Xu Hướng 9/2023 # Ghé Thăm Lăng Đá Quận Vân # Top 9 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ghé Thăm Lăng Đá Quận Vân # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ghé Thăm Lăng Đá Quận Vân được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách trung tâm Tp. Hà Nội khoảng 15km về phía Nam, Lăng đá Quận Vân thuộc thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín là một khu vực lăng mộ đá đồ sộ và linh thiêng. Tuy vậy, có một thời lăng đá bị đi vào quên lãng, chỉ được gọi với cái tên không chính thức là “đền nổi”.

Lăng đá Quận Vân bình yên khi chiều xuống

Lăng đá Quận Vân được xây dựng năm 1733 thờ Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, vị quan lớn thời Lê Trung hưng. Quận công chính là người cho xây dựng lăng của mình khi thấy thế đất ở cánh đồng Nỏ Bạn đẹp. Khi lăng đang được xây dựng, ông bị gian thần gièm pha, bị đày ra Quảng Ninh và mất năm 1734.

Năm 1914, lũ sông Hồng tràn qua đê Xâm Thụy làm ngập cả khu lăng rộng 4 sào Bắc Bộ, không còn ai nhớ vị trí chính xác sau khi nước rút. Mãi đến năm 1986, xã Vân Tảo múc đất lên trồng ngô thì phát lộ lại lăng đá. Tuy vậy, do là khu lăng mộ nên rất ít người lại gần, lăng đá bị bỏ hoang cỏ mọc um tùm, luôn ngập trong nước, người dân quen gọi là đền nổi. Năm 2003, khi được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, lăng đá vẫn chỉ là một bãi đá trơ chọi giữa cánh đồng, họa hoằn có người đến thắp hương. Mãi đến năm 2023, các cơ quan quản lý văn hóa mới chú ý đến lăng đá và cho tôn tạo lại lăng, cử người trông giữ và hương khói hàng ngày.

Lăng đá Quận Vân có tất cả 30 công trình đá, đó đều là đá nguyên khối và được điêu khắc tinh xảo. Ngay cổng vào là cặp tượng chiến binh đá, mặt hùng dũng tay cầm đại đao, trang phục chỉnh tề. Tiếp đến là các cặp voi đá, ngựa đá chầu hương án, cả voi và ngựa đều có kích thước tương đương với đời thực, trải qua hàng trăm năm mưa nắng nhưng không tượng đá nào bị hư hỏng, nứt vỡ. Phần cuối lăng mộ là nhà bia và nhà mộ, đôi nghê đá chầu hai bên cánh bia mồm ngậm hạt ngọc, đầu và mình được khắc những hình vân xoắn, cổ đeo vòng nhạc, dáng điệu khỏe khoắn và sinh động, trên bia ghi lại cuộc đời và công danh của Quận công.

Từng công trình đá được người nghệ nhân xưa điêu khắc tỉ mỉ từ đá xanh nguyên khối, không chỉ đẹp, phong thái mà còn truyền được hồn vào từng khối đá thô sơ. Đó là chưa kể đến sự sáng tạo có thể di chuyển các khối đá nặng hàng chục tấn từ đường biển, đường sông rồi đưa vào khu lăng mộ. Cùng với đình làng và chùa Nỏ Bạn, đá Quận Vân tạo nên một thế hình tam giác cân, điều này thể hiện vị trí quan trọng của lăng đá trong tín ngưỡng của người dân Nỏ Bạn.

Ngoài ra đến thăm Nỏ Bạn, du khách còn được xem nghề làm chổi đót đã có từ mấy trăm năm trước, được hòa mình vào cuộc sống làng quê dân dã mà chất phác.

Nguyễn Văn Công

Đăng bởi: Nguyễn Chiến

Từ khoá: Ghé thăm Lăng đá Quận Vân

Ghé Thăm Khu Di Tích Lịch Sử K9 – Đá Chông

Khu di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ trung tâm của Hà Nội, đi theo đường Quốc lộ 32 hoặc Đại lộ Thăng Long đến thị xã Sơn Tây. Rẽ theo đường 414 (tỉnh lộ 87) đi khoảng 19 km là đến đồi Đá Chông, thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách. Khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ. Khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ.

Vài nét về Khu di tích lịch sử K9

Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần tham sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà. Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp. Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của trung ương đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc.

Khu di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

K9 – Địa điểm từng giữ thi hài Bác Hồ

Hiện diện tích khu vực K9 rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng. Có 2 hồ lớn rộng 16,5 ha. Nơi đây có rất nhiều những tảng đá thon nhọn, tựa những mũi chông, ngọn mác mọc từ dưới đất lên. Vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chủ tịch qua đời. Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác và xây dựng Lăng của Người để các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế được đến viếng Người. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Công trình 75A tại Quân y viện 108. Thủ đô Hà Nội để bảo vệ, giữ gìn thi hài Bác trước khi xây dựng Công trình Lăng.

Đá Chông được lựa chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác Hồ

Tuy nhiên, từ cuối năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Đề phòng chiến tranh có thể xảy ra trên phạm vi cả nước. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tìm một vị trí thật yên tĩnh, bí mật, xa Hà Nội, thuận tiện cho di chuyển thi hài Bác nếu chiến tranh lan rộng. Đá Chông đã được quyết định chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác.

Ngày 15/12/1969, công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật, K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969, thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn. Đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.

Một số khu vực tham quan tại Khu di tích lịch sử K9 Khu đón tiếp khách đến tham quan và ngôi nhà hai tầng

Bao gồm các công trình: Bãi đỗ xe; nơi đón tiếp khách đến tham quan, nơi xem phim tư liệu. Và nơi trưng bày hiện vật và hình ảnh về Khu Di tích, nhà ăn.

Ngôi nhà hai tầng K9

Ngôi nhà hai tầng K9

Khu vực này trước đây là khu tăng gia cấy lúa, trồng rau của đơn vị. Tại vị trí này, trong lần di chuyển thi hài Bác từ 75A lên K84. Ngày 19/8/1971, nước sông Đà dâng cao làm ngập toàn bộ đường mòn dẫn vào Khu A. Xe Zin 157 không đi được, Ban Chỉ đạo giữ gìn thi hài Bác đã quyết định đưa thi hài Bác sang xe Hồng thập tự. Rồi di chuyển xe Hồng thập tự lên xe Pap để vượt những đoạn đường ngập nước vào khu A an toàn.

Nơi đây đã trải qua 2 lần xây dựng và cải tạo:

Lần thứ nhất vào sau năm 1995, đơn vị đã xây dựng một số công trình: Bãi đỗ xe, nơi đón tiếp quy mô nhỏ. Để phục vụ đón khách đến tham quan.

Lần thứ hai, từ năm 2012, đơn vị tiếp tục xây dựng, mở rộng, cải tạo. Nâng cấp thành khu hoàn chỉnh để phục vụ đón khách tham quan như hiện nay.

Các đoàn khách, hoặc cá nhân đến tham quan, hoặc tổ chức các hoạt động tại Khu Di tích K9 đều phải tập kết tại nơi đây. Và đăng ký nội dung hoạt động cụ thể. Tất cả các phương tiện sử dụng và hành lý cồng kềnh đều phải gửi tại khu tập kết. Lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh sẽ kiểm tra, ngăn ngừa khách mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ… vào Khu Di tích.

 Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong các công trình thuộc Khu Di tích K9, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là nơi dâng hương tưởng niệm Bác và tổ chức sinh hoạt chính trị, văn hóa như: Lễ báo công, Lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, kết nạp Đội thiếu niên tiền phong; Lễ trao huy hiệu, trao phần thưởng; Lễ khai giảng, bế giảng, tổng kết…Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 17/3/2014. Khánh thành ngày 02/9/2023. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến dự và phát biểu chỉ đạo trong lễ khởi công và lễ khánh thành.

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích còn sở hữu cảnh quan non nước hữu tình

Không những được tham quan các khu trưng bày di tích lịch sử có ý nghĩa giáo dục to lớn. Du khách tới tham quan khu Di tích K9 – Đá Chông còn được hòa mình vào thiên nhiên, non nước hữu tình nơi đây. Điều đặc biệt ở Đá Chông, khác biệt với các khu Di tích khác là. Nhiều con đường trong khu Di tích được trải sỏi.

K9 sở hữu cảnh quan thiên nhiên kỳ diệu

 Các mỏm Đá Chông và con đường lát đá thẻ

Theo truyền thuyết cả khu Đá Chông như một con Rồng uốn khúc. Đỉnh núi cao nhất phía Đông Bắc khu Đá Chông. Nhân dân ở đây vẫn gọi là đỉnh U Rồng. Do vậy dòng sông Đà đang thẳng dòng cuồn cuộn chảy. Gặp đầu con Rồng đang uống nước phải đổi dòng chảy theo một hướng khác.

Tháng 5 năm 1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36. Sư đoàn 308 tập mẫu chiến thuật “Trung đoàn bộ binh tăng cường tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị”. Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi. Nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Thấy địa thế nơi đây hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý chọn vị trí này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương.

Khu di tích được Bác Hồ lựa chọn xây dựng làm căn cứ của Trung ương

Sáng ngày 23 tháng 2 năm 1958, Bác Hồ lên thăm và xem xét lại địa bàn khu vực Đá Chông. Quyết định chọn nơi đây để xây dựng làm căn cứ của Trung ương. Sau chuyến đi của Bác, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được lệnh xây dựng một số ngôi nhà cấp bốn trong khu vực Đá Chông.

Cả khu vực này trước đây rậm rạp, những năm gần đây đơn vị đã tôn tạo, mở đường bao quanh. Để phục vụ nhân dân đến thăm nơi Bác và Trung ương làm việc, được thuận tiện. Đá thẻ lát đường được đưa từ Quảng Nam ra, rất phù hợp với màu sắc của những hòn đá chông trong khu vực. Không bị rêu bám, chống trơn trượt, tạo ra con đường đưa mọi người đi tham quan cảnh quan Khu Di tích.

Quy định về việc thăm quan, học tập, sinh hoạt chính trị tại khu di tích lịch sử K9

Đăng bởi: Tiên Dương

Từ khoá: Ghé thăm Khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông

Đông Về Trên Cao Nguyên Đá Hà Giang Có Gì Mà Mọi Người Nô Nức Ghé Thăm?

Chinh phục những con đường đèo “vắt mình trên mây”

Hà Giang là địa điểm khám phá và nghỉ ngơi không còn xa lạ gì với mọi người, nơi đây nổi tiếng với những cung đường đèo nguy hiểm cạnh những vách núi treo leo bên những vực sâu hun hút.

Đông đến người ta dường như cảm nhận rõ rệt hơn sự nguy hiểm của những con đường bởi những đám sương mù, những cơn gió khẽ rít và bởi những cơn mưa phùn làm con đường đã khó đi lại càng nguy hiểm hơn

Đông về sương mù giăng khắp lối tạo nên khung cảnh thiên nhiên huyền ảo. Ảnh: Phạm Hằng

Trên những con đường tưởng như bạn có thể chạm vào những đám mây. Ảnh: Phạm Hằng

Khó khăn là thế nguy hiểm là thế nhưng lại có rất nhiều người đến đây – những người muốn được trải nghiệm cảm giác mạnh hay hơn hết là họ muốn đặt dấu chân của mình lên nơi đây.

Cảm nhận cái lạnh giá của mùa đông Hà Giang

Hà Giang là nơi nằm ở địa đầu tổ quốc nơi có khí hậu khắc nghiệt hơn các vùng khác. Nơi đây là địa điểm đầu tiên tiếp nhận nhưng cái lạnh giá khi đông về. Bao quanh mảnh đất này là những ngọn núi, những quả đồi, những cao nguyên mà nơi đây thường lạnh giá hơn. Đến du lịch Hà Giang mùa đông may mắn du khách có thể khung cảnh nơi đây khi tuyết rơi, khi lạnh giá mà những giọt sương trên những cây mơ cây mận cũng đóng băng.

 

Với không khí se se lạnh cùng mây mù bạn sẽ ngỡ như đang lạc vào thế giới khác. Ảnh: Phạm Hằng

Ngoài ra đến Hà Giang vào cái thời tiết ấy du khách còn được sưởi ấm và ngắm những ngọn lửa trên chiếc bếp đỏ than hồng. Trong cái tiết trời lạnh giá, ngồi cạnh chiếc bếp lửa, uống chút rượu Bắc Hà,..còn gì tuyệt vời hơn.

Đón bình mình giữa rừng hoa tam giác mạch 

Bạn thử tưởng tượng xem mình ở cái thời tiết lạnh giá, sương che cả tầm mắt nhưng những chú gà vùng Tây Bắc sẽ kéo bình minh lên, những ánh nắng từ từ xuyên qua từng đám sương mù để rồi mặt trời xuất hiện rực hồng cả một khoảng trời.

Ảnh: Cao Anh Tuấn

Không những thế xung quanh bạn là cả một rừng tam giác mạch, sau một đêm còn vương những giọt sương trên hoa trên lá. Để rồi khi mặt trời xuất hiện trước mắt bạn sẽ là một chốn bồng lai, mờ mờ ảo ảo

Du lịch Hà Giang mùa đông – mùa tam giác mạch

Tam giác mạch – cái tên nghe là lạ ấy đã dẫn lối biết bao du khách đặt chân đến Hà Giang. Một loài hoa nhỏ xíu khoác trên mình màu hồng nhẹ nhàng đã làm say đắm biết bao du khách. Tháng 10, Hà Giang với những cánh đồng hoa tam giác mạch hồng rực trải dài đến tận chân trời. Mùa tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12.

 

Ảnh: Cao Anh Tuấn

Cái cách mà loài hoa tam giác mạch này khoe sắc cũng giống như con người ở mảnh đất Hà Giang này vậy. Mùa đông ở nơi địa đầu tổ quốc mọi loài hoa dường như đang ngủ để chờ xuân đến đánh thức để khoa sắc nhưng với loài hoa tam giác mạch nhỏ bé này nó lại chọn khoe sắc vào mùa đông. Nói cách khác đây chính là ý chí nghị lực vượt lên những điều kiện khắc nghiệt để tỏa hương khoe sắc

Những bông hoa tam giác mạch li ti màu trắng hay tím hồng nở e ấp bên những khe đá, trên ruộng bậc thang hay ngay ở hai bên đường đi. Ảnh: Cao Anh Tuấn

Hòa mình vào cuộc sống đồng bào người H’Mông

Đồng bào dân tộc H’mông mộc mạc, chất phác chiếm trên 31% dân số các dân tộc Hà Giang. Họ sống chủ yếu tại các huyện phía bắc như Yên Minh, Quản Bạ,…. Sống trong cùng một nhà với người dân tộc H’mong là một trải nghiệm văn hóa bạn sẽ khó quên.

 

Em bé hồn thiên nổi bật giữa khung cảnh đơn sơ mộc mạc vùng núi non. Ảnh: Phạm Hằng

Du lịch Hà Giang vào mùa đông bạn sẽ cảm nhận được hơn bao giờ hết sự cần cù chăm chỉ của các đồng bào dân tộc ở đây. Từ cách họ thức dậy làm việc đến việc sinh hoạt sau những buổi đi nương. Sự mộc mạc, mến khách của người dân nơi đây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời và khó quên cho bạn.

Vẻ đẹp của “người tình mùa thu”- Cúc cam Hà Giang

Tuy bước sang đông nhưng cúc cam Hà Giang còn muốn “bon chen” khoe sắc cùng với hoa tam giác mạch. Nói về cúc cam đây là một loài hoa không chỉ mang trong mình vẻ đẹp lôi cuốn lòng mà còn ẩn chứa một sức sống khá mãnh liệt, tự mọc và phát triển trên đất đá khô cằn. Loài hoa mang sắc cam đến cho mảnh đất này cùng với những tia nắng hiếm hoi trong tiết trời đông lạnh giá. Người tình mùa thu đã làm chủ cả một góc trời Hà Giang.

Trước khi tam giác mạch nở rộ là mùa cúc cam nồng nàn. Ảnh: NAG Vuong Vu Viet

Những địa điểm mà bạn có thể ngắm được loài hoa này đó là: Phó Cáo, Phó Bảng, Đồng Văn,….

Những bé gái xinh xắn tựa như những bông cúc cam toả sắc. Ảnh: NAG Vuong Vu Viet

Khám phá những địa điểm thú vị ở Hà Giang

Đã du lịch Hà Giang mùa đông này du khách sẽ không thể bỏ qua được các địa điểm không kém thú vị như

Nhà của Pao – Tại làng văn hóa du lịch thôn Lũng Cú là nơi có Nhà của Pao, địa điểm check in cực thu hút. Ảnh: Dũng Lại

 

Những ngôi nhà tường trình độc đáo ở Hà Giang. Ảnh: Phạm Hằng

Hà Giang mùa đông thực khiến người ta phải nhớ nhung, mong ngóng bởi vẫn có những loài hoa dại bỏ mặc thời tiết mà khoa sắc hương, bởi tình người nồng ấm theo đó là những bếp lửa bập bùng, những chén rượi cay cay. Không xô bồ, nhộn nhịp, không rực rỡ đèn hoa như chốn thị thành, mà ở đây ta như lạc vào một không gian thật khác, nhẹ nhàng, bình yên nhưng cũng ẩn chứa những mảng màu đầy thi vị

Hot line: 024.730.750.60

Ngo Hue

Viếng Thăm Lăng Mộ Võ Thánh Quan Công Ở Trung Quốc

Quan Công, tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là một viên tướng thời Tam Quốc. Ông chỉ là một võ tướng bình thường, không phải là một vị tướng mưu mẹo, một bậc kỳ tài về chiến thuật, chiến lược,… Thế nhưng, Quan Công lại là một người có công lớn trong việc lập ra nhà Thục Hán, mà vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Qua hơn ngàn năm, hình ảnh Quan Công vẫn sâu đậm trong lòng nhân dân như một người anh hùng chân chính không hề biết khiếp sợ, không lùi bước trước khó khăn, chiến thắng mọi đau khổ về thể xác, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Ông là một điển hình về khí tiết của người quân tử với những đức tính nhân, nghĩa, tín, dũng và lòng kiêu ngạo.

Trong thời Tam Quốc, Quan Vũ là một vị tướng tài giỏi và được trọng dụng, cùng với Trương Phi là cánh tay đắc lực của Lưu Bị trong các cuộc chiến đấu với quân thù. Cuộc đời đầy oai hùng và lẫm liệt của Quan Vũ được nhân dân dệt thành một huyền thoại, sau này trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hình tượng người anh hùng đó càng trở nên đặc sắc qua nghệ thuật kể chuyện hư cấu một cách điêu luyện. Truyện Tam quốc diễn nghĩa kể rằng, Quan Công kéo quân sang đánh Đông Ngô, thua nhiều trận liên tiếp, cuối cùng bị bao vây ở Mạch Thành. Ngô vương Tôn Quyền sai Gia Cát Cẩn (anh của Khổng Minh Gia Cát Lượng) đến dụ hàng, nhưng bị Quan Công cự tuyệt. Nửa đêm, Quan Công dẫn vài trăm tàn quân rút khỏi thành, chạy đến hẻm núi ở Quyết Thạch, bị quân Ngô phục kích bắt được. Sau cùng, do ông không chịu khuất phục nên bị Tôn Quyền giết chết. Lưu Bị rất tức giận vì điều đó liền chuẩn bị quân đi đánh Tôn Quyền để trả thù. Vì muốn quay mũi tấn công khỏi phía mình nên Tôn Quyền đem thủ cấp của Quan Vũ đến dâng tặng Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo lại là người rất trọng Quan Vũ, chẳng những không đem đi bêu rếu mà còn tạc tượng gỗ gắn đầu Quang Vũ vào và trọng táng với những nghi thức dành cho một chư hầu ở phía nam thành, thể hiện sự nể trọng của Tào Tháo dành cho vị tướng tài Quan Vũ, đồng thời chĩa mũi nhọn của Lưu Bị về lại phía Tôn Quyền. Truyện còn kể rằng, Tôn Quyền mở tiệc chiêu đãi và trọng thưởng cho Lã Mông vì có công phục bắt được Quan Vũ, trong bữa tiệc ông đã trở về và vật chết Lã Mông khiến bọn Tôn Quyền vô cùng khiếp sợ.

Trong dân gian, việc thờ phụng Quan Vũ có một sức ảnh hưởng sâu rộng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Người đầu tiên thờ Quan Vũ là Tào Tháo vì nể trọng khí chất anh hùng và trung tín của ông; nhân dân xem ông như thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ thờ ông như một vị thần văn học (tượng Quan Vũ trên tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự tôn ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Sức mạnh tinh thần to lớn từ hình tượng người anh hùng Quang Vũ có sự lan tỏa rất rộng. Không chỉ có lăng thờ ở thành Lạc Dương mà ông còn được thờ chung với Nhạc Phi tại Võ miếu hay chung với Nhạc Phi và Văn Thiên Tường tại huyện Thái Hưng tỉnh Giang Tô. Tại Việt Nam ông được thờ chung với Phật và được gọi là Quan Thánh Đế Quân như một vị Thần trung nghĩa. Đền thờ của ông còn được đặt ở nhiều tỉnh của nước ta như: Khánh Hòa, Nam Định, Thanh Hóa, Yên Bái, Lai Châu, Vũng Tàu,…

Lăng mộ của Quan Công được gọi là Quan Lâm, tọa tại thị trấn Quan Lâm thuộc cổ đô vĩ đại Lạc Dương, được xây dựng theo lối kiến trúc “tam phối hợp nhất” với sự kết hợp của trủng (mộ), miếu (điện thờ), lâm (rừng). Toàn bộ diện tích của khu lăng mộ không lớn lắm chỉ khoảng 70ha, thoáng đãng và yên tĩnh như một khu vườn.

Khi bước qua cổng chính để vào bên trong, điều gây ấn tượng đầu tiên cho du khách là quang cảnh một khu rừng toàn cây tùng bách trăm năm tuổi với những cành già uốn lượn tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ bao bọc những gian điện thờ, tạo nên cảm giác mát rượi thật dễ chịu. Trong rừng, du khách thường được đưa đến chiêm ngưỡng một cây bách nghìn năm tuổi, có cành uốn lượn tự nhiên giống như đầu rồng nên được người dân gọi là “long thủ bách”.

Tiếp đó là con đường lát đá dài hàng trăm mét nằm giữa những hàng cây dẫn đến đại điện, hai bên đường có hàng lan can được chạm trổ hình lân tinh xảo gây ấn tượng mạnh mẽ về thế oai hùng của một không gian điện thờ.

Trước khu điện thờ luôn nghi ngút khói hương và hàng trăm dĩa thức ăn, trái cây được nhân dân hàng ngày đến cúng bái. Tại chính điện sâu bên trong là điện thờ với bức tượng Quang Công uy nghi, đội mũ và mặc trang phục của một vị đại thần, hai tay cầm chiếc hốt chắp vào giữa. Trên tường, có những tranh vẽ Quan Công trong những tư thế khác nhau. Đặc biệt, có một bức tượng ba ông gồm Quan Công mặc giáp phục ngồi giữa hổ trướng, tay vuốt râu, tay kia cầm Kinh Xuân Thu (một trong Ngũ Kinh), sau lưng hai bên có Quan Bình đứng bên trái giữ ấn, Châu Thương đứng bên phải giữ thanh long đao trông thật là đẹp. Bước ra ngoài đại điện, có một lầu gác gọi là Cổ lâu (lầu trống).

Đăng bởi: Kỳ Ngô

Từ khoá: Viếng thăm Lăng mộ võ thánh Quan Công ở Trung Quốc

Ghé Thăm Thành Phố Mèo – Kuching Ở Malaysia

Thành phố Kuching, thuộc bang Sarawak, Malaysia là thiên đường dành cho những người yêu mèo.

Thành phố Kuching, thuộc bang Sarawak, Malaysia là thiên đường dành cho những người yêu mèo. Khi đến đây, du khách sẽ thấy mèo ở khắp mọi nơi, trên vỉa hè, tại các đèn báo giao thông, trong công viên, tại các ngã tư và trên mái nhà.

Không giống như các thành phố khác, hầu hết những chú mèo của Kuching đều ở dạng tượng Phật và điêu khắc, được tạo nên bởi những người dân yêu mèo của thành phố. Tình yêu bất tận dành cho loài vật đáng yêu này bắt nguồn từ tên của thành phố, “Kuching” là một từ có nguồn gốc Mã Lai có nghĩa là con mèo. Một số người khác lại tin rằng tên này được bắt nguồn từ tên một trái cây được gọi là “mata kucing” được trồng rộng rãi ở Malaysia và Indonesia. Lịch sử địa phương lại chứng minh rằng thành phố được đặt tên theo một dòng suối nhỏ mang tên là “Sungai Kuching” có nghĩa là sông Mèo chảy qua thị trấn.

Đất nước Sarawak từng là một phần của Vương quốc Hồi giáo Brunei, cách đây 200 năm. Nhưng nơi đây sau này được Quốc vương Brunei trao tặng cho nhà thám hiểm người Anh tên James Brooke khi ông giúp đỡ đất nước Brunei trong việc trấn áp một cuộc nổi dậy, từ đó nơi đây trở thành vương quốc của James Brooke. Sau này chính quyền Brooke được phong hiệu nước thuộc địa dưới sự cai trị của Rajah Charles Brooke. Brooke đã cai trị vương quốc một cách đáng ngưỡng mộ, ông cho xây dựng hệ thống vệ sinh cải tiến cho cư dân, cùng một số công trình khác như bệnh viện, pháo đài, nhà tù và nhiều tòa nhà khác. Gia đình Brooke đã cai trị Sarawak cho đến khi Nhật Bản chiếm đóng vào tháng 12 năm 1941.

Theo một câu chuyện ngụ ngôn được kể lại, khi James Brooke lần đầu tiên đến Kuching, ông đã hỏi người hướng dẫn địa phương tên thị trấn. Song người hướng dẫn lại hiểu nhầm James Brooke đang hỏi tên loài động vật ngay trước mặt ông, nên anh ta nói “Kuching”.

Có một câu chuyện được kể lại rằng, trong những năm 1950 khi nhiều người dân ở Borneo chết vì sốt rét. Chính quyền đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu DDT, mặc dù loại thuộc này giúp người dân chống lại muỗi truyền bệnh sốt rét nhưng cũng giết chết một số lượng lớn mèo của hòn đảo này. Hậu quả dẫn đến số chuột phát triển mạnh và mang đến bệnh dịch hạch. Để giải quyết phần nào bệnh dịch hạch, Không lực Hoàng gia Anh đã thả 14.000 con mèo ở vùng nông thôn Borneo Malaysia trong một nhiệm vụ được gọi là “Operation Cat Drop”. Câu chuyện này được đăng trên báo chí rất nhiều lần và khiến chính phủ đưa ra lệnh cấm thuốc trừ sâu DDT vào năm 1972.

Đăng bởi: Nguyễn Tiến Đạt

Từ khoá: Ghé thăm thành phố Mèo – Kuching ở Malaysia

Ghé Thăm Lapland – Quê Hương Ông Già Noel

Lapland là vùng đất cực Bắc của Phần Lan, chiếm 1/3 diện tích đất liền Phần Lan, bao quanh là Thụy Điển, Na Uy và Nga. So với những quốc gia Bắc Âu được cho là xuất xứ của ông già Noel, Phần Lan có vẻ được biết đến nhiều hơn hết.

Lapland là vùng đất cực Bắc của Phần Lan, chiếm 1/3 diện tích đất liền Phần Lan, bao quanh là Thụy Điển, Na Uy và Nga. So với những quốc gia Bắc Âu được cho là xuất xứ của ông già Noel, Phần Lan có vẻ được biết đến nhiều hơn hết.

Quê hương ông già Noel – ngôi làng Santa Claus ở Lapland luôn là điểm du lịch hot nhất thế giới mỗi dịp Giáng sinh.

Lapland, vùng đất phủ đầy tuyết trắng được nhắc đến trong câu chuyện cổ “Bà chúa Tuyết” của nhà văn Andersen mà thuở ấu thơ ai cũng đã từng đọc. Nhưng ít ai biết rằng Lapland là quê hương của Ông già Tuyết (hay ông già Noel, Santa Claus) và là một trong những điểm đến hấp dẫn vào mỗi dịp Giáng sinh.

Ông già Noel cũng là biểu tượng văn hóa du lịch của Phần Lan. Thành phố Rovaniemi, thủ đô của vùng Lapland, được xem là thủ phủ của ông già Noel. Nằm ngay vòng đai Bắc cực là ngôi làng nổi tiểng của Ông già Tuyết, cách thành phố Rovaniemi khoảng 8km. Bạn không phải chờ đến lễ Giáng Sinh mới có thể gặp Ông già Tuyết bởi ở đây bạn có thể gặp

Ông già Tuyết bằng xương bằng thịt với áo khăn đỏ thắm, râu tóc trắng muốt luôn xuất hiện như một giấc mơ ở ngôi làng này bất kể ngày nào trong năm.

Truyền thuyết kể rằng Ông già Tuyết sống trên ngọn núi có hình lỗ tai tại Lapland, miền bắc Phần Lan cùng với những chú lùn nên ông có thể nghe được hết mọi điều ước của trẻ em trên khắp thế giới. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn.

Ông chu du khắp thế gian mỗi năm một lần trên chiếc xe do những chú tuần lộc kéo để phân phát quà cho trẻ em vào dịp lễ Giáng sinh. Ông thường bỏ quà vào những chiếc bít tất, chui qua ống khói vào nhà và đặt món quà Giáng sinh bên cạnh lò sưởi đêm 24/12. Xong công việc ông lại quay trở về nơi đây để sống cuộc sống được coi là vĩnh viễn tại vòng đai Bắc cực này.

Trong làng còn có một bưu điện và văn phòng làm việc riêng của Ông già Tuyết nơi mỗi năm ông nhận được hàng trăm ngàn bức thư từ các em nhỏ trên khắp châu lục. Theo thống kê, hàng năm Ông già Tuyết nhận được khoảng 700.000 bức thư.

Nhân viên bưu điện trong vai các chú lùn phải hồi âm cho tất cả các bức thư gửi đến có địa chỉ rõ ràng. Các bức thư và thiệp gửi từ Bưu điện Ông già Tuyết đều được đóng dấu đặc biệt với hình ảnh Ông già Tuyết in mờ chồng lên tấm bản đồ xứ Lapland với các con số ngày tháng năm và dòng chữ “Vòng đai Bắc cực”.

Nếu các em nhỏ muốn gửi thư cho Ông già Tuyết, địa chỉ chính xác của Ông già Tuyết là: Santa Claus, 96930 Artic Circle, Finland. Ngôi làng có rất nhiều điểm tham quan như Ngôi nhà Giáng sinh nơi du khách có thể tìm hiểu về truyền thống Giáng sinh ở Phần Lan và ở các nước trên khắp thế giới, tìm hiểu về nguồn gốc ông già Noel và xưởng sản xuất đồ chơi của các chú lùn… Và đừng quên ghé vào các cửa hàng lưu niệm để mua những món quà dễ thương cho bạn bè và người thân của bạn.

Bên cạnh văn phòng của ông già Noel là một cụm các điểm tham quan giải trí hấp dẫn khác. Đó là công viên Santa Claus, hay Công viên xe máy tuyết bắc cực, nơi bạn có thể lái những chiếc xe máy thiết kế đặc biệt để chạy trên tuyết quanh thị trấn này, nơi mà tuyết phủ 6 tháng trong năm. Rồi phòng triển lãm về Giáng sinh (Christmas Exhibition), nơi bạn có thể tìm hiểu về truyền thống Giáng sinh của người Phần Lan.

Một điều đặc biệt nữa mà hầu hết du khách đến đây đều muốn làm là đặt chân qua lằn sơn trắng vẽ trên đường để khẳng định mình chính thức bước vào vùng cực bắc. Đường lằn này đánh dấu vĩ độ bắc mà mặt trời sẽ không mọc vào ngày đông chí. Qua khỏi đường lằn này xuống phía Nam, những chú lùn và tuần lộc, trợ thủ đắc lực của ông già Noel sẽ không sống sót được, đơn giản chỉ vì không đủ tuyết.

Mùa đông Lapland còn hấp dẫn du khách ở hiện tượng thiên nhiên kỳ thú: Bắc cực quang. Không du khách nào không ao ước được nhìn thấy những quầng sáng rực rỡ diệu kỳ này một lần trong đời.

Nếu bạn không có cơ hội quan sát cực quang trong chuyến du ngoạn bằng xe trượt ban đêm, bạn vẫn có thể chứng kiến hiện tượng kỳ diệu này tại bảo tàng Bắc cực quang Artkikum. Bạn sẽ được thả mình trên một tấm nệm êm ái và theo dõi một đoạn phim ghi lại cuộc hành trình săn tìm những ánh sáng huyền diệu nhảy múa trên nền trời.

Đăng bởi: Nguyễn Trần Uyên Linh

Từ khoá: Ghé thăm Lapland – Quê hương ông già Noel

Cập nhật thông tin chi tiết về Ghé Thăm Lăng Đá Quận Vân trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!