Bạn đang xem bài viết Trà Giải Độc Gan Tuệ Linh: Cách Dùng Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trà Tuệ Linh là sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng gan trong các trường hợp như: uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, viêm gan vi rút, chỉ số men gan cao, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa do gan.
Trà giải độc gan là sản phẩm trà được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Tuệ Linh.1
Thành phần của trà giải độc gan Tuệ Linh Trong mỗi gói trà Tuệ Linh có chứa: Công dụng của từng hoạt chất trong trà
Arginin HCl mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như bổ gan, điều trị gan nhiễm mỡ, hỗ trợ suy gan. Ngoài ra còn trị viêm gan, tăng chức năng của gan, thải độc bảo vệ gan hiệu quả.2
Cao Giảo cổ lam: có tác dụng giúp làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, hạ huyết áp, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạnh máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Cao Diệp hạ châu đắng có công dụng làm mát gan, giải độc cơ thể, thanh nhiệt và lợi tiểu.
Cao Atiso có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, tăng cường chức năng gan, thận.
Vitamin PP là một dạng của vitamin B3 giúp giữ cho làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa ung thư ác tính, chậm tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Vitamin B giúp làm giảm các triệu chứng ở da, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp tiêu hóa tốt và mang lại cảm giác ăn ngon miệng…3
Trà Tuệ Linh được sử dụng để tăng cường và hỗ trợ các bệnh về gan:
Tăng cường chức năng của gan như giải độc.
Giúp bảo vệ tế bào gan.
Hạn chế những tổn thương do rượu gây ra trên tế bào gan.
Giúp làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Giải độc cơ thể.
Hỗ trợ điều trị viêm gan do virus, chỉ số men gan cao.
Hỗ trợ khi gặp các tình trạng như mề đay, mẩn ngứa, ăn uống không tiêu.1
*Lưu ý: Sản phẩm trà giải độc gan Tuệ Linh không thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cần phải xin ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Hầu hết người bệnh sau khi được sử dụng với thuốc đều có sự cải thiện tốt về sức khỏe. Cụ thể, giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gan gây ra như là mề đay, mẩn ngứa… Các chỉ số men gan cũng được giảm. Tình trạng sức khỏe của người bệnh tiến triển khả quan hơn. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như:
Phải đảm bảo là mua được sản phẩm chính hãng từ những cơ sở phân phối tin cậy.
Cơ địa hay tình trạng của người bệnh.
Sự tuân thủ về liều lượng trong quá trình dùng trà giải độc.
Chế độ ăn uống cùng với rèn luyện thể chất hợp lý.
Trà giải độc gan phù hợp sử dụng cho những người có chức năng gan suy giảm do:
Uống rượu.
Ngộ độc rượu.
Người có chỉ số men gan tăng cao.
Mẩn ngứa.
Mề đay.
Ăn uống kém.
Khó tiêu.
Viêm gan do vi rút.
Uống 2 – 3 gói/ ngày. Dùng liên tục trong vòng 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, để giải độc rượu có thể uống 4 – 5 gói/ lần.
Cách sử dụng: đổ trà vào cốc nước chứa 200ml, khuấy đều cho tan hết trước khi sử dụng. Ngoài ra, có thể uống cùng với đá.
Vẫn chưa có bất cứ báo cáo nào về tình trạng quá liều khi dùng trà này.
Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ uống quá liều trà giải độc gan Tuệ Linh, nên ngừng sử dụng sản phẩm. Cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Dùng ngay khi phát hiện việc quên liều trà giải độc gan.
Trà giải độc gan Tuệ Linh có nguồn gốc từ tự nhiên vì vậy tương đối an toàn đối với người sử dụng. Cho đến hiện tại vẫn chưa có báo cáo về các tác động phụ mà trà giải độc gan gây ra sau khi dùng.
Tuy nhiên, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Cần thận trọng khi sử dụng trà giải độc gan cho một số đối tượng sau:
Mẫn cảm với bất kì thành phần hoạt chất và tá dược có trong thành phần trà giải độc.
Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú là đối tượng không được sử dụng.
Cần thận trọng khi sử dụng cho người mắc bệnh đái tháo đường.
Không nên dùng quá liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Cho đến hiện tại vẫn chưa có báo cáo về tình trạng tương tác thuốc khi dùng trà.
Tuy nhiên, người bệnh nên thông tin một cách đầy đủ các loại thuốc và thực phẩm chức năng các loại đang dùng để bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Bảo quản trà giải độc gan ở nơi khô ráo thoáng mát.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là nên nhỏ hơn 25 °C.
Nên để sản phẩm tránh xa tầm với của trẻ em và thú cưng.
Hiện tại, trà giải độc gan đang được bán trên thị trường với giá tham khảo 25.000 – 40.000/ hộp (5 gói). Tuy nhiên, mức giá này sẽ có sự thay đổi tùy vào từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra, chính sách bán hàng của từng đơn vị phân phối cũng có thể ảnh hưởng đến giá của thuốc.
Liều Dùng, Cách Dùng, Lưu Ý Khi Sử Dụng Bán Hạ
Cây bán hạ ở Việt Nam mọc hoang ở những nơi đất ẩm ở nước ta từ Nam chí Bắc. Người ta đào rễ (củ), rửa sạch đất cát, lựa củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (gọi là bán hạ). Có thể dùng tươi (thường chỉ dùng giã đắp lên nơi rắn độc cắn), thường dùng khô có chế biến.
Bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn
Theo y học cổ truyền, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính. Còn dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn. Có thể dùng ngoài để giải độc. Liều dùng chung bán hạ là 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán hoặc thuốc hoàn.
Trước khi sử dụng bán hạ cần tiến hành chế biến thật cẩn thận, để loại bỏ các chất gây tê, ngứa ở củ
– Tẩm cam thảo và bồ kết: củ chóc (bán hạ Việt Nam) rửa sạch ngâm nước trong 2 – 3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần cho đến khi nước trong hẳn, cứ 1kg bán hạ thêm 0,100kg cam thảo, 0,1000kg bồ kết và nước cho đủ ngập rồi đun cho đến khi cạn nước, vớt ra phơi hay sấy khô. Cam thảo có tác dụng giảm độc, trừ ho, bồ kết cũng có tác dụng chữa ho.
– Tẩm gừng và phèn chua: củ bán hạ cũng rửa sạch và ngâm nước như trên cho tới khi nước trong. Cứ 1kg bán hạ thì thêm 50g phèn chua, 300g gừng tươi giã nhỏ thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong 24 giờ, lẩy ra rửa sạch. Đồ chín, thái mỏng, lại tẩm nước gừng: cứ 1kg bán hạ thêm 150g gừng tươi giã nát, thêm ít nước vắt lấy nước và cho bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra sao vàng là dùng được. Phèn chua có tác dụng làm cho hết nhớt.
– Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi về chế biến bán hạ như sau: phàm dùng bán hạ, phải đem ngâm nước nóng chừng nửa ngày cho hết nhớt, nếu không sẽ có độc, uống vào ngứa cổ không chịu được. Trong các bài thuốc, người ta dùng bán hạ kèm theo cả sinh khương (gừng tươi) là vì sinh khương chế được chất độc của bán hạ.
– Theo tài liệu cổ, người ta chế bán hạ với bạch giới tử và dấm chua như sau: bán hạ 120g, bạch giới tử 80g, dấm chua 200g; cho bạch giới tử giã nhỏ vào dấm quấy đều, thêm bán hạ vào ngâm một đêm. Lấy ra rửa sạch nhớt mà dùng.
– Một phương pháp chế biến bán hạ khác: rửa sạch bán hạ, dùng nước nóng ngâm, thay nước luôn cho hết nhớt, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy thật khô mà dùng. Có thể phải tán nhỏ thành bột trộn với nước ép gừng, phơi khô dùng.
Bán hạ có tính năng nổi bật là táo thấp kiện tỳ để tiêu viêm, hòa vị giáng nghịch để cầm nôn, trị các chứng ho suyễn do tỳ thấp đàm thịnh và vị bất hòa gây nôn, thì bán hạ là thuốc chính để điều trị. Trong thực tế, Bán hạ được sử dụng trong nhiều bài thuốc với công hiệu đã được ghi nhận:
– Điều trị tắc nghẽn thực quản, môn vị: Bán hạ tươi gọt bỏ vỏ, băm thành dạng hồ, vò viên, mỗi lần 2g. Ngày 2 – 4 lần, đặt dưới lưỡi và nuốt dần, không nên dùng thuốc quá 1 tháng.
– Điều trị sốt rét: Bán hạ tươi 6g, giã nhuyễn phết lên tấm gạc, đắp vào rốn 3 – 4 ngày trước lúc lên cơn.
– Điều trị viêm họng mạn tính: Bán hạ chế 5g, giấm ăn 250ml. Bán hạ giã nhuyễn, ngâm trong giấm ăn 24 giờ, đem đun sôi, bỏ bã, thêm cồn (alcool) 25ml, lắc đều, gạn lọc, chứa trong lọ. Mỗi lần 10ml, pha loãng với nước đun để nguội. Ngày 2 – 3 lần.
Advertisement
– Điều trị mất ngủ: Bán hạ chế 12g, gạo tẻ 60g, người tức ngực buồn nôn, lưỡi đỏ rêu vàng thêm la bặc tử 120g, sắc uống. Ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi sáng, chiều, tối dùng 1 thang.
– Điều trị ho do đàm thấp: Bán hạ chế 9g, hoàng kinh tử 15g, gừng tươi 3g, trần bì 6g, sắc uống. Ngày 1 thang.
– Điều trị nôn, hen suyễn, nặng mặt, bụng dưới nôn nao: Bán hạ chế 40g, gừng tươi 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
– Điều trị ho và nôn mửa khi có thai: Bột bán hạ 80g, bột gừng tươi 50g, nước 3 lít đun sôi bằng lửa nhỏ, chuyển lửa nhỏ sắc còn 1 lít, lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm vào cho đủ 1 lít. Mỗi lần dùng 200ml, ngày 3 lần.
– Trị ong đốt, rắn cắn: Đem củ bán hạ tươi gọt vỏ, giã nát, chấm vào chỗ ong đốt. Nếu bị rắn cắn, trước hết cần làm các thao tác cần thiết như ga-rô, nặn, bỏ hết nọc độc, bỏ răng của rắn, lấy củ bán hạ tươi, giã nhỏ rồi băng vào chỗ bị rắn cắn. Tuy nhiên đối với rắn cắn, cần theo dõi và có biện pháp kịp thời chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Để bán hạ phát huy hết tác dụng cần đem ngâm nước nóng cho hết nhớt
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con nhỏ bú cần chú ý khi sử dụng bởi có thể gặp chứng táo nhiệt, tốt nhất cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bán hạ sẽ phản ô đầu vì thế không được sử dụng chung. Những người âm hư, ho khan hay khạc ra máu cũng dễ bị kích ứng với thành phần trong bán hạ, do bán hạ có tính cay nóng mạnh, nên các chứng âm hư ho táo, miệng khát tổn thương tân dịch, huyết chứng, đàm nhiệt… kiêng dùng hoặc dùng thận trọng.
Để bán hạ phát huy hết tác dụng cần phải đem ngâm nước nóng nửa ngày cho hết nhớt. Nếu không ngâm dược liệu sẽ còn độc, uống vào gây ra tình trạng cổ họng bị kích ứng gây ngứa. Trong các bài thuốc Đông y, các danh y thường kết hợp bán hạ cùng sinh khương vì sinh khương có thể chế được độc của dược liệu.
Nguồn: chúng tôi
Tác Dụng Của Gừng, Cách Sử Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Gừng Với Sức Khỏe
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
Gừng vừa được dùng để làm gia vị, vừa được dùng để làm thuốc vì sở hữu nhiều đặc tính dược phẩm tốt. Vậy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng đặc trưng của gừng ngay sau đây:
Điều trị các triệu chứng nôn, buồn nônGừng có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn, giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn chỉ sau một khoảng thời gian ngắn khi dùng gừng, nhất là trà gừng. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóaViệc tiêu thụ gừng với lượng vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Đồng thời, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.
Giảm co thắt kinh nguyệtChị em phụ nữ thường hay có cảm giác đau bụng trong thời kì kinh nguyệt, là do nồng độ hormon prostaglandin đột ngột tăng lên trong cơ thể. Hormon này vốn là chất hóa học, gây ra triệu chứng đau, co thắt và sốt. Vì thế, khi dùng gừng sẽ giúp lượng prostaglandin hạ thấp lại trong cơ thể, đồng nghĩa với việc làm giảm đau co thắt kinh nguyệt xảy ra.
Giúp giảm đau cơ, xương khớpGừng chứa chất gingerol – có tác dụng chống viêm khi ức chế được chemokin, cytokin và một số yếu tố gây viêm khác. Kết quả gừng sẽ giúp cơ thể bạn cải thiện được tình trạng viêm và đau khớp gối, giảm bớt sự khó chịu cho cơ, cũng như ngăn ngừa bệnh xương khớp xuất hiện.
Giảm nguy cơ mắc bệnh AlzheimerGừng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ngăn ngừa ung thưTrong gừng chứa nhiều chất oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại ung thư. Chẳng hạn, một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng trong việc bảo vệ da khỏi ánh sáng tia cực tím.
Những cách sử dụng gừng tốt cho sức khỏeGừng không chỉ là gia vị phổ biến trong nền ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, mà còn trở thành nguyên liệu thực phẩm được dùng phổ biến mỗi ngày như:
Trà gừngTác dụng của trà gừng
Trà gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, do chứa các thành phần gingerol, shogaol, zingerone và paradol. Vì thế, trà gừng có một số tác dụng sau:
Giảm cân: giúp tăng cường quá trình phân hủy mỡ, giảm hấp thụ chất béo và tránh được cảm giác thèm ăn.
Trị ho: có tác dụng kháng viêm nhờ chất gingerol có trong gừng.
Giảm buồn nôn, giảm say tàu xe, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường chức năng não.
Giảm đau, hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hoá.
Điều hoà đường huyết, giảm cholesterol xấu.
Cách dùng
Dù trà gừng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý cách sử dụng đồ uống này như sau:
Nên dùng lượng gừng để uống khoảng 4mg/ngày, để tránh đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn.
Tránh dùng trà gừng cho những ai đang bị loãng máu hay đang dùng thuốc huyết áp.
Nên uống trà gừng còn ấm, khoảng 2 – 3 cốc trà gừng mỗi ngày để giảm viêm.
Gừng mật ongTác dụng của gừng mật ong
Khi uống nước gừng (trà gừng) có pha mật ong thì cũng có tác dụng tương tự như khi uống trà gừng vậy, nhưng lại có thêm một số lợi ích từ việc dùng mật ong như sau: cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, bệnh hô hấp, trị ho và giảm viêm hiệu quả do mật ong giàu các thành phần vitamin B, C, D, E và chất làm tăng cường hệ miễn dịch.
Cách dùng
Để phát huy công dụng gừng mật ong tốt cho sức khỏe, bạn cần chú ý cách dùng như sau:
Chỉ nên uống 2 – 3 lần ly trà gừng mật ong mỗi ngày, vì uống nhiều sẽ dễ gây tác dụng phụ như dị ứng nổi mụn, ợ nóng, buồn nôn,….
Nên uống trà gừng mật ong vào buổi sáng, buồi chiều, hoặc sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
Tránh pha mật ong vào trà (nước gừng) khi còn nóng, vì dễ phá hủy các hợp chất enzym hữu ích và dưỡng chất trong mật ong. Nhiệt độ nước nên từ 30 – 40 độ C.
Nên sử dụng 2 – 3 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày, tránh lạm dụng.
Kẹo gừngTác dụng của kẹo gừng
Kẹo gừng cũng được dùng phổ biến và tiện mang theo bên người ở mọi lúc mọi nơi. Tùy theo sở thích mỗi người mà có loại kẹo gừng cứng hoặc kẹo gừng mềm với công dụng nổi bật như: giữ ấm cho bao tử, chống viêm và tốt cho cổ họng và chống buồn nôn.
Cách dùng
Nếu mua kẹo gừng bên ngoài, thì bạn nên sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất in trên bao bì để có được tác dụng như mong muốn. Còn nếu bạn làm kẹo gừng ở nhà, thì nên sử dụng lượng vừa phải mỗi ngày, để tránh bị sâu răng và xuất hiện các tác dụng của việc ăn kẹo gừng quá nhiều.
Tác dụng phụ và một số lưu ý khi dùng gừngDù gừng có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên biết thêm về một số tác dụng phụ cũng như các lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này như sau:
Tác dụng phụ của gừng
Dù sử dụng với lượng gừng nhỏ, nhưng có một số người bị tác dụng phụ, như ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng (rát bỏng miệng, cảm thấy đắng – mặn hơn) hay dạ dày khó chịu (buồn nôn, ăn mất ngon, khó tiêu).
Khi dùng với lượng gừng nhiều, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiện nghiêm trọng hơn như: làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là những ai đang có vấn đề về rối loạn chảy máu – phụ nữ mang thai, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc
Advertisement
Một số lưu ý khi dùng gừng
Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày.
Với những ai đang có vấn đề sức khỏe, nên chú ý đến liều lượng gừng dùng mỗi ngày, tốt nhất là tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ mang thai nên hỏi kĩ bác sĩ khi dùng gừng, vì gừng có thể làm ảnh hưởng đến hormon giới tính của thai nhi, thậm chí là nguy cơ bị dị tật.
Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.
Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.
Tổng hợp và tham khảo từ nguồn: Sức khỏe & Đời sống và helloBacsi
Thuốc Bismuth: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thuốc chứa thành phần tương tự: Amebismo; Trymo; Ulcersep.
Thuốc Bismuth có áp lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày (không có tác dụng trên niêm mạc dạ dày bình thường). Do tác dụng của acid dạ dày, kết tủa chứa bismuth được tạo thành. Bismuth liên kết với chất nhầy tạo thành rào cản chống khuếch tán ngược acid. Tại ổ loét cả ở dạ dày và tá tràng, quá trình hoại tử mô giải phóng liên tục một lượng tương đối lớn sản phẩm giáng vị của protein.
Thông qua sự hình thành phức hợp, những sản phẩm này cùng với tủa thu được từ bismuth tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc khỏi dịch vị hoặc các enzym trong ruột, và cũng có thể ngăn ngừa tác dụng của pepsin trên vị trí loét. Điều này giúp giữ cho vết loét có thời gian lành lại.
Bismuth có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhưng khi dùng đơn trị liệu, bismuth chỉ diệt được H. pylori ở khoảng 20% trường hợp. Khi phối hợp với kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (hoặc thuốc chẹn thụ thể histamin-2), có thể tới 70 – 90% trường hợp diệt trừ được H. pylori.
Bismuth được chỉ định trong điều trị loét dạ dày và tá tràng. Thường dùng cùng với các thuốc khác, nhất là metronidazol kèm với tetracyclin hoặc amoxicilin (phác đồ 3 hoặc 4 thuốc) để diệt hết H. pylori, do đó ngăn ngừa tái phát loét tá tràng.
Bên cạnh đó, thuốc Bismuth còn được chỉ định trong tiêu chảy và chứng khó tiêu.
Liều thông thường của bismuth subcitrat là 240 mg x 2 lần/ ngày hoặc 120 mg x 4 lần/ ngày. Uống thuốc trước bữa ăn. Điều trị trong 4 tuần, kéo dài tới 8 tuần nếu cần thiết.
Bismuth subcitrat thường có trong viên kết hợp 3 thành phần gồm bismuth, metronidazol, tetracyclin. Đây là một phần của phác đồ 3 thuốc.
Với liều thường dùng của bismuth subcitrat là 120 mg x 4 lần/ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nuốt cả viên với một cốc nước to (240 ml) để tránh kích ứng và loét thực quản (thường phối hợp với omeprazol 20 mg, ngày 2 lần sau bữa sáng và bữa tối). Thời gian điều trị thường là 4 tuần (có thể kéo dài tới 8 tuần).
Không khuyến cáo điều trị duy trì với bismuth, mặc dù điều trị có thể lặp lại sau khi ngừng dùng thuốc 1 tháng.
Bismuth không được dùng trong các trường hợp:
Quá mẫn với bismuth.
Người có bệnh thận nặng, do tăng khả năng tích lũy bismuth kèm theo nguy cơ gây độc.
Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, người có tổn thương gan, thận và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bismuth được cho là có thể gây bệnh não. Liều khuyến cáo (480 mg/ngày) dùng trong 8 tuần để điều trị nhiễm H. pylori không thấy có biến đổi về thần kinh.
Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu vượt quá mức liều khuyến cáo trong các trường hợp quá liều, ngộ độc, uống thuốc trong thời gian dài hoặc uống cùng với những thuốc khác chứa bismuth.
Phải thận trọng khi dùng bismuth cho người bệnh có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên. Vì bismuth gây phân màu đen có thể nhầm lẫn với đại tiện có máu đen.
Phải xác định chắc chắn nhiễm H. pylori thì mới dùng phác đồ 3 thuốc phối hợp để tránh kháng thuốc.
Bismuth phản ứng với H2S của vi khuẩn tạo ra bismuth sulfid làm đen khoang miệng và phân. Các tác dụng không mong muốn của bismuth là:
Thường gặp: đen phân hoặc lưỡi. Làm biến màu răng (có hồi phục).
Ít gặp: buồn nôn, nôn.
Hiếm gặp: độc tính thận, bệnh não, độc tính thần kinh.
Điều trị trước với omeprazol làm tăng hấp thu bismuth lên 3 lần. Do đó, có thể tăng nguy cơ độc tính nếu dùng liệu pháp 2 thuốc này.
Dùng đồng thời với thuốc đối kháng H2 hoặc antacid làm giảm hiệu lực của các muối bismuth so với khi dùng đơn độc trong điều trị loét.
Bismuth hấp thụ tia X, có thể gây cản trở các thủ thuật chẩn đoán đường tiêu hóa bằng tia X.
Bismuth làm giảm hấp thu toàn thân của tetracyclin nhưng chưa rõ ý nghĩa lâm sàng giữa tác dụng toàn thân so với tác dụng tại chỗ.
Khi dùng thuốc Bismuth với các liều khuyến cáo, hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng sau khi dùng quá liều cấp hoặc mạn tính đã có xuất hiện suy thận, bệnh não và độc tính thần kinh. Uống với liều điều trị dài ngày, cách quãng trên 2 năm, đã có gây dị cảm, mất ngủ và giảm trí nhớ.
Nếu nồng độ bismuth trong máu vượt quá 10 nanogam/ml thì phải ngừng các chế phẩm bismuth.
Hiện vẫn chưa rõ cách điều trị tối ưu khi quá liều bismuth. Nên rửa dạ dày, tẩy và bù nước ngay cả khi đến chậm. Vì bismuth có thể được hấp thu ở đại tràng. Thẩm phân máu kết hợp với điều trị bằng unithiol có thể làm tăng sự đào thải bismuth. Thẩm phân màng bụng cũng có hiệu quả đối với bệnh nhi.
Phụ nữ mang thaiHiện chưa rõ thuốc Bismuth có nguy cơ gây ung thư, gây đột biến hoặc gây hại đến khả năng sinh sản và thai nhi hay không. Không khuyến cáo dùng bismuth trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ cho con búBismuth bài xuất vào sữa, nhưng không rõ có gây hại cho trẻ sơ sinh hay không. Vì vậy không khuyến cáo dùng thuốc này cho người mẹ đang cho con bú trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
Bismuth nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC, trong bao bì kín.
Thuốc Cafein: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần hoạt chất của thuốc: Caffeine
Cafein là gì chắc hẳn là từ khoá được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Nó hoạt động bằng cách kích thích não. Caffeine tự nhiên có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà, sô cô la… Caffeine cũng có sẵn trong các loại thuốc theo toa và không kê đơn, có thể là dạng viên cafein hoặc dạng dung dịch tiêm.
Tác dụng của cafein là gì? Loại thuốc này được sử dụng để khôi phục sự tỉnh táo trong trường hợp mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Cafein cũng là thành phần phổ biến trong một số loại thuốc giảm đau nhức đầu, được sử dụng để giảm cân, và các loại nước tăng lực.
Người lớn Đường uống
Đau đầu: 100-250 mg caffeine/ngày. Thuốc caffeine cũng đã được sử dụng cùng với acetaminophen, aspirin, ergotamine và sumatriptan.
Đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng: 300 mg/ngày.
Khôi phục sự tỉnh táo: 100-600 mg caffeine/ngày.
Hen suyễn: sử dụng caffeine với liều 9 mg/kg.
Cải thiện hiệu suất thể thao: 2-10 mg/kg.
Ngăn ngừa bệnh sỏi mật: 400 mg caffeine/ ngày.
Cải thiện trí nhớ: 65-200 mg caffeine/ngày.
Béo phì: Các sản phẩm kết hợp Ephedrine/caffeine thường được dùng liều 20 mg/200 mg x 3 lần/ngày. Một sản phẩm kết hợp cụ thể (Chuyển hóa nâng cao) chứa 1000 mg hỗn hợp mâm xôi ketone, caffeine, chiết xuất capsicum, chiết xuất rễ tỏi, chiết xuất từ củ gừng, quả cam đắng, L-theanine và chiết xuất từ hạt tiêu đen đã được sử dụng 2 lần/ ngày x 8 tuần.
Giảm đau: Liều 50-130 mg caffeine đã được sử dụng với thuốc giảm đau bao gồm acetaminophen, propyphenazone và ibuprofen.
Phòng ngừa bệnh Parkinson: Đàn ông uống 421-2716 mg tổng lượng caffeine mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp nhất, khi so sánh với những người đàn ông khác. Ở phụ nữ, lượng caffeine vừa phải ~ 1-3 tách cà phê mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Đường tiêm tĩnh mạch
Nhức đầu sau phẫu thuật: 200 mg caffeine đã được tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa đau đầu sau phẫu thuật.
Trẻ em Đường uống
Vấn đề về hô hấp ở trẻ đẻ non (ngưng thở sơ sinh): Caffeine được cung cấp qua đường miệng cho trẻ sơ sinh.
Đường tiêm tĩnh mạch
Sử dụng caffeine trong bệnh phổi ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh (hội chứng loạn sản phế quản – phổi).
Điều trị đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng.
Chống chỉ định Caffeine ở các đối tượng:
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong các sản phẩm caffeine hoặc caffeine.
Cần điều chỉnh, giảm lượng thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine nếu bạn đang dùng thuốc caffeine.
Sử dụng caffein có thể làm thay đổi lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi mức đường huyết chặt chẽ khi dùng Cafein.
Khuyến cáo: không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi. An toàn và hiệu quả trong nhóm tuổi này chưa được xác nhận.
Thuốc kích thích tăng tốc hệ thần kinh ephedrine.
Kháng sinh nhóm quinolone.
Các thuốc lithium, fluvoxamine, disulfiram, dipyridamole, theophyllin, cimetidin…
Thuốc trị trầm cảm (MAOIs).
Cafein có gây nghiện không chính là mối quan tâm của nhiều người. Có rất nhiều ý kiến cho rằng cafein là chất gây nghiện. Nhưng thực tế cafein khác hoàn toàn so với chất gây nghiện đe doạ đến sức khoẻ, thể chất cùng các hệ luỵ khôn lường khác. Cafein có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh trung ương. Ở những người có thói quen dùng cafein thường xuyên sẽ gây ra sự lệ thuộc ở mức độ nhẹ.
Theo đó, nếu ngưng dùng cafein đột ngột đối với người có thói quen dùng trong thời gian dài, có thể gây ra những triệu chứng kéo dài trong một vài ngày như:
Đau đầu.
Ủ rũ, mệt mỏi.
Giảm khả năng tập trung.
Lo lắng.
Dễ kích động.
Tuy nhiên, cafein không gây ra cơn nghiện nặng như nghiện rượu, ma tuý khiến người dùng có hành vi tìm kiếm buộc phải sử dụng cho bằng được và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần nên không được xếp vào nhóm chất gây nghiện.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Người lái xe hoặc vận hành máy móc: Caffeine có thể gây chóng mặt.
Mất ngủ.
Cáu gắt.
Buồn nôn.
Đau đầu.
Hồi hộp hoặc lo lắng.
Bạn hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra:
Tiêu chảy.
Nôn.
Nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực.
Tăng huyết áp.
Đau ngực.
Khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi, phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa.
Bảo quản nơi khô thoáng.
Tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
Thuốc Caffeine có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, sử dụng để điều trị đau nửa đầu, hen suyễn và giúp tỉnh táo. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chỉ nên dùng với liều lượng được khuyến cáo. Tranh việc sử dụng quá liều, có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời và đúng cách.
Thuốc Sangobion: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần trong công thức thuốc
Hoạt chất:
Sắt Gluconat: 250mg.
Mangan Sulfat: 0,2mg
Đồng Sulfat: 0,2mg.
Vitamin C: 50mg.
Acid Folic: 1mg.
Vitamin B12: 7,5mcg.
Sorbitol: 25mg.
Tá dược:
Colloidal Silicon Dioxide.
Lactose.
Ethyl vanillin.
Talc.
Sangobion giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và các khoáng chất khác tham gia vào quá trình tạo máu.
Ngoài ra, Sangobion còn giúp bổ sung acid folic trên các đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú.
Mẫn cảm với bất cứ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào trong công thức của thuốc.
Thuốc Sangobion được bào chế dưới dạng viên nang và dùng theo đường uống.
Dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ (150 – 250 ml).
Nên dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn để có thể làm giảm các tác dụng phụ trên dạ dày.
Theo khuyến nghị, nên dùng 1 viên nang Sangobion mỗi ngày.
Hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đôi khi gây kích ứng tiêu hóa và đau bụng kèm buồn nôn, nôn khi uống.
Các tác dụng khác trên hệ tiêu hóa có thể xảy ra như tiêu chảy hoặc táo bón.
Phân có thể có màu đen khi dùng thuốc Sangobion.
Thuốc chống co giật.
Thuốc ngừa thai đường uống.
Nhóm thuốc điều trị lao.
Các thuốc kháng acid.
Methortrexate.
Pyrimethamine.
Trimethoprim.
Sulphonamide.
Kháng sinh nhóm aminoglycoside.
Chloramphenicol.
Cochichin.
Các thuốc chống co giật.
Những thuốc cung cấp kali dạng phóng thích kéo dài.
Acid aminosalicylic.
Rượu.
Lưu ý, cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Trường hợp nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào hoặc vẫn chưa rõ thì cần xin hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cần thông tin cho bác sĩ biết nếu đang có thai hoặc dự định có thai trong tương lai để có thể được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Khi dùng thuốc Sangobion có thể gây ra phân đen nên người bệnh không cần phải lo lắng về tình trạng này.
Lái xe và vận hành máy mócThuốc Sangobion không gây tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hay buồn ngủ.
Tuy nhiên, dù thuốc không gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc nhưng cũng nên cẩn thận khi dùng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con búThuốc Sangobion sử dụng được trên các đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú.
Nhu cầu về sắt tăng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do đó, cần sử dụng thêm các chế phẩm chứa sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ acid folic, nhất là vào giai đoạn sớm của thai kỳ để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Xử trí khi quá liều SangobionCác triệu chứng quá liều có thể:
Mất nước.
Huyết áp thấp.
Mạch nhanh và yếu.
Tình trạng sốc.
Tiêu chảy.
Buồn nôn, nôn ra máu.
Ớn lạnh, chóng mặt, nhức đầu.
Hôn mê.
Co giật.
Quá liều chế phẩm sắt có thể gây ngộ độc cho trẻ em.
Do đó, nếu tình trạng quá liều xảy ra, nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện gần đó nhất để được cấp cứu và hỗ trợ kịp thời.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Sangobion tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Thuốc bổ máu Sangobion hộp 28 viên có giá khoảng 2.900₫/viên, 81.000₫ /hộp. Tuy nhiên, giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trà Giải Độc Gan Tuệ Linh: Cách Dùng Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!