Bạn đang xem bài viết Trồng Cà Tím Bao Lâu Thu Hoạch Và Thời Gian Sinh Trưởng Của Cà Tím được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cà tím là loại cây họ cà được khá nhiều bạn yêu thích. Cà tím không chỉ trồng ngoài ruộng mà cũng có thể trồng trong thùng xốp cho năng suất rất tốt. Nhiều chị em thắc mắc trồng cà tím bao lâu thu hoạch và cách thu hoạch cà tím như thế nào. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Trồng cà tím bao lâu thu hoạchCà tím là loại cây ngắn ngày, tuy nhiên mỗi giống cà tím sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Các giống cà tím hiện nay thường có thời gian thu hoạch ngắn và cho năng suất cao. Tính theo thời gian sinh trưởng thì sau khi trồng khoảng 1 tháng cà tím bắt đầu ra chùm hoa đầu tiên, sau khoảng 1 tháng tiếp theo khi quả đã chuyển hoàn toàn sang màu tím là có thể thu hoạch được.
Như vậy, cà tím có nhiều giống khác nhau, với các giống cà tím ngắn ngày trồng khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch. Với các giống địa phương thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn so với các giống mới khoảng 7 – 10 ngày. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 2 tháng thậm chí lâu hơn nếu bạn chăm bón tốt. Một lưu ý nhỏ đó là nếu bạn chăm sóc cây không tốt cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới thời gian thu hoạch của cà tím. Do đó, trong quá trình trồng cà tím nên trồng đúng kỹ thuật và bón phân định kỳ đầy đủ để cây phát triển tốt và thu hoạch được sớm.
Cách thu hoạch cà tím đúng cáchKhi cà tím ra quả, các bạn cũng cần tỉa ngọn, tỉa lá để cây tập trung dinh dưỡng phát triển quả. lúc các bạn thấy quả cà tím đã chuyển hoàn toàn sang màu tím tức là quả đã có thể thu hoạch được và bạn nên thu hoạch ngay để tránh quả bị già ăn sẽ không ngon. Khi thu hoạch bạn nên dùng dao hoặc kéo cắt phần cuống của quả và tránh làm gãy cuống vì một cuống có thể có vài ba quả chứ không phải chỉ có một quả.
Sau khi thu hoạch hết một đợt bạn nên bón thêm phân để cây có dinh dưỡng phát triển quả cho lứa sau. Khi trồng trong thùng xốp tại nhà bạn nên bón phân hữu cơ là tốt nhất vì phân hữu cơ không cần thời gian cách ly, bạn có thể thu hoạch liên tục mà không cần phải đợi như bón phân hóa học. Cũng có một lưu ý nhỏ đó là bạn nên bón phân xa phần gốc chứ không nên bón trực tiếp vào gốc cây. Ngoài ra, bạn có thể bón phân hàng tuần cho cây, mỗi lần bón một chút để tận dụng được hết dinh dưỡng trong phân bón tránh tình trạng phân bị rửa trôi quá nhiều khi tưới nước.
Như vậy, có thể thấy rằng thời gian sinh trưởng của cà tím khá ngắn, từ khi trồng tới khi cây ra hoa chỉ khoảng 1 tháng và từ khi cây có hoa đầu tiên đến khi thu hoạch được vào khoảng 1 tháng nữa. Thời gian thu hoạch cà tím có thể kéo dài liên tục 2 tháng kể từ khi bạn thu hoạch được trái đầu tiên. Tất nhiên nếu bạn chăm bón cây không cẩn thận, cây thiếu dinh dưỡng thì thời gian thu hoạch này có thể ngắn hơn bình thường. Sau khoảng 2 tháng thu hoạch cà tím cây sẽ kém hơn, lúc này bạn nên nhổ bỏ để trồng lứa khác hoặc trồng các loại cây khác.
Cà Chua Trồng Tháng Mấy, Thời Vụ Trồng Cà Chua Miền Bắc
Rất nhiều bạn thắc mắc cà chua trồng tháng mấy hay thời vụ trồng cà chua ở miền Bắc là khi nào. Vấn đề này thực ra cũng đã được nói đi nói lại khá nhiều, cà chua có thời vụ nhưng cũng có thể trồng quanh năm tùy theo từng giống cà chua khác nhau. Những người chuyên trồng cà chua chắc chắn sẽ biết rõ thời vụ trồng cà chua và cà chua trồng tháng mấy. Tuy nhiên, nếu bạn là một nông dân sân thượng muốn trồng cà chua thì hãy căn cứ vào giống cà chua mà mình định trồng để biết nên trồng khi nào.
Cà chua trồng tháng mấyCà chua là cây ưa không khí ấm áp chứ không ưa lạnh, khi thời tiết quá lạnh cây sẽ không phát triển được. Với nhiều giống cà chua khác nhau thì việc trồng cà chua quanh năm là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trồng cà chua thì các giống cà chua cao sản sẽ được trồng làm 3 vụ chính, thời gian chia làm 3 vụ này giúp cây phát triển tốt và tránh được sâu bệnh:
Vụ xuân hè: bắt đầu gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch
Vụ hè thu: bắt đầu gieo hạt từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch
Vụ đông xuân: bắt đầu gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch
Đối với các giống cà chua bi, cà chua chery thì thời gian sinh trưởng của cây ngắn hơn so với các giống cao sản nên có thể trồng thành 4 vụ trong năm:
Vụ xuân hè: gieo hạt vào tháng 2, tháng 3 dương lịch
Vụ chính: gieo hạt vào cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 dương lịch
Vụ sớm: gieo hạt vào tháng 7 dương lịch
Vụ muộn: gieo hạt vào tháng 10 dương lịch
Thời vụ trồng cà chua miền bắcNhiều bạn dù biết cà chua trồng tháng mấy nhưng vẫn thắc mắc về thời vụ trồng cà chua ở miền bắc như thế nào. Cà chua có thể trồng quanh năm và thu hoạch cũng quanh năm, ở miền bắc có mùa đông lạnh kéo dài nên bà con trồng cà chua ở miền bắc cần phải lưu ý tránh gieo trồng vào thời điểm lạnh nhất trong mùa đông. Theo tình hình thời tiết thì mỗi năm sẽ lại có những đợt lạnh khác nhau, bà con cần căn cứ vào tình hình thời tiết để cân đối thời vụ trồng cà chua. Thường thời vụ trồng cà chua miền bắc cần tránh thời điểm rét đậm rét hại vào tháng 1 tháng 2 dương lịch. Do đó, thường người trồng sẽ lùi thời gian gieo hạt vụ xuân hè vào đầu tháng 2 để đảm bảo tránh được đợt rét đậm trong năm.
Với các thông tin về vấn đề cà chua trồng tháng mấy, có thể thấy rằng cà chua có thể trồng được ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt hơn và ít sâu bệnh thì cà chua được chia làm 3 vụ chính. Vụ xuân hè vào gieo hạt vào tháng 1, tháng 2. Vụ hè thu gieo hạt vào tháng 6, tháng 7 và vụ đông xuân gieo hạt vào tháng 10, tháng 11 hàng năm. Riêng ở miền bắc có mùa đông dài nên thời vụ trồng cà chua ở miền bắc vụ xuân hè thường sẽ muộn hơn khoảng nửa tháng để tránh đợt rét đậm nhất của mùa đông.
Quả Cà Tím Tiếng Anh Là Gì? Phân Biệt Với Một Số Loại Cà Khác
Nhiều bạn thắc mắc về tên gọi tiếng anh của một số loại rau củ quả như cà chua, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng … Trong các bài viết trước, NNO cũng đã giới thiệu cho các bạn tên của một số loại rau củ trong tiếng anh, còn trong bài viết này NNO sẽ giúp các bạn biết quả cà tím tiếng anh là gì và phân biệt với một số loại cà khác để tránh nhầm lẫn.
Quả cà tím tiếng anh là gìQuả cà tìm tiếng anh có 2 cách gọi là eggplant hoặc aubergine. Nếu như bạn nói chuyện với người nước ngoài mà muốn nói về quả cà nói chung thì dùng eggplant vì từ này nói chung chung về các giống cà khác nhau. Cà tím là một trong số nhiều giống cà nhưng nó được bán phổ biến nên khi nói eggplant thì mọi người hiểu là cà tím. Còn từ aubergine là từ chỉ cụ thể về loại cà tím nên dùng từ này sẽ chính xác hơn.
Thực tế, ở Việt Nam thì eggplant được dùng phổ biến hơn để nói về cà tím. Do đó, khi giao tiếp bạn có thể dùng từ eggplant cho dễ hiểu, nhưng khi các bạn tìm thông tin bằng văn bản thì nên dùng từ aubergine sẽ có nhiều thông tin cụ thể hơn.
Phân biệt với một số loại cà khácỞ Việt Nam, cà tím thường có 2 loại với hình dạng hơi khác nhau. Trước đây ở Việt Nam vẫn trồng cà tím quả tròn, sau này một loại cà tím khác mới được trồng trong những năm trở lại đây vì nó cho hiệu quả kinh tế cao hơn với kiểu quả dài, mọi người vẫn gọi loại này là cà tím hoặc cà dái dê. Căn cứ vào hình dạng bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loại cà tím này.
Bên cạnh cà tím, họ nhà cà còn có khá nhiều loại cà khác với hình dáng cung hao hao giống nhau. Ở Việt Nam có cà pháo, cà bát là 2 loại quả họ cà được bán rất phổ biến. Để phân biệt giữa các loại này, các bạn có thể dựa vào màu sắc và kích thước của quả.
Cà pháo có quả tròn, nhỏ như đầu ngón tay cái, vỏ ngoài màu trắng hoặc xanh tùy từng giống. Cũng có giống cà pháo quả to hơn đôi chút nhưng cũng không to hơn nhiều.
Cà bát có quả tròn hoặc hơi dẹp một chút. Vỏ ngoài của cà bát cũng thường có màu xanh hoặc hơi trắng đục nhưng kích thước của cà bát có thể to gần bằng nắm tay của người lớn chứ không nhỏ như cà pháo.
Cà tím có đặc trưng là vỏ bên ngoài màu tím rất dễ phân biệt với các loại cà khác. Cà tím quả tròn có kích thước thường tương đương với cà bát nhưng đôi khi nhỏ hơn. Còn cà tím dài thường dài từ 15 – 30 cm và quả thon dài với phần đuôi quả hơi phình to ra.
Như vậy, quả cà tím trong tiếng anh gọi là eggplant hoặc aubergine. Thông thường khi nói về các giống cà nói chung thì sẽ dùng eggplant nhưng hầu hết mọi người vẫn sẽ hiểu từ này nói về quả cà tím. Còn aubergine là từ chỉ quả cà tím một cách chính xác hơn nhưng lại ít được sử dụng ở Việt Nam.
Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Phi Điệp Tím Cho Hoa Đẹp
Lan phi điệp tím còn có tên gọi khác như: Giã hạc, giả hạc,… Có tên khoa học là Dendrobium Anosmum. Đây là một loài lan thuộc dòng dõi lan phi điệp, thuộc dòng lan Hoàng Thảo.
Loài hoa này được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam,..
Thân lan Phi Điệp
Cây lan phi điệp tím có thân rất dài, chiều cao trung bình khoảng 2m và ngọn cây mọc hướng xuống mặt đất. Thân lan tơ to bằng ngón tay út nhưng có những cây trưởng thành có thân to như ngón tay cái của người lớn. Đặc biệt, trên thân tơ thường có các chấm tròn nhỏ màu tím ở vùng nách lá.
Lá lan Phi Điệp
Lá của lan phi điệp tím mọc so le nhau và mọng nước. Mỗi lá có chiều dài trung bình từ 7-12cm và chiều rộng từ 4-7cm. Có những loại lan có lá tròn hoặc lá thon dài đều phụ thuộc vào điều kiện sống. Trên lá của lan phi điệp cũng có các chấm tím.
Khi cây bước vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa thì cây sẽ rụng lá còn thân cây chuyển sang màu trắng xám và loang lổ các đốm đen. Còn khi thân cây già sẽ khô và teo lại, chuyển thành màu nâu tím hoặc màu vàng rơm và khá bóng.
Hoa lan Phi Điệp
Hoa lan phi điệp tím thường mọc tại các đốt của thân cây, mọc khá đều nhau. Mỗi hoa lan có đường kính khoảng từ 6-10cm. Hoa có màu trắng pha một ít màu tím và có mùi hương dịu nhẹ, rất dễ chịu.
Phong lan Phi Điệp thường có 4 loại đó là lan Phi Điệp tím và lan Phi Điệp vàng, lan Phi Điệp đột biến, Phi Điệp 5 cánh trắng Phú Thọ.
Lan Phi Điệp tím và lan Phi Điệp vàng
Về mùa hoa: Mùa hoa Lan Phi Điệp vàng thường vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm còn mùa hoa lan Phi Điệp tím sau tết vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.
Về màu sắc: Phi Điệp vàng có hoa màu vàng và lưỡi màu nâu, hương thơm khá hắc, các bông hoa mọc cụm lại. Hoa của phi điệp tím có màu trắng tím, cánh hoa trắng phớt tím và mắt hoa mang màu tím. Đặc biệt, loại hoa Phi Điệp tím này có nhiều loại như mắt nai, năm cánh trắng…với hương thơm quyến rũ.
Về lá và thân: Thân cây Phi Điệp vàng bé hơn với thân cây Phi Điệp tím và có màu xanh. Còn Phi Điệp tím có thân màu tím. Lá Phi Điệp vàng hình nhọn và thuôn dài, hướng lên trên còn Phi Điệp tím có lá to tròn, xếp so le .
Khi ra hoa: Phi Điệp tím phải xuống lá trước, còn Phi Điệp vàng không cần phải xuống lá trước.
Phân bố: Phi điệp vàng phân bố ở Tây Bắc và Lâm Đồng. Còn phi điệp tím phân bố rải rác khắp trên cả nước.
Lan Phi Điệp đột biến
Lan Phi Điệp đột biến và lan Phi Điệp thường rất dễ phân biệt, bạn nhìn vào mắt của hoa lan Phi Điệp đột biến có mắt sọc tím xen kẽ sọc trắng còn lan Phi Điệp thường có mắt màu tím đậm.
Ngoài ra, cánh hoa của lan Phi Điệp có màu tím nhạt còn lan Phi Điệp đột biến cánh hoa có màu trắng.
Phi Điệp 5 cánh trắng Phú Thọ
Lan Phi Điệp có chiều cao trung bình 1.6m hoặc lên đến 2m, thân cây to. Đầu cánh hoa hơi cong, cánh đỉnh vươn thẳng, hai cánh vai ngang được xếp đều nhau. Cánh hoa có màu trắng, môi hoa hình tim và có nhung tuyết, hai mắt màu tím. Mùi hương dễ chịu, thoang thoảng.
Kỹ thuật trồngChuẩn bị
Thời điểm trồng: Tùy thuộc vào cách bạn muốn cây ra hoa.
Nếu bạn muốn cây ra hoa vào mùa xuân thì bạn nên trồng vào tháng 11 âm lịch đến tháng 2 âm lịch năm sau.
Nếu bạn muốn hoa nở vào mùa hè thì nên trồng vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè.
Giá thể: Bạn có thể sử dụng chậu gỗ hoặc vỏ của các loại cây như vỏ thông, vỏ dừa,…nhưng giá phải có lỗ thoát nước.
Chọn lan giống: Bạn có thể mua cây non mọc từ thân già hoặc mua lan trưởng thành. Nhưng để đảm bảo cây sống tốt thì người ta thường mua lan trường thành.
Cách trồng
Bạn nhẹ nhàng đặt cây giống vào giá thể, đặt nhẹ phần rễ cây vào giá thể rồi sử dụng thép chữ U cố định cây lại cho chắc chắn.
Để cây như vậy cho đến 5-7 ngày thì bạn tưới cho cây một ít nước để cây phát triển.
Kỹ thuật chăm sócTưới nước
Lan Phi Điệp tím bạn không cần phải tưới nước nhiều. Tuy nhiên, vào mùa hè bạn nên tưới nước cho cây với tần suất 2-4 lần/tuần. Còn vào mùa thu hoặc mùa đông bạn nên giảm lượng nước với tần suất tưới từ 1-2 lần/tuần.
Ánh sáng
Lan Phi Điệp rất ưa ánh sáng và bạn có thể để cây ngoài nắng nhưng bạn cũng nên chú ý lá non bị cháy nắng nên cần có lưới che.
Đặc biệt, cây thiếu nắng sẽ rất khó ra hoa hoặc khi bạn thấy cây quặt quẹo thì cây đang có dấu hiệu bị thiếu nắng.
Nhiệt độ
Loài lan này có khả năng chịu nắng và chịu lạnh rất tốt. Cây có thể chịu được ở nhiệt độ 38 độ C vào mùa hè và 3.3 độ C vào mùa lạnh.
Độ ẩm
Độ ẩm để cây phát triển tốt vào mùa hè khoảng từ 60%-70% vào mùa xuân và cuối mùa đông và 80%-90% vào mùa hè và mùa thu.
Bón phân
Từ tháng 1 cho đến tháng 9 bạn nên bón phân 15-15-15, tháng 9 đến tháng 11 bón phân 10-30-10 và tháng 12 cho đến tháng giêng năm sau bạn nên ngưng bón phân.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh cho lan bạn nên phun nước vôi trong với tần suất 2 lần/tháng hoặc bạn có thể phun starner chuyên cho thân thòng hoặc ridomil gold phòng nấm chống thối nhũn.
Nhân giốngBạn nên chọn cây giống có thân to, khỏe, không mắc bệnh rồi bạn sử dụng dao cắt sắt cắt cây thành từng đoạn khoảng 28cm – 30cm.
Advertisement
Sau đó, bạn hòa 1 lít nước với dung dịch atonik 2cc b1 rồi cho đoạn giống đã cắt vào hỗn hợp nước trong thời gian khoảng 20 phút và vớt ra ráo nước.
Kế tiếp, bạn có thể chọn chậu đất nung hoặc chậu nhựa, thậm chí rổ nhựa đều được, nhưng phải đảm bảo có lỗ thoát nước và đảm bảo đã diệt khuẩn.
Ngoài ra, trồng Phi Điệp cũng cần mùn gỗ, than củi, xơ dừa,…hoặc phân chuồng hay rêu rừng lá được.
Cuối cùng, bạn đem cây giống gắn vào giá thể và để chậu lan vừa trồng ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng tốt để cây phát triển.
Bạn nên tìm mua lan Phi Điệp tại các cửa hàng, vườn ươm có uy tín và đảm bảo chất lượng trên toàn quốc hoặc bạn có thể tìm mua lan trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
Ý Nghĩa, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Chiều Tím Đơn Giản
Giới thiệu về cây chiều tím. Hoa chiều tím có độc không? Giới thiệu về cây chiều tím
Tên khoa học của hoa chiều tím là Ruellia Brittoniana, hay còn gọi là hoa Nhất Xinh. Đây là loài hoa mọc dại, có nguồn gốc từ những khu rừng Mexico hay rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Thế nhưng ngày nay, bạn dễ dàng bắt gặp chiều tím ở bất cứ đâu vì con người đã đem chúng tới mọi miền thế giới.
Chiều tím thuộc loại thân thảo, cao trung bình 80-100cm. Lá cây dài như lá lúa, màu xanh thẫm. Hoa chiều tím có màu tím đặc trưng, kích thước hoa khá nhỏ, có 5 cánh và mùi thơm na ná như mùi hoa loa kèn. Hoa thường nở vào sáng sớm và tàn lúc chiều muộn nhưng bù lại thì nở quanh năm.
Hoa chiều tím có độc không? Ý nghĩa của hoa chiều tímHoa chiều tím là loài có sức sống rất mãnh liệt, một phần cũng là vì bản chất mọc dại của chúng. Ở bất cứ địa hình hay khí hậu nào chúng cũng sống rất mạnh mẽ và nở hoa rất đẹp. Điều này giống như những người gan dạ và quả cảm, sẵn sàng đương đầu với thách thức, không ngại gian khổ hay khó khăn để sinh tồn và đạt được nhiều thành quả đáng tự hào trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, thân cây mỏng manh, yếu và dễ đổ trong thời tiết khắc nghiệt như mưa to nên cây thường mọc theo bụi, khóm nâng đỡ nhau. Điều này tượng trưng cho sự đoàn kết, đùm bọc, chở che và yêu thương nhau khi đương đầu với khó khăn thách thức. Màu tím của hoa biểu tượng của sự thủy chung, son sắt một lòng của lứa đôi.
Hoa chiều tím có công dụng gì?Hoa chiều tím có khả năng sinh trưởng và phát triển cực nhanh. Chúng mọc nhiều và với tốc độ lớn nhanh chóng bao phủ khắp các khu vực mà chúng tới nên được tận dụng để trang trí ban công nhà, sân vườn hoặc trồng leo ở ven đường, công viên, bệnh viện,…
Với khả năng bao phủ lớn của mình, chiều tím không chỉ tạo nên không gian sống và thư giãn thoải mái, xinh đẹp và ngát hương mà còn cung cấp không khí trong lành, giảm bớt lượng khói bụi và tiếng ồn của không gian quanh bạn.
Với vẻ đẹp độc đáo của mình, hoa chiều tím cũng được dùng như một món quà ý nghĩa và tuyệt vời tặng cho bạn bè, người thân. Chắc chắn đây sẽ là món quà khiến họ mỉm cười hạnh phúc và quên hết những buồn phiền, lo lắng trong cuộc sống của mình.
Cách trồng và chăm sóc hoa chiều tím Cách trồng hoa chiều tímAdvertisement
Cây chiều tím ưa ánh sáng nên trồng ở những nơi có ánh sáng tốt, trực tiếp. Cây sinh trưởng tốt ở khí hậu nhiệt đới, dễ trồng và chăm sóc. Có thể nhân giống cây bằng cách giâm cành hoặc nhổ cây con còn nguyên rễ đem trồng. Nếu giâm cành thì lưu ý chọn những cành non, mới 1-2 năm tuổi, có màu xanh tươi thì sẽ dễ trồng hơn.
Đất trồng: Chiều tím sinh sôi kể cả ở những nơi đất kém màu mỡ. Bạn có thể lựa chọn những loại đất cơ bản để trồng, tuy nhiên cần có độ tơi xốp, thông thoáng để cây thoát nước tốt. Bạn cũng có thể cho thêm xơ dừa vào ủ cùng phân chuồng để thêm dinh dưỡng cho đất.
Cách trồng: Cắt 1 đoạn cành khỏe mạnh từ cây mẹ khoảng 30-40cm. Ngâm cành hoa này vào dung dịch kích rễ Atonik tới khi no nước và trương lên thì lấy ra. Cuối cùng cho đoạn cành này vào chậu đất chuẩn bị sẵn, rồi bón phân và tưới nước như bình thường. Bạn cũng có thể giâm nhiều cành cùng lúc nhưng lúc cắm vào chậu thì lưu ý khoảng cách các cành để không hạn chế sự phát triển của cây.
Cách chăm sóc hoa chiều tímCây chiều tím ưa nắng nhiều nên phải tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần đều đặn tới khi cây ra mầm đầu tiên. Sau đó tưới phân bón siêu rễ để cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Bón phân ít nhất 2 lần 1 năm. Bạn dùng phân vi lượng hoặc NPK, hoặc phân chuyên dùng cho hoa.
Phun phòng trừ sâu bệnh cho cây từ lúc xuất hiện bướm trắng đậu vào cây, lá. Khi cây thối rễ thì nhổ bỏ và phun phòng các cây lân cận bằng các thuốc sinh học cao cấp.
Cây chiều tím vừa đẹp, có sức sống dẻo dai mà vừa dễ trồng và chăm sóc phải không? Bạn đã hiểu thêm về loài cây quen thuộc này chưa? Nếu đã lỡ phải lòng chiều tím thì đừng ngần ngại lưu lại cách trồng để có cho mình một vườn xuân ngập tràn sắc tím mộng mơ nha.
Thời Gian Bảo Quản Các Loại Thức Ăn Thừa Là Bao Lâu?
Trái cây và rau củ
Việc rửa sạch trái cây và rau củ trước khi sử dụng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi đã rửa sạch, chúng ta nên tiêu thụ trái cây và rau củ càng sớm càng tốt. Thực phẩm tươi mới sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất hơn và giữ được hương vị tốt nhất. Trái cây đã cắt ra có thể được lưu trữ trong vòng 3-5 ngày, nhưng sau thời gian đó, chúng sẽ mất đi độ tươi và chất lượng.
Với rau củ nấu thừa, chúng ta nên bảo quản chúng trong hộp kín và để trong tủ lạnh. Trong điều kiện bảo quản tốt, rau củ này có thể lưu giữ được từ 3-7 ngày. Đối với các loại rau đã nấu chín và đóng hộp, có thể được sử dụng trong khoảng 7-10 ngày sau khi mở hộp, nếu được bảo quản đúng cách.
Cần lưu ý rằng, những loại trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao như cà chua, dưa leo, dâu tây,… sẽ nhanh chóng mất đi độ tươi và chất lượng so với những loại có hàm lượng nước thấp hơn, ví dụ như cải xoăn, khoai tây và chuối. Do đó, khi mua và bảo quản những loại này, chúng ta nên sử dụng chúng trong thời gian ngắn để bảo đảm hương vị và giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại.
Bánh mìBánh mì tự làm thường ngon và tươi hơn khi ăn ngay trong vòng 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Sau thời gian này, bánh mì có thể trở nên khô và không ngon như ban đầu. Còn bánh mì mua ở cửa hàng thì an toàn để ăn trong khoảng 5-7 ngày, trừ khi có mốc trên bề mặt bánh.
Nếu bánh mì có mốc, thì tuyệt đối không được ăn. Muốn giữ bánh mì tươi lâu hơn, bạn có thể để chúng trong tủ lạnh. Bánh mì trong tủ lạnh có thể giữ ngon thêm 3-5 ngày. Bánh mì có thể được giữ trong tủ đông trong khoảng 6 tháng. Để tránh bánh bị hỏng, hãy gói bánh bằng giấy nhôm hoặc đặt trong túi zip dành riêng cho thực phẩm.
Mì ống và các loại thực phẩm đã nấu chínCác loại mì ống và các món thực phẩm đã nấu chín cũng có thời gian lưu trữ khác nhau. Mì ống và các loại thực phẩm đã nấu chín có thể sử dụng tối đa trong 3 ngày nếu được bảo quản đúng cách. Sau thời gian này, chất lượng và an toàn của thực phẩm có thể bị giảm.
Nếu bạn muốn lưu trữ lâu hơn, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ đông và sử dụng chúng trong 3 tháng. Đối với các món tráng miệng và đồ ngọt, tủ lạnh là một nơi phù hợp để bảo quản trong khoảng 3-4 ngày. Điều này giúp đảm bảo rằng chúng vẫn tươi ngon và an toàn để ăn.
CơmGạo có thể chứa vi khuẩn Bacillus cereus, một loại vi khuẩn có khả năng sản xuất độc tố và gây ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cơm nguội, nên cho nó vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ sau khi nấu và chỉ nên sử dụng cơm đó trong vòng 3 ngày. Điều này giúp đảm bảo rằng vi khuẩn không có đủ thời gian để tạo ra độc tố và gây hại cho sức khỏe.
Các loại thịtCác loại thịt đã nấu chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 1-2 ngày, ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 5 độ C. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và đảm bảo an toàn thực phẩm. Các loại thịt khác như bít tết, sườn, thịt nướng có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.
Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng nhiệt độ trong tủ lạnh được duy trì ở mức an toàn để tránh sự phát triển của vi khuẩn. Đối với thịt nguội đã mở túi, nên tiêu thụ trong vòng 3-5 ngày kể từ ngày mở. Điều này đảm bảo rằng thịt không bị hỏng và an toàn để sử dụng.
Động vật có vỏ, trứng, súp và món hầmTrứng là một loại thực phẩm có khả năng bị nhiễm khuẩn Salmonella. Để bảo quản trứng đã luộc chín, cách tốt nhất là giữ nguyên vỏ trứng. Trứng luộc chín và đã bóc vỏ có thể được sử dụng trong vòng 7 ngày sau khi nấu chín khi được để trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể đặt trứng đã bóc vỏ vào một bát nước sạch và thay nước hàng ngày, tuy nhiên, tốt nhất là đặt trứng vào túi zip hoặc hộp bảo quản thực phẩm.
Một nghiên cứu đăng trên Canadian Medical Association Journal vào năm 2012 cho biết rằng cá và các loại hải sản có vỏ thường rất dễ bị nhiễm các độc tố gây ngộ độc. Vì vậy, thức ăn thừa từ hải sản không nên để quá 3 ngày. Đối với súp và các món hầm, bạn có thể sử dụng trong vòng 3-4 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh và nên chia nhỏ chúng, cho vào túi hoặc hộp bảo quản thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh.
Để biết thức ăn còn sử dụng được hay không, bạn có thể quan sát vẻ ngoài và ngửi mùi của chúng. Nếu thức ăn có lớp màng nhầy hay xuất hiện nấm mốc, thay đổi hình dạng hay xuất hiện mùi ẩm mốc, mùi lạ
Advertisement
thì chứng tỏ chúng đã bị hư. Lúc này các bạn không nên sử dụng chúng vì có thể gây hại đến sức khỏe.
Theo Cơ quan Kiểm Dịch và An Toàn Thực Phẩm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vi khuẩn thường sinh sôi và phát triển trong 4-60 độ C. Để đảm bảo an toàn cho thức ăn thừa, sau khi nấu chín, bạn nên đặt chúng vào tủ lạnh hoặc tủ đông trong vòng 2 giờ. Nếu nhiệt độ môi trường ngoài vượt quá 32 độ C, bạn nên chuyển thức ăn vào tủ lạnh hoặc tủ đông trong vòng 1 giờ sau khi nấu.
Để bảo quản thức ăn thừa, hãy đặt chúng trong hộp kín. Hầu hết vi khuẩn thường không phát triển trong nhiệt độ lạnh, nhưng cần lưu ý rằng một số vi khuẩn như Listeria monocytogenes vẫn có thể phát triển ở nhiệt độ lạnh nên bạn không nên bảo quản đồ ăn quá lâu mà không sử dụng. Hơn nữa, đảm bảo không trộn lẫn thức ăn sống và thức ăn đã nấu chín. Khi tái sử dụng thức ăn thừa, hãy chắc chắn hâm nóng ít nhất ở nhiệt độ 74 độ C.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Cà Tím Bao Lâu Thu Hoạch Và Thời Gian Sinh Trưởng Của Cà Tím trên website Kmli.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!