Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn 3 Cách Làm Chó Bưởi Cực Xinh Để Bày Mâm Cỗ Trung Thu # Top 15 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn 3 Cách Làm Chó Bưởi Cực Xinh Để Bày Mâm Cỗ Trung Thu # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn 3 Cách Làm Chó Bưởi Cực Xinh Để Bày Mâm Cỗ Trung Thu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó bưởi là con chó được làm từ những múi bưởi có màu trắng xinh và hồng và được trang trí đẹp mắt, dễ thương.

Chó là loài vật thân thiết, gần gũi và hết sức chân thành với con người. Sự xuất hiện của chú chó bưởi trên mâm cỗ trung thu là gắn với sự tích chú Cuội. Khi vợ cuội chết chú chó của cuội đã tình nguyện hiến bộ ruột của mình cho vợ cuội để người vợ sống lại, còn chú cuội bèn nặn thử bộ ruột bằng đất để thay thế đặt vào bụng ai ngờ chú chó sống lại, vì vậy hàng năm vào đêm phá cỗ cung trăng người ta đặt lên mâm cỗ một chú chó bưởi để tôn vinh hành động tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp.

Cách làm chó bưởi bằng đu đủ

Nguyên liệu làm chó bưởi bằng đu đủ

1 quả cam làm đầu chó (có thể thay thế bằng trái cây tròn khác như táo, lê,…)

1 quả đu đủ làm thân (có thể thay thế bằng trái cây thuôn dài khác như dưa hấu dài)

3 đến 4 quả bưởi

2 hạt nhãn làm mắt

Giấy màu làm lưỡi

2 que xiên dài, 1 hộp tăm nhọn

Các bước làm chó bưởi bằng đu đủ

Bước 1 Dựng khung cho chú cún

Trước tiên bạn cắt vát một bên của quả đu đủ làm thân sao cho quả có thể đứng được, sau đó dùng que xiên dài nối quả cam làm đầu và quả làm thân với nhau.

Bước 2 Phủ lông cho chú cún

Bạn đem trái bưởi đi gọt, tách xòe từng múi nhưng vẫn còn dính trên vỏ để ghim vào trái đu đủ.

Chú ý: Bạn cần tách nhẹ để tép bên trong múi không bị nát.

Lấy tăm gẩy ra để tép bưởi xòe như lông cún sau đó dùng tăm ghim múi bưởi vừa bóc xòe lên kín phần thân của chú chó.

Bước 3 Hoàn thiện các bộ phận còn lại của chú chó

Bạn lấy phần cùi trắng của bưởi tạo thành tai cho chú chó.

Gắn 2 hạt nhãn thành mắt cho chú chó.

Bóc trần 4 múi bưởi làm chân cho chú cún.

Dùng giấy đỏ cắt lưỡi gắn vào chú cún.

Thành phẩm

Vậy là bạn đã hoàn thành chú chó bưởi bằng múi bưởi vô cùng dễ thương.

Cách làm chó đốm bằng bưởi

Nguyên liệu làm chó đốm bằng bưởi

2 – 3 trái bưởi, để pha màu cho chú chó, bạn có thể chọn thêm bưởi đào

1 trái táo

1 khúc thân cây chuối nhỏ

Hạt nhãn

Que xiên và tăm nhọn

Giấy, nơ để trang trí.

Cách làm làm chó đốm bằng bưởi

Bước 1 Sơ chế bưởi

Bưởi đem gọt vỏ sau đó tách rời các múi bưởi, dùng kéo cắt bỏ phần đầu trên múi bưởi, cắt bỏ vỏ, để lại 0.5 cm viền múi, tiếp đến tách múi bưởi, dùng tay gỡ nhẹ từng tép bưởi cho tơi, đồng thời dùng tăm gẩy nhẹ cho tép bưởi tơi từ dưới chân.

Thực hiện như vậy đối với cả trái bưởi màu trắng và bưởi đào.

Bước 2 Làm đầu chú chó

Dùng que tăm ghim đầu chó vào thân nếu như bạn muốn chú chó tạo dáng điệu một chút thì có thể ghim đầu chú chó chếch hướng lên trên một chút.

Lấy các múi bưởi đã gỡ ghim lên đầu chú chó sao cho các múi bưởi khít lại không có rãnh ở giữa, gắn như vậy cho kín đầu chú chó.

Bước 3 Làm thân chú chó

Bước 4 Hoàn thiện

Nếu bạn muốn chú chó của mình thêm dễ thương, sinh động thì bạn có thể dùng múi bưởi trắng hoặc bưởi đào gắn thêm ở phần mũi để tạo mũi gồ lên.

Giờ thì bạn đặt chú chó vào giỏ sau đó cắt đôi múi bưởi làm chân, lấy hạt nhãn làm mắt có thể để hạt nhãn hướng lên trên một chút nhìn cho vui nhộn, 1 hạt nhãn to hơn làm mũi, gắn lưỡi cho chú chó và đeo nơ là xong.

Thành phẩm

Vậy là bạn đã hoàn thành chú chó đốm bằng bưởi với khuôn mặt dễ thương, ngộ nghĩnh để trưng trên mâm cỗ trung thu.

Cách làm chó bưởi bằng miếng xốp

Nguyên liệu làm chó bưởi bằng miếng xốp

1 quả bưởi

1 cục xốp

3 que tre

2 quả nhãn

1 miếng cà rốt

1 dây ruy băng

Cách làm chó bưởi bằng miếng xốp

Bước 1 Tách vỏ bưởi

Bạn gọt vát 2 đầu quả bưởi trước sau đó gọt quanh thân bưởi theo chiều dọc, gọt bớt phần cùi trắng, bổ bưởi làm tư và bắt đầu tách bỏ hạt, nhẹ nhàng gẩy nhẹ phần tép bưởi cho xù lên và gọt bỏ phần vỏ trắng cứng, làm như vậy cho đến khi hết phần múi bưởi.

Bước 2 Tạo dáng cho chú chó

Dùng dao cắt cục xốp làm thân và đầu chó sau đó dùng chiếc que kết nối đầu và phần thân chó lại với nhau, phần que có thể bị thừa ra thì bạn cắt bớt đi.

Bước 3 Trang trí cho chú chó

Xếp bưởi quanh mình chú chó, dùng 2-3 que tăm cố định từng múi lại cho chắc. Tiếp tục xếp bưởi làm phần đầu chó.

Advertisement

Uốn cong phần múi bưởi cắm vào cuối thân chó làm đuôi chó, một múi bưởi cắt ra làm đôi tạo thành tai chó.

Cắt bỏ nửa phần vỏ và cùi của quả nhãn để lộ phần hạt đen cắm vào đầu làm mắt chó, gọt 1 miếng cà rốt cắm vào làm lưỡi chó.

Cuối cùng dùng dây ruy băng buộc vào tạo thành nơ cho chú chó.

Thành phẩm

Vậy là chú chó bưởi đáng yêu đã hoàn thành

Trung thu năm nay, hãy dành tặng tình yêu đong dầy cho cả gia đình với bánh trung thu Kinh Đô. Mỗi chiếc bánh là một lời chúc ý nghĩa. Khang – đong đầy sức khỏe, Lộc – sung túc phú quý, Vinh – rạng rỡ danh thế, Phúc – dồi dào may mắn, An – trọn vẹn bình yên. Tuyệt phẩm Trăng Vàng thay lời chúc Thu Như Ý.

Mâm Cỗ Trung Thu Xưa Của Người Hà Nội Gợi Về Một Miền Ký Ức

Trung thu được coi là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tết trông trăng của người Việt còn mang ý nghĩa đoàn viên, có màu sắc, hồn cốt quê hương với những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… và không thể thiếu mâm cỗ Trung thu đêm Rằm đủ loại thức quà thân thuộc, gần gũi, vừa để cúng tổ tiên, vừa để trẻ con phá cỗ đêm rằm.

Mâm cỗ Trung thu bây giờ đơn giản hơn xưa rất nhiều. Mùa Tết Trung thu cũng là mùa hoa quả chín rộ, mâm cỗ vì thế cũng có sự góp mặt đầy đủ của đủ thức hoa quả. Mỗi nhà có cách sửa soạn mâm cỗ khác nhau nhưng không thể thiếu nải chuối trứng cuốc chín vàng, trái hồng đỏ mang hy vọng, trái na mang ước nguyện sinh sôi, trái bưởi mang những điều tốt lành, trái lựu chứa ngọt ngào may mắn…

Mâm cỗ Trung Thu cổ truyền được phục dựng những nghệ nhân của sự kiện Thu Vọng Nguyệt

Món không thể thiếu khác trên mâm cỗ là các loại bánh nướng, bánh dẻo đi cùng với trà ướp sen hay bánh con lợn, con cá nho cho trẻ con. Để có một mâm cỗ Trung thu ý nghĩa, mâm quả phải đạt yêu cầu: có xanh có chín, như quan niệm của người xưa, màu xanh của hoa quả mang tính âm, trái chín mang tính dương. Mâm ngũ quả tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Tết Trung thu là dành cho trẻ em, tuy nhiên, trên mâm cỗ Trung thu của người Hà Nội xưa (khoảng thế kỷ 17-18) ngoài những món ăn trẻ nhỏ thích để phá cỗ, người lớn cũng có 1-2 món mặn để vừa nhắm rượu vừa trông trăng.

Đĩa giò ốc nhồi lá gừng là món nấu độc nhất của cỗ Trung Thu. Ốc nhồi giã hoặc băm nhỏ, để cho ráo nước (vì nếu ướt thì giò sẽ bở, và nếu thấm khô thì ốc mất vị ngọt), trộn với giò sống đã được nêm sẵn. Có người còn trộn thêm vào đó ít nấm mộc nhĩ ngâm mềm, để khô, thái nhỏ cho thêm độ giòn. Viên giò ốc cho vừa đủ miếng, lót bằng lá gừng trước khi nhồi lại vào vỏ ốc rồi hấp.

Mâm cỗ Trung thu không thể thiếu các loại bánh gia truyền, các con giống bột quen thuộc với nhiều thế hệ hay trầu têm cánh phượng.

Ngoài ra, người lớn còn có món gỏi cá trắm hay cá mè, với nước chấm làm từ tương Cự Đà pha chế rất công phu, để thưởng trăng. Giò ốc và gỏi cá thường được thưởng thức với rượu. Nhưng các món này chỉ được dọn ra hạn chế và tùy vào từng gia đình.

Ba phẩm vật của Tết Trung thu đươc trẻ em ngày xưa chuộng nhất là bánh Trung thu, con giống bột (bánh chim cò) và đèn lồng phết giấy để rước cùng các đám múa sư tử. Con giống bột hay đất nung, một hình thức đồ chơi trẻ em rất thú vị của Tết Trung thu Việt Nam. Những con giống bằng bột ngây ngô tràn đầy hồn dân tộc này vẫn luôn hấp dẫn trẻ con, thậm chí cả người lớn, ngay cả ở thời nay khi mà đồ chơi hiện đại có mặt ở khắp nơi.

Bánh nướng nặn hình con lợn đặt trong chiếc rọ xinh xinh đủ màu.

Mùa Trung thu năm nay, nếu thương nhớ không khí của mùa trông trăng xưa cũ, bạn có thể cùng gia đình tham gia một số sự kiện truyền thống. Trong đó có sự kiện văn hóa Thu Vọng Nguyệt (29/9 -1/10 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội). Tại sự kiện, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng những mâm cỗ Trung thu cổ truyền được phục dựng công phu để hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống xưa và những thay đổi hiện đại của Tết Trung thu nay.

Đăng bởi: Hằng Nguyễn

Từ khoá: Mâm cỗ Trung thu xưa của người Hà Nội gợi về một miền ký ức

Hướng Dẫn Nuôi Chó Ở Chung Cư Theo Quy Định

Có nên nuôi chó ở chung cư không?

Chung cư, nhà phố hoặc căn hộ có phải chỉ là một môi trường sống, tốt hay xấu tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi con người? Có thể suy nghĩ đó đúng với con người khi chúng ta dễ dàng thích nghi được với những điều kiện sống khác nhau, nhưng những chú cún thì lại khác

Nuôi chó ở chung cư không đơn giản là cho chúng một môi trường sống mà môi trường sống đó phải đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của cún cưng nhà bạn.

5 yêu cầu cơ bản khi nuôi chó

Cần đáp ứng đủ không gian sống cho các nhu cầu cơ bản: Đứng, nằm, đi lại, ngủ, vệ sinh

Những chú chó, đặc biệt là những chú chó kích thước lớn cần có nhu cầu vận động để giải phóng năng lượng

Chủ cần kiên nhẫn và biết cách dạy dỗ chó cưng những thói quen và hành vi cơ bản

Cún cưng cần được vệ sinh thân thể lẫn môi trường sống thường xuyên

Chủ cần có trách nhiệm với cún và những vấn đề mà cún gây nên đối với xung quanh

Ở chung cư có được nuôi chó không? Bạn hoàn toàn có thể nuôi chó ở chung cư nếu có điều kiện và ứng phó được hết các nhu cầu và các tình huống có thể xảy đến với chú cún cưng nhà bạn. Không gian sống ở chung cư nhỏ hơn so với nhà mặt đất và bạn cần chia sẻ nhiều không gian chung với những người khác nhau. Vì thế, bạn cần đảm bảo việc nuôi chó ở chung cư không làm ảnh hưởng tới những người khác.

Những quy định cơ bản đối với việc nuôi chó tại chung cư

Nhìn nhận ở góc độ pháp lý, pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc chăn thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Tuy nhiên, thú cưng như chó, mèo thuộc vào loại động vật khác nên vẫn được phép nuôi.

Với trường hợp phía chung cư bạn đang ở cho phép nuôi chó, cư dân phải đảm bảo vệ sinh, an toàn, không để cún cưng phóng uế bừa bãi và phải đeo rọ mõm khi cho cún cưng đến những nơi công cộng.

Cần chuẩn bị những gì khi nuôi chó tại chung cư?

Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho chó cưng phát triển, phù hợp với môi trường sống của chung cư và giúp bạn tránh những phiền toái không đáng có, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

Tìm hiểu nội quy, quy định của chung cư 

Như đã đề cập phía trên, việc nuôi thú cưng ở chung cư được quyết định tại hội nghị nhà chung cư. Có chung cư cho phép nuôi thú cưng, có nơi lại không, có nơi hạn chế số lượng, cân nặng của chó, mèo,… Vì vậy, trước khi quyết định nuôi chó ở chung cư, bạn cần tìm hiểu kĩ quy định nuôi chó ở khu dân cư tại ban quản lý tòa nhà.

Lựa chọn sống ở chung cư đồng nghĩa với việc phải chia sẻ nhiều không gian chung với nhiều người khác nhau. Để không làm ảnh hưởng tới các hộ gia đình khác, bạn cần đặc biệt quan tâm đến cún cưng, không để chúng đi lung tung gây ảnh hưởng tới các căn hộ lân cận.

Lựa chọn giống chó phù hợp

Để lựa chọn được giống chó phù hợp với gia đình, bạn nên tìm hiểu về đặc điểm, tính cách của các giống chó. Nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh, nên lựa chọn những chú cún không cần chăm sóc quá kỹ, không quá kén ăn và không quá “tăng động”. Như vậy, bạn có thể dễ dàng sắp xếp được thời gian cho công việc, cuộc sống mà vẫn nuôi dạy chú chó cưng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp gia đình có người bị dị ứng với lông chó, mèo. Có thể lựa chọn những giống chó như Poodles, Schnauzers,… với bộ lông khá ngắn và không hay rụng lông. Ngoài ra, những chiếc máy hút bụi sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc dọn dẹp những chiếc lông chó trong nhà.

Tiêm phòng đầy đủ

Không chỉ những chú chó nuôi ở chung cư mà khi bạn nuôi thú cưng đều nên tiêm phòng đầy đủ. Điều này giúp bảo vệ cún chưng khỏi các căn bệnh nguy hiểm có thể khiến cho chúng suy yếu hoặc chết

Sự linh hoạt và tò mò của những chú chó chắc chắn sẽ khiến cho chúng dễ dàng tiếp xúc với những mầm bệnh hơn. Khi được tiêm phòng đầy đủ, vaccine sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi những rủi ro này và có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hơn hết, tiêm phòng còn ngăn ngừa tình trạng lây chéo bệnh từ thú cưng sang con người, giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và những người xung quanh.

Chuẩn bị những dụng cụ phù hợp

Nhà vệ sinh hoặc tấm lót vệ sinh: Những chú chó nhỏ sẽ chưa có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định. Nếu không có chỗ để đi vệ sinh, chúng sẽ phóng uế bừa bãi khắp nhà và khiến mất vệ sinh cung như mất nhiều thời gian để dọn dẹp.

Thức ăn, bát đựng thức ăn cũng là những vật dụng không thể thiếu.

Bảng tên, dây dắt chó đi dạo, rọ mõm là những phụ kiện thiết yếu khi bạn mang cún cưng ra ngoài.

Balo vận chuyển phòng trường hợp cần đưa chó di chuyển trên một quãng đường dài và là những vật dụng cần thiết để đưa chúng đi chơi xa hay đi thú y.

Đồ chơi, dụng cụ huấn luyện như: Xương gặp, đĩa bay, bóng, còi, dây thừng,… vừa giúp chúng giải trí, rèn luyện sức khỏe cũng như các phản xạ cần thiết.

Dụng cụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: Kìm bấm móng, lược chải lông, sữa tắm,…

Ổ đệm để nằm

3 giống chó phù hợp để nuôi tại chung cư

Ở chung cư nên nuôi chó gì? Có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn một giống chó phù hợp nuôi tại chung cư, trong đó có 3 tiêu chí thường được ưu tiên nhất là: Có kích thước nhỏ, không hay phá phách và không quá năng động. Dựa trên 3 tiêu chí này, bạn có thể tham khảo một vào giống chó sau:

Chó Poodle

Đây là một giống chó dễ nuôi và có thể sống ở bất kỳ đâu miễn là bạn cho chúng đi dạo và vận động thể lực thường xuyên. Kích thước của giống chó này nhỏ, phù hợp nuôi trong những căn hộ có diện tích không quá lớn. Bên cạnh đó, ngoại hình đáng yêu, nhỏ nhắn cùng bộ lông xoăn mượt, tính cách thân thiện chắc chắn sẽ là một người bạn 4 chân hợp lý.

Poodle là giống chó cảnh dễ nuôi, thông minh, trung và rất nghe lời, không đòi hỏi phải mất quá nhiều thời gian để chăm sóc chúng. Nếu bạn đang tìm kiếm một giống chó phù hợp để nuôi ở chung cư, thì Poodle là một lựa chọn không thể phù hợp hơn.

Giống chó Corgi

Chắc chắn bạn không quá xa lạ với những chú chó Corgi cực kỳ đáng yêu với cặp mông, 4 chân ngắn ngủn. Corgi còn được bầu chọn là giống chó chân ngắn đáng yêu nhất trên thế giới.

Giống chó này tương đối dễ nuôi, thân thiện và hòa đồng với tất cả mọi người. Chúng cũng rất khoẻ mạnh, luôn tràn đầy năng lượng và chắc chắn sẽ giúp bạn luôn vui vẻ khi ở bên chúng. Tuy nhiên, Corgi đã quen sống nơi khí hậu lạnh, ở Việt Nam, chúng cần được sống trong môi trường mát mẻ.

Giống chó Pug

Ấn tượng đầu tiên với những chú chó Pug là khuôn mặt bầu bĩnh, ngộ nghĩnh, đôi mắt to tròn, lúc nào cũng ở trong trạng thái buồn, đôi tai cụp xuống, mõm ngắn. Dù không được quá thông minh nhưng bù lại chúng rất trung thành với chủ nhân. Kích thước của chúng cũng không quá to lớn và ít chạy nhảy, đặc biệt là rất ít sủa, rất thích hợp cho những ai đang có nhu cầu nuôi chó ở chung cư.

5 Một số chung cư hiện nay cho nuôi chó

Nếu bạn là một người yêu thích động vật, muốn nuôi chó mèo ở chung cư, hãy  tham khảo những chung cư cho nuôi thú cưng này. Mặc dù cho phép nuôi, tuy nhiên mỗi chung cư sẽ có những quy định riêng và bạn cần tham khảo trước để tránh những rắc rối có thể xảy đến.

Tại Hà Nội có các chung cư:

Các chung cư thuộc Vinhomes

Chung cư VOV Mễ Trì, VOV Plaza

Chung cư Times City Park Hill

Tại TP. HCM có các chung cư:

Chung cư Horizon, Quận 1

Chung cư New City Thủ Thiêm, Quận 2

Chung cư An Lộc, Quận 2

Chung cư Masteri Thảo Điền, Quận 2

Chung cư The Gold View, Quận 4

Chung cư Sky Garden, Quận 7

Chung cư Green River, Quận 8

Chung cư Hado Centrosa, Quận 10

Chung cư Nguyễn Ngọc Phương, Bình Thạnh

Chung cư Ruby Garden, Tân Bình

Chung cư Lavita Garden, Thủ Đức

Truy cập Mua Bán để cập nhật ngay thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, chung cư, tìm việc làm và vô số tin đăng hấp dẫn đa lĩnh vực khác.

Làm Thế Nào Để Vẽ Đồ Thị Trong Excel: Hướng Dẫn

Advertisement

Excel giúp các bạn xử lý và tính toán dữ liệu một cách hiệu quả, Excel hỗ trợ các bạn vẽ đồ thị một cách nhanh chóng.

Ví dụ ta có bảng dữ liệu sau:

Mục Lục Bài Viết

CÁC THAO TÁC VỚI ĐỒ THỊ TRONG EXCEL

Di chuyển đồ thị

Thay đổi kích thước đồ thị

Sao chép đồ thị

Xóa đồ thị

In đồ thị

Bước 1: Chọn vùng dữ liệu cần vẽ đồ thị, các bạn cần chọn cả nhãn của các cột dữ liệu.

Bước 2: Tiếp theo các bạn chọn Insert, trong phần Charts các bạn chọn loại đồ thị mà các bạn muốn vẽ.

Trong hộp thoại Change Chart Type các bạn chọn kiểu đồ thị khác trong thẻ All Charts sau đó nhấn OK để thay đổi.

Bước 6: Ngoài ra trong thẻ Design các bạn có thể thay đổi màu sắc cho đồ thị trong phần Chart Styles.

Nhấn chọn vùng đồ thị (Chart Area), lúc này con trỏ chuột có thêm biểu tượng mũi tên 4 chiều như hình dưới. Sau đó nhấn giữ chuột trái và di chuyển đồ thị đến nơi các bạn muốn di chuyển và thả chuột trái.

Các bạn nhấn chuột chọn vùng đồ thị, ở giữa bốn cạnh và bốn góc vùng đồ thị có các nút nắm. Bạn chỉ cần di chuyển con trỏ chuột vào nút nắm khi đó con trỏ chuột sẽ chuyển thành mũi tên hai chiều, các bạn nhấn giữ chuột trái và kéo ra ngoài hoặc vào trong để phóng to hoặc thu nhỏ đồ thị.

Các bạn cần chọn đồ thị và nhấn tổ hợp phím Ctrl + C để sao chép đồ thị, sau đó chọn chuột vào ô bất kỳ mà bạn muốn sao chép đồ thị và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để dán đồ thị.

Chọn vùng đồ thị và nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa đồ thị đã chọn.

– Các bạn có thể in đồ thị giống như in các phần khác của Excel, chọn Print Preview trước khi in để đảm bảo vị trí của đồ thị không che nội dung khác của Excel.

– Nếu các bạn chỉ muốn in riêng đồ thị thì các bạn chọn đồ thị và chọn File

Advertisement

Print để in.

Tổng kết lại, việc vẽ đồ thị trong Excel là rất quan trọng để giúp cho người dùng hiểu rõ hơn về dữ liệu và thể hiện một cách trực quan bằng hình ảnh. Việc tạo đồ thị trên Excel cũng rất đơn giản và dễ dàng, chỉ cần người dùng nhấn chuột và chọn các tùy chọn phù hợp trong phần Chart. Nếu bạn muốn thể hiện dữ liệu một cách chuyên nghiệp hơn, hãy tìm hiểu thêm về các tính năng và mẹo vẽ đồ thị khác trong Excel.

Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: 

10. Các bước vẽ đồ thị trong Excel

Advertisement

Hấp Dẫn 20 Loại Bánh Trung Thu Tại Trung Quốc

Người Trung Quốc tin rằng Tết Trung thu và bánh Trung thu bắt đầu từ thời nhà Minh. Vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, sau khi cùng quây quần ngắm trăng, các gia đình sẽ cùng thưởng thức bánh trung thu với nhau. Khi đó, không khí quây quần của mỗi gia đình gợi nhớ đến những cuộc hội ngộ, đoàn viên trong mỗi thành viên.

Ngày nay, người Trung Quốc trình bày nhiều kiểu bánh trung thu, đem trao tặng nhau để giữ các mối quan hệ thân thiết trong gia đình và xã hội thay cho lời chúc mọi sự viên mãn, thành công. Món bánh này còn có tên gọi khác là bánh Nguyệt vì bánh có hình dạng tròn tựa như Trăng sáng và tròn trong các đêm rằm.

1. Bánh Trung thu nhân đậu đỏ là một trong những món bánh được rất nhiều người Trung Quốc ưa thích. Nhân bánh được làm đầy đặn từ bột đậu đỏ xay mịn màng. Hương vị đậm đà, thơm của bột đậu đỏ kết hợp với vỏ bánh sẽ lắng đọng trong miệng của người ăn khá lâu. Với những người không thích vị quá ngọt, tách trà ấm đi kèm là sự lựa chọn hoàn hảo khi thưởng thức bánh trong mỗi dịp tết Trung thu.

2. Bánh Trung thu nhân hạt sen là món bánh nổi tiếng có nguồn gốc từ Quảng Đông, sau đó trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc và thậm chí ở nước ngoài. Đây cũng là món bánh được coi là sang trọng nhất bởi giá thành không hề rẻ. Với phần nhân được làm từ hạt sen, bột đậu và đôi khi là trứng vịt khiến chiếc bánh này trở nên đặc biệt.

3. Bánh thập cẩm với phần nhân gồm 5 loại hạt và thịt lợn nướng/thịt quay. Hương vị cổ điển này thường có giá đắt nhất trong các loại bánh Trung thu. Nhân bánh gồm những thành phần đầy đặn, nhiều chất từ các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mè, bí ngô… và thịt lợn quay/xá xíu. Mỗi miếng cắn, thực khách sẽ trải nghiệm nhiều hương vị khác nhau. Hầu hết người Trung Quốc, đặc biệt là bậc cao niên đều yêu thích hương vị truyền thống này.

4. Bánh tinh than tre: Người làm bánh thích bột than tre bởi công dụng hữu ích giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường đề kháng cho sức khỏe. Từ mùa Trung thu những năm gần đây, bánh vỏ tinh than tre thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bởi màu đen lạ mắt. Vỏ bánh bằng bột mỳ pha chút tinh than tre, nhân giảm ngọt là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người ăn kiêng. Dòng bánh tinh than tre thường không chứa quá nhiều đường nên người Trung Quốc thường sử dụng làm quà biếu.

5. Bánh Trung thu chocolate giúp cho món bánh này trở thành điểm giao thoa văn hóa thú vị giữa phương Tây và phương Đông. Lớp vỏ bánh được làm từ chocolate và nhân có thể là yến mạch, quả mọng, hương vị Oreo,…

6. Bánh Trung thu nhân kem: Đây chính là món bánh Trung thu mới mẻ khiến thực khách thích thú khi du lịch Trung Quốc. Hương vị tươi mát của kem tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này. Lớp vỏ thường được làm từ chocolate và nhân có thể là bất kỳ hương vị kem nào du khách thích.

7. Bánh Trung thu trà xanh: Cả trà xanh và bánh Trung thu là những thực phẩm truyền thống của Trung Quốc, và người ta đã tạo ra một loại bánh Trung thu mới: bánh trà xanh. Loại bánh này có lớp vỏ được làm từ lá trà xanh với nhân gồm nhiều loại khác nhau như bột hạt sen.

8. Bánh Trung thu da tuyết còn được gọi là bánh dẻo lạnh, bánh dẻo da tuyết. Loại bánh này có lớp vỏ dẻo mềm tương tự bánh dẻo truyền thống. Bánh da tuyết sẽ ngon nhất khi giữ trong tủ lạnh vài giờ trước khi ăn. Có nguồn gốc từ Hồng Kông, bánh da tuyết thường có nhân mặn, ngọt đa dạng. Đặc biệt, lớp vỏ bánh làm bằng gạo nếp đông lạnh có nhiều màu sắc. Nhiều người làm bánh còn cho thêm nước ép trái cây vào lớp vỏ để thêm phần màu sắc và hương vị thơm ngon hơn. Nếu sợ ngấy và tăng cân khi ăn bánh truyền thống, du khách có thể thử bánh da tuyết lạnh thanh đạm hơn làm từ bột nếp với nhân trái cây thanh mát.

9. Bánh Trung thu kem phô mai: Đặc điểm chính của món bánh này là lớp vỏ vàng giòn với hương vị sữa béo ngậy. Nó không ngọt như những chiếc bánh Trung thu khác. Có nhiều loại nhân khác nhau nhưng chủ yếu là nhân mứt, nhân bột đậu xay để đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

10. Bánh Trung thu nhân ngũ cốc: Nhân của chiếc bánh Trung thu ngũ cốc tên “Shiren” có tới 10 loại hạt khác nhau và kích thước to gấp 4 – 5 lần bánh bình thường. Loại bánh này thể hiện ước muốn có được cuộc sống đủ đầy trên mọi phương diện.

11. Bánh rau và trái cây: Người Trung Quốc sáng tạo khi nghĩ ra loại bánh Trung thu có nhân làm hoàn toàn từ các loại rau, củ quả, trái cây bổ dưỡng. Hương vị thanh mát, mềm mại của các loại rau quả này khiến người ăn có trải nghiệm mới lạ về thức bánh dịp Tết Trung thu. Tại Trung Quốc, nhân bánh thông thường là kết hợp của các loại quả ngọt như dứa, vải, chuối, kiwi, dâu… Đơn giản hơn, người làm có thể sử dụng bất kỳ loại hoa quả nào họ thích.

12. Bánh tôm nướng phô mai: Phô mai và tôm hùm, thịt cua là những nguyên liệu được săn đón nhiều nhất mỗi dịp trước Tết Trung thu tại Trung Quốc. Kể từ khi nhân bánh độc đáo này xuất hiện, nhiều tín đồ ẩm thực săn đón món bánh trung thu độc đáo này thay vì các lựa chọn khác. Bánh trung thu kiểu Tô Châu thu hút khẩu vị của thực khách với hương thơm, thịt tôm cay nhẹ và phô mai nướng chảy trong lớp vỏ mềm. Bánh có mực đỏ đóng dấu hình con tôm trên đầu như biểu tượng đặc biệt.

13. Bánh Trung thu nhân hải sản cũng là một trong những thức bánh có giá đắt hơn các loại nhân truyền thống khác. Đúng như tên gọi, bánh nhân hải sản có nhân chứa đầy hải sản như bào ngư, tôm, cua, rong biển… Đặc biệt, nguyên liệu làm nhân bánh luôn là các loại hải sản tươi ngon nhất. Bánh Trung thu nhân hải sản là lựa chọn cho các thực khách kiêng đồ ngọt. Kể từ khi có những loại nhân mặn, người trẻ tuổi và trung niên tại Trung Quốc thích thú hơn với các loại bánh Trung thu trong dịp Tết tại nước họ.

14. Bánh nướng chocolate nhân thịt bò cay: Hẳn nhiều người cho rằng thịt bò và chocolate là 2 món ăn hoàn toàn không hợp nhau. Nhưng một cửa hàng tại Trung Quốc đã kết hợp 2 nguyên liệu “không đội trời chung” này vào  một chiếc bánh Trung thu có tên gọi đầy đủ là “bánh nướng vỏ chocolate nhân thịt bò cay”.

15. Bánh nướng nhân dưa chua cay: Vị chua trong nhân bánh nướng được làm từ dưa muối, còn vị cay được tạo nên từ một loại sốt ớt đặc biệt.

16. Bánh nướng nhân đậu phụ lên men: Đây là biến thể của một loại bánh vỏ ngàn lớp nhân đậu phụ lên men nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông.

17. Bánh nướng nhân trứng xào tỏi tây: Trứng xào tỏi tây là một trong những loại nhân phổ biến nhất của món há cảo và một nhà hàng tại Trung Quốc đã thử nghiệm đưa loại nhân này vào món bánh nướng.

18. Bánh Trung thu nhân thịt lợn sốt Magi: Vốn dĩ món thịt lợn om rau và sốt Magi là một món ăn cổ truyền của Trung Quốc có tên “Meicai Kourou”. Để thỏa mãn những thực khách yêu thích món ăn này, một nhà hàng đã sáng chế ra bánh Trung thu nhân “Meicai Kourou”.

19. Bánh nướng nhân kem, nấm và gan ngỗng: Đây là một loại bánh Trung thu “sang chảnh” và đắt tiền với nhân gồm kem tươi, nấm truffle, gan ngỗng.

Đăng bởi: Hà Thảo

Từ khoá: Hấp dẫn 20 loại bánh Trung thu tại Trung Quốc

Mách Bạn Cách Bảo Quản Bánh Trung Thu Đúng Cách, Để Lâu Không Lo Bị Mốc

1. Bánh trung thu bảo quản được bao lâu?

Đối với bánh mua sẵn sẽ chứa một lượng chất bảo quản bánh trung thu ở hàm lượng được cho phép nên chúng có thời hạn sử dụng lâu hơn, khoảng 2 đến 3 tháng ở nhiệt độ thường.

Vậy bánh trung thu handmade bảo quản được bao lâu? Do không sử dụng chất bảo quản nên thời gian sử dụng của loại bánh này thường ngắn hơn, tối đa là khoảng 7 ngày.

Ngoài ra, bánh trung thu nướng có thời hạn bảo quản lâu đời bởi được làm theo phương pháp nướng, có độ ngọt cao, có thành phần chất béo. Ngược lại, cách bảo quản bánh trung thu rau câu hay cách bảo quản bánh trung thu dẻo thường có thời gian sử dụng ngắn, chỉ khoảng 3-4 ngày và nên lưu trữ trong tủ lạnh.

2. Nguyên nhân khiến bánh trung thu bị hư hỏng

Nguồn nguyên liệu (bột mì, trứng, thịt, các loại hạt…) không được chọn lựa kỹ càng.

Bảo quản nhân bánh trung thu không đúng cách. 

Các dụng cụ chế biến không sạch sẽ, sau đó qua quá trình chế biến dễ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm mốc. 

Hàm lượng đường ít khiến bánh không đủ độ ngọt. 

Sử dụng quá nhiều dầu ăn trong phần bánh, khiến dầu ngấm ra ngoài vỏ bánh, gây ẩm mốc. 

Khâu đóng gói không cẩn thận khiến bao bì bị rách nát, gây ẩm mốc cho phần bánh bên trong.

Điều kiện nơi chế biến bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảo quản bánh trung thu không đúng cách.

3. Cách bảo quản bánh trung thu đi mua

Lựa chọn mua bánh trung thu tại những cửa hàng uy tín, có ngày sản xuất mới nhất để đảm bảo chất lượng bánh.

Bảo quản bánh trung thu ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ cao.

Đặt bánh trung thu trên cao, che đậy cẩn thận để tránh chuột và các loại côn trùng khác.

Không nên lấy túi hút ẩm ra khỏi bánh trung thu khi chưa sử dụng hết.

Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn nướng lại trong lò vi sóng để bánh mềm trở lại. 

4. Bảo quản bánh trung handmade 4.1. Cách nướng bánh để được lâu

Đối với bánh trung thu handmade, bạn không nên nướng bánh ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ khiến bánh dễ khô, cứng. 

Tuy nhiên, không nên nướng ở nhiệt độ thấp, thời gian ngắn bởi dầu ăn ở nhân bánh sẽ ngấm vào vỏ, khiến vỏ bị mềm ướt. 

Sử dụng xịt phun sương giữa các lần nướng, không nên xịt quá nhiều nước và quá nhiều lần.

4.2. Cách đóng gói bánh trung thu handmade

Sau khi nướng xong nên để bánh nguội hoàn toàn mới tiến hành công đoạn đóng gói.

Bánh trung thu handmade thường không sử dụng chất bảo quản. Vì vậy, bạn nên sử dụng túi hút ẩm để tránh ẩm mốc.

Khi cho bánh vào túi nên ép miệng túi thật chặt, tránh để hơi ẩm khiến bánh bị mốc.

4.3. Một số lưu ý giúp bảo quản bánh trung thu handmade được lâu

Nước đường là một trong những yếu tố quan trọng giúp bánh trung thu handmade lên màu đẹp và bảo quản lâu hơn. Nước đường để càng lâu thì bánh nướng càng mềm, càng thơm ngon và không dễ bị mốc hoặc có hơi nước trên bề mặt. 

Dầu ăn sẽ giúp nhân bánh được mềm mịn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều dầu thì phần vỏ bánh rất dễ bị ướt, khiến bánh nhanh hỏng.

Cách bảo quản bánh trung thu sau khi nướng đơn giản nhất là để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Nếu không sử dụng hết bánh trung thu trong một lần, bạn có thể bỏ bánh trong hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín. Sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn nên nướng lại để bánh mềm hơn.

Nếu muốn bảo quản bánh lâu hơn, từ vài tháng cho đến 1 năm thì bạn nên để bánh trong ngăn đá hoặc tủ đông. Khi muốn ăn thì cần rã đông trong ngăn mát hoặc làm nóng lại bằng lò vi sóng. 

5. Có nên bảo quản bánh trung thu trong tủ lạnh không?

Ngoài ra, nếu muốn bảo quản bánh nướng lâu hơn thì bạn có thể sử dụng túi hút chân không và để chúng trong ngăn đá. Cách này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng tối đa 1 năm. Dù vậy, nếu càng để lâu trong tủ lạnh thì vỏ bánh sẽ trở nên cứng lại, phần nhân khô hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy làm nóng bánh trung thu trong lò vi sóng hoặc lò nướng trước khi ăn là được. Bánh vẫn sẽ mềm và thơm ngon hệt như lúc mới mua đấy!

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng. Trong đó không thể không kể đến bánh trung thu Almaz – thương hiệu bánh trung thu nức tiếng, mang đậm nét tinh hoa ẩm thực truyền thống. Với hương vị thơm ngon hảo hạng, bánh trung thu Almaz hứa hẹn sẽ đem lại cho thực khách những ký ức ẩm thực không thể nào quên và sẽ là món quà lý tưởng dành tặng gia đình, bạn bè, đối tác trong mùa trăng sắp tới.

Mùa trung thu 2023, Vinpearl Luxury Landmark 81 góp phần lan toả niềm vui mùa trăng trọn vẹn hơn với vô vàn ưu đãi đặc biệt:

Hộp An Nhiên

Lựa chọn 1 trong 2 ưu đãi:

Giảm 15% + Miễn phí vận chuyển nội thành TP. Hồ Chí Minh

Mua 5 tặng 1 + Miễn phí vận chuyển nội thành TP. Hồ Chí Minh

Hộp Thịnh Vượng và Hoàng Kim

Miễn phí vận chuyển nội thành TP. Hồ Chí Minh

Giảm 10% cho thành viên VIP Pearl Club, cư dân Vinhomes, phụ huynh Vinschool và chủ xe VinFast

Lưu ý: Áp dụng tối đa 10 sản phẩm trên mỗi đơn hàng

Đăng bởi: Mến Đoàn

Từ khoá: Mách bạn cách bảo quản bánh trung thu đúng cách, để lâu không lo bị mốc

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn 3 Cách Làm Chó Bưởi Cực Xinh Để Bày Mâm Cỗ Trung Thu trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!