Xu Hướng 10/2023 # Gia Đình Lục Đục Vì Họ Hàng… Ở Nhờ # Top 17 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Gia Đình Lục Đục Vì Họ Hàng… Ở Nhờ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gia Đình Lục Đục Vì Họ Hàng… Ở Nhờ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không gian vốn đã chật, nhưng họ hàng ở quê nhà chị rất hay lên Hà Nội để chơi, khám bệnh hoặc cho con em ra ở nhờ để đi thi.

Gần đây, có cậu em rể ở Hải Dương lên Hà Nội đi làm. Do thời gian đầu chưa có điều kiện thuê nhà, nên xin ở tạm nhà chị, đến khi có tiền thì ra phòng ở trọ. Vì cô em họ đã ở một phòng riêng nên gia đình chị đành để em rể ngủ chung phòng. Chiếc giường 1,6m cả nhà chị 4 người nằm, còn em rể trải chiếu nằm dưới đất.

Việc thêm người ở chung vốn đã bất tiện, nhưng mọi việc cũng chẳng nên chuyện nếu người em rể của chị là người biết điều và giữ ý. “Gia đình tôi có trẻ con, tối nào cũng phải dạy cho hai đứa học mà cứ sau 8 giờ, ăn cơm xong là em rể ôm cái điện thoại chơi game rồi lăn ra ngủ. Nhiều lúc ngáy to, rất khó chịu và làm cho các cháu khó tập trung học bài.” – chị Hà bức xúc.

Vợ chồng sống với nhau cũng cần có không gian riêng. Nhiều khi muốn nói với nhau mấy câu tình cảm hay âu yếm một chút, mà có em rể ở đó nên cũng chẳng dám. Vợ chồng chị hiếm có nổi phút riêng tư. Một vài ngày thì không sao, nhưng em rể ở cả tháng. Thế nên, nhiều khi chồng chị cũng khó chịu, bứt rứt trong người, có chuyện gì không hài lòng chút là mắng vợ, quát con.

Cũng có người bà con ở quê lên cho con nhỏ đi khám bệnh, Chị Linh (Định Công – Hà Nội) lại có tình huống khó chịu khác.

“Kể từ hôm người họ hàng lên, mọi thứ sinh hoạt gia đình mình cứ đảo lộn cả lên. Cả nhà có mỗi cái toilet, sáng nào anh ta cũng chiếm dụng hơn 30 phút đồng hồ. Đã vậy, anh ta không chịu dậy sớm, làm cho nhiều lúc hai vợ chồng mình cứ cuống cuồng để còn kịp đi làm.” – chị Linh chia sẻ.

“Hôm trước, anh ta nhờ mẹ chồng mình trông giúp con cả buổi chiều để đi có việc, bà phải trông một lúc hai đứa nhỏ. Do chưa quen chăm trẻ con lạ nên con bé quấy khóc, rồi nhiều lúc hai đứa bé chí chóe tranh đồ chơi, cấu véo nhau, bà không kịp trở tay nên cứ quát tháo. Tâm trạng mẹ chồng mình cứ cáu kỉnh, ức chế rồi lẩm bẩm và cáu lây sang cả hai vợ chồng mình.”

Nhà chị Tuệ (Pháo Đài Láng – Hà Nội) thì lại khác. Có người anh họ bên chồng ra xin ở nhờ để tìm việc làm. “Ở nhà tôi hơn hai tuần, chi phí sinh hoạt ăn uống, gia đình tôi chi trả cả. Tôi cũng không đòi hỏi gì, vì giúp được người thì giúp. Nhưng đến quà quê, hay cái bánh cái kẹo, hai đứa con tôi cũng chả bao giờ thấy chú cho”, chị Tuệ nói.

“Rồi thói quen sinh hoạt khác nhau, nhà tôi thì ngủ muộn, nên sáng cũng dậy muộn hơn. Anh ta thì sáng nào cũng thức dậy từ sớm, mà lại không nhẹ nhàng gì, khua láo cả nhà. Không nói được anh họ, tôi than phiền với chồng. Chồng tôi đi làm cả ngày vất vả, thấy vợ nói nhiều, rồi lại bảo tôi nhỏ nhen, ích kỷ. Hai vợ chồng lại thành to tiếng với nhau.”

Ý thức đừng coi nhẹ

Việc người nhà ở xa, có công việc đến ở nhờ là trường hợp không hiếm, nhất là đối với các gia đình tỉnh lẻ ra lập nghiệp ở thành phố. Việc này thể hiện sự hỗ trợ, cưu mang, tình thân và cũng là nét văn hóa đáng quý của con người.

Tuy nhiên, không nên vì thế mà coi chuyện được giúp đỡ là việc đương nhiên. Ông bà ta đã dạy “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, làm việc gì cũng nên nhìn trước ngó sau, xem thái độ của người khác mà hành xử cho phù hợp.

Hãy đề nghị giúp đỡ gia chủ, kể cả khi họ không yêu cầu. Hãy đóng góp chi phí sinh hoạt, như thể hiện sự chia sẻ tài chính với họ. Hãy tỏ rõ sự biết ơn của bạn, bởi nhiều khi thái độ cảm kích của bạn còn quan trọng hơn cả tiền bạc. Hãy chú ý cung cách sinh hoạt của họ để điều chỉnh lại bản thân.

Chủ động giúp đỡ cả khi gia chủ không yêu cầu.

Không nên tùy tiện trong thói quen sinh hoạt như khi đang ở nhà của mình. Có những việc tưởng như rất nhỏ, nhưng lại khiến người khác không hài lòng.

Sống trong môi trường thay đổi, mỗi người cần đổi thay, ý thức được bản thân mình và quan trọng là phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hành xử cho đúng mực.

Theo VNN

Khóa Học Bếp Gia Đình

Nấu gì cho mỗi bữa cơm, làm thế nào để lựa chọn thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh cũng như đảm bảo chất dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình luôn là những vấn đề khiến người nội trợ phải đau đầu suy nghĩ.

Những bữa cơm ngon miệng, giàu dưỡng chất vô cùng quan trọng, nó giúp cơ thể nạp lại năng lượng hiệu quả sau thời gian dài làm việc, học tập mệt mỏi. Nếu như mỗi bữa ăn đều lặp đi lặp lại với những món quen thuộc sẽ khiến các thành viên cảm thấy ngán và mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn. Chính vì thế, thường xuyên thay đổi thực đơn sẽ giúp bữa cơm gia đình trở nên hấp dẫn hơn. Vậy làm cách nào để cải thiện bữa ăn gia đình hiệu quả?

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những công thức nấu ăn đa dạng trên internet hay sách báo để làm phong phú thêm thực đơn bữa cơm thường nhật của gia đình. Ưu điểm của cách này là tiết kiệm kha khá thời gian và chi phí khi tham gia lớp học nấu ăn, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định.

Học nấu ăn qua tạp chí, internet có nhiều hạn chế nhất định

Thông thường các công thức nấu ăn trên sách báo hay internet chỉ mô tả bằng những chỉ dẫn và hình ảnh. Chính vì thế, bạn khó có thể được hướng dẫn cụ thể các bí quyết nấu ăn ngon, sắc xuất thành công về hương vị món ăn làm ra chỉ trong khoảng 60 – 70%. Bên cạnh đó, với mạng lưới thông tin rộng lớn trên mạng internet, các công thức bạn tìm kiếm được chưa hẳn có tính chính xác cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm món ăn.

Hay tham gia một khóa học?

Lời khuyên chân thành cho tất cả những ai muốn học nấu ăn để làm phong phú thêm thực đơn gia đình đó là hãy tham gia một khóa học nấu ăn. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được lợi ích tuyệt vời mà khóa học nấu ăn mang lại.

Tham gia khóa học nấu ăn là cách học nấu ăn bài bản nhất. Dưới sự hướng dẫn của các đầu bếp hoặc chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, người học sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích cùng kỹ năng trong việc chế biến món ăn giàu giá trị dinh dưỡng, hợp vệ sinh cũng như biến tấu công thức chế biến, giúp mang đến hương vị món ăn mới lạ, hấp dẫn cho gia đình mình.

Một trong những chương trình dạy nấu ăn đang thu hút nhiều đối tượng học viên nhất hiện nay là các khóa học Bếp Gia Đình. Nội dung đào tạo được thiết kế phù hợp cho tất cả những ai yêu thích nấu ăn, muốn tự tay chế biến những món ăn ngon cho gia đình với các phương pháp chế biến thông dụng, dễ áp dụng tại nhà.

Tham gia khóa học Bếp Gia Đình để tích lũy thêm nhiều kỹ năng

Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị cốt lõi mà các khóa học Bếp Gia Đình mang đến cho người học là các công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho sức khỏe cũng như cách cân chỉnh lựợng dưỡng chất phù hợp trong khẩu phần ăn, giúp tăng cường sức khỏe. Không bó hẹp trong khuôn khổ công thức nhất định, với bí quyết chia sẻ từ các đầu bếp, người học có thể tự do biến tấu hơn 50 công thức món ăn hấp dẫn, mang lại sự phong phú cho thực đơn gia đình.

…cùng nhiều công thức món ăn hấp dẫn, làm phong phú thực đơn gia đình

Với thời gian biểu linh động, khóa học làm bếp phù hợp với mọi đối tượng học viên từ người đang đi học đến những nhân viên công sở muốn học nấu ăn để chế biến những món ăn ngon cho gia đình.

Đăng bởi: Hoàng Truyền

Từ khoá: Khóa học bếp Gia Đình

Bài Phát Biểu Ngày Gia Đình Việt Nam (7 Mẫu) Lời Phát Biểu Ngày Gia Đình Việt Nam 28/6

Thưa các quý vị đại biểu!

Thưa các quý vị đại biểu!

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gia đình luôn giữ vai trò là tế bào của xã hội, là tổ ấm duy trì nòi giống, là thiết chế quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Những giá trị truyền thống quý báu như: lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, thủy chung, hiếu học, cần cù sáng tạo, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách… đã được các thế hệ gia đình Việt Nam gây dựng và giữ gìn, vun đắp và phát huy, để lại cho chúng ta hôm nay và con cháu mai sau như một hành trang quý báu để tiếp tục phát triển.

Thưa các quý vị đại biểu!

Đối với mỗi cá nhân người Việt Nam, gia đình luôn là cội nguồn của mọi thành công, là điểm xuất phát và nơi nương tựa để vượt qua mọi khó khăn trong công việc và cuộc sống. Gia đình cũng là chốn nương náu cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Khi đạt được thắng lợi hay thành công, sau chúng ta là gia đình. Khi gặp khó khăn hay thất bại, gia đình là nơi đem lại hy vọng và nghị lực. Gia đình Việt Nam luôn là nơi bình yên của mỗi người. Sự giáo dục, chăm sóc, thương yêu của gia đình, sự vun đắp, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho các thế hệ sau đã, đang và sẽ vẫn là nguồn lực to lớn cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân, thúc đẩy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với gia đình và Tổ quốc. Trẻ cậy cha, già cậy con là triết lý sống quý giá từ ngàn đời nay của dân tộc ta để lại. Đất nước phát triển, Tổ quốc vững bền không thể tách rời với gia đình yên ấm, con người hạnh phúc.

Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc của đất nước, từ bao đời nay, đều được hình thành từ sự giáo dục, chăm sóc, thương yêu của gia đình, của các bậc cha mẹ đã không quản khó khăn, luôn cố gắng và dành mọi điều tốt đẹp nhất để nuôi dạy con cái.

Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!

Trong không khí cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động phong phú kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức với mục đích đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể cùng các tổ chức xã hội và toàn dân trong việc quan tâm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Thưa quý vị đại biểu!

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, từ đó góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam vẫn luôn giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, thế nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn luôn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Ngày Gia đình Việt Nam chính là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, đây cũng chính là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Thế nhưng, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Sau 19 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người Việt chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên – từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.

Cùng với sự phát triển của đất nước, theo thời gian, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền đất nước, một nét đẹp văn hóa – nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam được tổ chức ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Với những ý nghĩa nêu trên, thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã nhân kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam tôi xin tuyên bố phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 20xx.

Xin chúc các đồng chí lãnh đạo của thị xã, các đại biểu về dự tập về tham dự lễ kỷ niệm 16 năm ngày Gia đình Việt Nam, phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình lời chúc sức khỏe, chúc lễ phát động thành công tốt đẹp.

Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!

Thưa các quý vị đại biểu!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt giống của xã hội là gia đình”.

Trải qua nhiều thế hệ gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị quý báu như truyền thống yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung hiếu nghĩa hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách được gia đình giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Ai đó đã từng nói: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Gia đình – hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của mỗi con người. Chính vì vậy, Ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đến công tác gia đình, góp phần nâng cao đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi gia đình. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của thị xã ta đạt được trong những năm qua càng khẳng định phong trào có bước phát triển mới cả về lượng và chất. Đã thực sự tác động tích cực vào đời sống kinh tế – xã hội, lối sống nếp sống ở khắp các cả vùng đô thị lẫn nông thôn. Các nội dung phong trào đã khơi dậy và phát huy nguồn lực xã hội, đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế – xã hội góp phần phát huy dân chủ cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được quan tâm đầu tư. Các hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng được phát triển; việc cưới; việc tang được chuyển dần theo hướng tiết kiệm văn minh; các hoạt động mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu ngày càng được đẩy lùi.

Thưa các đồng chí!

Thưa các quý vị đại biểu!

Lễ kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/20xx), phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức để nhận thức rõ hơn rằng gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững; Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định cũng như sự phát triển gia đình. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện.

Với những ý nghĩa này, thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã nhân kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam tôi xin tuyên bố phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 20xx.

Xin chúc các đồng chí lãnh đạo của thị xã, các đại biểu về dự tập về tham dự lễ kỷ niệm xx năm ngày Gia đình Việt Nam, phát động tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình lời chúc sức khỏe, chúc lễ phát động thành công tốt đẹp. Chúc cho mọi gia đình Việt Nam an vui, tiến bộ và hạnh phúc.

Kính thưa các đồng chí và các bạn!

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Mặt khác, xây dựng gia đình phát triển cũng chính là cách để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết cách chăm sóc và bảo vệ gia đình; tạo nên không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc. Trải qua biết bao thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như: lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đều đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo lời Bác ngày 28 tháng 6 năm 2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vào ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, với mục đích đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Qua các thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, thế nhưng chức năng cơ bản của gia đình nhưng vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố hết sức quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Kính thưa các đồng chí và các bạn!

Ngay từ đầu năm UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hàng kế hoạch về “Triển khai công tác gia đình năm 20xx”; căn cứ kế hoạch kế hoạch này, các địa phương trên địa bàn huyện cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình bền vững, để có thể cùng nhau giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái, đề cao giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; vai trò của gia đình trong việc phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình Việt Nam theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc”.

Thưa các đồng chí và các bạn!

Có thể nói rằng gia đình là đơn vị kinh tế – xã hội, là nơi sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và xã hội và cũng là nơi sản sinh ra con người, tái sản xuất sức lao động; là tổ ấm đầu tiên nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của mỗi con người. Đó không chỉ là mối quan tâm, không phải là việc nghiên cứu của một số nhà khoa học mà là sự quan tâm của cả một thiết chế xã hội. Cho đến ngày nay gia đình không còn là vấn đề cá biệt, riêng lẻ nữa, mà nó đã trở thành vấn đề chung của quốc gia và quốc tế.

Để hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình để có thể ôn lại truyền thống nề nếp gia phong là điều cần thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết, qua đó gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Thưa các Chị em cán bộ Hội, Hội viên Phụ nữ và các Gia đình thân mến!

Nhằm khẳng định và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, hôm nay, trong niềm vui hân hoan hướng đến chào mừng ngày Gia đình Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố XX tổ chức Ngày hội Gia đình “…” năm 20xx. Thay mặt Ban tổ chức Ngày hội và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP XX, tôi xin bày tỏ niềm vui mừng và xin được nhiệt liệt chào đón các đồng chí lãnh đạo thành phố, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành phố đã về dự Lễ khai mạc Ngày hội “…”. Xin chào mừng sự hiện diện của các gia đình hội viên phụ nữ về tham dự Ngày hội này. Xin kính gửi đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu cùng toàn thể anh, chị em lời cám ơn, lời chào mừng nồng nhiệt nhất, chúc Ngày hội chúng ta thành công tốt đẹp!

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình!

Ai đó đã từng nói: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Gia đình – hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của mỗi con người. Chính vì vậy, Ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

Vì vậy, chương trình Ngày hội “…” diễn ra trong ngày hôm nay với nhiều hoạt động, chúng tôi mong muốn đây thực sự là những hoạt động bổ ích không chỉ có ý nghĩa như một ngày hội mà còn có sự giao lưu, học hỏi và chia sẻ hợp tác đầy trách nhiệm giữa các gia đình đã về đây tham dự.

Đặc biệt trong chương trình hôm nay, chúng ta cũng tổ chức hỗ trợ trao phương tiện sinh kế cho phụ nữ nghèo nhằm tiếp sức giúp cho các chị em tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình!

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể chị em đã đến tham dự, động viên và cổ vũ cho Ngày hội hôm nay, xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu cùng toàn thể anh, chị em lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc Ngày hội của chúng ta thành công tốt đẹp. Tôi xin tuyên bố khai mạc Ngày hội Gia đình “…” năm 20xx.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình

Nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá ứng xử trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội; Trung tâm Thông tin triển lãm thành phố phát hành bài phát thanh tuyên truyền cổ động nhằm hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/20xx và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày 04 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày tôn vinh truyền thống gia đình, ngày mọi người gia đình quan tâm đến nhau, xã hội hướng về gia đình, các cặp vợ chồng thấu hiểu giá trị mái ấm và cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình

Ngày nay, gia đình Việt Nam đang được xây dựng với những giá trị nhân văn tiến bộ theo tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm giữa nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc quan trọng của gia đình, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội, gia đình thực hiện và phát huy.

Advertisement

Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gia đình còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình. Nhiều giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp. Tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn; mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà dần dần bị ảnh hưởng.

Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hoá, đồng thời tiếp thu được cái hay, cái mới, các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam đồng thời phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sách nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Trong đó, duy trì bữa cơm gia đình là việc làm cần thiết phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu!

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình, không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định việc quan tâm đến gia đình là đúng vì: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo lời Bác, ngày 28 tháng 6 năm 2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các gia đình!

Gia đình năm 20xx là “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”, nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân quan đến vị trí, vai trò của gia đình, cách tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc.

Tích cực hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình nhằm ôn lại truyền thống nề nếp gia phong là điều hết sức cần thiết và ý nghĩa, gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Du Ngoạn 5 Quốc Gia Và 3 Châu Lục Với Điệp Viên 007

Phim ảnh là một trong những công cụ kích thích du lịch mạnh mẽ, chúng đưa bạn đi khắp mọi nơi, đến những vùng đất đẹp tuyệt vời mà bạn chưa từng biết đến, chẳng hạn như đảo Nami thần tiên trong “Chuyện tình mùa đông”, hay những khung cảnh thần tiên tại Phú Yên qua “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Và lần này, siêu điệp viên James Bond đã đưa chúng ta đi khắp thế giới qua bộ phim Spectre gần đây nhất.

Bộ phim Spectre vẫn tiếp tục phong cách kinh điển của Bond … – Ảnh: 007

… nhưng lần này Bond lại đưa chúng ta đến với 5 quốc gia và 3 châu lục khác nhau – Ảnh: slashfilm

LỄ HỘI NGƯỜI CHẾT Ở MEXICO

Điểm đầu tiên Bond đưa chúng ta đến là … lễ hội người chết ở Mexico. Đây là nơi diễn ra dấu ấn mở màn với pha hỗn chiến nghẹt thở của điệp viên 007 trên chiếc máy bay, bên dưới là quảng trừng Zocalo với hàng nghìn người đang tập trung tham dự lễ hội.

Cuộc hỗn chiến của Bond trên trực thăng là dấu ấn mở màn của phim – Ảnh: 007

Cảnh hành động đắt giá này diễn ra ngay trên quảng trường Zocalo – Ảnh: raulrodriguezcortes

Lễ hội người chết (Día de los Muertos) là một lễ hội truyền thống kết hợp các nghi lễ của người Aztec và Maya, cùng với nghi thức của Thiên Chúa Giáo, lễ hội này đã được tổ tiên của người Mexico thực hiện từ rất lâu, nhưng ngày nay lại mang tính chất giải trí, vui chơi nhiều hơn. Trong ngày này, mọi người sẽ sáng tạo và mang trên mình một chiếc mặt nạ gợi nhớ đến người chết, hoặc vẽ lên mặt sao cho rùng rợn nhất có thể, nhiều người dễ dàng bị nhầm lẫn lễ hội này với ngày hội Halloween của thế giới.

Lễ hội của người chết là một lễ hội lâu đời của Mexico – Ảnh: Standard

THÀNH ROMA CỔ KÍNH

Trong những phân cảnh tiếp theo, cuộc đua xe ngoạn mục và pha tẩu thoát không thể xuất sắc hơn của Bond diễn ra ở Rome – nơi được mệnh danh là thành phố vĩnh hằng. Cuộc đua xe ngoạn mục này đã giới thiệu cho khán giả nhiều địa danh nổi tiếng của Rome như bảo tàng Della Cita, Quảng trưởng thánh Peter, sông Tiber, nhà hát Marcello, và đương nhiên cũng không thể thiếu những con đường lát đá tiêu biểu của thủ đô Ý.

Sông Tiber, nơi diễn ra cuộc tẩu thoát “thần thánh” của Bond – Ảnh: layoverguilde

Trong những cảnh quay ở Rome, đoàn làm phim đã lo ngại rằng cuột rượt bắt bằng siêu xe của Bond có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp lịch sử của thành Rome và làm phật lòng người dân nơi đây. Nhưng trái lại, vào ngày đoàn đoàn làm phim bấm máy, rất nhiều người dân Ý đã xếp hàng xung quanh để được xem cảnh tẩu thoát của Bond.

Những cảnh quay của Spectre đã từng bị lo là sẽ ảnh hưởng đến các kiến trúc của Rome – Ảnh dailymail

DÃY NÚI ALPS CỦA ÁO

Để tìm đến gặp tiến sĩ Madeleine Swann, con gái của kẻ thù cũ, Bond đã phải đến một ngôi làng ngập trong tuyết trắng trên dãy núi Alps, thuộc nước Áo. Khán giả tuy không có mặt ở các địa điểm làm phim, nhưng cũng có thể cảm thấy choáng váng vì vài phút trước còn cảm thấy cái nóng thiêu đốt của Mexico, vài phút sau đã “hạ nhiệt” mạnh trong cái băng giá của Áo.

Cả một ngôi làng ngập trong tuyết tại Áo đã hiện lên trong bộ phim – Ảnh: dailymail

Một cảnh hậu trường hài hước của Daniel Craig trước cái lạnh của dãy núi Alps – Ảnh: gettyimages

SA MẠC SAHARA,MOROCCO

Sau Mexico ở châu Mỹ, Rome và Áo ở châu Âu, bộ phim Spectre lại đưa chúng ta đến với châu lục thứ 3, vùng sa mạc Sahara thuộc Morocco, châu Phi. Chắc có lẽ không ai không biết đến Sahara, vùng sa mạc nổi tiếng là nóng và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chắc cũng vì trở ngại này nên theo những người hâm mộ Bond những cảnh quay lãng mạn giữa 007 và Madeleine Swann bị ảnh hưởng ít nhiều, thiếu đi sự tự nhiên trong diễn xuất của Bond.

Những cảnh quay tiếp theo diễn ra ở Sahara, sa mạc nóng nhất thế giới – Ảnh: thefineartdinner

Nhiệt độ vào những ngày quay phim có khi lên đến 45 độ C – Ảnh: radiotimes

LONDON

Cuộc chu du kết thúc ở London, cũng là thành phố quê hương của Bond, theo nhiều đánh giá khác nhau, việc đạo diễn chọn kết thúc ở London mang nhiều ẩn ý, trong đó cũng muốn nói đây chính là điểm kết thúc của vai diễn Bond sau 4 bộ phim do Daniel Craig thủ vai. Trong những cảnh cuối cùng của bộ phim, tất cả những điểm đến hấp dẫn nhất London đều lần lượt hiện lên như cầu Wetminster trên sông Thames, tháp đồng hồ Big Ben, hay khu Notting Hill …

Không có bất cứ bộ phim nào của Bond mà không có sự xuất hiện của London – Ảnh: radiotimes

Ngay cả buổi ra mắt phim cũng được thực hiện ở London – Ảnh: bellanaija

Như nhiều bộ phim khác của Bond, rất nhiều người yêu thích, nhưng cũng nhiều người chưa vừa lòng với bộ phim vì nhiều lý do như diễn xuất, kịch bản, thế nhưng tất cả đều đồng ý rằng, trong bộ phim Spectre, nhà làm phim đã rất đầu tư trong việc tìm ra những khung cảnh đẹp nhất để trình chiếu cho người xem. Nếu có điều kiện, tại sao không thử một lần theo chân Bond đến những nơi này ? Chuyến đi chắc chắn sẽ khá đắt đỏ, nhưng hoàn toàn đáng để thử.

Đăng bởi: Phương Trần

Từ khoá: Du ngoạn 5 quốc gia và 3 châu lục với điệp viên 007

Kinh Nghiệm Du Lịch Hải Dương Cho Gia Đình

Du lịch Hải Dương không thể không ghé qua những địa danh này 1.Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc tại Hải Dương

Đền Kiếp Bạc cách Hà Nội 80km, thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương. Đền Kiếp Bạc xưa kia là địa điểm đóng quân của Trần Hưng Đạo. Với cảnh non nước phong thủy hữu tình, đền Kiếp Bạc đẹp thơ mộng làm mê đắm lòng người.

Ngôi đền này thờ vị tường tài ba cả dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm giữa thung lũng Kiếp Bạc, đền được xây dựng và thế kỷ 14. Trong đền có 7 pho tượng được làm bằng đồng của : Trần Hưng Đạo, vợ, 2 cô con gái, Phạm Ngũ Lão, Bắc Đẩu, Nam Tào. Hội đền Kiếp Bạc diễn ra vào ngày 20/8 âm lịch hằng năm thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến với Hải Dương.

2. Chùa Kính Chủ

Đền Kính Chủ – nơi thờ nhiều vị tướng có công với dân tộc.

Ngôi chùa này thuộc làng Dương Nham, xã An Sinh, huyện Kinh Môn, Hải Dương. Chùa được tạo nên bởi đồng Kính Chủ. Đây là nơi thờ Phật, vua Lý Thần Tông, Huyền Quang. Các pho tượng ở đây đều được tạc bằng đá. Gần chùa còn có núi Yên Phụ, trên núi có đền thờ phụ thân đã thân sinh ra Trần Hưng Đạo.

3. Đảo cò Chi Lăng Nam

Đảo Cò Chi Lăng Nam là điểm du lịch Hải Dương hút khách du lịch.

Đảo cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây cũng là điểm du lịch Hải Dương mà du khách không nên bỏ qua. Đảo cò có diện tích khoảng 3.200m2. Vùng đất này là nơi cư trú của trên 15.000 con cò và 5.000 con vạc. Trong số đó có tới 7 loài cò quý như: cò ruồi, cò ngang, cà bợ, cò diệc, cò lửa, cò trắng, cò nghênh và 3 loại vạc: vạc xám, vạc sáo và vạc lưng xanh.

4. Văn miếu Mao Điền

Văn miếu Mao Điền là điểm thu hút khách du lịch.

Văn miếu Mao Điền là nơi thờ Khổng tử và những bậc nho học đại diện cho truyền thống hiếu học tỉnh Hải Dương. Nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch các tỉnh khác mà người trong tỉnh cũng hay ghé qua đây để cầu may mắn. Khu văn miếu có tổng cộng 5 gian bái đường. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc thì văn miếu Mao Điền trở thành nơi chứa lương thực và vật tư của nhà nước. Do chiến tranh tàn phá nên văn miếu bị xuống cấp trầm trọng. Vào năm 1991 nhân dân trong vùng đã quyên góp tu bổ lại văn miếu. Năm 1992 thì văn miếu này được cấp chứng nhận là di tích lịch sử của quốc gia.

5. Sân golf Chí Linh

Sân golf này cách thủ đô Hà Nội 48km. Sân golf Chí Linh có diện tích là 325ha. Điểm du lịch Hải Dương này có tới 36 lỗ golf đạt tiêu chuẩn quốc tế AAA. Sân golf được đánh giá là một sân golf có quy mô hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những du khách yêu thích thể thao.

Sân golf Chí Linh có 36 lỗ golf đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

Đặc sản khi đi du lịch Hải Dương 1. Bánh gai Ninh Giang

Bánh gai Ninh Giang là một thứ đặc sản ở Hải Dương. Bánh được làm từ bột gạo nếp giã nhuyễn cùng với lá gai tạo nên màu đen hấp dẫn. Gạo làm bánh phải là loại gạo ngon được ngâm qua đêm rồi xay nhuyễn thành bột mịn. Lá gại được tước gân, rửa sạch rồi đem giã nhuyễn cùng với gạo. Bạn có thể cho thêm chút đường để bánh có vị ngọt. Cách chế biến túy đơn giản như khá tốn thời gian của thợ làm bánh.

Bánh gai Ninh Giang là một món đặc sản ở Hải Dương

2. Vải Thanh Hà 

Giống vải này do ông Hoàng Văn Cơm sống ở huyện Thanh Hà đem về trồng. Được thiên nhiên ưu ái, đất Thanh Hà phì nhiếu giúp cho giống vải này trở nên thơm ngọt. Cho đến hiện nay vải Thanh Hà đã được nhân rộng ra Chí Linh – Hải Dương , Lục Ngạn – Bắc Giang và một số địa phương khác.

Vải Thanh Hà có vị ngọt, cùi dày, vỏ mỏng.

3. Bánh lòng

Bánh lòng là đặc sản nổi tiếng khi đi du lịch Hải Dương. Công đoạn chế biến loại bánh này tốn khá nhiều thời gian và công sức. Bánh lòng được làm từ nếp cái hoa vàng, gừng, lạc rang, đường. Khi ăn bánh du khách sẽ cảm nhận được vị thơm của lạc rang, cay của gừng, ngọt của đường. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Bánh lòng có hương thơm của lạc rang, vị ngọt của đường.

4. Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Đây cũng là một loại đặc sản khi bạn đi du lịch Hải Dương. Bánh đa gấc ngon nhất là ở làng Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương. Nguyên liệu bao gồm bột gạo, đường, lạc, vừng, dừa bào mỏng, gừng, gác tạo màu. Bánh có vị đỏ của gấc, thơm của lạc, béo của dừa. Bánh đa gấc được cuộn tròn lại thành từng miếng. Đây cũng là thứ quà quê được nhiều du khách mua về làm quà cho bạn bè và gia đình.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt thơm ngon.

5. Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng là món ăn phổ biến ở nhiều nơi ở Bắc Bộ. Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn phải kể đến cá rô đồng ở Hải Dương. Cá rô sau khi bắt từ đồng về được làm sạch và chia làm hai phần. Phần thịt được chiên giòn ăn với bún, còn phần đầu và xương dùng để ninh làm nước dùng. Người nấu bún có thể hầm thêm xương để nước dùng ngọt hơn và thả vào đó ít gừng tươi để giảm độ tanh. Món ăn này được ăn kèm với một số loại rau sống như hoa chuối, tía tô, kinh giới. Món ăn ngon nhất khi còn nóng.

Bún cá rô đồng – đặc sản của tỉnh Hải Dương

6. Rươi

Chả rươi- món ăn ngon tại Hải Dương.

Các địa điểm lưu trú khi đi du lịch Hải Dương. Meraki Homestay

Đây là một homestay dành cho khách lưu trú khi đi du lịch Hải Phòng. Meraki Homestay cách thành phố Hải Phòng 48km và cách sân bay Cát Bi chỉ 55km. Điều này giúp cho du khách di chuyển dễ dàng hơn. Tại đây còn có dịch vụ đón trả khách ở sân bay miễn phí.

Meraki Homestay tai Hải Dương.

Các phòng ngủ của Meraki đều được trang bị đầy đủ thiết bị giúp du khách thoải mái sử dụng. Phòng vệ sinh sạch sẽ kèm theo đồ dùng cá nhân được cung cấp miễn phí. Du khách có thể thưởng thức bữa sáng với những món ăn đặc trưng tại homestay này. Ngoài ra, Meraki còn có một sân thượng để du khách ngắm nhìn thành phố khi đêm về.

Đăng bởi: Việt Thành Lưu

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Hải Dương cho gia đình

Kinh Nghiệm Du Lịch Cao Bằng Cho Gia Đình

Địa điểm du lịch Cao Bằng không thể bỏ lỡ Di tích Pác Bó – suối Lê Nin

Suối Lê nin nước xanh trong thơ mộng

Đây được coi là địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch cao Bằng. Khu di tích Pác Bó được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của nước ta. Di tích thuộc địa phận  bản Pác Bó và cách thành phố Cao Bằng khoảng 55 km. Tại địa danh này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm việc và lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.

Nơi đây bao gồm một quần thể di tích:  hang Cốc Bó hang Lũng Lạn, nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Ngườm Vài, bãi Cò Rạc… Nhiều địa danh đã đi vào trong thơ văn: núi Các Mác, suối Lê nin…

Động Ngườm Ngao  

Du khách đến khám phá động Ngườm Ngao

Động là một trong những địa du lịch Cao Bằng du khách rất yêu thích. Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun có ba cửa chính là: Ngườm Lồm, Ngườm Ngao và Bản Thuôn.

Đến với nơi đây bạn sẽ vô cùng choáng ngợp trước vẻ đẹp huyền bí vào kì ảo của động. Các lớp thạch nhũ được chiếu sáng lấp lánh . Những dải nhũ đá với nhiều hình thù đã tạo nên cảnh tượng độc đáo. Tham quan động Ngườm Ngao sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú trước tạo hóa của thiên nhiên.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc – địa điểm du lịch Cao Bằng tâm linh

Hình ảnh chùa Phật Tích tại Cao Bằng

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là địa điểm nhiều du khách lựa chọn khi đi du lịch theo gia đình. Chùa được xây dựng trên ngọn núi Phia Nhằm. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt. Chùa gồm có: Lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan, tam bảo, bia đá…

Chùa xây dựng với mục đích thờ Tổ, thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc và Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương. Đến thăm chùa sẽ giúp bạn cảm thấy tĩnh tâm, thư thái và quên đi mọi bộn bề lo toan của cuộc sống.

Thác Bản Giốc

Thác bản Giốc: Địa điểm du lịch Cao Bằng không thể bỏ qua

Thác Bản Giốc được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất nước ta. Đây là địa điểm đông đảo du khách ưa thích khi du lịch Cao Bằng. Thác nước từ độ cao trên 30m đổ ầm ào xuống những bậc đá vôi tung bọt trắng xóa. Nếu may mắn bạn còn có thể chiêm nghưỡng cảnh tượng cầu vồng lấp lánh sắc màu vắt qua thác. Phía dưới chân thác là mặt sông phẳng lặng, trong trẻo soi bóng. Thác Bản Giốc chẳng khác nào chốn “bồng lai tiên cảnh” trên trần thế.

Hồ Thang Hen

Hình ảnh thơ mộng của hồ

Hồ Thang Hen là địa danh nổi bật của tỉnh Cao Bằng. Hồ thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Hồ có hình thoi và nằm trong lòng núi. Xung quanh hồ là hình ảnh những loại cây cheo leo trên vách đá khiến người ta lien tưởng đến những bức tranh thủy mặc. Nước hồ có màu xanh ngọc bích nên thơ khiến cho du khách muốn chiêm ngưỡng mãi không thôi. Khí hậu nơi đây rất mát mẻ, phong cảnh lại “sơn thủy hữu tình” nên thu hút được rất nhiều khách du lịch.

Món ăn ngon khi du lịch Cao Bằng Bánh cuốn

Bánh cuốn đặc sản Cao Bằng

Du khách khi du lịch Cao Bằng không thể bỏ qua món bánh cuốn ngon nức tiếng. Bánh cuốn được nhúng trong  nước dùng ninh từ xương ngọt thanh. Khi được thực khách chan ra bát là thấy mùi thơm ngào ngạt. Mỗi bát nước dùng đều được cho thêm hành hoa, thịt băm nhuyễn khiến món ăn trở nên độc đáo hơn. Được ăn món bánh cuốn nóng trong tiết trời lành lạnh thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Bánh coóng phù

Bánh Coong Phù thơm ngon, bắt mắt

Món bánh đặc sản này được làm từ gạo nếp trộn lẫn với một ít gạo tẻ. Nhân bánh là sự kết hợp giữa các nguyên liệu: hạt vừng, đường, lạc giã nhỏ. Thông thường bánh có màu trắng tinh. Nếu muốn có thêm nhiều màu sắc lạ mắt người ta có thể ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa hay gấc. Mỗi loại lại cho ra một màu sắc và hương vị khác nhau khiến du khách chỉ nếm thử lần đầu cũng đủ nhớ mãi không quên.

Bánh trứng kiến –  Món ăn đặc sản khi du lịch Cao Bằng

Bánh trứng kiến đặc sản Cao Bằng

Bánh trứng kiến được coi là món ăn không thể bỏ lỡ khi du lịch Cao Bằng. Đây là là món ăn đặc trưng của người Tày ở Cao Bằng. Giống như tên gọi, nguyên liệu chính của món bánh là trứng kiến.

Trứng kiến hòa quyện với mùi thơm của hành khô, thịt lợn băm, lạc rang… tạo thành một món ăn thơm ngào ngạt. Mùi vị béo ngậy, thơm lừng của món ăn này sẽ để lại cho bạn những ấn tượng sâu sắc về một món ăn mang đậm chất núi từng Tây Bắc.

Homestay nghỉ ngơi khi du lịch Cao Bằng Cao Bang Eco Homestay

Sân vườn có bàn uống nước dành cho du khách của homestay

Tại Homestay có hỗ trợ wifi miễn phí cho du khách. Các phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, tạo cho du khách sự thoải mái như ở nhà. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà bếp riêng với đầy đủ dụng cụ. Chính vì thế bạn có thể vào bếp tự tay chế biến món ăn cho gia đình thưởng thức. Với sự chuyên nghiệp và không gian sạch sẽ, thoáng đãng, Cao Bằng Eco homestay sẽ làm vừa lòng du khách khó tính nhất.

Khuoiky Ban Gioc Homestay

Không gian sạch sẽ tại phòng ngủ của homestay

KhuoiKy Ban Gioc Homestay được nhiều du khách trong và ngoài nước đi du lịch Cao Bằng đánh giá cao. Homestay có địa chỉ tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Chính vì vậy, từ homestay du khách có thể dễ dàng di chuyển tới các địa điểm tham quan nổi tiếng.

Yến Nhi homestay

Bày trí giản dị trong phòng ngủ của homestay

Homestay được thiết kế giản dị với phong cách kiến trúc nhà sàn đá đặc trưng của người dân tộc Tày. Nếu có nhu cầu bạn còn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống của dân tộc Tày do tự tay chủ nhà chế biến. Hoặc bạn muốn thuê hướng dẫn viên thì có thể liên hệ ngay với chủ nhà. Họ sẽ nhiệt tình dẫn bạn đi khám phá. Nếu bạn là người ưa mạo hiểm thì có thể chèo thuyền kayak trên sông.

Phòng của homestay rất sạch sẽ với gam màu trắng nhã nhặn. Trong phòng còn được bố trí rèm màu vàng tạo sự riêng tư. Với sự thân thiện, nhiệt tình của chủ nhà chắc hẳn sẽ đem lại cho bạn ấn tượng tốt về một chuyến du lịch đáng nhớ!

Primrose Homestay Cao Bang

Thiết kế sạch sẽ, gần gũi trong phòng ngủ homestay

Primrose Homestay Cao Bang là địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng khi du lịch Cao Bằng. Homestay nằm ở vị trí thuận lợi khi nằm ở trung tâm của thành phố. Chính vì thế du khách có thể dễ dàng tìm được homestay và dễ dàng di chuyển tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Primrose Homestay Cao Bang có gam mày chủ đạo là nâu gỗ tạo cảm giác ấm áp, gần gũi. Homestay còn có các chùm đèn sáng lung linh, đây là địa điểm được nhiều tín đồ “sống ảo” lựa chọn check in. Trong phòng còn được chủ nhà bố trí cây xanh tạo điểm nhấn. Từ homestay bạn có thể hướng tầm nhìn bao quát khung cảnh toàn thành phố. Nghỉ ngơi tại Primrose homestay sẽ cho bạn và gia đình những trải nghiệm đáng nhớ không bao giờ quên.

Đăng bởi: Vũ Đình Chính

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng cho gia đình

Cập nhật thông tin chi tiết về Gia Đình Lục Đục Vì Họ Hàng… Ở Nhờ trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!