Xu Hướng 9/2023 # Lưu Ý Khi Ăn Khổ Qua Để Đảm Bảo Sức Khỏe # Top 10 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lưu Ý Khi Ăn Khổ Qua Để Đảm Bảo Sức Khỏe # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lưu Ý Khi Ăn Khổ Qua Để Đảm Bảo Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khổ qua hay mướp đắng là loại quả quen thuộc trong các món ăn gia đình Việt Nam. Với nhiều thành phần vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, khổ qua được sử dụng vì mục đích thanh nhiệt, giải mát cho cơ thể. Tuy có vị đắng nhẹ, lạ những khổ qua vẫn là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Ăn khổ qua có chừng mực vẫn có thể đảm bảo an toàn sức khỏe, song nếu ăn quá nhiều khổ qua có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Những lưu ý khi ăn khổ qua sau đây sẽ giúp bạn có thể sử dụng khổ qua đúng cách hơn.

1. Đặc điểm của khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng, dưa mướp là loại quả được trồng nhiều ở một số nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vẻ bề ngoài của khổ qua có hình trục, nhọn 2 đầu với lớp vỏ ngoài nổi u sần, màu xanh đậm, khi ăn thấy có vị đắng, khi chế biến vị đắng có giảm bớt. Người ta thường dùng khổ qua cho các món ăn như nấu canh, xào, nhồi thịt hấp, ăn sống…

Trong khổ qua có nhiều loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh khả năng chữa bệnh thực sự của khổ qua, song người ta tin rằng dùng khổ qua thường xuyên có tác dụng hỗ trợ giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Chất glycoside có trong khổ qua cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị ở người bị tiểu đường, điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các chứng bệnh viêm họng, tiêu chảy, cao huyết áp…

Tuy là loại quả an toàn, song ở một số người bị huyết áp thấp, người mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn khổ qua vì những ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

2. Lưu ý khi ăn khổ qua

Khổ qua có thể gây ra một số nhược điểm cho cơ thể người, ăn khổ qua quá nhiều cũng chưa chắc đã an toàn. Cập nhật những lưu ý sau đây khi ăn khổ qua:

– Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu ăn khổ qua có thể bị kích thích làm sẩy thai, ra thai non. Thành phần trong khổ qua thường được tận dụng trong điều chế thuốc sẩy thai và điều hòa kinh nguyệt, gây co thắt cổ tử cung, xuất huyết. Do đó ăn khổ qua nhiều sẽ rất dễ gây sẩy thai. Ngoài ra, ăn khổ qua còn khiến thai phụ gặp khó khăn trước khi sinh, gia tăng hormone nguy hiểm có thể trở thành độc tố gây hại cho thai phụ.

– Ăn khổ qua còn tác động đến khả năng sinh sản ở trẻ nhỏ, do sản sinh ra các độc tố gây hại đến đường ruột của trẻ, khiến khó tiêu, đau bụng.

– Người có vấn để về gan nên hạn chế ăn khổ qua do nguy cơ tăng men gan khi ăn nhiều. Enzym gan sẽ tăng nhiều sau khi ăn khổ qua, khiến thay đổi hình dáng tế bào gan. Đối tượng thiếu men G6PD cũng không được ăn khổ qua bởi có thể tác động tế bào gan, thận.

– Không dùng hạt khổ qua bởi trong hạy này có chứa loại chất vicine có thể gây ngộ độc favism (hội chứng tầm đậu) khiến hoa mắt, nhức đầu, đau thắt vùng bụng và hôn mê.

– Mướp đắng trồng ở vùng đất bị nhiễm kim loại nặng có thể gây độc cho cơ thể ngay khi ăn.

– Người có vấn đề về tiêu hóa, dạ dày nên hạn chế ăn khổ qua bởi có thể dẫn đến các tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.

– Khổ qua có thể gây giảm huyết áp đột ngột nếu ăn nhiều, do vậy cần hạn chế ăn khổ qua nếu có tiền sử huyết áp thấp, có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt.

– Không nên ăn khổ qua khi đang đói, đặc biệt là ăn sống. Có thể ăn kèm với cơm hoặc các món ăn khác trong bữa ăn chứ không ăn riêng khổ qua.

– Không ăn quá 2 trái khổ qua mỗi ngày, và quá 4 lần ăn trong tuần.

Khổ qua hay mướp đắng là loại quả quen thuộc trong thực đơn chế biến các món ăn hằng ngày. Loại quả này thường rất dễ tìm ở mọi mùa trong năm, giá thành phải chăng và an toàn. Nhiều người lầm tưởng khổ qua thực sự an toàn, tuy vậy ăn quá nhiều khổ qua thực ra không hề tốt. Lưu ý khi ăn khổ qua đặc biệt là ở người lớn và trẻ nhỏ để bảo vệ sức khỏe cả nhà.

Theo dinhduong.online tổng hợp

Những Lưu Ý Khi Dùng Thực Phẩm Bổ Sung Kẽm Tốt Cho Sức Khỏe Hiệu Quả

Khi nào cần bổ sung kẽm

Thiếu kẽm sẽ gây ra nhất nhiều hệ lụy như rụng tóc, các vết thương trở nên khó lành, suy giảm thị lực, rối loạn thính giác và ảnh hưởng đến xương khớp.

Ngoài ra thiếu kẽm còn gây ra sự tăng trưởng chậm ở trẻ sơ sinh và trẻ em, gây rụng tóc, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng, khó tỉnh táo, tinh hoàn hay buồng trứng có dấu hiệu không hoạt động bình thường. Nhiều trong số các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác ngoài việc thiếu kẽm.

Những đối tượng cần được bổ sung kẽm

Theo thông tin từ trang chúng tôi vài nhóm người nhất định sẽ có nhiều khả năng gặp khó khăn hơn trong việc hấp thu kẽm đó là:

Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Người theo chế độ ăn chay

Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Trẻ lớn tuổi được nuôi bằng sữa mẹ

Người bị suy dinh dưỡng, bao gồm cả người mắc bệnh chán ăn hoặc cuồng ăn

Người mắc bệnh thận mãn tính

Người lạm dụng rượu, bia

Theo nghiên cứu và khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng tùy từng độ tuổi như sau:

Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày

Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày

Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày

Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày

Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày

Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày

Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày

Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày

Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày

Ngoài ra, ta cần bổ sung kẽm đúng cách từ các nguồn thức ăn, đồ uống đa dạng như:

Thức ăn giàu kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm nhất hiện nay chính là hải sản. Các nguồn hải sản như hàu, bào ngư, tôm, cua….Ngoài ra, ta cũng có thể bổ sung kẽm đơn giản đó là là thịt, đậu,ngũ cốc, sữa.

Viên kẽm, ống kẽm: Sử dụng các viên kẽm và ống kẽm là phương pháp bổ sung kẽm hiệu quả với các mẹ bầu, trẻ nhỏ tuổi và trẻ dậy thì, đặc biệt là người lớn tuổi. Những người này thường sẽ cần bổ sung chất kẽm nhiều hơn bình thường.

Vì thế, phương pháp hiệu quả nhất chính là bổ sung thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfat, kẽm acetat)..

Các nguồn khác: Vi lượng đồng căn hay thuốc kẽm xịt mũi cũng là những nguồn bổ sung kẽm khác. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, bạn hãy nên nhờ các bác sĩ tư vấn để đạt hiệu quả sử dụng cao. Tránh lạm dụng những nguồn này để không gây tổn hại đến sửa khỏe.

Bạn nên uống kẽm 30 phút sau khi ăn để cơ thể có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã được bổ sung. Không uống kẽm khi bụng đói vì bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa.

Uống kẽm 2 giờ sau ba bữa ăn sáng, trưa và tối là thời điểm hợp lý nhất để uống kẽm. Bên cạnh đó, những người bị đau dạ dày hãy uống kẽm trong bữa ăn.

Uống kẽm trong thời gian từ 2 – 3 tháng sau đó ngưng một thời gian. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kẽm đều đặn vào buổi sáng trong khoảng thời gian này. Nếu bạn đang uống kẽm một lần/tuần, hãy dùng thuốc trong cùng một ngày mỗi tuần.

Bên cạnh những hoạt chất ức chế tác dụng của kẽm, thì sẽ tồn tại những hoạt chất làm tăng tác dụng của kẽm, tiêu biểu như Vitamin A, Vitamin B6 và Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu kẽm, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động miễn dịch, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Advertisement

Tuyệt đối không dùng thực phẩm bổ sung thuốc hay thực phẩm bổ sung khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Lợi Ích Sức Khoẻ Từ Tôm Và Những Lưu Ý Khi Ăn Tôm

Tôm nguồn cung cấp protein dồi dào

Tôm là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein có trong tôm rất cao.

Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein trong đó, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.

Thế nên ngoài sữa, trứng hay thịt cá thì tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu mà bạn chắc chắn phải ghi nhớ.

Tôm giàu vitamin B12

Và tôm chính là loại thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung vitamin B12, trong 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin B12, do đó tôm chính là thực phẩm bạn nên nghĩ đến đầu tiên khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 và cần bổ sung ngay lập tức.

Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò to lớn và quan trọng trong việc sinh hóa và chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tổng hợp nucleotic, protein,… Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và các cơ sẽ bị yếu dần đi.

Tôm chứa nhiều omega 3

Omega 3 có trong tôm là một dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Trẻ được bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ có trí nhớ tốt và khả năng phát triển của não bộ sẽ vượt trội đáng kể. Ngoài ra với người lớn thì omega 3 cũng quan trọng không kém, nó giúp chống lại trầm cảm, mệt mỏi và còn giúp da dẻ được căng tràn sức sống.

Tôm giúp bổ sung chất canxi

Trong 100g tôm có đến 200mg canxi, do đó sẽ không quá phóng đại nếu nói tôm chính là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung canxi. Cũng nên lưu ý rằng, nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt, chân và càng chứ không hề ở vỏ tôm như mọi người vẫn nghĩ.

Canxi từ lâu đã được biết đến như là một chất quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến một số hiện tượng như loãng xương, viêm khớp, hay nghiêm trọng hơn là có nguy cơ mắc bệnh tim.

Tôm giúp ngăn ngừa ung thư

Tuy là một chất ít được nhắc đến trong tôm, nhưng selen là một chất có khả năng ngừa ung thư nhờ có khả năng ngăn chặn những tế bào ung thư phát triển.

Trong 100g tôm thì sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hơn 1/3 lượng selen cần cho một ngày. Hợp chất selen này giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ và đào thải các chất kim loại nặng ra khỏi cơ thể chúng ta.

Tuy tôm có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Đối với người lớn không ăn quá 100g mỗi ngày và trẻ em không quá 50g tôm.

Vì tôm thuộc nhóm hải sản nên bạn chỉ nên dùng tôm khi đã được hấp hay luộc chín để hạn chế được tối đa lượng giun sán và ký sinh trùng vào người gây ngộ độc.

Chị em vừa mới sinh xong cũng nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành các sẹo lồi.

Trẻ em tuyệt đối không được ăn vỏ tôm vì sẽ rất dễ bị hóc hoặc các cạnh của vỏ tôm sẽ làm cổ họng của các bé bị tổn thương.

Khi bị ho cũng không nên ăn tôm vì mùi tanh của tôm sẽ làm bệnh của bạn ngày càng nặng hơn, lâu khỏi bệnh.

Advertisement

Những người bị dị ứng với tôm tuyệt đối không được ăn dù với số lượng ít.

Không nên kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ làm độc tố bị phát tán dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Người bị đau mắt đỏ không nên ăn tôm, nếu ăn sẽ làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hen suyễn cũng không nên ăn tôm vì tôm sẽ làm kích thích cổ hỏng, tăng nguy cơ hen suyển.

Tham khảo: Những người nên kiêng ăn tôm

Nguồn: Vinmec

Tác Dụng Của Gừng, Cách Sử Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Gừng Với Sức Khỏe

Tác dụng của gừng đối với sức khỏe

Gừng vừa được dùng để làm gia vị, vừa được dùng để làm thuốc vì sở hữu nhiều đặc tính dược phẩm tốt. Vậy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng đặc trưng của gừng ngay sau đây:

Điều trị các triệu chứng nôn, buồn nôn

Gừng có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn, giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn chỉ sau một khoảng thời gian ngắn khi dùng gừng, nhất là trà gừng. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Việc tiêu thụ gừng với lượng vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Đồng thời, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.

Giảm co thắt kinh nguyệt

Chị em phụ nữ thường hay có cảm giác đau bụng trong thời kì kinh nguyệt, là do nồng độ hormon prostaglandin đột ngột tăng lên trong cơ thể. Hormon này vốn là chất hóa học, gây ra triệu chứng đau, co thắt và sốt. Vì thế, khi dùng gừng sẽ giúp lượng prostaglandin hạ thấp lại trong cơ thể, đồng nghĩa với việc làm giảm đau co thắt kinh nguyệt xảy ra.

Giúp giảm đau cơ, xương khớp

Gừng chứa chất gingerol – có tác dụng chống viêm khi ức chế được chemokin, cytokin và một số yếu tố gây viêm khác. Kết quả gừng sẽ giúp cơ thể bạn cải thiện được tình trạng viêm và đau khớp gối, giảm bớt sự khó chịu cho cơ, cũng như ngăn ngừa bệnh xương khớp xuất hiện.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Gừng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa ung thư

Trong gừng chứa nhiều chất oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại ung thư. Chẳng hạn, một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng trong việc bảo vệ da khỏi ánh sáng tia cực tím.

Những cách sử dụng gừng tốt cho sức khỏe

Gừng không chỉ là gia vị phổ biến trong nền ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, mà còn trở thành nguyên liệu thực phẩm được dùng phổ biến mỗi ngày như:

Trà gừng

Tác dụng của trà gừng

Trà gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, do chứa các thành phần gingerol, shogaol, zingerone và paradol. Vì thế, trà gừng có một số tác dụng sau:

Giảm cân: giúp tăng cường quá trình phân hủy mỡ, giảm hấp thụ chất béo và tránh được cảm giác thèm ăn.

Trị ho: có tác dụng kháng viêm nhờ chất gingerol có trong gừng.

Giảm buồn nôn, giảm say tàu xe, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường chức năng não.

Giảm đau, hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hoá.

Điều hoà đường huyết, giảm cholesterol xấu.

Cách dùng

Dù trà gừng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý cách sử dụng đồ uống này như sau:

Nên dùng lượng gừng để uống khoảng 4mg/ngày, để tránh đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn.

Tránh dùng trà gừng cho những ai đang bị loãng máu hay đang dùng thuốc huyết áp.

Nên uống trà gừng còn ấm, khoảng 2 – 3 cốc trà gừng mỗi ngày để giảm viêm.

Gừng mật ong

Tác dụng của gừng mật ong

Khi uống nước gừng (trà gừng) có pha mật ong thì cũng có tác dụng tương tự như khi uống trà gừng vậy, nhưng lại có thêm một số lợi ích từ việc dùng mật ong như sau: cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, bệnh hô hấp, trị ho và giảm viêm hiệu quả do mật ong giàu các thành phần vitamin B, C, D, E và chất làm tăng cường hệ miễn dịch. 

Cách dùng

Để phát huy công dụng gừng mật ong tốt cho sức khỏe, bạn cần chú ý cách dùng như sau:

Chỉ nên uống 2 – 3 lần ly trà gừng mật ong mỗi ngày, vì uống nhiều sẽ dễ gây tác dụng phụ như dị ứng nổi mụn, ợ nóng, buồn nôn,….

Nên uống trà gừng mật ong vào buổi sáng, buồi chiều, hoặc sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.

Tránh pha mật ong vào trà (nước gừng) khi còn nóng, vì dễ phá hủy các hợp chất enzym hữu ích và dưỡng chất trong mật ong. Nhiệt độ nước nên từ 30 – 40 độ C.

Nên sử dụng 2 – 3 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày, tránh lạm dụng.

Kẹo gừng

Tác dụng của kẹo gừng

Kẹo gừng cũng được dùng phổ biến và tiện mang theo bên người ở mọi lúc mọi nơi. Tùy theo sở thích mỗi người mà có loại kẹo gừng cứng hoặc kẹo gừng mềm với công dụng nổi bật như: giữ ấm cho bao tử, chống viêm và tốt cho cổ họng và chống buồn nôn.

Cách dùng

Nếu mua kẹo gừng bên ngoài, thì bạn nên sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất in trên bao bì để có được tác dụng như mong muốn. Còn nếu bạn làm kẹo gừng ở nhà, thì nên sử dụng lượng vừa phải mỗi ngày, để tránh bị sâu răng và xuất hiện các tác dụng của việc ăn kẹo gừng quá nhiều.

Tác dụng phụ và một số lưu ý khi dùng gừng

Dù gừng có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên biết thêm về một số tác dụng phụ cũng như các lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này như sau:

Tác dụng phụ của gừng

Dù sử dụng với lượng gừng nhỏ, nhưng có một số người bị tác dụng phụ, như ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng (rát bỏng miệng, cảm thấy đắng – mặn hơn) hay dạ dày khó chịu (buồn nôn, ăn mất ngon, khó tiêu).

Khi dùng với lượng gừng nhiều, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiện nghiêm trọng hơn như: làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là những ai đang có vấn đề về rối loạn chảy máu – phụ nữ mang thai, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc

Advertisement

Một số lưu ý khi dùng gừng

Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày. 

Với những ai đang có vấn đề sức khỏe, nên chú ý đến liều lượng gừng dùng mỗi ngày, tốt nhất là tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ mang thai nên hỏi kĩ bác sĩ khi dùng gừng, vì gừng có thể làm ảnh hưởng đến hormon giới tính của thai nhi, thậm chí là nguy cơ bị dị tật. 

Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.

Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.

Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.

Tổng hợp và tham khảo từ nguồn: Sức khỏe & Đời sống và helloBacsi

Những Lợi Ích Sức Khỏe Khi Bà Bầu Ăn Củ Đậu

Vào những ngày nắng nóng, củ đậu được xem là lựa chọn lý tưởng giúp các bà bầu giải khát, thanh nhiệt. Ngoài những tác dụng đó, bà bầu ăn củ đậu còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khác như ngăn ngừa táo bón, phòng chống bệnh trĩ, hỗ trợ hệ miễn dịch…

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Củ đậu có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, chứa 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, phốt pho, vitamin C cần thiết cho cơ thể. Với thành phần nhiều dưỡng chất và lành tính, các bác sĩ khuyên bà bầu nên lựa chọn củ đậu vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ thường xuyên.

Những lợi ích khi bà bầu ăn củ đậu

1. Xoa dịu cơn ốm nghén

Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn nhưng với loại củ này, đảm bảo bạn sẽ không chê mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.

Bà bầu ăn vào là nôn nhiều có đáng lo?

Nôn ói là triệu chứng bình thường của thời kỳ thai nghén, nó là dấu hiệu thông báo một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên bà bầu ăn vào là nôn liên tục và kéo dài trong nhiều ngày liền kèm theo nhiều triệu chứng khác thì đó là điều…

2. Có lợi cho hệ tiêu hóa

Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị táo bón và trĩ gây ra tình trạng khó khăn khi đi vệ sinh. Ăn thường xuyên củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, củ đậu cũng giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho mẹ bầu.

3. Hỗ trợ hệ miễn dịch và tim mạch

Củ đậu giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn và khó thở.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ cholesterol cao. Củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C nên giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

4. Giúp đẹp da

Hiện nay khi thời tiết se lạnh hanh khô, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.

Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn hột vịt lộn có tốt không?

Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu ăn hột vịt lộn trong thai kỳ sẽ sinh con có nhiều tóc. Tuy nhiên về điều này cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Do hột vịt lộn rất giàu đạm nên việc ăn không đúng thời điểm hoặc…

Những lưu ý khi ăn củ đậu mẹ bầu cần biết

– Ăn với số lượng vừa phải: Bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, mặc dù lành tính nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe. Ngay cả củ đậu cũng vậy, mẹ bầu cần lưu ý.

– Không nên ăn cả ngày: Củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất mà bạn cần. Đặc biệt khi các chị em mang thai cần nhiều dưỡng chất hơn để nuôi cả thai nhi.  Chính vì thế, việc chỉ ăn củ đậu trong ngày sẽ làm cho bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi.

– Không ăn lá và hạt củ đậu: Trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính. Đó chính là thành phần chất tephrosin và rotenon. Ở nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, sau đó phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Chính vì vậy, khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, toàn thân bị co giật, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp…

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Ngải Cứu Để Vừa Ăn Ngon Vừa Chữa Bệnh

1. Ngải cứu là gì?

Ngải cứu (tên khoa học Artemisia vulgaris) là loại cây sống lâu năm, dễ kiếm, thường mọc ở những bụi cỏ dại hoặc trong vườn nhà nơi có bóng mát là nơi thích hợp cho sự phát triển của chúng. Ngải cứu được cho là có tác dụng trị mụn, lưu thông máu não, an thai và điều hoà kinh nguyệt rất tốt.

Cây ngải cứu (Nguồn: Internet)

Nhận diện cây: Chúng ta rất dễ nhầm cây ngải cứu với các cây mọc dại khác bởi ngải cứu thường mọc hoang, nên việc nhận diện và phân biệt cây là rất quan trọng.

Lá của ngải cứu mọc so le, lá không có cuống, thân có nhiều rãnh dọc, bên trên lá có màu sẫm lục, mặt dưới lá có nhiều lông, màu trắng

Mùi hương của ngải cứu hăng nồng như mùi bạc hà, vị đắng như thuốc.

2. Công dụng của ngải cứu Ngải cứu trị đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt

Chị em phụ nữ nào thường hay bị đau bụng dữ dội vào kỳ kinh nguyệt thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cây ngải cứu. Đây là vị thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, cải thiện tình trạng đau bụng kinh rất hiệu quả.

Cách dùng

Cách 1: Sắc nước uống hoặc hãm ngải cứu

Đun nước sôi, cho 6-12g ngải cứu vào hãm hoặc sắc nước để uống mỗi ngày.

Mỗi ngày uống 3 lần, nếu bị đau dữ dội quá thì nên uống nhiều lần trong ngày.

Nên uống trước khi có kinh nguyệt 1 tuần.

Trà ngải cứu được coi là vị cứu tinh cho những ngày đến tháng (Nguồn: Internet)

Cách 2: Sấy khô

Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất để bảo quản và sử dụng được lâu dài.

Cách này áp dụng cho những ai có chu kì kinh không đều thì nên sử dụng từ ngày bắt đầu có kinh đến ngày hết kinh.

Phơi khô ngải cứu cũng là một cách dùng lâu dài mà vẫn hiệu quả (Nguồn: Internet)

Ngải cứu trị đau đầu, cảm cúm

Ngải cứu có đặc tính ấm nhờ trong lá có chứa tinh dầu, chính vì vậy rất tốt cho việc giải cảm, giảm nhức đầu do thời tiết rất hiệu quả.

Tính đắng của ngải cứu giúp chữa ho rất hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách dùng Cách 1: Giải cảm

Sử dụng 100g lá bưởi và 300g lá ngải cứu nấu cùng 2 lít nước

Để trong 15-20 phút rồi đem ra xông mặt trong khoảng 10-15 phút.

Cách này sẽ giúp giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt, giải cảm rất hiệu quả.

Cách 2: Trị nghẹt mũi, ho, sổ mũi

Sử dụng 50g sả, 100g húng chanh, 100g tía tô và 100g ngải cứu đem đun với 1 lít nước, đun sôi để nguội và dùng làm nước uống trong ngày. Sử dụng đều đặn từ 4-5 ngày.

Phương pháp này giúp chữa nghẹt mũi, sổ mũi.

Trị mụn bằng ngải cứu

Có rất nhiều cách giúp trị mụn hiệu quả từ ngải cứu. Cách hiệu quả nhất, nhanh nhất đó là giã nhuyễn lá ngải cứu đắp trực tiếp lên mặt giúp giảm mụn, giảm viêm khá tốt.

Ngải cứu giúp kháng viêm, giảm mụn rất tốt (Nguồn: Internet)

Cách dùng

Trước tiên phải rửa mặt thật sạch, tẩy tế bào chết cho da.

Giã nhuyễn 50g ngải cứu, cho thêm 2 thìa mật ong.

Đắp hỗn hợp lên da 20 phút, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.

Sau đó rửa sạch với nước.

Đắp mặt 2 lần 1 tuần để đạt hiệu quả.

Kích thích ăn ngon, giảm suy nhược cơ thể

Ngải cứu là một loại cây khá khó ăn vì nó có vị đắng, nhưng nếu biết cách chế biến thì rất có ích cho cơ thể bởi trong ngải cứu có vitamin B được cấu thành từ cholin và andenin, giúp chuyển hoá các chất một cách nhanh hơn, giảm tình trạng biếng ăn, còi xương và giúp ăn ngon miệng hơn.

Không chỉ chữa bệnh mà ngải cứu còn là nguyên liệu trong nấu ăn (Nguồn: Internet)

Gợi ý một số món với ngải cứu như: nấu canh ngải cứu, rán trứng cùng với ngải cứu, gà hầm ngải cứu,…

Ngải cứu giúp an thai

Các mẹ bầu ăn được ngải cứu vì nó khá an toàn, lành tính, không gây nguy cơ sảy thai, không kích thích cổ tử cung, chữa chứng đau bụng ở phụ nữ mang thai,…

Cách dùng

Kết hợp 16g tía tô, 16g ngải cứu nấu cùng với 100ml nước.

Sử dụng 3-4 lần trong ngày.

Uống như vậy sẽ khiến cho cơ thể giảm mệt mỏi, giúp an thai và khoẻ mạnh hơn cho thai nhi.

Một số công dụng khác của ngải cứu

Cầm máu.

Trị rôm sảy trên da.

Giảm đau xương khớp, thần kinh toạ.

3. Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Tuy có tác dụng an thai nhưng các mẹ vẫn phải rất chú ý khi sử dụng. Chỉ được dùng mỗi lần 3-5 ngọn nhỏ, ăn 1 đến 2 lần 1 tuần. Nếu ăn quá nhiều sẽ rất dễ bị sảy thai hoặc sinh non, tăng co bóp tử cung rất nguy hiểm cho thai nhi.

Người bình thường nên dùng ngải cứu để hãm trà hoặc nấu nước để uống.

Những người hạn chế ăn món trứng rán ngải cứu: Người bị xơ vữa động mạch vành, người bị bệnh sỏi thận, người già, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người có thể trạng đề kháng yếu chỉ nên ăn 2 ngày 1 quả trứng rán ngải cứu là tốt nhất.

Nếu sử dụng ngải cứu để trị mụn phải chắc chắn rằng da của bạn thật sự sạch, nếu không sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho mặt.

Đăng bởi: Bùi Thị Phúc

Từ khoá: Những điều cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu để vừa ăn ngon vừa chữa bệnh

Cập nhật thông tin chi tiết về Lưu Ý Khi Ăn Khổ Qua Để Đảm Bảo Sức Khỏe trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!