Xu Hướng 10/2023 # Nghiên Cứu Lý Luận # Top 12 Xem Nhiều | Kmli.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nghiên Cứu Lý Luận # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Lý Luận được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

23 Tháng Sáu 2023

Nguyễn Thị Thanh Loan [*]

Đồng dao – một sản phẩm văn hóa tinh thần quan trọng với trẻ nhỏ, là tiếng nói lời ca tuổi thơ được ông cha sáng tạo, đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đồng dao xuất hiện từ rất sớm và phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử xã hội loài người. Khúc Đồng dao có lời thơ vần điệu nhí nhảnh vui vẻ nhưng ẩn chứa nhiều giá trị giáo dục.

Có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về khái niệm Đồng dao như: Trong cuốnTừ điển tiếng Việt của Phan Canh, xuất bản 1999 Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau định nghĩa: “Đồng dao là câu hát của trẻ con” [2, tr.444].

Cuốn Từ điển văn học Việt Nam định nghĩa về Đồng dao:

Đồng dao là loại dân ca sinh hoạt đặc thù hầu như chỉ dùng cho trẻ em hát. Tuy có khi người lớn cùng hát và bao giờ cũng do người lớn đặt ra rồi dạy cho trẻ em. Ở dạng thông thường mỗi bài Đồng dao gắn với một trò chơi, mỗi câu ứng với một hành động trong trò chơi, vừa giống phần thanh âm đệm theo và cầm nhịp cho phần diễn xướng, vừa giống như lời chỉ dẫn cho động tác. [1, tr.155].

Theo cuốn Tìm hiểu về Đồng dao người Việt: Đồng dao là thể loại văn học dân gian, thuộc phương thức diễn đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lời của những bài hát dân gian trẻ em [6, tr.70]. Trong cuốn sách Vấn đề Đồng dao là một thể loại âm nhạc cho rằng: “hát Đồng dao là thể kết hợp văn hoá, văn nghệ dân gian gồm trò chơi, lời ca và âm nhạc” [12, tr20].

Nhìn chung, các tác giả trên có quan điểm khác nhau về Đồng dao nhưng họ có chung nhận định: Đồng dao là những bài hát dân gian được trẻ em hát nơi cửa miệng từ bé và được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng có khi chúng là những câu đố giản dị mà ý nhị, lý thú hoặc nó có thể chỉ là vần điệu hát của đám trẻ, câu hò vè trong các trò chơi dân gian, bài Đồng dao như có nhạc và thơ hiện diện trong trò chơi dân gian và tại các hoạt động vui chơi của trẻ.

Bài Đồng dao thường có tính chất nhẹ nhàng, tình cảm, dễ in vào tâm trí trẻ thông qua hình ảnh sống động, sự vật, hình thể bằng con đường tình cảm, hát Đồng dao là sự nối tiếp chức năng của tiếng hát mẹ ru. Đồng dao sử dụng ca từ đơn giản ngắn gọn chỉ hai từ, ba từ, bốn hoặc năm chữ tưởng chừng không có ý nghĩa kết hợp với vần điệu tiết tấu nhịp nhàng dễ nhớ khiến học sinh yêu thích. Về nội dung và nghệ thuật diễn xướng ta thấy có nhiều hoạt động như: hoạt động hát, hoạt động vui chơi, hoạt động trò chơi. Nhưng tôi chỉ tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm về thể loại Đồng dao qua nội dung Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi.

1. Đặc điểm Ngôn ngữ

Thể thơ phổ biến thường sử dụng trong hát Đồng dao là thể thơ bốn chữ, bốn chữ biến thể và thể thơ lục bát, thơ hai chữ, ba chữ, thể thơ hỗn hợp. Thành phần cấu tạo một bài Đồng dao bao gồm âm điệu và thanh điệu, lối bắt vần chân, vần lưng tạo cho lời ca bài Đồng dao gần với chất ca xướng. Cùng với sự xuất hiện phổ biến của vần bằng (thanh không – thanh huyền), vần trắc (gồm 4 thanh còn lại) ở giữa dòng và cuối dòng tạo sự luân phiên thanh bằng, trắc làm nên tính trầm bổng cho giai điệu có chứa cả phần nhạc và phần thơ.

Vd: bài Thả đỉa ba ba xây dựng ở thể thơ bốn chữ, sử dụng lối bắt vần chân luân phiên thanh bằng trắc tương đối nhịp nhàng:

Thả đỉa ba ba

Chớ bắt đàn bà

Phải tội đàn ông

Cơm trắng như bông…

Ngoài ra, trong một số bài Đồng dao khác sử dụng thể thơ hỗn hợp, thể thơ lục bát, có khi lời ca là sự kết hợp của thể thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ nhưng thực chất lại là sự biến thể của thể bốn chữ do yêu cầu mở rộng nội dung câu thơ. Thể thơ này hoàn toàn phù hợp với nhận thức của trẻ

Vd:                         Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè…

            Lời ca của Đồng dao có vị trí quan trọng trong việc thực hiện trò chơi âm nhạc bởi giúp trẻ dễ nhớ, dễ phát âm, nội dung lời ca có mối liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh, sự vật hiện tượng, nội dung trò chơi. Đặc biệt phần lời ca hỗ trợ cho động tác vận động của trò chơi linh hoạt phong phú và hấp dẫn.

Vd:                               Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật…

Phần lời ca rất thực tế với hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ ngay từ lúc còn rất nhỏ như: cái cống, con ong, củ khoai chấm mật… kết hợp với lời thơ chân thành, giản dị là việc chơi trò chơi Nu na nu nống.

2. Đặc điểm âm nhạc

Về mặt tiết tấu, Đồng dao là những bài hát có cấu trúc nhịp theo chu kỳ lặp đi lặp lại và nói theo tiết tấu. Đặc điểm này phù hợp với khả năng âm nhạc học sinh tiểu học, có 2 loại tiết tấu theo chu kỳ là:

Loại thứ nhất: Cấu trúc theo chu kỳ đơn

Là những bài Đồng dao có loại nhịp điệu thuần nhất thuộc nhóm cấu trúc tiết tấu chu kỳ đơn như: Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ… được trẻ ngắt nhịp theo hơi thở từng câu với phần nhịp điệu quan trọng, sơ đồ nhịp điệu gồm 3, 4 âm tiết 1 câu:

   Kéo         cưa          lừa         xẻ

  Ông        thợ           nào        khỏe

  Thì          ăn            cơm       vua…

Nhìn chung, đa số bài Đồng dao ít mang tính giai điệu, sự cảm âm chính xác lứa tuổi này bước đầu bộc lộ. Vì vậy, bài Đồng dao dưới dạng vần vè, diễn xướng, nhịp điệu rõ ràng là phù hợp nhất với sự phát triển tâm sinh lý học sinh tiểu học.

Loại thứ hai: Cấu trúc theo chu kỳ phức

Là những bài Đồng dao viết ở nhiều dạng (thường là hai) nhịp điệu kết hợp theo lối xen kẽ hoặc luân phiên.

Bài Đồng dao sử dụng cấu trúc thang 4 âm, các âm son – si – đô – rê là âm ổn định thay nhau xuất hiện, kết hợp giai điệu ở âm khu cao, sử dụng 2 loại nhịp điệu là loại 6 âm tiết nhịp  và 8 âm tiết nhịp , xen kẽ tiết tấu lượn sóng uyển chuyển, các bước nhảy quãng hẹp tạo ổn định về giai điệu đậm chất Tây Bắc.

Về mặt nhịp điệu, Đồng dao gắn liền với trò chơi và chủ yếu là đồng bộ mối quan hệ trường độ nốt đơn, đơn chấm dôi hoặc nốt đen, tiết tấu ở thể thơ có ca từ chẵn, trọng âm rơi vào từ chẵn và thể thơ 3 chữ, 5 chữ, 7 chữ trọng âm rơi vào từ lẻ. Nhịp điệu đã ghi nhận Đồng dao là thể loại âm nhạc dân gian cho trẻ với phần lời thơ được chuyển tải dưới dạng mô hình tiết tấu đồng bộ như:

       Thả     đỉa      ba     ba,    chớ    bắt   đàn  bà,   phải  tội   đàn    ông    

 

Về đặc điểm thang âm: Đồng dao là thể loại hát nói, đọc diễn cảm nên phần thang âm xây dựng trên khoảng âm hẹp, đơn giản, dễ hát, dễ nhớ, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh tiểu học. Như bài Bắc kim thang viết ở điệu thức 5 âm điệu Son cung:

Âm son là âm ổn định nhất trong bài, xuất hiện liên tiếp tạo nên nét giai điệu vui tươi, trong sáng, kết hợp bước nhảy quãng 2, quãng 3 (h1- a1, d1  e1, g1 – e1) là chủ yếu. Phần lời ca đậm chất Nam Bộ qua những từ: cà lang bí rợ, kèo, té, chi… là từ đặc trưng trong cách nói người Nam Bộ.

3. Đặc điểm môi trường diễn xướng

Đối với trẻ, Đồng dao trở thành món ăn tinh thần gắn với hoạt động thực tiễn lao động, phác họa bức tranh đời sống nhân dân, nó bao gồm những bài hát và trò chơi, cách thức diến xướng gắn liền hoạt động thực tiễn vui chơi và lao động của trẻ. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt định nghĩa diễn xướng như sau: “Đó là việc trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu” [8, tr85]

Diễn: hành động xảy ra, Xướng: hát lên, ca lên.

Qua đó, khái niệm diễn xướng Đồng dao là việc trình bày sáng tác Đồng dao qua thể hiện đồng nhất giữa hành động và lời hát, câu hát Đồng dao vang lên với giai điệu vui rộn ràng, khí thế lao động tạo không khí ồn ã, khẩn trương. Nhờ sự nhân cách hóa trong ngôn ngữ Đồng dao mà thế giới loài vật, con vật đã trở thành bạn bè và gắn liền với đời sống trẻ nhỏ. Trẻ em luôn tưởng tượng các con vật cũng có khả năng nghe và hiểu điều chúng nói.

     Vd:                                  Sừng mày sừng thân trúc

Thân mày thân cây ghiến

Mày cứ húc tao xem  [13, tr40]

Trong lao động, chăn trâu là lúc trẻ em có được gặp nhau, tổ chức trò chơi và hát Đồng dao, lời hát diễn xướng theo nhịp điệu khỏe khoắn như tiếng vang của nhịp điệu lao động. Đồng dao diễn xướng trong lao động thì phần nhịp điệu có vai trò quan trọng tạo nên cám hứng sáng tác. Nhịp điệu không chỉ là nhịp điệu âm thanh mà còn thể hiện tư tưởng tình cảm nhất định, cải thiện tình trạng lao động và khơi nguồn cho sáng tác nghệ thuật.

Diễn xướng Đồng dao gắn với lao động đã phác họa đời sống tinh thần nhân dân ta và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho trẻ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và là cơ sở cho sự tồn tại của Đồng dao trong đời sống trẻ nhỏ ở một bộ phận dân ca sinh hoạt trữ tình Việt Nam. Đồng dao có nội dung phong phú, hình thức diễn xướng đa dạng: đồng ca, xướng – xô, đối đáp hay là sự kết hợp của yếu tố biểu diễn và trò chơi. Tại môi trường lao động mà trẻ phát huy năng lực vui chơi, ca hát tối ưu. Diễn xướng Đồng dao là thể loại hát nói, lứa tuổi càng lớn thì bài hát càng giảm, tính hát nói và chất ca xướng trội lên.

4. Đặc điểm đối tượng sử dụng

Trò chơi là sản phẩm tinh thần của nhân dân, sinh ra bằng óc tưởng tượng của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, theo đó nó mang tính cộng đồng, chứa đựng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nên rất phù hợp nhiều độ tuổi, thu hút nhiều đối tượng, thỏa mãn nhu cầu giải trí cho nhiều người. Tầng lớp bình dân là đối tượng chủ yếu vì họ rất gắn bó với trò chơi, họ coi đây là người bạn tinh thần.

Trò chơi không hạn chế độ tuổi tham gia, không chỉ người lớn mới được vui chơi mà trẻ con cũng được tham gia. Với đối tượng là trẻ con, trò chơi Đồng dao mang màu sắc riêng, tính chất và đặc điểm phù hợp tâm lý hiếu động, thích bay nhảy. Đối tượng tham gia trò chơi phụ thuộc đặc trưng từng trò chơi. Tùy theo tính chất từng loại trò chơi mà người tham gia sẽ là một hay nhiều người, số người chơi được quy ước giữa các thành viên. Trò chơi Đồng dao mang tính tập thể với số người tham gia không hạn chế và biến hóa linh hoạt, thỏa mãn đủ nhu cầu vui chơi giải trí của mọi đối tượng trong xã hội.

Có thể nói, Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, gắn bó với cuộc sống và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Âm nhạc gắn với con người từ khi trào đời tới lúc giã từ cuộc đời, những bài Đồng dao, những điệu hò, điệu lý, bài hát dân ca là cuội nguồn của nghệ thuật âm nhạc hòa vào thế giới trẻ thơ như nguồn sữa nuôi dưỡng tâm hồn các em. Bài hát Đồng dao và trò chơi nhằm giáo dục con người có cảm nhận, hiểu biết về tự nhiên, môi trường, xã hội và cộng đồng sâu sắc. Đồng dao bồi dưỡng trí tuệ, tạo cho trẻ có tình cảm tốt đẹp từ gia đình, xóm làng, xã hội. Vì vậy, chúng ta cần sớm khai thác những giá trị của Đồng dao, khơi lại cái thú của trẻ đối với Đồng dao. Bởi đây là bài học sơ khai về cuộc sống, lần đầu trong đời các em tự thực hành, tự sáng tạo các bài hát, trò chơi, điệu múa cho riêng mình.

                                                TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyễn Ân (2012), Từ điển Văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội;;

2. Phan Canh (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau;

3. Nguyễn Nghĩa Dân (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin biên tập và công ty sách Việt Nam phát hành, Hà Nội,

4. Phạm Lê Hoà (2012), Giáo trình phân tích tác phẩm Âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội;

5. Trần Gia Linh (2005) Kho tàng Đồng dao ViệtNam, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

6. Triều Nguyên (2002), Tìm hiểu Đồng dao người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;

7. Phạm Lan Oanh (2003), Kho tàng trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội;

8. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng;

9. Võ Quế (chủ biên) (1999), Trò chơi dân gian, Nxb Dân tộc, Hà Nội;

10. Doãn Quốc Sỹ, (1969), Ca dao nhi đồng, Nxb Sáng tạo, Sài Gòn;

11. Tô Ngọc Thanh (1971), “Những ước mơ” Tạp chí văn hóa văn nghệ (số 10, tr.17), Nxb Giáo dục, Hà Nội;

12. Tô Ngọc Thanh (2011), Vấn đề Đồng dao là một thể loại âm nhạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội;

13. Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng (1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[*] Lớp Cao học k3– Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc

Chuyên Ngành Nghiên Cứu Phát Triển

Đánh giá

Review Ngành Nghiên cứu phát triển tại Đại học Hà Nội (HANU): Ngành học “nhân văn” mới nổi tại Việt Nam

Ngành Nghiên cứu phát triển là một trong những ngành học mới nổi và chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Tuy nhiên đây lại là ngành học được nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới đưa vào giảng dạy và thu hút được lượng lớn sinh viên theo học. Nắm bắt được xu thế, trường Đại học Hà Nội đã xây dựng Ngành Nghiên cứu phát triển nhằm tạo điều kiện cho những ai muốn theo học.

1. Ngành Nghiên cứu phát triển là gì?

Nghiên cứu phát triển là ngành học đào tạo, nghiên cứu đến các vấn đề phát triển bền vững như nghèo đói, xung đột, bất bình đẳng, môi trường sống và biến đổi khí hậu, nhân quyền và xã hội dân sự, cách mạng số và phát triển,…ở các cấp độ địa phương, quốc gia, quốc tế nhằm đưa ra giải pháp khắc phục, tiến đến cuộc sống văn minh và bình đẳng. Những vấn đề tồn động này hiện nay vẫn còn tồn tại ở tất cả các nước dù cho đó là đất nước phát triển hay đang phát triển. Chính vì điều này mà nhu cầu đào tạo và cơ hội việc làm có nhiều tiềm năng.

Sinh viên khi theo học sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng toàn cầu về các vấn đề phát triển từ địa phương đến quốc tế, có thể áp dụng kiến thức đa ngành trong công việc và cuộc sống. 

2. Ngành Nghiên cứu phát triển tại Đại học Hà Nội có gì?

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, Đại học hà Nội chính thức mở mới ngành Nghiên cứu phát triển trình độ đại học hệ chính quy và đưa vào tuyển sinh năm 2023.

Chương trình đào tạo ngành Nghiên cứu phát triển tiên tiến và cập nhật với thế giới, có sự chọn lọc tỉ mỉ từ các chương trình đào tạo quốc tế của Anh, Úc và Mỹ, đáp ứng xu thế hiện đại và nhu cầu nhân lực mới trong ngành nghiên cứu và phát triển.

Nhà trường có sự phối hợp tích cực và có sự cam kết hỗ trợ đào tạo của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và một số cơ quan hay đơn vị nhà nước đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp. Sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng thạc sỹ và học chuyển tiếp tại các trường đối tác tại Ý, Anh, Trung Quốc, Mỹ,…

Theo học ngành Nghiên cứu phát triển tại ngôi trường chuyên đào tạo về ngoại ngữ, sinh viên sẽ được trau dồi tối đa khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thành thạo, có năng lực học tập và nghiên cứu làm việc trong môi trường quốc tế đa văn hóa.

Sinh viên sẽ được giảng viên, chuyên gia và doanh nghiệp cùng giảng dạy nhằm tiếp cận song song giữa lý thuyết và thực tiễn. 100% giảng viên đều được đào tạo tại các nước Châu Âu và tham gia tích cực và các chương trình, dự án Nghiên cứu phát triển trong nước và quốc tế. Các giảng viên và chuyên gia thỉnh giảng từ Mỹ, Châu Âu và các cơ quan uy tín trong nước.

3. Điểm chuẩn Ngành Nghiên cứu phát triển

TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Hà Nội

Nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu phát triển 32.2233.85Ghi chú

Đánh giá

DẠY BẰNG TIẾNG ANH

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

4. Ngành Nghiên cứu phát triển ra trường làm gì?

Trong 4 năm đào tạo về Nghiên cứu phát triển, sinh viên đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phát triển, đặc biệt và kiến thức liên ngành và ngoại ngữ. Do đó, sinh viên sẽ có rất nhiều lựa chọn trong công việc, học tập và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như sau:

– Trợ lý dự án, cán bộ dự án chương trình, cán bộ truyền thông đối ngoại, cán bộ gây quỹ, điều phối viên,…tại các cơ quan, tổ chức phát triển như Ngân hàng thế giới, UNDP, IMF, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

– Cán bộ nghiên cứu, cán bộ lập kế hoạch và phát triển thị trường, cán bộ phụ trách trách nhiệm xã hội (CSR), cán bộ quan hệ công chúng/cộng đồng, cán bộ kinh doanh/marketing, cán bộ hành chính,…tại các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước như doanh nghiệp liên doanh, các tập đoàn đa quốc gia, công ty nhà nước, công ty tư nhân,…

– Giảng viên giảng dạy các bộ môn thuộc Nghiên cứu phát triển tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, các tổ chức giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội và nghiên cứu phát triển.

– Cán bộ nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển, cán bộ quan hệ công chúng, cán bộ đối ngoại, chuyên viên, phóng viên, biên tập, nhà báo,…tại các cơ quan hành chính nhà nước như các Bộ, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí.

Nếu bạn trăn trở với các vấn đề nhức nhối trong xã hội, có trái tim đồng cảm với những người yếu thế và có lòng kiên định trước những thử thách của cuộc sống và muốn mang lại sự thay đổi tích cực cho thế giới này, ngành nghiên cứu phát triển là sự chọn lựa đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

Nghiên Cứu Mới: Trào Lưu “Bỏ Phố Về Quê” Của Giới Trẻ Có Nguy Cơ Tăng Tỉ Lệ Mắc Bệnh Trầm Cảm

Theo các nhà nghiên cứu của Mỹ và Đan Mạch cho rằng, trào lưu ‘bỏ phố về quê’ của giới trẻ hiện nay có khả năng gây ra căn bệnh trầm cảm nặng hơn so với những người sống ở khu vực thành thị.

Theo The New York Post, một nghiên cứu mới cho thấy những người sống ở vùng ngoại ô có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn những người sống trong khu vực thành thị.

Được công bố vào tuần trước trên tạp chí Science Advances, nghiên cứu cho thấy những vùng ngoại ô có mật độ dân số trung bình, rộng lớn với các tòa nhà thấp tầng và các hộ gia đình độc thân có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Theo Stephan Barthel, nhà nghiên cứu chính về tính bền vững đô thị tại Đại học Stockholm, và nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ về địa lý của Đại học Yale, Karen Chen, trong một báo cáo cho biết: Với việc các hộ gia đình sống xa nhau trong một khu dân cư, ít không gian mở công cộng và thiếu mật độ dân số có thể góp phần làm suy giảm sức khỏe tâm thần.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và trí tuệ nhân tạo để lập bản đồ các khu đô thị đang phát triển ở Đan Mạch trong hơn 30 năm. Sau đó, họ đã phân tích hơn 75.000 cư dân bị trầm cảm và hơn 750.000 người không bị trầm cảm, đặc biệt, nhóm nghiên cứu còn lưu ý đến vị trí của họ và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần trên đầu người.

Mặc dù các khu vực địa lý ở vùng nông thôn dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhưng những người ở các khu ngoại ô nhà dành cho hộ gia đình sống độc thân và nhà ở thấp tầng có nguy cơ cao nhất.

Trong khi đó, các khu vực có rủi ro thấp nhất có những tòa nhà nhiều tầng ở các vị trí trung tâm hoặc vùng ngoại ô có quyền tiếp cận với không gian mở.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người sống ở khu vực ngoại ô hoặc độc thân được phát hiện có tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.

“Kết quả cho thấy không có mối tương quan rõ ràng nào mà các khu vực nội thành đông đúc ảnh hưởng đến căn bệnh trầm cảm. Điều này có thể là do ảnh hưởng của cuộc sống đô thị dày đặc mang lại nhiều cơ hội tương tác và kết nối xã hội hơn. Chính điều này đã giúp ích trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần cho nhiều người”, Barthel và Chen cho biết thêm:

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thí nghiệm của họ hoàn toàn mâu thuẫn với nghiên cứu trước đây cho thấy bệnh tâm thần phổ biến hơn ở các đô thị lớn.

“Xét cho cùng, một mức mật độ dân số nhất định là cần thiết để tạo ra các cộng đồng sống động có thể hỗ trợ các cửa hàng, doanh nghiệp và phương tiện giao thông công cộng đồng thời cho phép phục hồi với lợi ích của không gian mở”, Barthel và Chen lưu ý rằng nghiên cứu của họ có thể là hướng dẫn cụ thể cho quy hoạch đô thị trong tương lai.

Tuy nhiên, nghiên cứu này lại hoàn toàn trùng hợp với cuộc di cư hàng loạt khỏi Big Apple (New York), vì người dân ở đây thất vọng cho rằng chi phí cao ngất trời, tỷ lệ tội phạm cao và giáo dục kém phát triển là lý do để di dời.

Advertisement

Ngay cả những người có ảnh hưởng đáng chú ý của thành phố cũng cảm thấy chán ngấy, vì nhiều người đã rời khỏi Manhattan để có cuộc sống yên tĩnh hơn ở những nơi khác.

Người sáng tạo nội dung Callie Wilson chia sẻ với The Post rằng cô luôn cảm thấy cảm thấy cô đơn khi sống ở “thành phố không bao giờ ngủ”, vì cô không có bất kỳ một mối quan hệ gần gũi hay mở lòng được với bất kỳ ai.

“Thật kỳ lạ vì có vẻ như việc kết nối và gặp gỡ các mối quan hệ mới ở một thành phố lớn và  và hẹn hò lại rất dễ dàng đến như vậy, lúc nào tôi cũng cảm thấy ngột ngạt và cô đơn”, cô tâm sự.

Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô Giáo 4 Dàn Ý &Amp; 12 Bài Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lý

Để thể hiện lòng biết ơn thầy cô, mỗi học sinh cần ngoan ngoãn, lễ phép, có thái độ ứng xử đúng đắn, cố gắng học tập thật giỏi để thầy cô vui lòng. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết để cảm nhận sâu sắc hơn về truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo (4 mẫu)

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo (10 mẫu)

Đoạn văn nghị luận lòng biết ơn thầy cô giáo (2 mẫu)

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài:

– Giải thích về lòng biết ơn: Lòng biết ơn là sự trân trọng, ghi nhớ công lao của người khác dành cho mình.

– Nêu lí do tại sao phải biết ơn thầy cô:

Vì thầy cô là người:

Dạy dỗ, bảo ban chúng ta nên người

Truyền đạt những kiến thức bổ ích.

Luôn quan tâm, giúp đỡ để ta vững vàng hơn.

– Nêu một số cách để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô:

Ngoan ngoãn, lễ phép, có thái độ, ứng xử đúng đắn.

Tích cực rèn luyện trong học tập.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 1

Ông cha xưa đã từng có câu: “Tôn sư trọng đạo” để nói lên vấn đề biết ơn, kính trọng những người đã dạy dỗ mình. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, có những giá trị văn hóa truyền thống đã dần bị phai nhạt, nhưng truyền thống Tôn sư trọng đạo này cần phải được giữ gìn và phát huy.

Biết ơn là luôn ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ ta trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp ta khôn lớn trưởng thành. Không chỉ ghi nhớ công lao mà phải luôn có ý thức sẽ báo đáp, đền ơn những người đã giúp đỡ mình. Biết ơn thầy cô giáo cũng vậy, nó được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể như nghe lời, kính trọng thầy cô, chăm ngoan học giỏi để đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập.

Biết ơn, kính trọng thầy cô là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã được lưu giữ hàng nghìn năm nay:

Những câu tục ngữ đó đã có thấy tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Có ai khôn lớn trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà phía sau không có một người thầy lỗi lạc tận tụy chỉ bảo. Có lẽ từ xưa đến nay chưa từng có một người nào như vậy. Thầy cô đem đến cho chúng ta biết bao bài học, từ cách tiếp thu tri thức, văn hóa cho đến dạy chúng ta cách ứng xử cho phải đạo, lễ phép. Thầy cô sát sao ta từng con chữ, bài học, mong cho chúng ta nên người. Thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi học trò.

Từ xưa đến nay có biết bao tấm gương tôn sư trọng đạo đã được lưu danh sử sách. Ví như Lê Văn Thịnh, nổi tiếng thông minh hoc giỏi, hiểu sâu biết rộng. Tuy đỗ đạt làm quan lớn trong triều, nhưng khi về thăm thầy vẫn nhất mực cung kính quanh tay, xưng con với thầy. Hay Phạm Sư Mạnh, học trò của Chu Văn An, học cũng là người học trò thông mình. Sau đỗ đạt làm quan Tham Chính khu Mật viện, rồi làm đến cả Hành khiển tả ty lang trung. Mặc dù chức sắc lớn, công việc bề bộn nhưng năm nào ông cũng sắp xếp thời gian về thăm thầy, cung kính khi đứng trước mặt thầy thầy đáng trọng Chu Văn An. Trong xã hội hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Văn Như Cương, một người thầy đáng trọng, luôn được học trò yêu quý, khi thầy mất đã đem đến niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể học trò trong và ngoài trường.

Bên cạnh những học sinh có ý thức, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng, biết ơn thầy cô thì vẫn có những học trò còn hỗn láo, có những hành động đáng chê trách như cãi. Chửi nhau, thậm chí là đánh thầy cô giáo. Đó là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức và lối sống trong lớp trẻ. Nếu những hành động đó còn tiếp diễn, thì quả thật đáng lo ngại cho tương lai của nước nhà.

Biết ơn, kính trọng thầy cô là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Thầy cô trao cho ta biết bao tri thức, bài học, bởi vậy kính trọng họ là điều tất yếu. Dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 2

Tôi nhớ có người đã từng nói: “Khi ta trân trọng và thể hiện lòng biết ơn cuộc sống, cuộc sống sẽ tươi sáng hơn và mang cho ta nhiều phúc lành”. Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Chúng ta nhắc nhiều rằng con người cần có lòng biết ơn. Vậy lòng biết ơn là gì? Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính của mình đối với những thành quả do cha ông để lại, đối với những điều tốt đẹp người khác mang lại cho mình. Lòng biết ơn được coi như thước đo giá trị của con người.

Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân tộc, ông cha ta đã nhắc nhở mỗi người về lòng biết ơn: “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”,… Lòng biết ơn được răn dạy từ thuở con người mới lọt lòng, ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam, mang bản sắc của Việt Nam. Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam.

Khi có lòng biết ơn, con người biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác mang lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên ở Việt Nam thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Để có được cuộc sống tự do, hòa bình như ngày hôm nay, biết bao những người anh hùng đã ngã xuống quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chính vì vậy, hằng năm 27/7 trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Trong cuộc đời mỗi chúng ta được thầy cô dạy dỗ những điều hay lẽ phải, chúng ta có đủ đầy hành trang bước vào đời. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

Chúng ta thử tưởng tượng một ngày nếu xã hội này, con người không còn tồn tại lòng biết ơn, họ chỉ mải chạy theo những xa hoa, hào nhoáng mà đánh mất giá trị con người. Không có lòng biết ơn, con người ta trở nên sống ích kỉ, sống thờ ơ, sống nhạt, sống lạnh lùng với cuộc đời, với con người. Nó như con rắn độc cứ luồn lách, luồn lách, bào mòn nhân cách con người, biến con người trở thành kẻ vong ân bội nghĩa.

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Chúng ta cần sống có lòng biết ơn, biết kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, lĩnh hội các giá trị do người khác mang lại cho mình. Sống có lòng biết là lối sống tình nghĩa, là nét đẹp mà Việt Nam luôn tự hào với bạn bè quốc tế. Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Thật đáng buồn khi trong xã hội hôm nay vẫn còn tồn tại những kiểu người sống vô ơn, bội bạc, “ăn cháo đá bát”. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ thậm chí chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Hiểu được thực trạng đáng buồn ấy, chúng ta càng cần phải tạo lập cho mình có lòng biết ơn. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Mỗi người hãy tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội, thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm để trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Lòng biết ơn không chỉ là đức tính đẹp của con người mà còn là ngọn nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Hãy sống biết ơn với những con người cho ta có cuộc sống hôm nay, vì nếu không có họ, liệu bây giờ ta sẽ ra sao?

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 3

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

Thời xưa cụ Chu Văn An đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò cũ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao! Thời nay học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô. Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôm nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay! Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cần các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín, mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11, 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn. Người ta nói:

Thật vậy! Cứ giả sử xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của mình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 4

Cả tuổi thơ con được đắp đầy bởi những câu hát à ơi dịu mát, những bài học làm người sâu sắc nhẹ nhàng của mẹ, của bà. Những câu hát ấy, những mẩu chuyện câu thơ, câu ca dao ấy dần nhen nhóm trong tâm hồn và trí óc non nớt của con bài học tình yêu thương con người, triết lý cuộc sống. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Là người học trò, chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo.

Có thể nói rằng, lòng biết ơn là một khái niệm được nhen nhói trong mỗi tâm hồn con người từ rất lâu, từ khi còn nhỏ. Lòng biết ơn là hiểu sâu sắc và ghi nhớ công lao của người khác đối với mình, bản thân phải bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến. Có lúc ta biết ơn cuộc sống:

Ta biết ơn cha mẹ, bạn bè:

Nhưng đối với học sinh từng cắp sách tới trường, lòng biết ơn thầy cô sâu sắc, đậm đà hơn bao giờ hết. Chúng ta từng thể hiện lòng biết ơn ấy bằng cách ghi nhớ, khắc sâu công ơn người thầy dìu dắt, dạy bảo học trò trong công tác giáo dục. Ta khẳng định một điều rằng, lòng biết ơn thầy cô là đức tính mà mỗi con người cần phải có.

Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? Đó là bởi thầy cô là người cho chúng ta nguồn ánh sáng của tri thức, văn hóa. Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ mãi trong cuộc đời. Quả thực, thầy cô nâng đỡ, dìu dắt học trò từng bước trên con đường tri thức. Những kiến thức thầy cô truyền thụ sẽ dày theo năm tháng, giúp ta thông thái, được khai phá để trở thành con người văn minh trong xã hội. Hơn thế, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi người. Trong khi cho ta tri thức, thầy cô còn thay cha mẹ dạy bảo ta, luyện cho ta những bài học làm người. Qua bài học tính nhân văn, cách ứng xử, triết lý cuộc đời, thầy cô ở bên ta giáo dục ta trở thành người có tri thức, có văn hóa đạo đức. Bên cạnh đó, thầy cô luôn dành tình cảm yêu thương, bồi đắp tâm hồn ta, thắp sáng ước mơ, vẽ ra cho học trò con đường đi tới tương lai. Người thầy, người cô không chỉ chỉ cho học trò con đường đi mà còn khích lệ ý chí phấn đấu để thực hiện hoài bão, mục đích, ước mơ. Nhờ vào những giáo dục của thầy cô mà ta thành công, trưởng thành trong cuộc sống. Nếu không có thầy cô chỉ bảo, dạy dỗ thì có rất nhiều người không thể thành công trong cuộc sống “Không thầy đố mày làm nên”. Không chỉ vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo của con người Việt Nam là truyền thống có từ lâu đời, mỗi cá nhân là một mắt xích phát huy truyền thống ấy. Biết ơn thầy cô cũng chính là biểu hiện của người có văn hóa, văn minh, mọi người yêu quý, kính trọng.

Và học trò chúng ta đã và đang làm gì để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô? Lòng biết ơn xưa biểu hiện ở thái độ tôn trọng với thầy. Một ví dụ điển hình là Phạm Sư Mạnh. Ông là một quan đầu triều, quan cao chức lớn. Nhưng khi đến nhà thăm cụ Chu Văn An, thầy giáo cũ. Ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một học trò bình thường. Thật đáng quý biết bao, trở lại thời nay. Lòng biết ơn được biểu hiện qua nhiều hình thức đa dạng, trở thành lễ tri ân mang tính chất rộng lớn toàn xã hội. Điều đó thể hiện trong ngày 20/11 hàng năm. Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20-11, thi đua dành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm hỏi, chúc sức khỏe thầy cô. Dù mọi thời đại, biết ơn người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp nên làm. Đó chính là việc làm của một học sinh ngoan, biết phát huy truyền thống của dân tộc ta một cách đúng đắn.

Bởi vậy, chúng ta cần có những hành động phê phán, lên án những biểu hiện sai trái, vô lễ, hỗn láo với thầy cô của những học sinh vô ý thức vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó đi học thì kém cỏi, về nhà hỗn xược với cha mẹ thật đáng trách thay. Và để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo chúng ta chỉ cần ngồi trong lớp nghe giảng không làm việc riêng, làm bài tập, ôn bài, thuộc bài đầy đủ để dành những điểm chín, điểm mười tặng thầy cô. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, tết nguyên đán học sinh có thể đến thăm gửi quà hỏi thăm sức khỏe thầy cô. Nhờ vậy thầy cô rất vui lòng.

Rõ ràng, thầy cô là một trong những con người quan trọng trong cuộc sống. Ánh sáng người thầy, người cô rọi vào ta sẽ còn mãi. Để mỗi chúng ta biết khắc sâu công ơn dạy dỗ để rồi trưởng thành vững bước trên con đường đời.

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 5

Từ xưa tới nay truyền thống tôn sư trọng đạo đã được lưu truyền qua biết bao thế hệ, đó là một đức tính vô cùng đẹp của dân ta, là cách thể hiện đạo đức của người học sinh với những người thầy, người cô có công ơn dạy dỗ ta nên người, từ đó mà câu nói “Học trò phải biết kính yêu và biết ơn thầy cô”.

Thật vậy, kính yêu và biết ơn thầy cô đã là những đức tính mà người học sinh phải có được, trước tiên là sự kính yêu. Học sinh cần biết kính yêu những người thầy, người cô của mình, những người đã dùng cả cuộc đời để dạy cho ta biết đâu là lẽ phải, người thầy người cô không phải cha mẹ sinh thành ra ta nhưng thầy cô được coi là cha mẹ thứ hai của bất kì người học sinh nào, cha mẹ cho ta cơm ăn áo mặc thì thầy cô mang đến cho ta tri thức, cho ta kinh nghiệm, lẽ sống, những bài học quý giá, cha mẹ dắt ta tập bước đi trên đôi chân nhỏ bé thì thầy cô dắt ta bước đi trên con đường vươn tới thành công trong tương lai. Những con người đó vẫn thầm lặng dạy dỗ, không phân biệt, đào tạo những con người dù giàu sang hay nghèo khó, những người nghịch ngợm phá phách đều từ đó mà nên người. Khi đã học được sự kính yêu thầy cô của mình thì mỗi người cần học cách biết ơn tới những gì mà thầy cô đã làm cho mình, những con người đó cứ thầm lặng với công việc của mình, truyền đạt kiến thức một cách tâm huyết nhất tới những người học trò, người thầy người cô đó cứ miệt mài chèo lái con đò, chở biết bao thế hệ học sinh tới với bến bờ của tri thức mà quên đi bản thân mình, quên đi những mệt mỏi, áp lực để cho thế hệ trẻ trang bị đầy đủ tri thức bước vào cuộc sống.

Kính yêu và biết ơn cần được thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Những người thầy người cô tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh của mình sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc học sinh sẽ phải làm gì để trả ơn, chẳng bao giờ yêu cầu học sinh phải báo đáp công ơn của mình nhưng đối với những người học sinh cần phải nhận thức được công ơn to lớn đó. Hành động biết ơn đó chỉ cần thể hiện qua tình cảm thầy trò, chỉ là những ngày học sinh trở lại mái trường xưa, tới thăm thầy cô vào những ngày lễ biết ơn, chẳng cần vật chất xa hoa bởi vật chất không thể đo được thứ tình cảm thiêng liêng đó. Bông hoa trên tay, nụ cười trên môi, những lời hỏi thăm, những câu chuyện không bao giờ cũ, tất cả những thứ đó tuy giản dị nhưng vô cùng đắt giá, chỉ với bấy nhiêu đó cũng đủ thể hiện tình cảm của những người học sinh đối với thầy cô của mình.

Ngoài ra đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường có rất nhiều cách thể hiện sự kính yêu và biết ơn đến thầy cô của mình. Đơn giản cho vấn đề đó là tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài trong các tiết học, điều đó giúp những người thầy người cô có một tiết dạy hiệu quả chỉ tập trung vào giảng dạy chứ không phải gào thét, nhắc nhở. Cố gắng thi đua học tập lao động thật tốt để không phụ công ơn thầy cô tin tưởng giảng dạy. Người xưa đã có câu “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên” qua đó cho thấy được vai trò to lớn mà thầy cô đem và giáo dục thế hệ học sinh cách biết ơn tới thầy cô của mình. Ấy thế mà bên cạnh những học sinh chăm ngoan đó thì còn một đại bộ phận những học sinh cảm thấy chán ghét một số bộ môn mà mình đang học, lười học và đổ lỗi cho việc thầy cô dạy không hiểu, không có hứng thú với những môn xã hội, đặc biệt là còn bỏ học, trốn học vì ham chơi đặc biệt hơn là những học sinh tỏ thái độ vô lễ với chính người thầy người cô của mình khi được nhắc nhở về những lỗi mà mình đã vi phạm, chống đối với những gì thầy cô đưa ra, đây là điều rất đáng buồn cho một số học sinh trong thời điểm hiện nay.

Để xã hội ngày càng phát triển, đất nước đi lên hơn nữa thì vai trò của thầy cô là vô cùng quan trọng, là những người tạo bàn đạp cho những búp măng non vươn cao hơn, vươn xa ra cả thế giới, là người học sinh cần biết kính yêu và biết hơn những người thầy người cô của mình dù sau này có thành đạt tới đâu.

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 6

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh nhân nghĩa là lòng biết ơn. Trong cuộc sống này, chúng ta hằng ngày phải chịu ơn biết bao nhiêu người. Từ bát cơm ta ăn, từ hình hài ta có rồi đến cuộc sống tinh thần từ đâu ta có? Phải chăng là do quả của biết bao con người từ nông dân vất vả một nắng hai sương, từ sự tần tảo hi sinh của cha mẹ và gần ta nhất là sự tận tụy hết lòng của thầy cô.

“Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư”, “Không có thầy đố mày làm nên” là những lời khuyên sâu sắc của cha ông nhắc nhở chúng ta ghi nhớ công ơn thầy cô. Thầy cô giáo có vai trò rất to lớn trong sự thành đạt của học sinh. Thầy cô là bậc đàn anh đi trước, là người có trình độ hiểu biết cao, có khả năng sư phạm dạy học cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Đằng sau một học trò giỏi là một người thầy giỏi. Bởi thế, khi đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải ghi nhớ công ơn họ.

Vai trò và trách nhiệm của thầy cô rất to lớn. Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện. Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người. Thầy cô đã tốn rất nhiều công sức, những lời truyền đạt và cả tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh. Biết ơn thầy cô nghĩa là chân thành ghi nhận công lao ấy.

Có biết ơn thầy cô người học sinh mới thực hiện đúng nhân cách làm người, thực hiện đúng đạo lý muôn đời của dân tộc “Tôn sư trọng đạo”. Chính lòng biết ơn làm tăng thêm vẻ đẹp nhân cách ở con người, mang lại cho ta niềm tin tưởng vào cuộc sống mà phấn đấu tiến lên phía trước.

Chúng ta phải xem đó là bổn phận và trách nhiệm của người học sinh. Đó là bổn phận của kẻ “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Cho nên ngay từ khi bước vào ghế nhà trường, học sinh đã được dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”

Dù đó là cái lễ, là gốc, là nền, là yếu tố nhân cách cơ bản của người được rèn dạy từ những bước đi chập chững đầu đời nhưng mấy ai hiểu được. Ngày nay, điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có nhiều biểu hiện xấu. Vẫn còn biết bao học sinh quên đi cái lễ ấy. Họ tự hào về vốn kiến thức nhỏ bé của mình mà phủ nhận công của thầy cô, hạ thấp vai trò của thầy cô. Nhiều hiện tượng đáng buồn, học trò lại đứng ngang nhiên cãi lại thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân phẩm của thầy cô như báo chí đã phê phán. Thử hỏi có xã hội, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức lễ giáo là nền tảng giá trị cơ bản.

Chúng ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ cái xấu đang phát triển. Chúng ta cần phải tìm hiểu lý do nào dẫn đến hiện tượng ấy? Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu đang len lỏi dần để đầu độc tư tưởng vốn trong sáng của người học sinh để tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô.

Ngoài việc học ở thầy cô, người học sinh có thể học ở bạn bè, ở những người xung quanh, ở cuộc sống, ở những tiến bộ văn minh trong xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải luôn xác định vai trò của thầy cô vẫn là quyết định. Bạn bè, xã hội chỉ đóng vai trò hỗ trợ tiếp sức. Vì thế, chúng ta phải phải luôn quý trọng tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kỹ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Chúng ta phải luôn khẳng định trọng thầy, biết ơn thầy cô là một những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người học sinh.

Người có tài mà không có đức không những là người vô dụng như Bác Hồ đã nói mà còn có thể gây hại cho xã hội và đất nước. Để sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những thành quả lao động của người khác không có gì khác ngoài phải biết sống chân thành, sống vì người khác, hăng say học tập, bồi dưỡng nhân phẩm từng ngày, xây dựng ước mơ, khát vọng cao đẹp, hướng đến tương lai.

Biết ơn thầy cô là một trong việc học lễ. Việc học lễ là việc của một đời người. Đừng nghĩ đơn giản rằng, tôi chỉ trọng thầy, khi thầy dạy bảo tôi nên người. Có thành đạt, tôi mới nhớ ơn thầy.

Chúng ta phải luôn biết kính trọng thầy, biết ơn thầy dạy dỗ: học thật tốt, thành đạt trong cuộc đời là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào, một cái cúi đầu, vâng dạ của người học sinh… đủ làm thầy cô thấy ấm lòng.

Thầy cô là người đưa đò đến bến. Khi trưởng thành và thành đạt, một lúc nào đó hãy nhớ về thầy cô. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn. Bởi thế, cần phê phán những hành động việc làm đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.

“Muốn sang phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người chỉ lối, là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính và biết ơn thầy cô giáo của mình.

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 7

Từ xa xưa ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”. Đó đều là những lời đúc rút kinh nghiệm, là bài học quý báu mà ông cha ta để lại cho con cháu. Thật vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Nó sẽ giúp ta trở thành người có ích hơn trong cuộc sống này.

Lòng biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn sẽ đánh giá được nhân cách của mỗi con người, là thước đo giá trị của chúng ta. Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, ghi nhận sự giúp đỡ ấy chính là ta đã trân trọng họ. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người khác trân trọng mình. Hãy sống có lòng biết ơn để được mọi người yêu quý và kính trọng.

Là một người cháu, người con trong gia đình thì biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là đạo lí. Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên cũng chính là thể hiện lòng biết ơn của con cháu với bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Chúng ta phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào có được.

Hay ngày 22/7 hằng năm những người lính họ đã đã trở thành ngày tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, tuổi trẻ, hay cả tính mạng mình để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Là thế hệ trẻ chúng ta không chỉ học tập mà cũng phải bảo vệ, giữ gìn nền độc lập mà khó khăn mới có được như ngày hôm nay. Chính vì thế mà để thể hiện lòng biết ơn thì mỗi chúng ta có thể đến quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, cắt cỏ để nơi đây mãi sạch sẽ. Và truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Và còn cả những người mẹ Việt Nam anh hùng khi họ đã phải hi sinh người chồng, người con của mình để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Những người phụ nữ ấy đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn của cuộc sống, phải trải qua cảm giác sống cô đơn lẻ bóng một mình. Vì thế mà chúng ta phải biết ơn họ bằng cách đến quét dọn nhà cửa, nói chuyện với mẹ để mẹ vơi đi nỗi cô đơn.

Lòng biết ơn của thế hệ học trò với công ơn dưỡng dục của thầy cô:

Đó là những lời dạy dỗ mà ông cha ta dành cho chúng ta. Thầy cô là những người đã hi sinh rất nhiều cho học trò của mình, dạy học bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết. Chính vì thế là học sinh ta phải lễ phép, chăm chỉ học hành để không phụ công của các thầy cô dành cho mình.

Lòng biết ơn sẽ giúp con người ta trưởng thành hơn, biết trân trọng những người xung quanh ta và những gì ta đang có. Mỗi người cần có cho mình lòng biết ơn người khác, biết sống vì người.

Cuộc sống ngày nay thì ngày càng trở nên bận rộn, mỗi chúng ta đều dần dần quên đi việc phải biết ơn người khác. Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. “Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu luôn luôn chỉ nhìn thấy những gì mình không có thì bạn sẽ không bao giờ có đủ được”.-Oprah Winfrey. Hay “Hãy để sự biết ơn làm gối để bạn quỳ lên nói lời cầu nguyện hàng đêm. Và hãy để đức tin làm cầu để đưa giúp bạn đi khỏi cái xấu đến với cái tốt”.-Maya Anglou.

Và thế hệ trẻ cần có những hành động không cần phô trương bởi lòng biết ơn xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả lao động. Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, phải phấn đấu rèn luyện nhân cách tốt để trở thành người có ích trong xã hội. Chúng ta cần lên án những người không có lòng biết ơn, vô ơn, ăn cháo đá bát… trong xã hội hiện hay. Là một người trẻ hãy sống sao cho có ý nghĩa.

Là một người trẻ trong xã hội đang ngày càng phát triển chúng ta càng cần có trong mình lòng biết ơn. Hãy biết trân trọng những gì chúng ta đang có và biết ơn về điều đấy bởi lòng biết ơn sẽ dạy cho ta có một nhân cách tốt, có cách ứng xử cao đẹp.

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 8

Biết ơn thầy cô hay còn gọi là truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những đức tính quý báu mà ông cha ta đã lưu truyền hàng ngàn năm qua. Nó cũng được ví như một kim chỉ nam xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử và trở thành một đạo lý để con cháu ngàn đời noi theo. Bởi “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Truyền thống tôn sư trọng đạo đã tồn tại giữa lòng dân tộc cả ngàn năm qua và nó trở thành một trong những phẩm chất vô cùng quý báu. Bằng chứng có thể kể đến đó là những tấm gương đáng để chúng ta noi theo.

Xưa kia cụ Chu Văn An là một nhà giáo giỏi, danh tiếng của cụ được lưu truyền trong lịch sử dân gian. Cụ về quê mở lớp dạy học và trong số những học trò của cụ có rất nhiều người đã đỗ quan to, làm những chức vụ lớn của triều đình. Một trong số đó có thể kể đến như Phạm Sư Mạnh một trong những học trò thành danh nhất của cụ. Thế nhưng không vì thế mà ông tỏ ra thất thố với người thầy của mình. Mỗi lần có dịp về thăm thầy ông chỉ dám đứng từ ngoài vái chào, lúc vào nhà không bao giờ dám ngồi cùng sập với thầy mà xin phép ngồi xuống dưới. Trả lời lễ phép gọn ghẽ những câu hỏi của thầy. Đó mới thấy dù con người ta ở vị trí nào trong xã hội thì đạo làm trò cũng không bao giờ bị sai lệch.

Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại, người ta tìm thấy cuốn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc học sinh trường cấp 3 Từ Liêm Hà Nội. Trong những năm tháng khốc liệt mưa bom lửa đạn đấy thế nhưng trong đầu của anh chiến sĩ vẫn không nguôi nhớ đến những lời dạy của thầy Lưu. Hai tháng trước khi hi sinh ở chiến trường Quảng Trị, người chiến sĩ đó viết: “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Những lời dạy của thầy chính là hành trang tư tưởng lớn lao để anh vượt qua những năm tháng đầy đau thương khốc liệt đó.

Advertisement

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn vẫn được xã hội chúng ta tiếp nối và phát huy. Bằng chứng là cả nước dành một ngày 20/11 là hiến chương nhà giáo. Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công lao của những thế hệ trồng người vĩ đại của dân tộc.

Bên cạnh những tấm gương học sinh tốt, thì cũng còn đâu đó những cá nhân chưa hoàn thiện. Vẫn còn những hành động tiêu cực như chưa chăm chú học tập, vi phạm ý thức kỉ luật nhà trường, chưa vâng lời thầy cô. Song nó chỉ như những tiêu cực nhỏ bé mà thôi.

Chúng ta những người đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn được uốn nắn dạy bảo dưới bàn tay của các thầy cô hãy thể hiện mình là những người hiếu học, chăm ngoan về đạo đức. Bởi lẽ không có thầy thì đố mày làm nên. Nhớ về cội nguồn biết ơn người đã dìu dắt nâng đỡ mình cũng chính là thước đo của nhân cách con người.

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo – Mẫu 9

“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần “nhất tự” hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ – Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.

Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B – Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.

Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 – 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết “trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu. Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo”. Các thầy cô giáo là người “mài sắt nên kim”, công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết:

Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói:

Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 – 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác”. Vợ nhà thơ cũng thản nhiên “cậu cậu, tôi tôi” mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng “con”, gọi “thầy”. Về nhà, bà vợ phàn nàn:

– Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !

Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời:

– Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !

Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng “Đạo”. Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.

Bác Hồ từng dạy: “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.

Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.

….

Đoạn văn nghị luận lòng biết ơn thầy cô giáo

Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có bàn tay chăm sóc, tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó để hoàn thiện một con người lại không thể không nói đến công ơn dưỡng dạy của thầy cô, những người đã cho ta tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến và nói đúng hơn là đã tiếp sức cho sự nghiệp của mỗi chúng ta sau này. “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, câu nói ấy không sai, dù ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn của thầy cô giáo đối với học sinh và nhắc nhở người học sinh cần làm tròn bổn phận của mình .Ở nhà, chúng ta được sự giáo huấn của cha mẹ, còn đến trường thì được thầy cô truyền cho những đạo lý và hơn nữa là tri thức cần có ở mỗi con người. Đứng trên bục giảng thầy cô cũng lo lắm chứ! lo rằng học sinh có hiểu được hay không có tiếp thu những gì mình truyền đạt hay không? Những điều đó làm chúng ta càng thấy rõ hơn về tình yêu thương của thầy cô dành cho học sinh.Trải qua bao thế hệ, thì đạo đức và niềm tin của thầy cô đối với học sinh không bao giờ phai nhạt! Là học sinh chúng ta phải luôn ghi nhớ và trân trọng những công ơn to lớn ấy. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người ai ai cũng phải có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.

….

Cách Đặt Tên Tiktok Có Dấu, Có Icon, Chữ Nghiên Đẹp

Một trong những lợi ích chính của TikTok là cho phép người dùng tạo nội dung sáng tạo và thu hút được sự quan tâm của người xem. Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng TikTok cho doanh nghiệp hoặc cá nhân, hãy đọc tiếp để biết cách đặt tên TikTok có dấu, có icon, chữ nghiên đẹp để tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên nền tảng này.

Đặt tên TikTok có dấu, có icon, hoặc chữ nghiêng đẹp là một cách tuyệt vời để tạo ra ấn tượng ban đầu với người dùng. Khi tên của bạn trông đẹp mắt và độc đáo, người xem sẽ dễ dàng nhớ đến bạn và theo dõi tài khoản của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp và thương hiệu muốn tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên TikTok.

Đặt tên TikTok có dấu, có icon, hoặc chữ nghiêng đẹp cũng có thể giúp tăng khả năng tìm kiếm và nhận diện thương hiệu trên TikTok. Việc sử dụng các từ khóa phù hợp và các biểu tượng đặc biệt trong tên của bạn có thể giúp người dùng tìm thấy tài khoản của bạn dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các biểu tượng đặc biệt và chữ nghiêng có thể giúp tài khoản của bạn nổi bật hơn trong các kết quả tìm kiếm.

Việc đặt tên TikTok có dấu, có icon, hoặc chữ nghiêng đẹp không chỉ giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu của bạn mà còn giúp tạo ra một ấn tượng sâu sắc với người xem. Khi tên của bạn trông đẹp mắt và độc đáo, nó có thể gợi cảm hứng cho người xem và thu hút sự chú ý của họ. Điều này có thể giúp tài khoản của bạn trở nên phổ biến hơn và thu hút được nhiều người theo dõi hơn.

Để tạo ra một tên TikTok độc đáo và thu hút sự chú ý của người xem, bạn có thể thêm dấu vào tên của mình. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng các ký tự đặc biệt như dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép hay dấu ngoặc đơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí để thêm các ký tự đặc biệt này vào tên của mình.

@AnhThơ.1996 – Tên tài khoản này sử dụng dấu chấm để tạo ra một tên đầy đủ và nổi bật. Tên tài khoản này không chỉ giúp người dùng nhận diện được chủ sở hữu, mà còn cho phép họ liên kết đến tài khoản này một cách dễ dàng.

@Nguoi_Nhat – Tên tài khoản này sử dụng dấu gạch dưới để tạo ra một tên đầy đủ và rõ ràng hơn. Tên tài khoản này rất dễ nhớ và thu hút được sự chú ý của người xem.

@HaihaBui – Tên tài khoản này sử dụng dấu ngoặc kép để tạo ra một tên đơn giản nhưng đặc biệt. Tên tài khoản này rất dễ nhớ và cho phép người dùng dễ dàng kết nối với chủ sở hữu của nó.

Với những ví dụ trên, bạn có thể tham khảo để tạo ra một tên TikTok có dấu độc đáo và ấn tượng. Hãy nhớ rằng tên TikTok của bạn là cách thể hiện cá tính của bạn và cũng là cách để thu hút sự chú ý của khán giả trên nền tảng này.

TikTok có nhiều icon để bạn lựa chọn và thêm vào tên tài khoản của mình. Các icon phổ biến bao gồm trái tim, sao, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình ngôi sao, hình hoa, và hình cầu vồng.

Để thêm icon vào tên TikTok của bạn, bạn cần thực hiện các bước sau:

Mở ứng dụng TikTok và truy cập vào trang hồ sơ của bạn.

Nhấn vào biểu tượng “Chỉnh sửa hồ sơ” để chỉnh sửa thông tin tài khoản của bạn.

Nhấn vào tên tài khoản của bạn để chỉnh sửa tên.

Nhập tên tài khoản mới của bạn kèm theo icon mà bạn muốn sử dụng.

Nhấn nút “Lưu” để hoàn tất.

“StarGazing✨” với icon sao

“RainbowDreams🌈” với icon cầu vồng

“HeartBeats💓” với icon trái tim

“SquareUp🔲” với icon hình vuông

“TriangularThinking🔺” với icon tam giác

Hãy thử tạo tên TikTok của riêng bạn với icon phù hợp để thu hút sự chú ý của người xem và tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên TikTok.

Font chữ Italic là một lựa chọn phổ biến và dễ sử dụng trên TikTok. Nó là một font chữ nghiêng với đường viền mảnh và thường được sử dụng để tạo nổi bật cho phần chữ đầu của tên tài khoản.

Bold Italic là một font chữ nghiêng mong manh nhưng đậm hơn so với Italic. Nó thường được sử dụng để tạo sự tương phản giữa các từ trong tên tài khoản.

Font chữ Script có vẻ đẹp và quyến rũ, thường được sử dụng để tạo ra các tên tài khoản thật sự độc đáo và đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng font chữ này có thể khó đọc trên một số thiết bị và áp dụng cho những tên tài khoản ngắn.

Để sử dụng font chữ nghiêng trên TikTok, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí để chuyển đổi chữ bình thường thành chữ nghiêng. Sau đó, bạn có thể sao chép và dán vào phần tên tài khoản của mình trên TikTok.

𝓐𝓭𝓿𝓮𝓷𝓽𝓾𝓻𝓮𝓼

𝓛𝓸𝓿𝓮𝓼𝓺𝓾𝓲𝓻𝓻𝓮𝓵

𝓢𝓾𝓷𝓯𝓵𝓸𝔀𝓮𝓻

𝓜𝓪𝓰𝓲𝓬𝓪𝓵𝓵𝓲

𝓝𝓪𝓸𝓣𝓸𝓽𝓝𝓱𝓪𝓽

Hãy thử sử dụng các font chữ này để đặt tên TikTok của mình và tạo ra một tài khoản độc đáo và thu hút sự chú ý trên nền tảng này.

TikTok là một nền tảng phổ biến với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Việc sử dụng TikTok cho doanh nghiệp và cá nhân có thể giúp tạo ra nội dung sáng tạo và thu hút được sự chú ý của người xem. Tuy nhiên, để tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên nền tảng này, cách đặt tên TikTok có dấu, có icon, chữ nghiên đẹp là rất quan trọng.

Chúng ta đã tìm hiểu về cách thêm dấu, icon và font chữ nghiêng vào tên TikTok để tạo ra một tên độc đáo và ấn tượng. Điều này có thể giúp tăng khả năng tìm kiếm, thu hút sự chú ý và gợi cảm hứng cho người xem.

Nếu bạn đang muốn tạo nội dung trên TikTok, hãy cân nhắc cách đặt tên TikTok có dấu, có icon, chữ nghiêng đẹp để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút sự chú ý của người xem. Hãy thực hành ngay và trải nghiệm sự khác biệt trên nền tảng TikTok!

Nào Tốt Nhất – trang review đánh giá sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Câu Hỏi Tự Luận Hoá Học

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Lý Luận trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!