như chiếc đầu rồng, có những ngọn đá nhọn lên như sừng rồng và ngôi chùa như tâm điểm miệng con rồng. Trong động còn có rất nhiều thạch nhũ đá long lanh, huyền ảo. Chính sự kỹ vĩ đó đã khiến động Phúc Long trở thành địa điểm du lịch Hà Nam cực kỳ thu hút du khách.
1.6. Bát Cảnh Sơn – Địa điểm du lịch Hà Nam với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơBát Cảnh Sơn là khu danh di tích nổi tiếng thuộc địa phận xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Gọi là Bát Cảnh Sơn bởi nơi đây là dãy núi 8 cánh, theo ghi chép xưa, Bát Cảnh Sơn là nơi của các vị vua chúa, quần thần thường đến thưởng ngoạn cảnh đẹp. Tuy rằng theo thời gian nhiều ngôi chùa đã không còn nữa, nhưng Bát Cảnh Sơn vẫn được đông đảo du khách đến tham quan hàng năm.
Các ngôi chùa đều có kiến trúc cổ xưa, mang hơi thở cổ kính, nguy nghiêm. Bao gồm: Đền Tiên Ông (Đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, Chùa Bà, Chùa Cả, Chùa Vân Mộng…
1.7. Làng Trống Đọi TamLàng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm trống đã có từ rất lâu đời, làng Trống Đọi Tam đã làm ra nhiều loại trống khác nhau như: trống dùng trong đình, chùa, trống dùng trong các dịp lễ, tết…
Theo những người thợ làm trống lành nghề ở đây, để làm ra một chiếc trống phải trải qua 3 giai đoạn: làm da, làm tang và bưng trống. Mỗi bước đều cực kỳ tỉ mỉ nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, âm thanh trống.
1.8. Làng Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm Nha XáNếu nhắc đến chất lụa đẹp, mềm mịn thì không thể nhắc đến lụa tơ tằm Nha Xá. Vải lụa ở đây bền đẹp qua thời gian, dưới bàn tay của những người thợ dệt tài hoa, chất lụa rất đặc biệt, mặc vào mùa hè mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái.
Trải nghiệm thêm nhiều dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tiện nghi, sang trọng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý sẽ khiến chuyến đi du lịch Hà Nam của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết.
1.9. Núi NgọcNúi Ngọc có địa chỉ ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Núi Ngọc là ngọn núi đá vôi, tách hẳn dãy núi với sông Đáy. Vì vậy bạn sẽ có cảm giác thanh tĩnh, yên bình tách xa những khói bụi ồn ã của thành phố. Phía chân núi có một ngôi đền cổ thờ một ông nghè có công với dân làng, là địa điểm tâm linh của nhiều người dân nơi đây.
1.10. Làng Kho cá Vũ ĐạiLàng Kho cá Vũ Đại bao đời nay vẫn nức tiếng gần xa bởi công thức cá kho đặc biệt, vị cá đậm đà được tẩm ướp cẩn thận cùng gừng, riềng, nước cốt chanh, nước cốt cua đồng, ớt, hành khô….Nếu bạn đến du lịch Hà Nam 1 ngày thì chắc chắn món cá kho này sẽ không thể bỏ qua trong thực đơn của mình.
1.11. Làng Thêu Ren Thanh HàLàng Thêu Ren Thanh Hà nằm cách thị xã Phủ Lý khoảng 10km về phía Nam, tương truyền làng nghề đã có tuổi đời hơn 100 năm và có những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.
Nghề đã giúp nhiều hộ dân tại địa phương xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Không những vậy các sản phẩm của làng Thanh Hà đã được đưa ra xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới.
1.12. Làng Mây Tre Đan Ngọc ĐộngLàng Mây Tre Đan Ngọc Động đã từng sản xuất bộ tơi bao gồm 6 chiếc ghế salon và 1 chiếc ghế chao, được Bác Hồ kê trong nhà sàn để tiếp khách. Từ bao đời nay, người dân Ngọc Động không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Du khách có thể mua các sản phẩm tại làng Ngọc Động về làm quà cho gia đình, bạn bè.
1.13. Núi CấmNúi Cấm có địa thế độc lập, nhìn từ xa núi Cấm có hình dáng như chúa tể sơn lâm đang nằm ngủ. Nơi đây bao gồm năm động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, được người đời biết đến với cái tên Ngũ Động.
Nó cứ thế liên hoàn với nhau ăn sâu vào tận vào trong lòng núi. Với thiên nhiên hoang sơ, nhiều hàng cây rậm rạp, động đá với hình dáng kỳ dị khác nhau chắc chắn sẽ đem đến cho du khách cảm giác vừa rùng rợn, vừa hấp dẫn.
1.14. Sông ĐáySông Đáy là con sông chảy dài suốt các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định..Ở thượng nguồn, lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nước lớn.
Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được. Sông Đáy giống như người con gái lúc thì hờn dỗi, khi thì vui vẻ nhưng vẫn mang trong mình nét duyên dáng, đáng yêu vốn có của nó.
2. Địa điểm du lịch Hà Nam: Những điểm du lịch tâm linh đẹp, thanh tịnh 2.1. Đền Trần ThươngĐền Trần Thương có địa chỉ tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 (1285). Đây là địa điểm du lịch Hà Nam mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta.
2.2. Khu Du Lịch Sinh Thái Tam Chúc – Địa điểm du lịch Hà Nam với ngôi chùa lớn nhất thế giớiNhắc đến chùa Tam Chúc Hà Nam là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích 5100ha. Năm 2023, chùa Tam Chúc đã vinh dự được lựa chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc, với sự tham gia của hàng nghìn tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới. Lễ khai hội chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng giêng hàng năm.
Nơi đây không chỉ là địa điểm tâm linh Hà Nam mà còn trở thành điểm check in cho nhiều giới trẻ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non xanh nước biếc. Bạn có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển tham quan trong chùa như: đi xe điện, thuyền hoặc cả 2 với giá từ 100.000 – 300.000 VND/người.
2.3. Đền Lảnh Giang – Địa điểm du lịch Hà Nam gắn liền với truyền thuyết Tam Vị Đại VươngĐền Lảnh Giang có địa chỉ tại xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đền thờ Tam Vị Thủy Thần từ thời Hùng Vương, vợ chồng công chúa Tiên Dung – Chử Đồng Tử.
Nếu bạn lựa chọn tham quan đền Lảnh Giang thì hãy đi trong khoảng thời gian là tháng 6 (từ mùng 1 đến mùng 4) và lễ hội tháng 8 âm lịch. Bởi đó là lúc diễn ra nhiều lễ hội linh đình, mang đậm bản sắc, phong tục nơi đây. Trong đó lễ hội tháng 6 là lễ hội chính, lễ hội tháng 8 là lễ dâng hương.
2.4. Đền Trúc – Địa điểm du lịch Hà Nam có lịch sử hàng trăm năm tuổiĐây là một trong những địa điểm du lịch Hà Nam vừa kết hợp du lịch lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Đền Trúc giống như tên gọi của nó, là không gian xanh mát với những dáng cây trúc xanh ngợp trời. Lễ hội đền Trúc Hà Nam thường được tổ chức từ mùng 1 tháng giêng đến ngày 10 tháng 2 theo lịch âm.
2.5. Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ)Đền Vũ Điện nằm tại Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân , tỉnh Hà Nam. Đây là nơi thờ nàng Vũ Thị Thiết, nguyên mẫu là “Người con gái Nam Xương” trong áng văn học nổi tiếng “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Cũng như bao ngôi đền khác, đền Vũ Điện có lối kiến trúc cổ điển, có câu đối, đại tự, hoành phi…
2.6. Chùa Long Đọi SơnChùa Long Đọi Sơn (còn gọi là Chùa Đọi hoặc Chùa Đọi Sơn) là một ngôi cổ tự gắn với bia tháp Sùng Thiện Diên Linh nổi danh có từ thời Lý. Đây là di tích có giá trị quan trọng về mặt lịch sử, khảo cổ học và là một biểu tượng văn hóa của trấn Sơn Nam xưa cũng như Hà Nam ngày nay.
2.7. Chùa Bà ĐanhChùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, là một ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nam thuộc địa phận xã Kim Bảng. Chùa hướng mặt ra sông Đáy, ôm trọn khung cảnh non nước hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Mọi người thường nói vui rằng “Vắng như chùa Bà Đanh” thực thực tế vào dịp lễ hội hay ngày thường nơi đây không hề vắng vẻ chút nào, ngược lại lại rất đông đúc nhộn nhịp.
2.8. Đình Đá Tiên PhongĐình đá Tiên Phong là nơi thờ phụng Nguyệt Nga công chúa. Bà là nữ tướng anh hùng của Hai Bà Trưng đồng thời là bà tổ nghề trồng dâu nuôi tằm của người dân Tiên Phong. Vào mùa lễ hội hàng năm, đình đá Tiên Phong thu hút rất đông người dân tứ phương đổ về cầu bình an, cầu hạnh phúc… cùng nhiều trò chơi dân gian vẫn được lưu giữ đến tận bây giờ như: kéo co, chèo thuyền, tục vồ cầu lấy may…
2.9. Núi Chùa Thôn ChâuNgười ta ví núi Chùa như một con rồng ngậm long châu bởi xung quanh nhiều dải đá lởm chởm tựa thế hình rồng, còn núi Chùa chính là viên long châu lấp lánh quý giá. Hơn nữa trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ khác nhau, nếu đứng từ trên cao bạn sẽ thu trọn được phong cảnh của sông Đáy, núi Bút Sơn.. vào trong tầm mắt.
2.10. Chùa Tam GiáoChùa Tam Giáo hay còn có tên gọi khác là chùa Ông. Qua thời gian và chiến tranh khốc liệt, chùa Tam Giáo đã phải qua nhiều lần tu sửa nên đã không còn giữ được nét đẹp vốn có của nó nữa. Chùa mới được tu bổ trong mấy năm trở lại đây.
2.11. Ngũ Động Thi Sơn (Ngũ Động Sơn)Ngũ Động Sơn gắn liền với truyền thuyết rằng lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi lúc ông chinh phạt phương nam đi qua thôn Quyển Sơn. Ông coi đó là điềm may mắn và cùng quân sĩ cầu lễ tế đại thắng.
Lúc thắng trận trở về, ông đã khao thưởng quân đội và người dân nơi đây để ăn mừng chiến thắng. Sự kiện đó đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên ngọn núi là núi Cuốn Sơn. Một trong 5 ngọn núi trong Ngũ Động Sơn nổi tiếng.
Bên cạnh việc tham quan những địa điểm du lịch Hà Nam đẹp, hấp dẫn thì việc tìm cho mình một nơi nghỉ dưỡng cũng là điều cực kỳ quan trọng. Vinpearl Condotel Phủ Lý hứa hẹn sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn bởi hệ thống nghỉ dưỡng sang trọng, chuyên nghiệp, cùng nhiều dịch vụ sang trọng đi kèm.
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
Tuy rằng Hà Nam không phải điểm du lịch hot trong cả nước nhưng không thể phủ nhận rằng Hà Nam là mảnh đất có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử hấp dẫn chưa được khám phá. Trải nghiệm các địa điểm du lịch Hà Nam sẽ mang đến những giờ phút nghỉ ngơi, vui vẻ, thư giãn đúng nghĩa cho bạn và gia đình.
Đăng bởi: Lý Liều Vlogs
Từ khoá: [Tổng Hợp] TOP 25 địa điểm du lịch Hà Nam cực hấp dẫn
Địa Điểm Du Lịch Nha Trang Hấp Dẫn Nhất Năm 2023
Tháp Bà Ponagar
Địa chỉ: Đường 2 Tháng 4, Vĩnh Phước, TP. Nha Trang.
Khách du lịch thường truyền tai nhau địa danh Tháp Bà Ponagar là địa điểm du lịch nên ghé khi đến với mảnh đất Nha Trang. Tháp nằm cách thành phố gần 3 km và nằm trên một ngọn đồi thoáng đãng. Cả công trình kiến trúc lấy tên gọi theo ngọn tháp lớn nhất quần thể có tên là “Po Nagar”. Điểm độc đáo của Tháp Bà Ponagar là gồm 3 tầng được xây dựng theo kiến trúc của người Chăm. Khung cảnh nơi đây trở nên trầm mặc và huyền bí hơn nhờ sự kết hợp màu sắc giữa màu xanh của lá cây và màu đỏ đất của gạch. Không những thế đến tham quan Tháp Bà bạn sẽ được nghe kể những truyền thuyết xoay quanh sự hình thành của công trình kiến trúc đặc biệt này.
Nhà thờ NúiĐịa chỉ: 1 Thái Nguyên, TP. Nha Trang.
Với những “tín đồ” thông thạo Nha Trang thì nhà thờ Núi là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang được yêu thích. Nhà thờ Núi sở dĩ có tên như vậy là vì được xây dựng trên núi Bông. Toàn bộ nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic đậm chất phương Tây. Đến với nơi đây bạn sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên trước khu vực mái vòm được uốn cong thoai thoải.
Bên cạnh đó nhà thờ còn lắp đặt, đính kết những khối kính lập thể nhiều màu tạo không gian lung linh ảo diệu. Có thể nói toàn bộ kiến trúc của nhà thờ Núi được xây dựng khá bề thế và kì công trông xa như một tòa lâu đài cổ kính. Mọi chi tiết được thiết kế trong nhà thờ dù là nhỏ nhất cũng mang đậm tính nghệ thuật sâu sắc chính vì thế đây là địa điểm “check in” quen thuộc của giới trẻ.
Suối Ba HồĐịa chỉ: Ninh ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Nếu bạn là người yêu thích khung cảnh thiên nhiên thì suối Ba Hồ sẽ là một địa điểm du lịch ở Nha Trang không thể bỏ qua. Đến với nơi đây bạn sẽ cảm thấy được thư giãn, mọi buồn phiền, mệt mỏi dường như tan biến thành mây khói. Không quá kỳ vĩ, đồ sộ, suối Ba Hồ chinh phục du khách nhờ vẻ đẹp mộc mạc, bình dị có phần hiền lành của mình.
Dọc con suối ở các đoạn tên lần lượt là: Hồ Nhất, Hồ Nhì, Hồ Ba bởi khi chảy từ trên đỉnh núi xuống suối có phình to ở ba nơi tạo thành ba hồ vô cùng độc đáo. Bao quanh con suối và ba hồ nước là cảnh rừng nguyên sơ và những núi đá cao sừng sững trông vô cùng thích mắt.
Vinpearl LandĐịa chỉ: 98B/13, Trần Phú, Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Vinpearl Land là khu du lịch nổi tiếng bậc nhất tại Nha Trang. Các trò chơi ở nơi đây được đầu tư quy mô, đồ sộ nên luôn nằm trong top những địa điểm du lịch Nha Trang hot nhất. Toàn bộ Vipearl Land được chia thành hai khu vực là khu giải trí và công viên nước. Đặc biệt trong mỗi khu đều có đa dạng các trò chơi, hoạt động vui nhộn như: tàu cao tốc, đu dây văng, nhạc nước, trượt lượn sóng…
Du khách cũng có thể trải nghiệm cảm giác xem phim 4D hiện đại hay xem những màn trình diễn thú vị của những chú cá voi thân thiện. Có thể nói đây là một địa điểm tham quan rất thích hợp với những bạn trẻ hay hình thức du lịch theo gia đình có trẻ nhỏ…
Bãi đá rêuĐịa chỉ: Chân cầu Trần Phú, đường Trần Phú, TP. Nha Trang
Viện hải dương họcĐịa chỉ: 17 Thái Nguyên, Phước Tân, TP. Nha Trang.
Viện hải dương học là địa điểm du lịch Nha Trang dành cho những bạn có tình yêu đặc biệt đối với biển cả. Đến với nơi đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến nhiều loài sinh vật biển quý hiếm. Còn gì tuyệt vời hơn được nhìn thấy những loài sinh vật biển và nghe những câu chuyện về chúng phải không nào? Không những thế, viện hải dương còn là nơi bảo quản, lưu giữ nhiều hóa thạch, xác ướp sinh vật có từ thời xa xưa như cá voi lưng gù…
Ngoài việc hiểu biết thêm về các loại sinh vật biển đến với nơi đây bạn sẽ còn có thể chụp được những bộ ảnh để đời. Toàn bộ viện hải dương học được xây dựng theo phong cách kiến trúc biệt thự thời xưa. Nếu bạn thích đi dạo ngắm cảnh biển thì đừng bỏ qua con đường đi ra cảng, khung cảnh nên thơ ở đây sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi.
Hòn MunĐịa chỉ: Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa.
Nhắc đến những địa điểm du lịch Nha Trang thì không thể bỏ qua hòn Mun. Hòn Mun được đánh giá là địa điểm có đa dạng sinh học nhất nước ta. Sở dĩ có cái tên Hòn Mun bởi vì bắt nguồn từ việc ở nơi đây có những hòn đá màu đen tuyền bóng bẩy như mun, với nhiều hình dạng xếp chồng lên nhau. Nước biển của hòn Mun thì quanh năm xanh trong vắt như ngọc bích, nhìn thấu cả dưới đáy biển với vô vàn các loài cá bơi lội tung tăng.
Hòn TằmĐịa chỉ: Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa.
Sẽ là một thiếu xót rất lớn nếu trong danh sách các địa điểm du lịch Nha Trang của du khách mà không có Hòn Tằm. Cái tên Hòn Tằm bắt nguồn từ việc hình dáng của nó trông xa như con tằm đang cặm cụi nhả tơ. Đến nay Hòn Tằm vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ của tự nhiên. Trên nhiều trang web nơi đây còn được mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Đến với Hòn Tằm du khách sẽ được trải nghiệm tham quan làng nghề dệt truyền thống, làm gốm hay làng nghề nấu rượu… Chưa hết nếu bạn có niềm yêu thích với các hoạt động thể thao thì có thể tham gia chèo thuyền kayak, bay dù, đi mô tô nước, lướt sóng… Các hoạt động như lặn mò ngọc trai, ngắm san hô cũng được nhiều du khách thích thú và đánh giá cao.
Đăng bởi: Giảng Đặng
Từ khoá: Địa điểm du lịch Nha Trang hấp dẫn nhất năm 2023
Top 12 Địa Điểm Du Lịch Ninh Bình Hấp Dẫn Nhất
Contents
Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Chùa Bái Đính là quần thể chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cách Hà Nội 95 km, có diện tích 539 ha, gồm khu chùa cổ và khu chùa mới.
Khu chùa cổ nằm trên sườn núi khá yên tĩnh; ở đây du khách có thể tham quan các hang động, các đền thờ như đền thờ thần Cao Sơn hay Đền thờ thánh Nguyễn, Giếng Ngọc,… Khu chùa này cũng mang nhiều nét kiến trúc và đồ vật cổ mang dấu ấn của thời nhà Lý. Khu chùa mới với kiến trúc hoành tráng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống Việt Nam. Đặc biệt nơi đây có rất nhiều những bức tượng Phật, tượng La Hán,… được điêu khắc một cách tỉ mỉ, công phu cũng trở thành điểm thu hút sự quan tâm của du khách đến với Ninh Bình.
Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha. Tràng An là khu du lịch sinh thái nằm giữa hệ thống núi đá vôi với nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và nhiều di tích lịch sử gắn với kinh đô Hoa Lư xưa; nằm cách Hà Nội 96 km theo hướng nam.
Địa chỉ: Nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình
Cố đô Hoa Lư
Địa chỉ: Nằm trên địa bàn giáp ranh giới hai huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình
Vườn quốc gia Cúc Phương
Địa chỉ: Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Tam Cốc – Bích Động
Tam Cốc – Bích Động được đánh giá là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn nhất Ninh Bình. Nơi đây được biết đến với những cảnh đẹp nên thơ, thanh bình nhưng không kém phần mỹ miều, làm say đắm lòng người. Được ví như ”Vịnh Hạ Long trên cạn”, Tam Cốc -Bích Động là một trong những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với Ninh Bình.
Tam Cốc có nghĩa là ba hang, gồm hang Cả, hang Hai và hàng Ba được tạo thành bởi con sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Ngồi thuyền đi dọc theo con sông du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vách núi, hang động đá vôi đẹp lung linh, đặc biệt nếu đến đây vào vụ mùa trồng lúa của nông dân, ta có thể ngắm nhìn những ruộng lúa chín vàng cũng như những đàn cò trắng giữa một khung cảnh đầy thơ mộng.
Sau khi kết thúc hành trình tham quan Tam Cốc thì bạn có thể tham quan Chùa Bích Động một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông cách bến Tam Cốc khoảng 2 km. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kì thú của núi non hiểm trở với sự tài hoa của con người đã tạo nên khu chùa độc đáo này, mang những giá trị lịch sử, văn hóa và thẩm mĩ đặc biệt.
Địa chỉ: Xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Nhà thờ Phát Diệm
Nếu bạn là một người yêu thích việc thiết kế hay kiến trúc thì hãy thử một lần đến thăm nhà thờ độc đáo này. Nhà thờ Phát Diệm và cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng nam, được xây dựng vào những năm 1875 – 1898. Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công.
Ðây là một quần thể kiến trúc phương Ðông gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông, mang vẻ đẹp vừa nguy nga tráng lệ vừa hài hòa với thiên nhiên. Sự độc đáo trong lối kiến trúc này thực sự trở thành điểm hấp dẫn khách du lịch đến với nhà thờ và là địa điểm tuyệt vời cho cặp đôi nào muốn có một bộ ảnh cưới thật đẹp.
Địa chỉ: Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long
Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất Bắc Bộ, cách Hà Nội khoảng 80 km, là điểm đến hấp dẫn cho chuyến du lịch một ngày thú vị và tự do khám phá. Đây là khu bảo tồn có hệ sinh thái và đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật như voọc quần đùi, khỉ mặt đỏ, tuế lá rộng,…
Đặc biệt, đầm Vân Long còn sở hữu bức tranh phong thủy tuyệt đẹp, bình dị và yên bình. Bạn có thể khám phá những ngọn núi, hang động tuyệt đẹp. Ngoài ra, cảnh quan nơi đây cũng vô cùng đẹp, ngồi trên thuyền di chuyển trên đầm, bạn có thể cảm nhận rõ sự yên bình từ mặt nước phẳng lặng như tờ, trong vắt hiện rõ những lớp rong rêu dưới đáy, hay những ngọn núi, hang động với nhiều hình dáng mới lạ, độc đáo. Khoảng thời gian thích hợp để khám phá đầm Vân Long còn tùy thuộc vào mức độ chèo thuyền, trung bình đi khoảng 1 đến 1,5 tiếng là có thể khám phá được hết đầm. Thời gian du lịch đầm Vân Long 1 ngày, nên các bạn có thể sắp xếp thời điểm phù hợp nhất, nếu đi vào buổi chiều các bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cò bay và voọc.
Địa chỉ: Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Thung Nham
Khu du lịch Thung Nham nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú, trở thành nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Nơi đây nằm trong lõi quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng và rất gần với Tam Cốc Bích Động.
Tại đây, du khách có thể trải nghiệm nhiều hình thức du lịch như: câu cá, leo núi, du lịch miệt vườn hay tham quan rừng ngập nước, rừng nguyên sinh, các hang động và vườn chim hoang dã,… Đến đây vào buổi chiều là thời điểm thích hợp nhất nếu bạn muốn tận mắt ngắm nhìn những loài chim từ cò, vạc, diệp, le le, mòng két, chích chòe lửa, cho tới sáo đá,… Bên cạnh đó thì vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng hay những hang động đá vôi cũng là thứ không thể không trải nghiệm qua khi đến đây.
Địa chỉ: Xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Động Vân Trình
Động Vân Trình là một động lớn nằm trên núi cao hơn trăm mét, có thể xếp vào loại đẹp nhất ở Ninh Bình. Động nằm trong núi Mõ. Bước đến cửa động, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, thoáng đãng cùng cảnh mây trời bồng bềnh,hòa quyện với cây cối xanh ngút ngàn.
Đường lên động hiện nay đã được xây bằng các bậc xi măng rộng, thuận lợi cho việc đi lại của du khách. Leo lên 77 bậc, du khách sẽ đến cửa động và được chiêm ngưỡng cảnh mây trời bồng bềnh, hoà quyện với cây cối xanh ngút ngàn, trong không khí trong lành, thoáng đãng. Sâu bên trong là những dải nhũ đá đủ các hình dạng phong phú, độc đáo sáng long lanh và mang vẻ đẹp huyền bí, hấp dẫn. Du khách như lạc vào một mê cung huyền ảo, cổ kính, đồ sộ. Hơn nữa, động luôn tạo cho du khách khách cảm giác thoải mái bởi nơi đây luôn ấm áp vào mùa đông và rất mát mẻ vào mùa hè. Không ít du khách đến nơi này đều ví động Vân Trình là một cảnh thần tiên hiện giữa cõi trần.
Địa chỉ: Xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
10. Hang Múa
Hang Múa là một điểm du lịch nằm trong vùng lõi Quần thể di sản thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Hang Múa có đặc điểm địa chất, địa mạo đặc trưng của vùng núi đá vôi có tuổi đời hàng triệu năm. Với cảnh quan đặc biệt và hấp dẫn, Hang Múa được báo chí đánh giá là điểm sống ảo ở Việt Nam.
Kiến trúc của hang múa được xây theo kiến trúc của Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) với gần 500 bậc thang nối đuôi nhau giữa lòng núi tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ. Hai bên bậc thang là những hình thù điêu khắc đầy sắc sảo mang đậm nét đặc sắc văn hóa hoàng gia. Trên đỉnh núi được đặt một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hướng mắt xuống vùng đất cố đô xưa.Tương truyền, nơi đây là nơi vua Trần và các cung tần thường ghé qua nghỉ dưỡng, ca hát, vì vậy mới có tên là Hang Múa.
Địa chỉ: Thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Động Am Tiên
Động Am Tiên hay còn được biết đến với tên gọi ” Tuyệt Tịnh Cốc ” Ninh Bình, nằm ở lưng chừng núi, năm xưa dưới thời vua Đinh là nơi nuôi nhốt hổ báo để trừng trị tử tù. Còn hồ nước lớn nằm giữa toàn bộ khu du tích chính là Ao Giải, vua Đinh cho nuôi cá sấu để ném những kẻ có tội xuống cho cá ăn thịt.
Với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những dãy núi hùng vĩ bao quanh hồ nước nên thơ nhưng ám một màu u buồn, huyền bí như còn lưu dấn ấn tàn dư của pháp trường năm xưa. Động Am Tiên ở lưng chừng núi, phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi. Động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước. Hai bên đường vào khu du tích lại được phủ một màu xanh rì của những cây xà cừ cổ thụ khiến không gian càng thêm thuần khiết, uy nghi.Tất cả những điều đó tao nên một vẻ đẹp huyền bí, lạnh lẽo, không kém phần bí ẩn của hang động này.
Địa chỉ: Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Đan Viện Châu Sơn
Đan viện Châu Sơn (hay còn gọi là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn) được xây dựng từ năm 1939, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát, nên có một vẻ đẹp khác biệt, ấm áp. Đan viên này thuộc dòng Xitô, cách thành phố Ninh Bình khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 100 km.
Với lối kiến trúc phương Tây xưa, khi đến đây, du khách tưởng như đang lạc và một khoảng trời Tây cổ kính, tĩnh lặng. Với kiến trúc đẹp như tranh vẽ, Đan viện Châu Sơn được ví như một bông hoa giữa núi rừng Nho Quan (Ninh Bình). Lỗi kiến trúc Gothic cổ xây bằng gạch để mộc, nhà thờ Châu Sơn có vẻ đẹp, cổ kính không khác gì nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn và nhiều ngôi thánh đường cổ khác ở Việt Nam.
Địa chỉ: Phú Sơn, Nho Quan, Ninh Bình
Bạn có kế hoạch du lịch tại Ninh Bình nhưng chưa biết phải đi đến những đâu? Hi vọng rằng với những điểm du lịch Ninh Bình trên sẽ có thể giúp ích cho bạn phần nào thực hiện kế hoạch của mình. Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu lên đường và khám phá vùng đất tuyệt đẹp này ngay nào.
Đăng bởi: Thảo Nhỏ
Từ khoá: Top 12 Địa điểm du lịch Ninh Bình hấp dẫn nhất
Những Địa Điểm Du Lịch Tam Đảo Mùa Hè Hấp Dẫn Nhất
1. Thác Bạc
Đây là con thác đẹp nhất trong thị trấn. Thác Bạc có dòng nước trong vắt bắt nguồn từ những khe núi len lỏi qua những vòm cây xanh tươi mát. Tới đây, bạn sẽ cảm nhận được một sức sống tràn đầy, thư thái nơi thiên nhiên núi rừng. Thác Bạc đẹp nhất là khi mùa hè tới, đây là lúc nước từ trên thượng nguồn chảy về. Dòng nước trắng xóa như mái tóc của một bà tiên.
2. Cổng trời Tam Đảo 3. Nhà thờ Tam ĐảoĐây là địa điểm du lịch Tam Đảo mùa hè nổi tiếng nhất, bất kì khách du lịch Tam Đảo cũng không thể bỏ qua. Từ trên khuôn viên của nhà thờ, bạn sẽ có thể nhìn thấy được toàn cảnh thiên nhiên của một Tam đảo rất mộng mơ.
4. Quảng trường trung tâmCó thể coi nơi đây là địa điểm vui chơi chính tại Tam Đảo. Nằm tại ngay trung tâm khu 1, thị trấn Tam Đảo, sân quảng trường rất rộng, có những ghế bậc thang, bạn có thể ngồi cùng bạn bè, hóng gió. Ngoài ra, vào buổi tối sẽ tổ chức những lễ hội âm thanh cộng đồng, rất sôi động và cuốn hút.
5. Chợ Tam ĐảoChợ Tam Đảo khá nhỏ, chỉ nằm vỏn vẹn trên 1 con dốc ngắn gần quảng trường. Nhưng nơi đây lại rất thú vị và là một địa điểm du lịch Tam Đảo mùa hè bạn không thể bỏ qua. Tại đây có bán những món đồ ăn nướng, các loại bánh, rau củ quả,… Những quán ăn tại chợ mở cửa 24/24 nên bạn có thể đến đây bất cứ lúc nào và không sợ đói.
6. Đền bà Chúa Thượng ngànĐây là một ngôi đền nổi tiếng, linh thiêng nhất của thị trấn Tam Đảo. Vì là một nơi linh thiêng nên trước khi đến đây, một điều bạn cần lưu ý đó là hãy ăn mặc lịch sự, chuẩn bị những trang phục phù hợp.
7. Vườn quốc gia Tam ĐảoVườn quốc gia Tam Đảo là nơi có trung tâm cứu hộ gấu lớn nhất Việt Nam. Hiện đại nhất Châu Á và thuộc dự án của Tổ chức Động vật Châu Á AAF ( Animals Asia Foundation ). Ra đời để bảo vệ, cứu giúp những chú gấu bị đánh bẫy ở trong rừng. Tới đây, bạn sẽ được tận mắt nhìn những loài thú quý hiếm. Bạn sẽ phải chi khoảng 40.000 VNĐ/người để mua vé vào cổng.
8. Quán cafe GióĐó là những địa điểm du lịch Tam Đảo mùa hè mà GrandViet Tour chia sẻ tới bạn. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy like và chia sẻ cho bạn bè, người thân mình cùng biết. Hãy đặt tour du lịch Tam Đảo giá rẻ từ Hà Nội ngay bây giờ để nhận những phần quà hấp dẫn.
Đăng bởi: Đỗ Thị Quỳnh
Từ khoá: Những Địa Điểm Du Lịch Tam Đảo Mùa Hè Hấp Dẫn Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Bắc Hà (Lào Cai): 5 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Nhất trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!