Bạn đang xem bài viết Tác Hại Của Quả Bầu, Nên Chú Ý Mùi Vị Trước Khi Ăn Bầu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quả bầu là loại quả được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe và ai cũng ăn được bầu mà không phải kiêng kỵ gì cả. Mặc dù vậy, quả bầu không phải là không có tác hại nào. Khi ăn bầu các bạn nên lưu ý một số điểm sau để tránh những tác hại của quả bầu không tốt cho sức khỏe.
Tác hại của quả bầuHiếm có trường hợp ăn bầu gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn nên nhiều người vẫn nghĩ rằng quả bầu là loại thực phẩm rất an toàn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sử dụng quả bầu không hợp lý có thể dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe. Một số tác hại của quả bầu có thể kể ra như:
1. Ăn bầu có thể bị ngộ độc Cucurbitacin
Nếu bạn là người trồng bầu và thường xuyên ăn bầu thì chắc chắn có lúc bạn ăn phải những quả bầu có vị đắng. Có thể quả chỉ bị đắng một phần, cũng có thể quả bị đắng toàn bộ. Thường thì khi thấy bầu bị đắng mọi người sẽ bỏ phần bị đắng đi và chỉ ăn những phần không bị đắng. Còn nếu cố ăn phần bị đắng đó mà lại ăn nhiều thì rất dễ khiến cơ thể bị ngộ độc Cucurbitacin. Trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ tự đào thải Cucurbitacin, trường hợp nặng hơn có thể bạn sẽ bị buồn nôn, đau bụng. Ở Ấn Độ đã từng ghi nhận một trường hợp tử vong do ngộ độc Cucurbitacin vì uống nước ép từ quả bầu. Sau vụ việc này, đã có nhiều khuyến cáo về việc làm nước ép quả bầu thì cần nếm thử mùi vị của nước ép trước khi pha thêm đường để đảm bảo quả bầu đó không bị đắng.
2. Ăn bầu không tốt cho người bị cảm, phong hàn
Theo y học cổ truyền, bầu là loại quả có vị hơi nhạt, tính mát, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa. Quả bầu được dùng trong y học để trị các chứng như chướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho … Chính vì bầu có tính mát nên những ai bị lạnh bụng hay có thể trạng lạnh, phong hàn thì không nên ăn bầu sẽ không tốt cho sức khỏe.
3. Sưng ống chân không nên ăn bầu
Một chú ý khác theo y học cổ truyền đó là không nên ăn bầu khi bị sưng ống chân. Việc ăn bầu sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn bình thường. Tuy y học hiện đại không lưu ý vấn đề này nhưng nếu bạn tin vào y học cổ truyền thì vẫn nên kiêng ăn bầu khi bị đau ống chân sẽ tốt hơn.
Như vậy, với các tác hại của quả bầu thì có thể thấy rằng hầu hết mọi người đều có thể ăn bầu. Tuy nhiên, những quả bầu bị đắng thì tuyệt đối không nên ăn vì nó sẽ gây ngộ độc Cucurbitacin. Nếu bạn làm các món ăn từ bầu mà nếm thấy bầu có vị đắng thì không nên ăn, nếu bạn làm nước ép từ quả bầu thì nên nếm trước một chút nước ép để đảm bảo quả bầu đó không bị đắng trước khi cho thêm đường hay phụ liệu.
Bà Bầu Ăn Măng Được Không? Lưu Ý Khi Cho Bà Bầu Ăn Măng
Măng là nguyên liệu rất quen thuộc với những bữa cơm của gia đình Việt và có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon. Vì thế măng được rất nhiều mẹ bầu ưa thích.
Theo nghiên cứu từ tạp chí earthmamadoulas, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được măng khi đang trong thai kỳ vì măng chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
Cả măng tươi và măng khô đều có những giá trị dinh dưỡng nhất định cho bà bầu, vì thế bạn có thể sử dụng cả hai loại măng này để chế biến thành các món ăn hằng ngày.
Lưu ý: Bởi vì hoạt chất glucozit trong măng có thể gây ngộ độc nếu sử dụng liên tục với liều lượng lớn. Vì thế, bà bầu không nên ăn măng quá 2 lần/tháng và mỗi lần chỉ ăn tối đa 200gr.
Măng là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều vitamin B6, vitamin C và các chất cần thiết cho phụ nữ mang thai như: niacin, thiamin. Theo nghiên cứu từ tạp chí onlyfoods, trong 100g măng có chứa:
Carbs: 5.2g
Protein: 2.6g
Thiamin: 0.15mg (13% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Niacin: 0.6mg (4% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Vitamin B6: 0.24mg (18% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Vitamin C: 4mg (5% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Ngoài ra, măng cũng chứa nhiều chất khác kẽm, sắt, canxi, magie,… rất tốt cho mẹ bầu.
Theo nghiên cứu từ tạp chí onlyfoods, măng lại nhiều nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
Tốt cho hệ tiêu hóaCác loại vitamin và khoáng chất trong măng giúp hỗ trợ vấn đề tiêu hóa và phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu.
Kiểm soát cân nặngMăng chứa nhiều chất xơ, chứa rất ít calo và chất béo nên sẽ tạo cảm giác no lâu khi ăn. Giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe tim mạchLượng chất xơ có trong măng giúp hạn chế sản sinh cholesterol xấu, từ đó giúp làm giảm các vấn đề tim mạch ở bà bầu.
Phòng ngừa ung thưMăng là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa góp phần ngăn cản sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên, trong măng có chứa hoạt chất glucozit và có thể được chuyển hóa thành axit xyanhydric khi vào cơ thể gây nên ngộ độc với một số triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu,…
Vì thế để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, mẹ bầu cần lưu ý:
Không ăn măng tươiHoạt chất glucozit trong măng tươi có thể được giảm từ 32 – 38mg còn 2.7mg khi mang đi nấu chín. Hoạt chất glucozit có thể gây nên tình trạng ngộ độc, vì thế mẹ bầu không được ăn măng tươi và phải mang đi chế biến kỹ để đảm bảo an toàn
Tránh ăn măng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ3 tháng đầu tiên là thời gian để mẹ bầu thích nghi với các sự thay đổi bên trong cơ thể. Hoạt chất glucozit trong măng có thể làm giảm quá trình chuyển đổi sắt. Vì thế để giúp cơ thể thích nghi tốt hơn thì mẹ bầu không nên ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sơ chế măng đúng cáchĐối với măng tươi
Măng tươi mua về, cắt bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, cắt măng thành những lát mỏng và ngâm măng trong nước qua đêm.
Đổ phần nước đã ngâm, rửa sạch măng rồi luộc chín. Trong khi luộc lưu ý không đậy nắp vung.
Sau khi luộc, tiếp tục ngâm và rửa sạch măng trước khi chế biến thành món ăn.
Đối với măng khô
Ngâm măng trong nước muối tối thiểu 6 giờ.
Advertisement
Rửa măng thật sạch, luộc chín và tiếp tục rửa đến khi nước ngâm măng không còn màu đục.
Không mua măng đã được sơ chế sẵn
Trong các loại măng sơ chế sẵn có thể chứa thêm nhiều chất bảo quản, chất độc hại không tốt cho mẹ bầu. Vì thế bạn nên mua măng tươi và sơ chế đúng cách để đảm bảo an toàn.
Lưu ý: Trong măng có chứa axit oxalic, khi axit oxalic kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ khiến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn. Vì thế, với mẹ bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh ăn măng trong suốt thai kỳ.
Enterogermina Có Dùng Được Cho Bà Bầu Không? Phụ Nữ Mang Thai Cần Lưu Ý Trước Khi Sử Dụng
Men vi sinh Enterogermina là gì?
Men vi sinh Enterogermina là thuốc uống dạng hỗn dịch chứa khoảng 2 tỷ hoặc 4 tỷ các bào tử Bacillus clausii kháng đa kháng sinh sinh sống tự nhiên trong ruột và không sinh bệnh .
Enterogermina được dùng trong điều trị và phòng ngừa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh lý kém hấp thu vitamin nội sinh.
Bên cạnh đó, enterogermina giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột trong các trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, hóa trị liệu hay rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính ở trẻ em.
Men vi sinh enterogermina là một dạng chế phẩm sinh học, không phải là kháng sinh hay chất thay thế cho kháng sinh, vậy nên mẹ bầu có thể sử dụng được.
Việc sử dụng Enterogermina đúng cách mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho mẹ bầu:
Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường miễn dịch.
Cải thiện các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,…
Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Lưu ý:
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trong thai kỳ, các mẹ vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh rủi ro không may cho bản thân người mẹ và thai nhi.
Enterogermina được đánh giá là an toàn cho bà bầu
Enterogermina được bào chế dưới 2 dạng là viên nang và hỗn dịch uống.
Đối với hỗn dịch uống:
Lắc kỹ ống uống trước khi sử dụng.
Xoắn vặn phần trên để mở nắp ống.
Có thể uống trực tiếp hoặc hòa thuốc trong ống với nước, sữa, nước chè hoặc nước cam.
Thuốc sau khi mở nắp cần phải dùng ngay, không nên để quá lâu làm giảm chất lượng và tác dụng của thuốc.
Đối với viên nén:Uống trực tiếp nguyên viên nang với nước đun sôi để nguội.
Lưu ý: uống nguyên viên, không nhai, bẻ hay làm vỡ viên.
Sử dụng thuốc đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất
Mẹ bầu có thể tham khảo liều lượng sử dụng Enterogermina như sau:
Đối với ống hỗn dịch: 2 – 3 ống/ngày.
Đối với viên nang: 2 – 3 viên/ngày.
Lưu ý:
Các mẹ nên tham khảo liều dùng trực tiếp từ bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ choc cả mẹ và bé
Sử dụng 2 – 3 ống Enterogermina mỗi ngày
Uống Enterogermina khi bụng đang đóiMẹ bầu nên uống Enterogermina sau bữa ăn. Khi ấy, thức ăn trong dạ dày đã được thấm đều dịch vị, các lợi khuẩn trong Enterogermina sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi và hấp thu các chất dinh dưỡng cho tác dụng tốt nhất.
Việc sử dụng Enterogermina khi bụng đói là không nên, vì nếu để bụng rỗng hoặc lượng thức ăn ăn vào quá ít thì thuốc sẽ hoàn toàn không có tác dụng.
Không nên uống Enterogermina khi bụng đói
Không hỏi ý kiến bác sĩ mà tự mua thuốc uốngNhiều mẹ bầu cho rằng Enterogermina thì an toàn. Vì vậy, khi gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,… Họ thường có xu hướng sử dụng men vi sinh Enterogermina khi chưa có bất cứ chỉ dẫn nào từ bác sĩ.
Mặc dù, Enterogermina được đánh giá là an toàn cho thai kỳ vì nó không có các nguy cơ tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra kích ứng với một số thành phần của thuốc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
Tự ý tăng giảm liều lượngThuốc Enterogermina chứa đến 2 tỷ hoặc 4 tỷ lợi khuẩn, theo đó liều lượng được bác sĩ kê đơn sẽ dựa trên dấu hiệu bệnh lý và thể trạng của mẹ. Việc tự ý tăng giảm liều lượng có thể khiến thuốc không phát huy được tác dụng hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do rối loạn khuẩn.
Vì vậy, các mẹ cần phải tuân thủ đúng liều lượng đã được bác sĩ kê đơn.
Không được tự ý tăng giảm liều Enterogermina
Dùng Enterogermina chung với thuốc kháng sinhTrong một số trường hợp, mẹ bầu phải sử dụng kháng sinh theo sự kê đơn của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh dài ngày có thể gây ra loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa,… Khi ấy, Enterogermina là một giải pháp hiệu quả và mẹ dùng chung cùng kháng sinh.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý rằng men vi sinh và kháng sinh có cơ chế hoạt động đối lập nhau, vì vậy khi sử dụng cùng lúc 2 thuốc sẽ xảy ra tương tác, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Do đó, các mẹ nên chú ý thời điểm dùng thuốc hoặc tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc (thường bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng giữa hai liều kháng sinh được kê đơn).
Enterogermina không dùng cùng lúc với kháng sinh
Bảo quản thuốc trong tủ lạnhBảo quản men vi sinh Enterogermina trong tủ lạnh có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng và tác dụng của thuốc. Thậm chí là nhiễm khuẩn chéo nếu tủ lạnh không được vệ sinh và sắp xếp khoa học.
Đối với Enterogermina, các mẹ chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C, nơi khô thoáng sạch sẽ như ngăn kéo, tủ thuốc và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Mẹ bầu nên bảo quản Enterogermina trong tủ thuốc y tế của gia đình
Pha loãng viên nang với nước hoặc sữaEnterogermina dạng viên nang: Nên uống trực tiếp với nước, không nhai hay bẻ vỡ viên nang. Đặc biệt, không pha loãng viên nang với nước hoặc sữa vì dược chất chứa trong viên nang rất dễ bị phân hủy bởi axit dịch vị tại dạ dày. Khi pha loãng với sữa hoặc nước, làm tan lớp vỏ nang, dược chất bị phân hủy làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Enterogermina dạng ống hỗn dịch uống: Có thể pha loãng Enterogermina với nước hoặc sữa để dễ uống hơn.
Không pha loãng dạng viên nang với sữa
Bên cạnh 6 sai lầm cần tránh để chia sẻ ở trên, khi sử dụng Enterogermina mẹ cầu cần lưu ý một số điểm sau:
Sản phẩm chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. Vì vậy hãy trao đổi cho bác sĩ tiền sử dị ứng của mẹ trước khi dùng thuốc.
Advertisement
Đối với dạng hỗn dịch có thể thấy các hạt nhỏ trong ống thuốc Enterogermina do sự tập hợp của các bào tử Bacillus clausii, điều đó có nghĩa là thuốc không bị thay đổi chất lượng. Mẹ chỉ cần lắc đều ống trước khi dùng.
Uống thuốc cách nhau đều đặn các khoảng trong ngày (khoảng 3-4 giờ). Nếu có bỏ quên hay dùng lặp liều thì cũng không quá nghiêm trọng nhưng mẹ phải cố gắng dùng đúng liều chỉ định để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một vài trường hợp sử dụng Enterogermina gặp tác dụng không mong muốn như dị ứng, phát ban, mề đay. Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng này hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.
Mẹ bầu cần đọc lỹ các lưu ý trước khi dùng
Men vi sinh Enterogermina tại Nhà thuốc An Khang là 156.000 VNĐ/ 1 hộp 20 ống 5 ml.
Giá thành sản phẩm được cập nhật vào ngày 04/10/2023 và có thể thay đổi theo thời gian.
Men vi sinh Enterogermina đang được bán tại hệ thống Nhà thuốc An Khang trên toàn quốc
[title=”Mời bạn tham khảo sản phẩm hỗn dịch men vi sinh Enterogermina đang kinh doanh tại Nhà thuốc An Khang”productid=”131144″]
Có bầu uống inositol (vitamin B8) được không?
Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai
Sorbitol có dùng được cho phụ nữ có thai không?
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy
Nguồn: chúng tôi Enterogermina.in.
Những Lợi Ích Sức Khỏe Khi Bà Bầu Ăn Củ Đậu
Vào những ngày nắng nóng, củ đậu được xem là lựa chọn lý tưởng giúp các bà bầu giải khát, thanh nhiệt. Ngoài những tác dụng đó, bà bầu ăn củ đậu còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khác như ngăn ngừa táo bón, phòng chống bệnh trĩ, hỗ trợ hệ miễn dịch…
Thành phần dinh dưỡng của củ đậu
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Củ đậu có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, chứa 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, phốt pho, vitamin C cần thiết cho cơ thể. Với thành phần nhiều dưỡng chất và lành tính, các bác sĩ khuyên bà bầu nên lựa chọn củ đậu vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ thường xuyên.
Những lợi ích khi bà bầu ăn củ đậu
1. Xoa dịu cơn ốm nghén
Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn nhưng với loại củ này, đảm bảo bạn sẽ không chê mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.
Bà bầu ăn vào là nôn nhiều có đáng lo?
Nôn ói là triệu chứng bình thường của thời kỳ thai nghén, nó là dấu hiệu thông báo một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên bà bầu ăn vào là nôn liên tục và kéo dài trong nhiều ngày liền kèm theo nhiều triệu chứng khác thì đó là điều…
2. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị táo bón và trĩ gây ra tình trạng khó khăn khi đi vệ sinh. Ăn thường xuyên củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, củ đậu cũng giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho mẹ bầu.
3. Hỗ trợ hệ miễn dịch và tim mạch
Củ đậu giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn và khó thở.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ cholesterol cao. Củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C nên giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
4. Giúp đẹp da
Hiện nay khi thời tiết se lạnh hanh khô, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn hột vịt lộn có tốt không?
Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu ăn hột vịt lộn trong thai kỳ sẽ sinh con có nhiều tóc. Tuy nhiên về điều này cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Do hột vịt lộn rất giàu đạm nên việc ăn không đúng thời điểm hoặc…
Những lưu ý khi ăn củ đậu mẹ bầu cần biết
– Ăn với số lượng vừa phải: Bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, mặc dù lành tính nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe. Ngay cả củ đậu cũng vậy, mẹ bầu cần lưu ý.
– Không nên ăn cả ngày: Củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất mà bạn cần. Đặc biệt khi các chị em mang thai cần nhiều dưỡng chất hơn để nuôi cả thai nhi. Chính vì thế, việc chỉ ăn củ đậu trong ngày sẽ làm cho bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi.
– Không ăn lá và hạt củ đậu: Trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính. Đó chính là thành phần chất tephrosin và rotenon. Ở nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, sau đó phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Chính vì vậy, khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, toàn thân bị co giật, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Những Tác Hại Của Sách Self
Sách self-help, một cụm từ không còn quá xa lạ hiện nay. Không thể phủ nhận rằng, thể loại self-help đem lại những lợi ích nhất định cho độc giả. Tuy nhiên, sách self help đang được “thần thánh hóa”, chính điều này đã và đang dần phơi bày tác hại của của thể loại sách này. Đến với bài viết này, BlogAnChoi xin được phép bàn về tác hại của sách self-help.
Sách self-help là gì?Sách self-help (hay còn được gọi là sách tự lực hay sách tự trợ) là thể loại sách nhằm mục đích giúp người đọc giải quyết những vấn đề cá nhân như công việc, tình cảm, tính cách…
Điểm chung của thể loại sách này là kể về những câu chuyện của chính tác giả, sau đó đưa ra những “mẹo” và khiến người đọc tin rằng đây là lối tắt để đem đến thành công.
Sơ lược về ngành công nghiệp Self-helpXuyên suốt lịch sử của mình, từ tác phẩm đầu tiên cho đến những đầu sách self-help ngày này, ngành công nghiệp self-help luôn tận dụng tốt bối cảnh xã hội và biết đánh vào tâm lý độc giả
Cuốn “Self-help” ( Tên Tiếng việt: Tinh thần tự lực) của nhà văn Samuel Smiles được xuất bản năm 1859 được xem là một trong những tác phẩm được ra đời sớm nhất và thành công nhất thuộc thể loại self-help. Tên của dạng sách self-help cũng được lấy từ tựa sách này.
Vào thế kỉ 19, chế độ nô lệ sụp đổ, chủ nghĩa tư bản thương mại tự do, phụ nữ đấu tranh giành được quyền bầu cử, bất chấp sự chênh lệch về kinh tế giữa giai cấp, thế giới trở nên cởi mở hơn với những cá nhân khao khát cải thiện bản thân. Chính hoàn cảnh lịch sử-xã hội này đã tạo điều kiện cho “Self-help” của Samuel Smiles ngày càng thành công. Trước khi ông qua đời vào năm 1904, “Self-help” đã bán ra được khoảng 250,000 bản.
Khi cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới dễn ra năm 2009, ngành công nghiệp self-help một lần nữa chớp lấy thời cơ, cuốn “Suy nghĩ và làm giàu” của Napoleon Hill đưa ra 13 phương pháp giúp tăng thu nhập. Ông còn khẳng định rằng, khát khao, niềm tin và sự bền bỉ sẽ mang lại thành công về tài chính.
Đắc nhân tâm của của Dale Carnegie giúp người đọc học được cách đối nhân xử thế ngay cả ở trong gia đình hay trong môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt. Cho đến nay, “Suy nghĩ làm giàu” và “ Đắc nhân tâm” vẫn luôn nằm trong danh sách sách self-help bán chạy nhất.
Mặt tối của self-help 1.Sách self-help khiến con người ta trở nên mất kiên nhẫn, muốn nhanh chóng đạt được thành côngNhư đã đề cập trước đó, điểm chung của sách self-help là đưa ra một vài mẹo nhỏ nhằm đạt được điều gì đó mà không đề cập đến cái gọi là “quá trình”– thứ quan trọng nhất. Sách self-help rót vào đầu độc giả tư duy nóng vội, chúng đốt cháy mọi nỗ lực chỉ bằng vài câu chữ mà chỉ tốn ít giây lướt đọc. Ví dụ:
“Làm sao để đạt điểm cao tất cả các môn?
Chọn phương pháp học phù hợp
Tập trung cao độ
Học cách ghi chép
Giữ cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập”
2. Sách self-help khiến con người trở nên tự tiMù quáng làm theo lời khuyên trong sách self-help mà chưa bao giờ dừng lại để suy ngẫm: “Liệu cách này có phù hợp với mình không?”. Chính vì quá cứng nhắc, có nhiều trường hợp vì làm theo sách self-help mà “thất bại thảm hại”. Những thất bại đó dần dần tạo nên tâm lí tự ti “Tại sao cùng một phương cách, người khác thành công, tôi lại thất bại?” ,“Tại sao tôi đã thử đi thử lại những vẫn không làm được?”, “Có phải là tôi thực sự kém cỏi?”
Có một sự thật, muốn từng câu từng chứ trong sách self-help thực sự phát huy tác dụng, điều đầu tiên mà bạn phải làm là: chấp nhận bản thân. Chấp nhận bản thân mắc sai lầm, có khuyết điểm. Bạn hãy kiên trì để rút kinh nghiệm cho những lần thử sau.
3. Sách self-help khiến người đọc “ảo tưởng”Đã bao giờ bạn đọc được những câu chuyện như thế này trong sách self help: “Anh X, xuất thân từ gia đình nghèo khó, giành học bổng du học x tỷ đồng nhờ chăm chỉ làm việc, chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày” hay “Cuốn sách xxx đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?”
Không thể phủ nhận rằng, sách self-help vẫn có những lợi ích tuyệt vời, những lời khuyên trong self-help không hề sai, thậmk chí là rất đúng bởi vì chúng đã được kiểm chứng bằng những nhân chứng sống là những người rất thành công- chính tác giả.
Tuy nhiên, hiệu ứng “người thật, việc thật” nên đã tạo ra niềm tin cho người đọc là chỉ cần làm theo những gì sách viết, thành công sẽ đến. Nực cười hơn là, thay vì đứng lên và hành động, nhiều người chỉ đọc thật nhiều sách self-help rồi sống trong sự ảo tưởng của thành công.
“Chúa giúp đỡ ai biết tự giúp chính mình” –Samuel SmilesChính cha đẻ của cuốn self-help đầu tiên cũng khẳng định rằng chính bản thân phải tự lực mới đem lại thành công đích thực. Hãy thoát khỏi ngôn từ “đường mật” trên trang sách, đặt bút viết một kế hoạch thật chi tiết và bắt tay vào hành động thực sự.
Đừng quá “tôn sùng” mà hãy giữ một cái đầu lạnh khi đọc sách self-help, mọi lời khuyên chỉ mang tính tham khảo. Trước khi thực hành lời khuyên nào đó, hãy xem xét nó có phù hợp với mình hay không
Cuối cùng, hãy luôn kiên trì, dũng cảm thử và dám chấp nhận sai lầm, có như vậy bạn mới có thể hiện thức hóa giấc mơ của mình!
5 Tác Hại Của Việc Rửa Mặt Bằng Vòi Hoa Sen Khi Tắm
Tuy thuận tiện để tẩy trang khi đang tắm vòi sen nhưng việc này thực sự có thể gây hại nhiều hơn là tốt cho sức khỏe làn da của bạn. Da trên mặt nhạy cảm hơn nhiều so với da trên cơ thể và trừ khi bạn thích tắm nước lạnh, tốt hơn hết bạn nên để mặt tránh xa luồng nước từ vòi hoa sen. chúng mình đã quyết định tìm hiểu lý do tại sao một điều phổ biến như rửa mặt dưới vòi hoa sen lại có thể gây hại cho làn da mặt của bạn.
Ảnh hưởng đến màu da của bạnRửa mặt dưới vòi hoa sen có thể khiến da bạn mẩn đỏ. Nước nóng khi tắm khiến các mạch máu trên mặt giãn ra, sẽ làm hỏng các mao mạch mỏng manh trên má. Do đó, điều này có thể dẫn đến mạng lưới mao mạch sẽ lộ rõ hơn hoặc bệnh rosacea, một tình trạng da rất phổ biến có thể xuất hiện.
Làn da của bạn có thể bị ngứa và kích ứngẢnh hưởng đến màu da của bạn
Nhiều người cảm thấy da hơi ngứa sau khi tắm lâu. Cảm giác này thường nhẹ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Nhưng rửa mặt dưới vòi hoa sen nước nóng thường xuyên có thể khiến da bạn bị ngứa và thậm chí là bong tróc. Lâu ngày, làn da của bạn sẽ trở nên khô và sạm đi.
Nguồn: BRIGHTSIDE
Làn da của bạn có thể bị ngứa và kích ứng
Xuất hiện các nếp nhăn sớm hơnLàn da của bạn có thể bị ngứa và kích ứng
Có thể bạn đã nhận thấy ngón tay của mình bị nhăn như thế nào sau khi tắm nước nóng lâu. Điều này xảy ra vì nước nóng lấy đi độ ẩm trên da của bạn và làm hỏng lớp bảo vệ giúp khóa ẩm trên da. Tắm vòi sen nước nóng quá lâu và thường xuyên cũng làm da mặt của bạn lão hóa nhanh hơn.
Da mặt nổi mụn trứng cá nhiều hơnXuất hiện các nếp nhăn sớm hơn
Tắm nước nóng vòi sen trong thời gian dài có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên cần thiết giúp làn da của bạn luôn khỏe mạnh và đẹp nhất. Và nếu da bạn đã khô thì việc rửa mặt dưới vòi hoa sen sẽ càng khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn nghĩ thoa thêm kem dưỡng ẩm để giảm cảm giác khô, thì cuối cùng, da bạn vẫn có thể dễ bị mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác thôi.
Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơnDa mặt nổi mụn trứng cá nhiều hơn
Rửa mặt trực tiếp dưới vòi hoa sen cũng không có lợi cho làn da đâu. Nước nóng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da khỏe mạnh của bạn, khiến da trở nên khô và nhạy cảm hơn. Tốt hơn hết là bạn nên tránh sử dụng vòi hoa sen nước nóng trực tiếp, đặc biệt là trong những tháng mùa đông hanh khô khi da dễ bị khô và kích ứng.
Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn
Đăng bởi: Nguyễn Diệu Linh
Từ khoá: 5 Tác hại của việc rửa mặt bằng vòi hoa sen khi tắm
Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Hại Của Quả Bầu, Nên Chú Ý Mùi Vị Trước Khi Ăn Bầu trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!